Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là loại ung thư thường gặp nhất của hệ tiết niệu – sinh dục ở
nam giới sau tuổi 50. Tại VN, bệnh trong giai đoạn sớm còn ít khiến cho đa số bệnh nhân đến trễ, ung thư đã tiến
triển và không còn khả năng điều trị triệt để. Hiện nay chúng ta chưa có công trình nào về mặt tầm soát. Do đó
đề tài có tính cấp thiết để chúng ta chuẩn bị tốt mọi phương tiện cho chiến lược tầm soát, chẩn đoán và điều trị
bệnh nhân trong từ 3 đến 5 năm tới. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới từ 50 tuổi trở
lên đến khám tại BV Bình Dân từ 6/2008 đến 6/2010.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang. Tất cả nam giới ≥ 50 tuổi tự nguyện đến BV Bình Dân
thực hiện tầm soát ung thư TTL. Xét nghiệm PSA huyết thanh. Tiến hành thăm khám trực tràng. Tiến hành
sinh thiết 6 mẫu cải biên đối với những trường hợp nghi ngờ ung thư TTL, nếu có: (1) DRE có nhân cứng nghi
ung thư, hoặc (2) PSA>10ng/mL, hoặc (3) 44 ng/ml là 21,7%. Tỷ lệ ung thư phát hiện là 3%
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới trên 50 tuổi đến khám tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 335
KHẢO SÁT TỶ LỆ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Ở NAM GIỚI
TRÊN 50 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Vũ Lê Chuyên*, Đào Quang Oánh**, Đỗ Anh Toàn***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là loại ung thư thường gặp nhất của hệ tiết niệu – sinh dục ở
nam giới sau tuổi 50. Tại VN, bệnh trong giai đoạn sớm còn ít khiến cho đa số bệnh nhân đến trễ, ung thư đã tiến
triển và không còn khả năng điều trị triệt để. Hiện nay chúng ta chưa có công trình nào về mặt tầm soát. Do đó
đề tài có tính cấp thiết để chúng ta chuẩn bị tốt mọi phương tiện cho chiến lược tầm soát, chẩn đoán và điều trị
bệnh nhân trong từ 3 đến 5 năm tới. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới từ 50 tuổi trở
lên đến khám tại BV Bình Dân từ 6/2008 đến 6/2010.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang. Tất cả nam giới ≥ 50 tuổi tự nguyện đến BV Bình Dân
thực hiện tầm soát ung thư TTL. Xét nghiệm PSA huyết thanh. Tiến hành thăm khám trực tràng. Tiến hành
sinh thiết 6 mẫu cải biên đối với những trường hợp nghi ngờ ung thư TTL, nếu có: (1) DRE có nhân cứng nghi
ung thư, hoặc (2) PSA>10ng/mL, hoặc (3) 4<PSA(ng/mL) ≤ 10% và fPSA≤20%.
Kết quả: Từ 6/2008 đến 6/2010, chúng tôi đã lựa chọn được 1098 TH. Tuổi trung bình là 62,5 ± 3,4 tuổi.
Có 91,7% TH có PSA huyết thanh ≤ 10 ng/ml. Phát hiện 33 TH ung thư TTL, chiếm 3% dân số nghiên cứu và
chiếm 14,82% trong số 222 TH có chỉ định sinh thiết.
Kết luận: Tỷ lệ nam giới ≥ 50 tuổi có kết quả khám trực tràng bất thường là 14,3%, tỷ lệ PSA huyết thanh
>4 ng/ml là 21,7%. Tỷ lệ ung thư phát hiện là 3%.
Từ khóa: nam giới trên 50 tuổi, ung thư tuyến tiền liệt, tầm soát.
ABTRACT
PREVALENCE OF PROSTATE CANCER AT BINH DAN HOSPITAL IN AGING MEN MORE THAN 50
YEARS OLD
Vu Le Chuyen, Dao Quang Oanh, Do Anh Toan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 335 – 342
Introduction: Prostate cancer Pca is among the most common malignant tumor of the genito-urinary
system in aging men, more than 50 years old. In Vietnam, most of PCa patients came to the hospital at the
advanced stage, so it is unable for the radical treatment and the patients would have the poor prognosis. Until
now, there is not a valuable study of PCa screening, so this study should be performed.
Objectives: the aim of this study is to determine the rate of PCa detected by using PSA measurement and
digital rectal examination from June 2008 to June 2010.
Patients and methods: cross-sectional descriptive study. All ≥ 50 years old male volunteer to perform
prostate cancer screening at Binh Dan hospital. PSA blood test and DRE performed routinely. Ultrasound guided
modified sextant transrectal biopsies for suspected cases of cancer, if any: (1) DRE suspected hard nodule, or (2)
PSA> 10 ng/mL, or (3) 4 <PSA (ng/mL) ≤ 10 and fPSA ≤ 20%.
