Mục tiêu: Xác định tỉ lệ về mức độ calci hóa mạch vành theo thang điểm Agatston trên MSCT 64 ở bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối chuẩn bị lọc máu. Xác định tỉ lệ hẹp động mạch vành có ý nghĩa trên MSCT 64 (hẹp ≥ 50%) ở bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối chuẩn bị lọc máu. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu Đối tượng-phương pháp: Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối đã được chụp MSCT64 hệ mạch vành tại khoa Thận – Thận nhân tạo Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương từ 01/11/2013-30/04/2014 thỏa tiêu chuẩn. Thu thập những dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng theo mẫu. Kết quả: Tổng số 71 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn, nữ chiếm 66,2%, trung bình của tuổi là 69,8 ± 6,9; thấp nhất là 60 tuổi, cao nhất là 85 tuổi. BMI trung bình: 21,12 ± 3,03 kg/m2, thấp nhất là 16,2, cao nhất là 30,4. Bệnh nhân có tăng huyết áp chiếm 95,8%, có đái tháo đường là 50,7%, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành là 28,2%, hút thuốc lá là 23,9%. GFR trung bình: 5,35 ± 2,27 ml/phút, thấp nhất là 2,3 ml/phút, cao nhất là 14,44 ml/phút. Tỉ lệ bệnh nhân CACS = 0 là 23,9%; CACS 1-100 là 36,6%; CACS 101-400 là 23,9%; CACS > 400 là 16,6%. LAD là nhánh bị calci hóa nhiều nhất ở các mức độ. Tỉ lệ bệnh nhân hẹp nhánh mạch vành có ý nghĩa (hẹp ≥ 50%) là 45,1%. Hẹp 1 nhánh chiếm đa số (22,5%). Hẹp tại LAD là nhiều nhất (16,9%). Kết luận: Đa số bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối bị calci hóa mạch vành từ mức độ nhẹ đến nặng.Tỷ lệ hẹp động mạch vành có ý nghĩa là 45,1%.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tổn thương động mạch vành bằng chụp cắt lớp đa dãy ở bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối chuẩn bị lọc máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 158
KHẢO SÁT TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG CHỤP CẮT LỚP
ĐA DÃY Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
CHUẨN BỊ LỌC MÁU
Phan Thanh Hằng*, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Văn Trí***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ về mức độ calci hóa mạch vành theo thang điểm Agatston trên MSCT 64 ở bệnh
nhân cao tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối chuẩn bị lọc máu. Xác định tỉ lệ hẹp động mạch vành có ý nghĩa trên
MSCT 64 (hẹp ≥ 50%) ở bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối chuẩn bị lọc máu.
Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu
Đối tượng-phương pháp: Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối đã được chụp MSCT64
hệ mạch vành tại khoa Thận – Thận nhân tạo Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương từ 01/11/2013-30/04/2014 thỏa
tiêu chuẩn. Thu thập những dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng theo mẫu.
Kết quả: Tổng số 71 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn, nữ chiếm 66,2%, trung bình của tuổi là 69,8 ± 6,9; thấp
nhất là 60 tuổi, cao nhất là 85 tuổi. BMI trung bình: 21,12 ± 3,03 kg/m2, thấp nhất là 16,2, cao nhất là 30,4. Bệnh
nhân có tăng huyết áp chiếm 95,8%, có đái tháo đường là 50,7%, tiền căn gia đình có bệnh mạch vành là 28,2%,
hút thuốc lá là 23,9%. GFR trung bình: 5,35 ± 2,27 ml/phút, thấp nhất là 2,3 ml/phút, cao nhất là 14,44 ml/phút.
Tỉ lệ bệnh nhân CACS = 0 là 23,9%; CACS 1-100 là 36,6%; CACS 101-400 là 23,9%; CACS > 400 là 16,6%.
LAD là nhánh bị calci hóa nhiều nhất ở các mức độ. Tỉ lệ bệnh nhân hẹp nhánh mạch vành có ý nghĩa (hẹp ≥
50%) là 45,1%. Hẹp 1 nhánh chiếm đa số (22,5%). Hẹp tại LAD là nhiều nhất (16,9%).
