Đặt vấn đề: Đột quỵ là biến chứng quan trọng của rung nhĩ. CHADS2 là thang điểm đơn giản, dễ sử
dụng giúp đánh giá nguy cơ đột quỵ đối với rung nhĩ không do bệnh lý van tim . Theo các nghiên cứu
ngoài nước, thuốc chống huyết khối chưa được sử dụng thỏa đáng trong phòng ngừa đột quỵ. Tại Việt
Nam, chưa có nghiên cứu liên quan đến phân tầng nguy cơ đột quỵ theo CHADS2 và tình hình sử dụng
thuốc chống huyết khối.
Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim theo thang
điểm CHADS2 và xác định tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông uống và thuốc kháng tiểu cầu.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ
11/2010 đến 07/2011 bao gồm 100 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim.
Kết quả: 62% bệnh nhân có nguy cơ cao đột quỵ (CHADS2 ≥ 2), 26% nguy cơ trung bình (CHADS2
= 1) và 12% nguy cơ thấp (CHADS2 = 0). Yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao nhất là tăng huyết áp (56%) và
suy tim sung huyết (47%). Tỉ lệ sử dụng kháng đông uống là 13%, kháng tiểu cầu là 71%. Ở nhóm nguy
cơ cao, chỉ 12,9% được chỉ định kháng đông uống trong khi 8,33% bệnh nhân nguy cơ thấp được cho dùng
kháng đông uống.
Kết luận: Bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim đa số có nguy cơ cao đột quỵ. Có tình trạng
không tương xứng về việc sử dụng kháng đông uống với phân tầng nguy cơ CHADS2.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống huyết khối theo thang điểm CHADS₂ trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 87
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG HUYẾT KHỐI THEO
THANG ĐIỂM CHADS2 TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO
BỆNH LÝ VAN TIM
Nguyễn Văn Sĩ*, Châu Ngọc Hoa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đột quỵ là biến chứng quan trọng của rung nhĩ. CHADS2 là thang điểm đơn giản, dễ sử
dụng giúp đánh giá nguy cơ đột quỵ đối với rung nhĩ không do bệnh lý van tim . Theo các nghiên cứu
ngoài nước, thuốc chống huyết khối chưa được sử dụng thỏa đáng trong phòng ngừa đột quỵ. Tại Việt
Nam, chưa có nghiên cứu liên quan đến phân tầng nguy cơ đột quỵ theo CHADS2 và tình hình sử dụng
thuốc chống huyết khối.
Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim theo thang
điểm CHADS2 và xác định tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông uống và thuốc kháng tiểu cầu.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ
11/2010 đến 07/2011 bao gồm 100 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim.
Kết quả: 62% bệnh nhân có nguy cơ cao đột quỵ (CHADS2 ≥ 2), 26% nguy cơ trung bình (CHADS2
= 1) và 12% nguy cơ thấp (CHADS2 = 0). Yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao nhất là tăng huyết áp (56%) và
suy tim sung huyết (47%). Tỉ lệ sử dụng kháng đông uống là 13%, kháng tiểu cầu là 71%. Ở nhóm nguy
cơ cao, chỉ 12,9% được chỉ định kháng đông uống trong khi 8,33% bệnh nhân nguy cơ thấp được cho dùng
kháng đông uống.
Kết luận: Bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim đa số có nguy cơ cao đột quỵ. Có tình trạng
không tương xứng về việc sử dụng kháng đông uống với phân tầng nguy cơ CHADS2.
Từ khóa: Rung nhĩ không do bệnh lý van tim , CHADS2, đột quỵ, thuốc chống huyết khối, kháng tiểu
cầu, kháng đông uống.