* Khoa Niệu C, BV Bình Dân ** Khoa Niệu B, BV Bình Dân *** Khoa Niệu A, BV Bình Dân
Tác giả liên lạc: TS Đào Quang Oánh ĐT: 0955012301 Email: daoquangoanh53@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 336
Results: 1098 men had enrolled. Average age is 62.5 ± 3.4 years old. There were 91.7% of men having
serum PSA ≤ 10 ng/ml. There were 33 PCa detected in 1098 men enrolled (3%) and in 222 men underwent
prostate biopsy (14.82%).
Conclusions: There is 14.3% aging male having abnormal DRE, 21.7% having PSA>4ng/ml. Among
them, 3% (of 1098 ≥ 50 years old) had been detected PCa.
Keywords: men more than 50 years old, prostate cancer, screening.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) có xuất độ cao
nhất trên thế giới. Nhưng tại Việt nam, do
những lý do về mặt tầm soát, sự kém quan tâm
từ phía cộng đồng và y giới mà chúng ta chưa
phát hiện được nhiều khiến cho đa số bệnh
nhân đến trong giai đoạn trễ. Hiện nay chúng ta
chưa có công trình nào về mặt tầm soát. Tuy
vậy, số lượng bệnh nhân đến ngày càng nhiều
và có khuynh hướng vượt qua các loại ung thư
tiết niệu khác. Các số liệu hiện nay chỉ dựa trên
báo cáo về số lượng những trường hợp có triệu
chứng cần nhập viện để điều trị, tức là phần nổi
của một tảng băng lớn mà phần che khuất dưới
nước chua được biết đến.
Việc điều trị ung thư TTL tùy thuộc chủ yếu
vào giai đoạn phát triển, độ biệt hoá của tế bào
và tình trạng người bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân sống
10 năm với ung thư còn ở giai đoạn khu trú
khoảng 70 - 85% sau khi được điều trị triệt để(11).
Với các trường hợp ung thư xâm lấn ngoài vỏ
bao vi thể, tỷ lệ sống sau 5 năm và 10 năm là 85
và 75%. Trong khi đó, với những trường hợp
ung thư xâm lấn bao tuyến lan rộng, tỷ lệ sống
sau 5 năm và 10 năm lần lượt là 70 và 40%(11). Do
đó, vấn đề chẩn đoán sớm ung thư sẽ cải thiện
được dự hậu của bệnh.
Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tỷ lệ ung thư TTL ở nam giới từ 50
tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện Bình Dân từ
6/2008 đến 6/2010.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỷ lệ đàn ông ≥ 50 tuổi có TTL bất
thường qua thăm khám trực tràng.
Xác định tỷ lệ bất thường của nồng độ
PSA/huyết thanh ở đàn ông ≥ 50 tuổi tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát sự biến đổi mô học ở những
trường hợp sinh thiết TTL ở đàn ông ≥ 50 tuổi
tại thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ ung thư
TTL, loạn sản trong biểu mô TTL, viêm TTL,
phì đại lành tính TTL.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP
Thông báo rộng rãi (tại BV và qua phương
tiện truyền thông đại chúng) về sự cần thiết
kiểm tra tuyến tiền liệt cho tất cả mọi người đàn
ông trên 50 tuổi có thể đến BV Bình Dân thực
hiện nếu có yêu cầu. Có lịch khám và phân công
cụ thể.
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang mang
tính tầm soát trên những đối tượng nguy cơ. Tất
cả các bệnh nhân đến khám theo thông báo tại
ngoại chẩn Niệu BV Bình Dân, tuổi từ 50 trở lên,
được tư vấn và đồng ý tham gia quy trình
nghiên cứu. Giải thích cho ứng viên quy trình
cũng như những nguy cơ có thể xảy ra khi tham
gia nghiên cứu. Người nào đồng ý sẽ ký vào tờ
cam kết.
Tiến hành lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm
phân tích thường quy.
Xét nghiệm PSA huyết thanh (thực hiện sau
khi có yếu tố gây tăng giả tạo cần hiệu chỉnh).
Tiến hành thăm khám trực tràng (DRE).
Siêu âm ngả trực tràng (TRUS).
Tiến hành sinh thiết 6 mẫu cải biên đối với
những trường hợp nghi ngờ ung thư TTL, nếu
có:
- DRE có nhân cứng nghi ung thư,
- hoặc PSA > 10 ng/mL,
- hoặc 4 < PSA(ng/mL) ≤ 10 và % fPSA ≤
20%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 337
Thu thập các biến chứng xảy ra do sinh thiết
và kết quả giải phẫu bệnh.
Định giai đoạn những trường hợp có kết
quả sinh thiết là ung thư.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng, trĩ,
hẹp hậu môn hoặc kèm theo viêm nhiễm vùng
tầng sinh môn.
KẾT QUẢ
Từ 06/2008 đến 06/2010, đã lựa chọn được
1098 trường hợp (TH) thỏa tiêu chuẩn chọn
mẫu.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Phân bố theo tuổi
Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là
62,5 ± 3,4.
Tuổi nhỏ nhất là 50 và lớn nhất là 93 tuổi.
