Khảo sát tình hình rối loạn lipid máu ở cán bộ sĩ quan cao cấp Quân đoàn K

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu ở cán bộ sĩ quan cao cấp quân đoàn K; đặc điểm rối loạn lipid máu và mối liên quan với chỉ số nhân trắc ở nhóm đối tượng trên. Đối tượng và phương pháp: 154 nam sĩ quan cao cấp tuổi 40 - 58; phương pháp tiến cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỷ lệ RLLM là 87,7% có ít nhất 1 thành phần bị rối loạn; trong đó đối tượng bị kết hợp cả hai; ba và bốn thành phần lipid cùng rối loạn có tỷ lệ lần lượt là 18,2%; 36,4% và 3,9%; tỷ lệ rối loạn duy nhất 1 thành phần 29,2%; kết hợp triglyceride cao với cholesterol toàn phần cao có tỷ lệ cao nhất 42,8%. Tỷ lệ triglycerid cao (≥ 2,3mmol/L): 63,6%; cholesterol tp cao (≥5,2 mmol/L): 61%; tăng tỉ số LDL-C/HDL-C (≥2,23): 53,3%; tăng TC/HDL-C (≥4,45): 53,2%;LDL-C cao (≥3,2 mmol/L): 42,5%; HDL-C thấp (<0,9 mmol/L): 11,0%.HDL-C và tỉ số TC/HDL-C và LDL-C/HDL-C có liên quan với chỉ số khối cơ thể BMI và vòng bụng (p <0,05). Kết luận: RLLM ở nam sĩ quan cao cấp quân đoàn K rất cao 87,7%; họ thường mắc kết hợp 2 - 3 thành phần lipid máu; RLLM máu liên quan với quá cân béo phì và béo bụng.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình rối loạn lipid máu ở cán bộ sĩ quan cao cấp Quân đoàn K, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 118 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở CÁN BỘ SĨ QUAN CAO CẤP QUÂN ĐOÀN K Nguyễn Chí Đức*, Nguyễn Đức Công* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu ở cán bộ sĩ quan cao cấp quân đoàn K; đặc điểm rối loạn lipid máu và mối liên quan với chỉ số nhân trắc ở nhóm đối tượng trên. Đối tượng và phương pháp: 154 nam sĩ quan cao cấp tuổi 40 - 58; phương pháp tiến cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỷ lệ RLLM là 87,7% có ít nhất 1 thành phần bị rối loạn; trong đó đối tượng bị kết hợp cả hai; ba và bốn thành phần lipid cùng rối loạn có tỷ lệ lần lượt là 18,2%; 36,4% và 3,9%; tỷ lệ rối loạn duy nhất 1 thành phần 29,2%; kết hợp triglyceride cao với cholesterol toàn phần cao có tỷ lệ cao nhất 42,8%. Tỷ lệ triglycerid cao (≥ 2,3mmol/L): 63,6%; cholesterol tp cao (≥5,2 mmol/L): 61%; tăng tỉ số LDL-C/HDL-C (≥2,23): 53,3%; tăng TC/HDL-C (≥4,45): 53,2%;LDL-C cao (≥3,2 mmol/L): 42,5%; HDL-C thấp (<0,9 mmol/L): 11,0%.HDL-C và tỉ số TC/HDL-C và LDL-C/HDL-C có liên quan với chỉ số khối cơ thể BMI và vòng bụng (p <0,05). Kết luận: RLLM ở nam sĩ quan cao cấp quân đoàn K rất cao 87,7%; họ thường mắc kết hợp 2 - 3 thành phần lipid máu; RLLM máu liên quan với quá cân béo phì và béo bụng. Từ khóa: Rối loạn lipid máu, sĩ quan cao cấp, chỉ số khối cơ thể BMI, vòng bụng. ABSTRACT DYSLIPIDEMIA AMONG SENIOR MILITARY OFFICIALS IN ARMY CORPS K Nguyen Chi Duc, Nguyen Duc Cong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 118 - 122 Objective: To survey rate of dyslipidemia among senior military officials in Army Corps K; characteristicsof dyslipidemia and relationships betwen anthropometric indexesanddyslipidemia in those officials. Subjects and methods: 154 senior military male officials, ages 40 to 58; a prospective, cross-sectional descriptive study. Results: Dyslipidemia was 87.7% have