ABSTRACT
CHADS2 RISK STRATIFICATION AND ANTITHROMBOTIC TREATMENT IN
NON-VALVULAR ATRIAL FIBRILLATION
Nguyen Van Si, Chau Ngoc Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 87 - 93
Background: Stroke is a severe complication of atrial fibrillation. CHADS2 is a simple, friendly tool to
predict stroke risk in non-valvular atrial fibrillation. Antithrombotic treatment for stroke prevention is not
adequate according to many studies. Currently, there is no study related to CHADS2 risk stratification and
antithrombotic treatment in Vietnam.
Objectives: To stratify stroke risk in patients with non-valvular atrial fibrillation based on CHADS2
scheme and access the rates of oral anticoagulant and antiplatelet prescription.
Research design and methods: A descriptive cross-sectional study was conducted in Nhan Dan Gia
*Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chính Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Sĩ, ĐT: 0984181009, Email: dr.si.nguyen@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 88
Dinh hospital including 100 patients with non-valvular atrial fibrillation from November 2010 to July
2011.
Results: 62% of patients had high risk of stroke (CHADS2 ≥ 2), 26% had intermediate risk (CHADS2
= 1) and 12% had low risk (CHADS2 = 0). Hypertension and congestive heart failure were the two most
encountered risk factors (56% and 47%, respectively). The prescriptions of oral anticoagulant and
antiplatelet were 13% and 71%, respectively. Only 12.9% high risk versus 8.33% low risk patients
received oral anticoagulant.
Conclusions: A majority of patients with non-valvular atrial fibrillation had high risk of stroke. Oral
anticoagulant treatment was not based on CHADS2 risk scores.
Key words: Non-valvular atrial fibrillation, CHADS2, antithrombotic, antiplatelet, oral anticoagulant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp thường gặp
nhất. Nguy cơ rung nhĩ gia tăng theo tuổi nên
sẽ tạo một gánh nặng điều trị khi tuổi thọ
trung bình của dân số gia tăng(6).
Phần lớn bệnh nhân rung nhĩ đều có bệnh
phối hợp với vai trò là nguyên nhân hoặc là
hậu quả của rung nhĩ. Bệnh lý thường kèm
theo nhất với rung nhĩ là tăng huyết áp, suy
tim, bệnh lý van tim và bệnh mạch vành. Khi
không có bệnh lý đi kèm và rung nhĩ xảy ra ở
người trẻ tuổi, trường hợp này gọi là rung nhĩ
đơn thuần với ít nguy cơ liên quan đến bệnh
suất và tử suất. Tuy nhiên, rung nhĩ đơn
thuần chiếm tỉ lệ không cao trong dân số rung
nhĩ, chỉ khoảng 10%(6).
Đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ cao gấp
5 lần so với người có nhịp xoang(12). Huyết
khối trong buồng nhĩ được xem là nguyên
nhân gây ra đột quỵ khi có rung nhĩ. Bên cạnh
đó, những yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ
cũng đóng vai trò không nhỏ trên đối tượng
bệnh nhân này. Việc đánh giá nguy cơ và sử
dụng thuốc chống huyết khối để phòng ngừa
đột quỵ là một trong những điều trị thiết yếu
trên bệnh nhân rung nhĩ nhất là đối với rung
nhĩ không do bệnh lý van tim. Với những
bệnh nhân nguy cơ cao, kháng đông uống đã
được chứng minh có hiệu quả trong phòng
ngừa đột quỵ. Theo các nghiên cứu nước
ngoài, chỉ định kháng đông uống vẫn còn
chưa đạt tối ưu (40-60%) trong khi tỉ lệ bệnh
nhân rung nhĩ có nguy cơ cao đột quỵ chiếm
từ 2/3 trở lên(2,4,11,13).
Hiện tại, trong nước chưa có nhiều nghiên
cứu khảo sát về nguy cơ đột quỵ cũng như
vấn đề sử dụng thuốc chống huyết khối trên
bệnh nhân rung nhĩ để phòng ngừa đột quỵ.