Kết luận: Đa số bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối bị calci hóa mạch vành từ mức độ nhẹ đến
nặng.Tỷ lệ hẹp động mạch vành có ý nghĩa là 45,1%.
Từ khóa: Người cao tuổi, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, chụp cắt lớp đa dãy, calci hóa động mạch vành, hẹp
động mạch vành.
ABSTRACT
DETERMINE THE CORONARY ARTERY LESIONS IN END-STAGE RENAL DISEASE ELDERLY
PATIENT DEMONSTRATED BY MULTI-SLICE COMPUTED TOMOGRAPHY CORONARY
Nguyen Van Tri, Cao Thanh Ngoc, Phan Thanh Hang Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 158 - 163
Objectives: Determine the coronary artery lesions in End-stage renal disease (ESRD) elderly patient
demonstrated by multi-slice computed tomography (MSCT 64) coronary.
Design: cross-sectional, descriptive study
Method: ESRDpatients ≥ 60 years old from 11/2013 to 04/2014 satisfied criteria. Collect clinical and
subclinical data by existing- form.
Results: 71 patients, female gender = 66.2%, mean of age = 69.8, lowest age = 60, oldest age = 85, the mean
of body mass index 21.12 kg/m2, hypertension = 95.8%, diabetes mellitus = 50.7%, family history of coronary
artery disease = 28.2%, smoking = 23.9%, the mean of GFR = 5.35 ± 2.27 ml/min.CACS = 0 in 17 patients
(23.9%), CACS 1–100 in 26 patients (36.6%), CACS 101 – 400 in 17 patients (23.9%), and CACS > 400 in 11
patients (16.6%). LAD wasmost calcificated in all the grade. 32 patients (45.1%) were identified as having
* Khoa Thận-Thận nhân tạo BV Câp cứu Trưng Vương **BM: Lão Khoa ĐHYD-TPHCM
Tác giả liên lạc:Phan Thanh Hằng ĐT:0907620216 Email: jolycoer2003@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 159
significant coronary artery stenoses (≥50% stenosis). One-vessel disease was identified in 22.5% (16/71). LAD
was most affected by stenoses (16.9%).
Conclusions: Almost the coronary of ESRD elderly patients was calcificated from mild to severe grade
(76.1% CACS >0). The significant coronary artery stenoses was 45.1%.
Keywords: Elderly, coronary artery calcification, coronary artery lesions, end-stage renal disease, multi slice
computed tomography.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn là một vấn đề sức khỏe của
toàn thế giới với tần suất đang gia tăng, tiên
lượng xấu và chi phí điều trịcao(4). Hội Thận học
Quốc Tế đã đưa ra khuyến cáo rằng những bệnh
nhân bệnh thận mạn nên được xem là nhóm
nguy cơ cao nhất cho biến cố tim mạch(13). Tỉ lệ tử
vong ở bệnh nhân lọc máu người cao tuổi cao
gấp 6 lần so với tỉ lệ tử vong chung(16). Trong đó
số tử vong do bệnh tim mạch chiếm 40 – 60%(9).
Tuy nhiên, ở nhóm đối tượng này triệu chứng
thường không điển hình, ít biểu hiện và bị hạn
chế trong các nghiệm pháp thăm dò gắng sức.
Chụp mạch vành cản quang là tiêu chuẩn vàng
để chẩn đoán bệnh mạch vành, nhưng biện pháp
xâm lấn này cần thận trọng trên đối tượng bệnh
thận mạn giai đoạn cuối vì nguy cơ làm nặng
tổn thương thận do thuốc cản quang. MSCT hệ
mạch vành 64 lát cắt là phương tiện chẩn đoán
hình ảnh được ứng dụng khá rộng rãi trong
những năm gần đây với ưu điểm là nhanh,
không xâm nhập, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
(82-97%) tương đương với chụp mạch vành cản
quang(11). Đây là một công cụ giúp phát hiện sớm
tình trạng vôi hóa mạch vành, một biểu hiện của
quá trình xơ vữa động mạch và phản ánh gánh
nặng xơ vữa mạch vành, ngoài ra phương pháp
này còn giúp đánh giá mức độ hẹp lòng động
mạch vành và định vị mảng xơ vữa và tái tạo
hình ảnh động mạch vành khá rõ nét, từ đó giúp
tầm soát bệnh mạch vành và có hướng can thiệp
tích cực nhằm ngăn chặn những biến chứng
nguy hiểm như nhồi máu cơ tim cấp, tạo thuận
lợi cho lọc máu chu kỳ.