at least one disorder component; which objects were a combination of both, three and four components with lipid disorders rate respectively 18.2%, 36.4% and 3.9%;prevalence of a single component 29.2%; high triglyceride combined with high total cholesterol have the highest rate of 42.8%. High triglycerides (≥ 2.3 mmol/L): 63.6%, high total cholesterol (≥ 5.2 mmol/L): 61%; increased LDL-C/HDL-C ratio (≥ 2.23): 53.3%; increased TC/HDL-C (≥ 4.45): 53.2%, high LDL-C (≥ 3.2 mmol/L): 42.5%, HDL-C low (<0.9 mmol/L): 11.0%. HDL-C,TC/HDL-C ratio and LDL-C/HDL-C ratio were associated with BMI and waist circumference (p <0.05). Conclusion: Dyslipidemia in male senior officer corps K were very high 87.7%; they often combine two to three lipid components; dyslipidemia associated with overweight, obesity and abdominal obesity. Keywords: Dyslipidemia, senior officers, body mass index - BMI, waist. * Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Chí Đức ĐT: 0972988789 Email: nguyenchiduc_bs@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 119 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn Lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ quan trọng của vữa xơ động mạch, liên quan trực tiếp đến sự phát triển bệnh lý tim mạch. Ở các nước đang phát triển, tử vong do bệnh tim mạch chiếm 32%, mà chủ yếu là bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM), rồi đến tai biến mạch máu não (TBMMN) là 13%(5). Cán bộ sĩ quan cao cấp trong Quân đoàn K hầu hết đều là nam giới trên 40 tuổi, chế độ dinh dưỡng và cơ thể có nhiều thay đổi, nên cũng thường mắc chứng RLLM. Nên việc phát hiện sớm RLLM và yếu tố liên quan, là rất cần thiết để phòng ngừa ngăn chặn các bệnh lý có thể xảy ra trongđội ngũ sĩ quan cao cấp. Nhưng chưa có thống kê về tình hình rối loạn lipid máu ở nhóm sĩ quan này. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu ở cán bộ sĩ quan cao cấp quân đoàn K; đặc điểm rối loạn lipid máu và mối liên quan với chỉ số nhân trắc ở nhóm đối tượng trên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ 154 nam sĩ quan cao cấp công tác ở quân đoàn K tuổi từ 40 - 58, các đối tượng được xác định chỉ số nhân trắc: đo vòng bụng, tính chỉ số khối cơ thể - BMI. Cán bộ được khám sức khỏe tại quân y đơn vị và làm xét nghiệm cận lâm sàng và lipid máu tại Bệnh viện 175, thời gian từ 6 - 7/2006. Tiêu chuẩn loại trừ: không hợp tác tham gia nghiên cứu, mắc bệnh cấp tính hoặc đang thường xuyên dùng thuốc có ảnh hưởng đến hàm lượng lipid máu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Theo phương pháp tiến cứu điều tra cắt ngang mô tả. Các đối tượng được lập phiếu nghiên cứu, số liệu thống kê được đưa vào bảng thu thập dữ liệu đã xây dựng sẵn. Định nghĩa các biến số Vòng bụng đo ở vị trí ngang rốn lúc chưa ăn sáng, béo phì trung tâm khi vòng bụng ≥ 90 cm theo tiêu chuẩn người Châu Á(1). Chỉ số khối cơ thể (body mass index) BMI = trọng lượng cơ thể (Kg) / [chiều cao (m)]2 Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn cho người trưởng thành Châu Á(1): Thiếu cân BMI < 18,5 Kg/m2; bình thường BMI: 18,5 – 22,9 Kg/m2; dư cân BMI: 23 – 24,9 Kg/m2; béo phì BMI ≥ 25 Kg/m2 (độ I ≥ 25 và độII ≥ 30). Hàm lượng các thành phần lipid máu được thống kê và phân loại theo tiêu chuẩn hội tim mạch học Việt Nam (2000)(7), mức bệnh lý khi: Cholesterol toàn phần (TC) ≥ 5,2 mmol/L; Triglycerid (TG) ≥ 2,3 mmol/L; HDL – C < 0,9 mmol/L; LDL – C ≥ 3,2 mmol/L; TC / HDL - C ≥ 4,45; LDL – C / HDL – C ≥ 2,23. Trên lâm sàng chia làm 3 thể: tăng cholesterol đơn thuần; tăng triglyceride chủ yếu và tăng lipid máu hỗn hợp cả TC và TG(5). Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và SPSS 11.5; với các thuật toán và phép kiểm: tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (X± SD); so sánh 2 số trung bình bằng phép kiểm T test; tính tỷ lệ phần trăm và kiểm định CHI- SQUARE (χ2). Các phép kiểm, so sánh có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Bảng1: Tuổi và cấp quân hàm. Nhóm tuổi Quân hàm 40-49 50-58 Cộng T3 T4 Cộng Số lượng 84 70 154 107 47 154 Tỷ lệ % 54,5 45,5 100 69,5 30,5 100 Các cán bộ tuổi trung bình 48,7 ± 3,74; nhóm 40-49 tuổi trung bình 45,7± 2,43 và nhóm 50 -59 tuổi là trung bình 51,96 ± 2,03; số cán bộ quân hàm thượng tá (T3) đông hơn gần gấp hai quân hàm đại tá (T4). Bảng 2: Tỷ lệ mắc RLLM theo nhóm tuổi và quân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 120 hàm. Tuổi Quân hàm Tỷ lệ RLLM 40-49 50-58 T3 T4 Không RLLM (%) 13,1 11,4 12,1 12,8 Có RLLM (%) 86,9 88,6 87,9 87,2 Nhận xét: Khi so sánh tỷ lệ có chỉ số RLLM ở hai nhóm tuổi và hai nhóm quân hàm thì không thấy khác biệt vì p>0,05. Bảng 3: Tỷ lệ kết hợp các thành phần (t/p) RLLM. Có RLLM n=135 (87%) Không RLLM 1 t/p 2 t/p 3 t/p 4 t/p Tổng cộng Số lượng 19 45 28 56 6 154 Tỷ lệ % 12,3 29,2 18,2 36,4 3,9 100 Nhận xét: Tỉ lệ có RLLM (ít nhất có một thành phần lipid máu bị rối loạn) là 135 người chiếm 87,7%; tỉ lệ RLLM có kết hợp 3 t/p lipid bị rối loạn trở lên thường gặp nhất 36,4%; không có thành phần lipid nào rối loạn là 19 người 12,3%. Ngoài ra (không đưa vào trong bảng) khi khảo sát từng cặp kết hợp thấy: tỉ lệ RLLM kiểu hỗn hợp cả hai thành phần TC + TG là 66 người (42,8%) thường gặp nhất. Bảng 4: Mức hàm lượng các thành phần lipid máu. T/p lipid máu Min& Max Phân nhóm n % 3,2 bt< 5,2 60 39,0 TC (mmol/L) 12,4 cao  5,2 94 61,0 0,7 bt < 2,3 56 36,4 TG (mmol/L) 18,3 cao 2,3 98 63,6 0,38 bt > 0,9 137 89,0 HDL - C (mmol/L) 4,34 thấp  0,9 17 11,0 1,2 bt < 4,45 72 46,8 TC/HDL - C 10,0 tăng  4,45 82 53,2 1,2 bt < 3,2 69 57.5 LDL - C (mmol/L) 4,7 cao  3,2 51 42.5 0,7 bt < 2,23 56 46.7 LDL-C/HDL-C 7,6 tăng  2,23 64 53.3 Nhận xét: Các thành phần lipid máu thì hàm lượng triglycerid cao là 63,6% cao nhất; cholesterol tp cao là 61,0%; hàm lượng LDL-C cao là 42,5% và thấp nhất là HDL-C hàm lượng thấp là 11,0%. Bảng 5: So sánh hàm lượng lipid máu giữa hai nhóm BMI, bình thường và quá cân. BMI < 23 BMI ≥ 23 Thành phần lipid n X ± SD n X ± SD P Cholesterol 70 5,63 ±1,31 84 5,64 ±1,24 Triglycerid 70 3,47 ±2,54 84 3,85 ±3,19 HDL-C 70 1,36 ±0,47 84 1,16 ±0,29 # TC/HDL-C 70 4,44 ±1,36 84 5,10 ±1,50 # LDL-C 55 2,99 ±0,68 65 3,02 ±0,78 LDL-C/HDL 55 2,19 ±0,59 65 2,72 ±1,12 # Nhận xét: Hàm lượng các thành phần lipid, so sánh giữa hai nhóm bình thường và quá cân béo phì có sự khác biệt, nhưng các chỉ số HDL- C, TC/HDL-C, LDL-C/HDL-C khác biệt có ý nghĩa thống kê vì P < 0,01 (#), như