Theo tác giả Châu Ngọc Hoa tiến hành khảo
sát trên đối tượng bệnh nhân suy tim kèm
rung nhĩ, tỉ lệ sử dụng kháng đông uống rất
thấp (2,1%)(1). Do vậy, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm phân tầng nguy cơ đột
quỵ và xác định rõ hơn tình hình sử dụng
thuốc chống huyết khối trên đối tượng rung
nhĩ không do bệnh lý van tim.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh
lý van tim được điều trị tại các khoa Nội lâm
sàng tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân có tiền căn rung nhĩ/cuồng nhĩ
hoặc mới được chẩn đoán rung nhĩ/cuồng nhĩ
trong thời gian tiến hành nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân rung nhĩ hẹp van hai lá hoặc
nong van hoặc van tim nhân tạo hoặc các tổn
thương van nặng hoặc tổn thương van phối
hợp có ý nghĩa trên siêu âm tim.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 89
- Có chỉ định sử dụng kháng đông uống
khác ngoài rung nhĩ.
- Có tình trạng đột quỵ cấp tính (< 3 tuần).
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn từ đầu tháng
11/2010 cho đến hết tháng 7/2011.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Các đặc điểm cơ bản
Trong 8 tháng tiến hành nghiên cứu, có 119
bệnh nhân rung nhĩ được đưa vào khảo sát. Sau
khi tiến hành siêu âm tim, có 100 bệnh nhân
thỏa điều kiện rung nhĩ không do bệnh lý van
tim . Trong số đó, tỉ lệ bệnh nhân nữ là 55%,
nam là 45%. Tuổi trung bình là 70,77 ± 13,35.
Tuổi lớn nhất là 102, nhỏ nhất là 45.
Bệnh lý nền (Theo chẩn đoán ra viện của bác
sĩ điều trị)
Bảng 1: Đặc điểm về bệnh lý nền
N (%)
Bệnh mạch vành 64 (64)
Cường giáp 10 (10)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 15 (15)
Bệnh dạ dày tá tràng 9 (9)
Phân tầng nguy cơ đột quỵ
Các yếu tố nguy cơ đột quỵ
Bảng 2: Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ đột quỵ
N (%)
Suy tim sung huyết 47 (47)
Tăng huyết áp 56 (56)
Tuổi >= 75 43 (43)
Đái tháo đường 23 (23)
Tiền căn đột quỵ/thoáng thiếu máu não 11 (11)
Hút thuốc lá 20 (20)
Phân tầng nguy cơ theo thang điểm CHADS2
Bảng 3: Nguy cơ đột quỵ theo thang điểm
CHADS2 N (%)
Thấp (CHADS2 = 0) 12 (12)
Trung bình (CHADS2 = 1) 26 (26)
Cao (CHADS2 ≥ 2) 62 (62)
Tình hình sử dụng thuốc chống huyết khối
Tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối
Bảng 4: Tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối
N (%)
Kháng tiểu cầu * 71 (71)
Kháng đông uống * 13 (13)
Kháng tiểu cầu + Kháng đông uống 5 (5)
Không sử dụng thuốc chống huyết khối 21 (21)
*: Tính cả những trường hợp sử dụng kháng tiểu cầu
phối hợp với kháng đông uống
Tỉ lệ sử dụng kháng đông uống và nguy cơ
theo thang điểm CHADS2
Bảng 5: Tỉ lệ sử dụng kháng đông uống và phân
tầng theo CHADS2
CHADS2 N (%)
CHADS2 = 0 (N = 12) 1 (8,33)
CHADS2 = 1 (N = 26) 4 (15,38)
CHADS2 ≥ 2 (N = 62) 8 (12,9)
Tỉ lệ sử dụng kháng đông uống và tuổi