Trong y văn và ở Việt Nam còn có ít thông tin
về calci hóa mạch vành ở bệnh nhân bệnh thận
mạn lọc máu chu kỳ. Vì vậy, chúng tôi đặt ra câu
hỏi nghiên cứu: Calci hóa động mạch vành và hẹp
động mạch vành có ý nghĩa trên MSCT64 ở bệnh
nhân cao tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối chuẩn
bị lọc máu có tỉ lệ bao nhiêu?
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi bệnh thận mạn
giai đoạn cuối đã được chụp MSCT 64 hệ mạch
vành tại khoa Thận – Thận nhân tạo Bệnh viện
Cấp cứu Trưng Vươngtừ 01/11/2013-30/04/2014.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tình trạng quá nặng, phải hồi
sức tích cực, đã đặt Stent, phẫu thuật bắc cầu
động mạch vành.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu
Cỡ mẫu
2
2
)
2
1(
)1(
d
PPZ
n
=71 bệnh nhân
Thu thập dữ liệu
Tất cả những bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chẩn
đoán suy thận mạn giai đoạn cuối đã chụp
MSCT 64 hệ mạch vành được khám, phỏng vấn
và hồi cứu hồ sơ bệnh án để điền vào phiếu thu
thập số liệu các thông tin: tuổi, giới, cân nặng,
chiều cao, tiền căn tăng huyết áp, đái tháo
đường type 2, tiền căn gia đình có bệnh lý MV
sớm, hút thuốc lá, creatinin máu và kết quả chụp
MSCT mạch vành về điểm calci hóa ĐMV.
Xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
16.0.Các biến số định lượng được trình bày dưới
dạng trung bình và độ lệch chuẩn. Các biến số
định tính được trình bày theo tần suất và tỷ lệ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 160
phần trăm. Giá trị p<0,05 được xem có ý nghĩa
thống kê.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian 6 tháng từ
01/11/2013 đến 30/04/2014 chúng tôi đãthu thập
được 71 bệnh nhân ≥60 tuổi BTMGĐC được
chụp MSCT64 hệ mạch vành tại khoa Thận –
Thận nhân tạo Bệnh viện Cấp cứu Trưng
Vương.
Tuổi trung bình là 69,8 ± 6,9; thấp nhất là 60
tuổi, cao nhất là 85 tuổi
BMI trung bình: 21,12 ± 3,03 kg/m2, thấp
nhất là 16,2, cao nhất là 30,4.
Độ lọc cầu thận trung bình: 5,35 ± 2,27
ml/phút, thấp nhất là 2,3 ml/phút, cao nhất là
14,44 ml/phút
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ %
Giới tính
Nam 24 33,8
Nữ 47 66,2
Nhóm tuổi 60-69 39 54,9
70-79 25 35,2
≥80 7 9,9
BMI <23 55 77,4
≥23 16 22,6
Tăng
huyết áp
Có 68 95,8
Không 3 4,2
Đái tháo
đường
Có 36 50,7
Không 35 49,3
TCGĐ Có 20 28,2
Không 51 71,8
Hút thuốc
lá
Có 17 23,9
Không 54 76,1
Bảng 2: Tỉ lệ từng mức độ calci hóa ĐMV trên MSCT64
CACS CACS = 0n (%) CACS: 1-100n (%) CACS: 101-400n (%) CACS > 400n (%) TỔNG CỘNGN (%)
CACS chung 17 (23,9) 26 (36,6) 17 (23,9) 11 (16,6) 71 (100)
LM 53 (74,6) 14 (19,8) 4 (5,6) 0 (0) 71 (100)
LAD 22 (31) 29 (40,8) 17 (23,9) 3 (4,3) 71 (100)
LCX 39 (54,9) 28 (39,5) 4 (5,6) 0 (0) 71 (100)
RCA 38 (53,5) 21 (29,6) 10 (14,1) 2 (2,8) 71 (100)
Thang điểm calci hóa biến thiên rộng từ 0
điểm đến 866 điểm, số trung vị là 49.