vậy lipid máu liên quan rõ với BMI; các thành phần còn lại TC, TG và LDL-C khác biệt không có ý nghĩa thống kê vì p >0,05. Bảng 6: So sánh hàm lượng lipid máu giữa hai nhóm vòng bụng (VB) bình thường và béo bụng. VB < 90 cm VB ≥ 90cm Thành phần lipid n X ± SD n X ± SD P Cholesterol 117 5,58 ±1,16 37 5,65 ±1,30 Triglycerid 117 3,57 ±2,73 37 4,00 ±3,43 HDL-C 117 1,29 ±0,41 37 1,13 ±0,33 * TC/HDL-C 117 4,66 ±1,42 37 5,26 ±1.57 * LDL-C 91 3,01 ±0,66 29 3,01 ±0,75 LDL-C/HDL 91 2,38 ±0,87 29 2,80 ±1,12 * Nhận xét: Hàm lượng các thành phần lipid, so sánh giữa hai nhóm bình thường và béo bụng có sự khác biệt, nhưng các chỉ số HDL-C, TC/HDL-C, LDL-C/HDL-C khác biệt có ý nghĩa thống kê vì P < 0,05 (*); các thành phần còn lại TC, TG và LDL-C khác biệt không có ý nghĩa thống kê (YNTK) vì p >0,05. BÀN LUẬN Đặc điểm các đối tượng nghiên cứu Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (NC) của chúng tôi là 100% nam giới tuổi từ 40 – 58; tuổi trung bình 48,7 ± 3,74; các cán bộ đều đang công tác và hầu hết giữ vị trí chỉ huy các đơn vị. Lứa tuổi 45 - 60 là giai đoạn chuyển tiếp sang tuổi già, đây là lứa tuổi tỷ lệ mắc VXĐM cao, đặc biệt ở vào độ tuổi 50 - 60; tỷ lệ mắc bệnh VXĐM ở nam giới cao hơn và mắc bệnh sớm hơn so với nữ, ở tuổi tiền mãn kinh tỷ lệ này Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 121 ngang nhau. Qua NC của một số tác giả trong nước; RLLM ở người bình thường tuổi trên 40 tăng tới đỉnh ở tuổi 60 và giảm dần; ở tuổi 70 thì hàm lượng lipid gần như bình thường(8,4). Khi so sánh giữa hai nhóm tuổi 40-49 và 50-58 và hai nhóm quân hàm T3 và T4 về tỉ lệ có hoặc không có chỉ số RLLM; không thấy khác biệt trong độ tuổi và quân hàm trong nhóm NC của chúng tôi (bảng 2). Kết quả này chưa phù hợp với một số tác giả khị tìm hiểu mối liên quan các chỉ số thành phần lipid máu với tuổi, NC của chúng tôi chưa thấy sự khác biệt có YNTKgiữa hai nhóm tuổi trên dưới 50; có thể do độ tuổi cán bộ trong nhóm NC chúng tôi chênh lệch không nhiều. Tỷ lệ RLLM ở cán bộ sĩ quan cao cấp quân đoàn K Tỉ lệ mắc chứng RLLM rất cao là 87% có ít nhất 1 thành phần lipid rối loạn (bảng 3), tỉ lệ này tương đương với RLLM ở bệnh nhân tăng HA và đái tháo đường của một số tác giả công bố(1). Tỉ lệ RLLM ở NC của chúng tôi cao hơn hẳn người bình thường và sĩ quan tuổi trên 40 của một số NC các tác giả Phạm Tử Dương, Kiều Kim Chung trong quân đội(3). Mức độ và đặc điểm RLLM sĩ quan cao cấp Tỉ lệ RLLM có kết hợp đồng thời 3 chỉ số thành phần lipid rối loạn là chiếm tỉ lệ cao nhất 36,4% (bảng 3). Theo phân loại lâm sàng(5) thì cán bộ sĩ quan thường gặp kiểu RLLM kết hợp hai thành phần TC và TG cao 42,8% chiếm tỉ lệ đa số so với kiểu tăng TC và TG đơn thuần. Trong khi đó xét về hàm lượng các thành phần lipid trong NC của chúng tôi thì TC, TG, LDL-C cao hơn nhưng HDL-C lại ít thấp hơn, so với NC nhóm nam giới bình thường hoặc cán bộ nói chung của các tác giả; khác biệt có YNTK(3,5,2). Tìm hiểu mối liên quan RLLM với chỉ số nhân trắc Các yếu tố nguy cơ (YTNC) luôn đi kèm theo bệnh béo phì đối với tim mạch là tăng huyết áp (THA) và rối loạn lipid máu. Nhiều nghiên cứu cả Châu Âu và Châu Á đều cho thấy tỷ lệ BMI tăng cao từ 25 đến 29,9 kg/m2 thì các bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), THA, tăng lipid máu xuất hiện(1). Khi so sánh tìm hiểu mối liên quan lipid máu với và quá cân và béo phì BMI ≥ 23 và béo bụng ≥ 90 cm, trong (bảng 5) NC của chúng tôi yếu tố chống vữa xơ HDL-C và tỉ số vữa xơ TC/HDL-C cùng LDL-C/HDL-C; liên quan chặt với BMI và vòng bụng. Có mối liên quan chặt chẽ giữa RLLM và HA, ở Châu Á thì BMI ≥ 23, còn ở Việt Nam BMI ≥ 22,6 là đã có mối liên quan chặt chẽ với bệnh lý không lây nhiễm khác (tim mạch, ĐTĐ, THA, khớp)(1). Qua kết quả trên thấy rõ mối liên quan RLLM với quá cân béo phì và béo bụng, thiết nghĩ việc tuyên truyền hướng dẫn giảm cân giảm BMI, và giảm béo bụng là rất cần thiết. Đồng thời nên đưa chỉ số BMI và số đo vòng bụng vào số liệu khám sức khỏe định kỳ hang năm của cán bộ. KẾT LUẬN Bằng phương pháp khám sức khỏe và làm xét nghiệm ở 154 nam sĩ quan cao cấp ở quân đoàn K, chúng tôi rút ra kết luận sau: Tỷ lệ RLLM là 87,7% (có ít nhất 1 chỉ số thành phần lipid máu bị rối loạn), không có RLLM là 12,3%. Tỷ lệ RLLM mắc kết hợp 2 rồi 3 và 4 thành phần lipid cùng rối loạn có tỷ lệ lần lượt là 18,2%; 36,4% và 3,9%; tỷ lệ rối loạn mắc duy nhất 1 thành phần 29,2%. Theo phân loại lâm sàng: kiểu RLLM kết hợp triglyceride cao với cholesterol toàn phần cao thường gặp nhất tỷ lệ 42,8%. Tỷ lệ triglycerid cao (≥ 2,3mmol/L): 63,6%; cholesterol tp cao (≥5,2 mmol/L): 61%; tăng tỉ số LDL-C/HDL-C (≥2,23): 53,3%; tăng TC/HDL-C (≥4,45): 53,2%; LDL-C cao (≥3,2 mmol/L): 42,5%; HDL-C thấp (<0,9 mmol/L): 11,0%. Các chỉ số: HDL-C, tỉ số TC/HDL-C và LDL- C/ HDL-C có liên quan với BMI - béo phì quá cân, vòng bụng - béo bụng; vì khi so sánh các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 122 chỉ số thành phần lipid máu giữa hai nhóm bình thường và bệnh lý đều khác biệt có YNTK với p <0,05 và < 0,01. Triglycerid (TG); Cholesterol toàn phần (TC) và LDL-C chưa tìm thấy liên quan với BMI, vòng bụng; vì khi so sánh hàm lượng TG; TC và LDL-C giữa hai nhóm bình thường và bệnh lý đều không khác biệt p> 0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Anh Tùng (2005). Nghiên cứu tình trạng dung nạp glucose ở những người có yếu tố nguy cơ VXĐM. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, HVQY. 2. Đỗ Đình Hồ, Phạm Thị Mai (2005). “Lipid, Apoprotein lipoprotein huyết tương”. Hoá sinh lâm sàng. NXB Y học, trang 116-140. 3. Kiều Kim Chung (2001). Điều tra một số yếu tố nguy cơ liên quan đến vỡ xơ động mạch ở cán bộ trung cao cấp quốc phòng tại đơn vị X. Luận văn thạc sĩ y khoa, HVQY. 4. Nguyễn Thy Khuê (2003). “Rối loạn chuyển hóa lipid”. Nội tiết học đại cương, NXB y học t/p HCM, tái bản lần 1, trang 409 – 450. 5. Phạm Tử Dương (2002).“Bệnh VXĐM và rối loạn lipid máu”. Bài giảng sau đại học. Cục quân y chuyên ngành tim thận khớp, trang 5-19. 6. Tạ Văn Bình (2004). Bệnh béo phì.NXB y học, trang 7-73. 7. Trần Đỗ Trinh (2000). “Cách xử trí trong thực tế lâm sàng các rối loạn lipid máu, yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch vành”.Tạp chí tim mạch học Việt Nam (21),trang 3 -7. 8. Trương Quang Bình (2001). Nghiên cứu rối loạn lipid, Lipoprotein ở bệnh nhân bệnh động mạch vành. Luận án tốt nghiệp tiến sĩ y học, ĐHYD T/p Hồ Chí Minh.