Bảng 6: Tỉ lệ sử dụng kháng đông uống và tuổi
< 65
(N=34)
65-75
(N=26)
≥ 75
(N=40)
Kháng đông uống 6 (17,6) 4 (15,4) 3 (7,5)
So sánh đặc điểm giữa nhóm có sử dụng và
không sử dụng kháng đông uống
Bảng 7: Đặc điểm về yếu tố nguy cơ và siêu âm
tim của nhóm sử dụng và không sử dụng kháng
đông uống
Có sử dụng
(N = 13)
Không sử dụng
(N = 87)
p
Suy tim sung huyết 8 (61,54) 39 (44,83) 0,260
Tăng huyết áp 7 (53,85) 49 (56,32) 0,867
Tuổi ≥ 75 8 (61,54) 39 (44,83) 0,260
Đái tháo đường 2 (15,38) 21 (24,14) 0,727
Tiền căn đột quỵ/
thoáng thiếu máu
não
3 (23,07) 8 (9,20) 0,153
CHADS2 ≥ 2 8 (61,54) 54 (62,07) 1
Đường kính nhĩ trái 44,69 ± 10,36 40,92 ± 10,77 0,246
Đường kính thất trái 56,71 ± 7,99 52,17 ± 9,89 0,116
Phân suất tống máu 45,43 ± 25,66 50,65 ± 16.57 0,315
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 90
Các loại kháng tiểu cầu được sử dụng
Bảng 8: Tỉ lệ các loại kháng tiểu cầu
Kết quả
Asprin 48 (67,6)
Clopidogrel 12 (16,9)
Aspirin + Clopidogrel
Có stent mạch vành
Không stent mạch vành
11 (15,49)
7 (9,86)
4 (5,63)
Các chống chỉ định thường gặp của thuốc
chống huyết khối trên bệnh nhân có nguy
cơ cao đột quỵ
Bảng 9: Tỉ lệ các chống chỉ định thường gặp của
thuốc chống huyết khối trên bệnh nhân nguy cơ
cao
Kết quả
Xơ gan 4 (6,45)
Xuất huyết trước đó 3 (4,84)
Tiểu cầu < 100 K/μL 3 (4,84)
Tổng 10 (16,13)
BÀN LUẬN
Đặc điểm của bệnh nhân rung nhĩ không
do bệnh van tim
Tuổi trung bình của dân số rung nhĩ
không do bệnh lý van tim trong nghiên cứu
của chúng tôi là 70,77 ± 13,35, tương đồng so
với một số nghiên cứu khác. Tuổi cao là một
yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Đa số bệnh nhân
rung nhĩ lớn tuổi đều có nhiều bệnh lý mạn
tính cũng như các yếu tố nguy cơ đột quỵ
khác kèm theo. Một điều nghịch lý được ghi
nhận trong y văn, những đối tượng bệnh
nhân lớn tuổi ít thu được lợi ích từ aspirin so
với kháng đông uống nhưng nguy cơ chảy
máu do thuốc kháng đông lại cao hơn(10,11,13).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có tỉ lệ
bệnh nhân nữ cao hơn so với bệnh nhân nam.
Kết quả này không tương hợp với một số
nghiên cứu khác tiến hành gần đây. Sự khác
biệt này có thể do số lượng người tham gia
vào nghiên cứu của chúng tôi còn ít. Ngoài ra,
nghiên cứu của chúng tôi có điểm nổi bật là tỉ
lệ bệnh nhân ≥ 75 tuổi chiếm xấp xỉ một nửa,
cao hơn so với một số khảo sát khác. Với
những bệnh nhân rung nhĩ từ 75 tuổi trở lên,
phụ nữ chiếm đến 60%(6).
Giới nữ chiếm đa số trong nghiên cứu của
chúng tôi mang ý nghĩa quan trọng. Từ đoàn
hệ ATRIA (The AnTicoagulation and Risk
factors In Atrial fibrillation study) với hơn
15000 người, tác giả Margaret C. Fang đã rút
ra kết luận giới tính nữ là yếu tố nguy cơ độc
lập của đột quỵ liên quan đến rung nhĩ,
kháng đông uống có hiệu quả phòng ngừa
tương đương hoặc hơn so với nam giới(5).