Bảng 3: Tỉ lệ hẹp ĐMV trên MSCT64
Hẹp ĐMV Số BN Tỉ lệ (%)
Không hẹp 1 1,4
Hẹp không ý nghĩa (hẹp < 50%) 38 53,5
Hẹp có ý nghĩa (hẹp ≥ 50%) 32 45,1
Tổng cộng 71 100
Bảng 4: Số nhánh ĐMV hẹp có ý nghĩa
Số nhánh hẹp ≥
50%
Số BN Tỉ lệ (%)
1 nhánh 16 22,5
2 nhánh 10 14,1
3 nhánh 5 7,1
4 nhánh 1 1,4
Tổng cộng 71 100
Số đoạn ĐMV hẹp trung bình là 5,48 ± 3,00
đoạn, có 1 bệnh nhân bị hẹp 13 đoạn cùng lúc và
có 1 bệnh nhân không bị hẹp đoạn nào. Đa số
bệnh nhân bị hẹp từ 4 đến 6 đoạn ĐMV.
Bảng 5: Tên nhánh ĐMV hẹp có ý nghĩa
Tên nhánh ĐMV hẹp Số BN Tỉ lệ (%)
LAD 12 16,9
LAD + LCX + RCA 5 7,1
LAD + LCX 4 5,6
LAD + RCA 4 5,6
LCX + RCA 2 2,8
LCX 2 2,8
RCA 2 2,8
LAD + LCX + RCA + LM 1 1,4
Tổng cộng 71 100
BÀN LUẬN
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, chúng
tôi thu nhận được 71 bệnh nhân. Để định lượng
mức độ vôi hóa động mạch vành, người ta tính
tổng điểm calci ở mạch vành dựa theo thang
điểm Agatston. Các bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu của chúng tôi có thang điểm calci
hóa biến thiên rộng từ 0 điểm đến 866 điểm, số
trung vị là 49.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 161
Theo một số nghiên cứu,điểm calci hóa
tương quan trực tiếp với nguy cơ biến cố tim
mạch(1,15). Theo tác giả Elias-Smale, CACS giúp
phân nhóm nguy cơ bệnh lý tim mạch, tuy
nhiên tác giả nhận thấy điểm cắt theo kinh
nghiệm của thang điểm CAC cũng ảnh hưởng
đến phân loại nguy cơ. Dựa vào điểm cắt 50 và
615 để phân nhóm nguy cơ thấp – trung gian –
cao là tương thích với phân loại nguy cơ theo
thang điểm Framingham(7). Việc tính điểm vôi
hóa ĐMV là hợp lý đối với những người được
xếp vào nhóm nguy cơ trung gian theo thang
điểm Framingham. Tác giả Duprez cũng kết
luận, đánh giá điểm calci hóa là có ý nghĩa đối
với nhóm nguy cơ trung bình(6). Nhiều công
trình nghiên cứu đã chọn điểm cắt phù hợp là
100 và 400 để phân nhóm nguy cơ bệnh lý tim
mạch. Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng chọn
điểm cắt này(1,6,8).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 60,5% bệnh
nhân có CACS ≤ 100, trong đó 23,9% bệnh nhân
có CACS = 0. Tỉ lệ này cũng tương đồng với tỉ lệ
trong nghiên cứu năm 2008 của Barraclough là
24% bệnh nhân có CACS = 0(1). Điểm vôi hóa
động mạch vành là giá trị dự báo âm tính rất
cao: nếu không có vôi hóa động mạch vành
(CACS = 0) thì hầu như bệnh nhân không bị tắc
động mạch vành hay hẹp có ý nghĩa và nếu
CACS < 100 thì xác suất hẹp có ý nghĩa động
mạch vành rất thấp (< 1%)(6,15). Đây là nhóm
bệnh nhân không có hoặc có ít nguy cơ diễn tiến
bệnh mạch vành, bệnh nhân thường không có
triệu chứng, theo dõi bệnh nhân chủ yếu dựa
trên các yếu tố nguy cơ hiện tại.
Nghiên cứu của chúng tôi có 23,9% bệnh
nhân 101 ≤ CACS ≤ 400, theo Alan Boyar đây là
nhóm có nguy cơ tiềm ẩn hẹp mạch vành gây ra
bệnh lý, nguy cơ tắc nghẽn cao nhưng hiện tại có
thể không tắc nghẽn động mạch, theo dõi bệnh
nhân dựa trên các yếu tố nguy cơ hiện tại, cần
làm thêm nghiệm pháp gắng sức, bệnh nhân cần
hạn chế các bài tập thể dục nặng(3). Những bệnh
nhân có điểm số cao hơn có gánh nặng mảng
bám cao hơn và có nguy cơ biến cố tim mạch cao
hơn bất kể các triệu chứng có mặt hay không,
90% người có hẹp đáng kể động mạch vành (hẹp
>70%)(3). Nhóm bệnh nhân CACS > 400 trong
nghiên cứu của chúng tôi là 16,6%, chúng tôi
nhận thấy hai nhánh lớn quan trọng là RCA và
LAD có bệnh nhân có CACS > 400. Theo nghiên
cứu của Barreto, 52% bệnh nhân có mức độ calci
hóa mạch vành từ trung bình đến nặng, 20% có
điểm calci hóa > 1000(2). Tỉ lệ CACS > 400 trong
nghiên cứu của Barracloughlà 40%, tác giả nhấn
mạnh chỉ số calci động mạch vành dự báo nguy
cơ tim mạch(1). Các bệnh nhân có chỉ số calci cao
sẽ có mảng xơ vữa lớn và có yếu tố nguy cơ tim
mạch cao. Đối với các cá nhân không triệu
chứng, chỉ số calci bằng 0 thì yếu tố nguy cơ
động mạch vành cực kỳ thấp (<1%) (giá trị tiên
đoán dương 95-100% đối với hẹp > 50%). Khi chỉ
số calci mạch vành từ 1 đến 80 thì tỷ lệ người
phát triển thành bệnh lý mạch vành là 3/1 so với
dân số cơ bản có chỉ số calci mạch vành là 0, khi
chỉ số calci mạch vành 80 đến 400 thì tỷ lệ này là
8/1 và khi chỉ số > 400 tỷ lệ này là 25/1. Đối với
các bệnh nhân có đau ngực và chỉ số calci mạch
vành > 400 thì yếu tố nguy cơ tim mạch tăng
khoảng 15% mỗi năm.
Về cấp độ nhánh ĐMV, trong các nhánh
ĐMV chính (LM, LAD, LCX, RCA), nhánh LM
có chiều dài ngắn nhất, 3 nhánh còn lại có chiều
dài tương đương nhau.Đặc biệt nhánh LM và
LAD, qua nhiều nghiên cứu cho rằng tổn thương
ở 2 nhánh này gây biến cố mạch vành nhiều
hơn. Kết quả MSCT64 cho thấy hầu hết (98,6%)
bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều có hẹp
nhánh ĐMV, trong đó có 1 bệnh nhân (1,4%) hẹp
có ý nghĩa ở cả 3 nhánh ĐMV chính và thân
chung, chỉ duy nhất có 1 bệnh nhân (1,4%) là
không bị hẹp nhánh nào. Tuy nhiên, khi xét mức
độ hẹp nhánh ĐMV cóý nghĩa (hẹp ≥ 50%) thì tỉ
lệ là 45,1% trong đó tỉ lệ bệnh nhân hẹp một
nhánh là nhiều nhất (22,5%) đa số tại nhánh
LAD (16,9%), các nhánh LCX và RCA ít hơn với
tỉ lệ bằng nhau là 2,8%, không có bệnh nhân nào
hẹp có ý nghĩa LM đơn thuần. Kết quả của tác
giả Nguyễn Văn Công trên đối tượng đái tháo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 162
đường type 2, tỉ lệ hẹp mạch vành có ý nghĩa là
36,6%(5). Theo Wehrschuetz M, tỉ lệ bệnh nhân
hẹp có ý nghĩa là 35%, hẹp 1 nhánh 16% đa số tại
LAD, 2 nhánh 10%, 3 nhánh 16%, LM không
hẹp(17). Tác giả Gabija Pundziute, hẹp 1 nhánh là
20%, nhiều nhánh là 17%(14).