Theo tác giả Dagres, bệnh nhân nữ bị rung nhĩ
có nhiều bệnh kết hợp hơn, suy tim tâm
trương nhiều hơn, chất lượng cuộc sống thấp
hơn và nguy cơ đột quỵ cao hơn(3).
Đa số bệnh nhân có bệnh lý mạn tính kèm
theo. Bệnh mạch vành chiếm tỉ lệ nhiều nhất
(64%). Việc có hay không sử dụng đồng thời
kháng tiểu cầu và kháng đông uống trên
những người có bệnh mạch vành vẫn còn là
vấn đề tranh cãi nhưng chắc chắn tỉ lệ biến
chứng xuất huyết sẽ gia tăng đáng kể khi điều
trị phối hợp.
Bệnh kèm theo có thể gây xao lãng cho
điều trị kháng đông. Tác giả Randall S.
Stafford trong một khảo sát mang tính chất
toàn quốc tại Mỹ đã ghi nhận có sự chênh
lệch về tỉ lệ sử dụng kháng đông uống khi lý
do đến khám liên quan đến rung nhĩ so với
những tình trạng khác(11).
Phân tầng nguy cơ theo thang điểm
CHADS2
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ có tỉ lệ
cao nhất trong khi tiền căn thiếu máu cục bộ
não có tỉ lệ thấp nhất. Mặc dù là yếu tố nguy
cơ đứng đầu trong nghiên cứu của chúng tôi
nhưng tỉ lệ này thấp so với nghiên cứu của tác
giả khác. Điều này có thể do ảnh hưởng của
cỡ mẫu nhỏ.
Đáng chú ý, nghiên cứu của chúng tôi có
tỉ lệ suy tim sung huyết cao (47%). Khác với
một số nghiên cứu khác chỉ đơn thuần dựa
vào phân suất tống máu trên siêu âm tim,
chúng tôi chẩn đoán suy tim sung huyết dựa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 91
vào tiêu chuẩn lâm sàng Framingham. Tác giả
Gage và cộng sự trong bài giới thiệu thang
điểm CHADS2 cũng xác định nên chẩn đoán
suy tim sung huyết dựa vào biểu hiện lâm
sàng(7). Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi đa số đều lớn tuổi, sự tích lũy ảnh
hưởng từ các yếu tố nguy cơ tim mạch theo
thời gian có thể góp phần gia tăng tỉ lệ suy
tim.
Ngoài những yếu tố nguy cơ chính của
đột quỵ theo mô hình CHADS2, hút thuốc lá
trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ
khá cao, trên cả đái tháo đường. Đây là yếu tố
quan trọng liên quan đến đột quỵ nhưng không
được các thang điểm đưa vào đánh giá. Tỉ lệ hút
thuốc lá chúng tôi ghi nhận cao hơn so với các
nghiên cứu tại Âu Mỹ nhưng tương đồng với
nghiên cứu tại Nhật Bản của tác giả Masaki(9).
Theo CHADS2, đa số bệnh nhân rung nhĩ
của chúng tôi có nguy cơ cao đột quỵ với tỉ lệ
là 62%, tương tự với các nghiên cứu khác(4,9).
Cùng với tính đơn giản, dễ áp dụng, kết quả
của chúng tôi càng hỗ trợ cho giá trị của
thang điểm CHADS2 trong thực tế lâm sàng.
Nhóm có CHADS2 = 0 chiếm tỉ lệ thấp
nhất với tỉ lệ 12%. Dù được đánh giá có nguy
cơ thấp nhưng vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân
thích hợp với kháng đông uống so với kháng
tiểu cầu. Cần đánh giá thêm các yếu tố nguy
cơ khác để có phác đồ điều trị phòng tối ưu.