Bảng 6: Mức độ hẹp ĐMV cóý nghĩa so sánh với một
số nghiên cứu khác
Tác giả
Hẹp ≥
50%
Hẹp 1
nhánh
Hẹp nhiều
nhánh
Chúng tôi 45,1%
22,5%(đa số
LAD)
23,2%
Nguyễn Văn Công
(5)
36,6% 22,5% 14,1%
Wehrschuetz
(17)
35%
16%(đa số
LAD)
26%
Pundziute
(14)
32% 20% 17%
Tỉ lệ hẹp nhánh mạch vành của chúng tôi cao
hơn các tác giả Nguyễn Văn Công, Wehrschuetz,
Pundziute có thể là do toàn bộ đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi đều thuộc nhóm NCT và suy
thận mạn giai đoạn cuối chuẩn bị lọc máu điều
trị thay thế thận. Trong khi đối tượng nghiên
cứu của các tác giả có cả bệnh nhân trẻ tuổi, có
ĐTĐ type 2 hoặc có bệnh mạch vành. Theo tác
giả Kawai tỉ lệ bệnh nhân bị hẹp mạch vành
nặng (hẹp ≥ 70%) cao hơn cóý nghĩa ở nhóm
bệnh nhân có bệnh thận mạn so với nhóm bệnh
nhân không có bệnh thận mạn (10). Theo Liu H,
tỉ lệ bệnh nhân bệnh mạch vành bị bệnh thận
mạn cao hơn nhóm không có bệnh mạch vành, ở
những bệnh nhân này số mạch vành bị hẹp cũng
nhiều hơn (12). Điều này càng khẳng định bệnh
thận mạn là một YTNC cơ quan trọng đối với
bệnh mạch vành.
Khi chúng tôi khảo sát sâu hơn vào tình
trạng hẹp đoạn ở 71 bệnh nhân bệnh thận mạn
giai đoạn cuối, kết quả chụp MSCT 64 cho thấy
số đoạn ĐMV hẹp trung bình là 5,48 ± 3,00 đoạn,
có 1 bệnh nhân bị hẹp 13 đoạn cùng lúc và có 1
bệnh nhân không bị hẹp đoạn nào. Đa số bệnh
nhân bị hẹp từ 4 đến 6 đoạn ĐMV. Nhánh LAD
có tỉ lệ hẹp đoạn có ý nghĩa nhiều nhất (38%),
tiếp theo là 2 nhánh RCA và LCX (18,3%).
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Là nghiên cứu cắt ngang, cỡ mẫu chưa lớn,
khu trú ở nhóm bệnh thận mạn giai đoạn cuối,
chưa có điều kiện khảo sát toàn diện mối tương
quan của các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền
thống cũng như các yếu tố nguy cơ tim mạch
riêng của bệnh lý thận mạn với tổn thương mạch
vành trên MSCT 64 hệ mạch vành tim.
KẾT LUẬN
- Mức độ calci hóa mạch vành là: CACS = 0
là 23,9%, CACS 1-100 là 36,6%, CACS 101-400 là
23,9%, CACS > 400 là 16,6%. LAD là nhánh có
CACS cao nhất ở các mức độ.
- Tỉ lệ hẹp ĐMV cóý nghĩa là 45,1%. Đa số
hẹp tại 1 nhánh (22,5%). Hẹp tại LAD là nhiều
nhất (16,9%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barraclough KA., Lesley A. Stevens, Lee Er, Debbie
Rosenbaum, Jacqueline Brown, Pari Tiwari & Adeera Levin
(2008), “Coronary artery calcification scores in patients with
chronic kidney disease prior to dialysis: reliability as a trial
outcome measure”. Nephrol Dial Transplant, 23.