Riêng nhóm nguy cơ trung bình, những
người này có thể xem xét sử dụng kháng
đông uống hoặc aspirin. Một số nghiên cứu
ủng hộ điều trị tích cực kháng đông uống cho
bệnh nhân có CHADS2 = 1(4,8).
Như vậy, thang điểm CHADS2 đã giúp
khẳng định nhu cầu kháng đông uống trong
nghiên cứu của chúng tôi là 62% dành cho các
bệnh nhân rung nhĩ có CHADS2 ≥ 2. Chúng
tôi nhận định nhu cầu này thực tế còn cao
hơn nữa khi xem xét tiếp tục những yếu tố
nguy cơ khác của đột quỵ không được đề cập
đến trong CHADS2.
Tình hình sử dụng thuốc chống huyết khối
Tỉ lệ sử dụng kháng đông uống và các yếu tố ảnh
hưởng
Tỉ lệ sử dụng kháng đông uống trong
nghiên cứu chúng tôi còn thấp (13%). Kết quả
này tương tự với tình hình sử dụng kháng
đông uống tại Mỹ vào những năm 1980(11).
Dựa theo phân tầng CHADS2, chỉ có 12,9%
bệnh nhân nguy cơ cao được cho dùng kháng
đông uống. Nhóm có CHADS2 = 0, có 8,33%
trường hợp được dùng kháng đông uống và
15% với CHADS2 = 1. Như vậy, bên cạnh việc
điều trị chưa đúng mức (undertreatment), có
thể còn có điều trị quá mức (overtreatment)
đối với kháng đông uống theo nhóm nguy cơ.
Vai trò của kháng đông uống đối với bệnh
nhân đột quỵ là không còn bàn cãi nhưng
mức độ sử dụng trên lâm sàng vẫn chưa được
thỏa đáng(2,11). Trong phạm vi cho phép của
một nghiên cứu cắt ngang mô tả, chúng tôi
tiến hành một số phân tích nhằm góp phần
tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề
chỉ định kháng đông uống cho bệnh nhân
rung nhĩ
Liên quan với tuổi, chúng tôi chia mẫu
nghiên cứu ra thành 3 nhóm theo mốc tuổi 65
và 75. 65 tuổi là giới hạn trên của rung nhĩ
đơn thuần còn 75 là ngưỡng nguy cơ cao theo
tuổi của thang điểm CHADS2. Bệnh nhân lớn
tuổi có điểm CHADS2 thường cao và cũng là
đối tượng thu được lợi ích nhiều nhất từ
kháng đông uống. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân
càng trẻ càng dễ có cơ hội dùng kháng đông
uống trong khi những người lớn tuổi thì ngược
lại. Có thể nỗi lo sợ về biến chứng xuất huyết
xảy ra nhiều hơn khi tuổi cao đã ảnh hưởng đến
chỉ định kháng đông uống của các bác sĩ lâm
sàng. Một số nghiên cứu khác cũng có cùng kết
quả này(10,11,13).
Khi so sánh hai nhóm có dùng và không
dùng kháng đông uống, chúng tôi không tìm
thấy một yếu tố nguy cơ riêng biệt (suy tim
sung huyết, tăng huyết áp, lớn tuổi, đái tháo
đường, đột quỵ/thoáng thiếu máu não trước
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 92
đó, kích thước buồng tim trái) ảnh hưởng đến
việc sử dụng kháng đông uống. Điểm
CHADS2 cũng không phải yếu tố giúp quyết
định điều trị.
Khác với các nghiên cứu ngoài nước, số
lượng bệnh nhân của chúng tôi có chống chỉ
định rõ ràng với kháng đông uống chiếm tỉ lệ
cao (16,13%). Kết quả này trên thực tế có thể
còn cao hơn do chúng tôi chưa khảo sát đến
các tình trạng khác như tình trạng không ổn
định của INR, nguy cơ té ngã, sa sút trí tuệ,...
Cho dù như vậy, chống chỉ định chưa thể giải
thích được thỏa đáng tình hình ít sử dụng
kháng đông uống cho đối tượng bệnh nhân
rung nhĩ.
Nghiên cứu của một số tác giả có đề cập
đến sự khác biệt về tỉ lệ chỉ định kháng đông
uống giữa bác sĩ tim mạch và bác sĩ nội khoa
tổng quát(4,11). Sự chưa thống nhất giữa các hệ
thống phân tầng nguy cơ và hướng dẫn điều
trị có thể góp phần ảnh hưởng đến thói quen
sử dụng kháng đông uống cho bệnh nhân
rung nhĩ(7). Ngoài ra, mức độ cập nhật khuyến
cáo cũng như chính sách của từng quốc gia
cũng gây tác động không nhỏ lên tình hình sử
dụng thuốc chống huyết khối(8). Do vậy, cần
có thêm nhiều nghiên cứu khảo sát thêm
những yếu tố có tiềm năng gây ra tình hình ít
sử dụng thuốc kháng đông trên đối tượng rung
nhĩ ở
Việt Nam.
Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng tiểu cầu và các
yếu tố ảnh hưởng
Kháng tiểu cầu được sử dụng nhiều trong
nghiên cứu của chúng tôi với aspirin là thuốc
thường được sử dụng nhất. Tỉ lệ này cao hơn
so với các tác giả nước ngoài nhưng tương
đồng với tác giả Châu Ngọc Hoa(1).
Chỉ định của kháng tiểu cầu rất rộng rãi,
hiệu quả của thuốc đã được chứng minh đối
với những đối tượng bệnh nhân bệnh mạch
vành, đái tháo đường, tăng huyết áp và cả với
những người lớn tuổi trong phòng ngừa biến
chứng tim mạch. Chúng tôi tiến hành so sánh
hai nhóm có và không dùng kháng tiểu cầu
quy chiếu với các chỉ định ngoài rung nhĩ. Kết
quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai
nhóm. Tương tự đối với cách điều trị kháng
tiểu cầu kép. Chỉ định phổ biến của phác đồ
này là hội chứng mạch vành cấp và bệnh
mạch vành có đặt stent. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân được chỉ
định kháng tiểu cầu kép mà không có hai chỉ
định liên quan đến bệnh tim thiếu máu cục
bộ.
So với kháng đông uống, kháng tiểu cầu
rõ ràng có ưu thế hơn hẳn về tác dụng phụ
liên quan đến xuất huyết. Tuy vậy, nhóm tác
giả trong nghiên cứu J-RHYTHM ghi nhận
kháng tiểu cầu là yếu tố làm giảm chỉ định
kháng đông uống cho bệnh nhân rung nhĩ(8).
Ngoài ra, số người lớn tuổi trong nghiên cứu
của chúng tôi có tỉ lệ cao và kháng tiểu cầu sẽ
giảm hiệu quả bảo vệ chống đột quỵ cho
những đối tượng này trong khi tác dụng của
kháng đông không thay đổi. Do đó, việc sử
dụng rộng rãi kháng tiểu cầu để phòng ngừa
đột quỵ có thể giúp thầy thuốc và bệnh nhân
bớt lo ngại về biến chứng chảy máu nhưng
đồng thời lợi ích thu được cũng không nhiều.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 100 bệnh nhân rung nhĩ
không do bệnh lý van tim tại các khoa nội lâm
sàng tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
- Dân số nghiên cứu có tuổi trung bình là
70,77 ± 13,35; 47% số bệnh nhân ≥ 75 tuổi và
nữ giới chiếm 55%. Bệnh lý phối hợp thường
gặp nhất là bệnh mạch vành (64%).
- Theo mô hình CHADS2, 62% số bệnh
nhân có nguy cơ cao đột quỵ (CHADS2 ≥ 2),
26% có nguy cơ trung bình (CHADS2 = 1) và
12% có nguy cơ thấp (CHADS2 = 0