2. Barreto D.Veit, Fellype Carvalho Barreto, Aluizio Barbosa
Carvalho, Lilian Cuppari, Miguel Cendoroglo, Sergio Antonio
Draibe, Rosa Marie Afonso Moyses, Katia Rodrigues Neves,
Vanda Jorgetti & Andrew Blair (2005), “Coronary calcification
in hemodialysis patients: the contribution of traditional and
uremia-related risk factors”. Kidney international, 67, pp.1576-
1582.
3. Boyar A (2004), EBT Coronary Calcium Scoring
Guide.Advanced Body Scan of
Newport's.
calcium-scoring-guide/
4. Coresh J., Brad C Astor, Tom Greene, Garabed Eknoyan &
Andrew S Levey (2003), “Prevalence of chronic kidney
disease and decreased kidney function in the adult US
population: Third National Health and Nutrition
Examination Survey”. American Journal of Kidney Diseases, 41,
pp.1-12.
5. Duprez D. (2010), “Coronary Artery Calcification, an
Improvement in Risk ClassificationNeed for
Reappraisal?”Journal of the American College of Cardiology, 56,
pp.1415-1417.
6. Elias-Smale SE, RV Proença, MT Koller, M Kavousi, FJ van
Rooij, MG Hunink, EW Steyerberg, A Hofman, M Oudkerk &
JC Witteman (2010), “Coronary calcium score improves
classification of coronary heart disease risk in the elderly: the
Rotterdam study”. J Am Coll Cardiol, 56, pp.1407-14.
7. Erbel R, Stefan Möhlenkamp, Susanne Moebus, Axel
Schmermund, Nils Lehmann, Andreas Stang, Nico Dragano,
Dietrich Grönemeyer, Rainer Seibel & Hagen Kälsch (2010),
“Coronary risk stratification, discrimination, and
reclassification improvement based on quantification of
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 163
subclinical coronary atherosclerosisthe heinz nixdorf recall
study”. Journal of the American College of Cardiology, 56,
pp.1397-1406.
8. Hồ Huỳnh Quang Trí (2010), “Đánh giá nguy cơ bệnh mạch
vành bằng thang điểm vôi hóa động mạch vành”,
KA.,
9. Lesley A. Stevens, Lee Er, Debbie Rosenbaum, Jacqueline
Brown, Pari Tiwari & Adeera Levin (2008), “Coronary artery
calcification scores in patients with chronic kidney disease
prior to dialysis: reliability as a trial outcome measure”.
Nephrol Dial Transplant, 23.
10. Jalal DI. & Bruce C Kone (2005), “Atherosclerosis in Patients
with Chronic Kidney Disease”. Current Topics in Atherosclerosis
Research, pp.103.
11. Kawai H., Masayoshi Sarai, Sadako Motoyama, Hiroto
Harigaya, Hajime Ito, Yoshihiro Sanda, Shankar Biswas,
Hirofumi Anno, Junichi Ishii & Toyoaki Murohara (2011),
“Coronary plaque characteristics in patients with mild chronic
kidney disease. Analysis by 320-row area detector computed
tomography”. Circulation journal: official journal of the Japanese
Circulation Society, 76, pp.1436-1441.
12. Liu H., Lei Yan, Gen-Shan Ma, Li-Ping Zhang, Min Gao, Yan-
Li Wang, Shuo-Peng Wang & Bi-Cheng Liu (2012),
“Association of chronic kidney disease and coronary artery
disease in 1,010 consecutive patients undergoing coronary
angiography”. Journal of nephrology, 25, p.219.
13. National Kidney Foundation (2002), “KDOQI Clinical Practice
Guidelines for Chronic Kidney Disease: Evaluation,
Classification and Stratification”. Am J Kidney Dis, 39, pp.S1-
S000.
14. Nguyễn Văn Công (2012), “Nghiên cứu đặc điểm tổn thương
động mạch vành, mối liên quan với microalbumin niệu và
một số yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo
đường type 2”. Luận văn Y học.
15. Ph