Trong đó 83,79% TH trong độ tuổi 50 đến 65
tuổi. 10% TH > 70 tuổi. Trong số 33 trường hợp
ung thư, tuổi trung bình là 65,4 ± 5,3.
Phân bố theo nơi cư trú
Số trường hợp Tỷ lệ(%)
TP HCM 896 81,61
Các tỉnh 202 18,39
Tổng 1098 100,00
Phân bố theo kết quả thăm khám trực tràng
(DRE)
DRE Số trường hợp Tỷ lệ %
Bình thường 941 85,7
Bất thường 157 14,3
Tổng 1098 100,0
Phân bố theo PSA huyết thanh
PSA (ng/ml) Số trường hợp Tỷ lệ %
PSA ≤ 4 860 78,32
4 <PSA ≤10 140 12,75
10<PSA ≤ 30 42 3,82
30<PSA≤ 50 35 3,18
50< PSA 21 1,93
Tổng 1098 100,0
Phân bố theo kết quả GPBL
Số TH Tỷ lệ (%)
Bình thường, BPH1 hay viêm mạn tính
TTL
105 47,3
PIN2 thấp 63 28,38
PIN cao 21 9,5
Carcinoma tuyến 33 14,82
Tổng 222 100,00
Phân bố theo độ biệt hóa tế bào ung thư ở
những TH sinh thiết dương tính
Độ biệt hóa
Tổng
Tốt Vừa Kém
11 10 12 33
33,33 30,3 36,37 100%
Các biến chứng do sinh thiết TTL
Biến chứng Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Đau 42 18,92
Tiểu máu đại thể 45 20,28
Chảy máu niệu đạo 5 02,25
Xuất tinh máu 4 1,80
Chảy máu trực tràng 11 4,96
Bí tiểu cấp 7 03,15
Choáng 0 0
Không biến chứng 108 48,64
Tổng 222 100
PHÂN BỐ KQ GPB THEO PSA KHI DRE BẤT THƯỜNG
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
PS
A=
<4
4<
PS
A=
<1
0
10
<P
SA
=<
30
30
<P
SA
=<
50
PS
A>
50
Lành Tính
HIGH PIN
Carcinom
Nhận xét: Có sự gia tăng phát hiện ung thư
theo trị số PSA, sự gia tăng có ý nghĩa thống kê
(test 2, p << 0,05).
1 Phì đại lành tính
2 Tân sinh trong biểu mô tuyến tiền liệt (prostatic
intraepithelial neoplasia)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 338
Phân bố kết quả GPBL theo trị số PSA khi DRE bất thường
DRE bất thường
Bình thường, BPH hay
viêm mạn tính TTL
PIN thấp PIN cao Carcinoma tuyến Tổng
PSA (ng/mL)
PSA ≤ 4
19 TH 2 TH 2 TH 1 TH 24 TH
79,17% 8,33% 8,33% 4,17% 100%
4 <PSA ≤10
28 TH 30 TH 4 TH 3 TH 65 TH
43,08% 46,15% 6,15% 4,62% 100%
10<PSA≤30
8 TH 6 TH 6 TH 8 TH 28 TH
28,57% 21,43% 21,43% 28,57% 100%
30<PSA≤ 50
7 TH 6 TH 3 TH 9 TH 25 TH
28% 24% 12% 36% 100%
50< PSA
4 TH 3 TH 1 TH 7 TH 15 TH
26,67% 20% 6,67% 46,66% 100%
Tổng
66 TH 47 TH 16 TH 28 TH 157 TH
42,04% 29,94% 10,19% 17,83% 100%
Phân bố kết quả GPBL theo PSA huyết thanh/ DRE bình thường
DRE bình thường
Bình thường, BPH hay
viêm mạn tính TTL
PIN thấp PIN cao Carcinoma tuyến Tổng
PSA
(ng/mL)
4 <PSA ≤10 và % fPSA ≤
20
27 TH 6 TH 1 TH 1 TH 35 TH
77,14% 17,14% 2,86% 2,86% 100%
10<PSA ≤ 30
4 TH 8 TH 1 TH 1 TH 14 TH
28,58% 57,14% 7,14% 7,14% 100%
30<PSA≤ 50
6 TH 1 TH 2 TH 1 TH 10 TH
60% 10% 20% 10% 100%
50< PSA
2 TH 1 TH 1 TH 2 TH 6 TH
33,33% 16,67% 16,67% 33,33% 100%
Tổng
39 TH 16 TH 5 TH 5 TH 65 TH
60% 24,6% 7,7% 7,7% 100%
PHÂN BỐ KQ GPB THEO PSA KHI DRE BÌNH THƯỜNG
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
450
Lành Tính
HIGH PIN
Carcinom
Nhận xét: Có sự gia tăng phát hiện ung thư
theo trị số PSA, sự gia tăng có ý nghĩa thống kê
(test 2, p << 0.05)
Phân bố kết quả GPBL theo kết quả DRE
khi PSA ≤ 10ng/mL
PHÂN BỐ KQ GPB THEO DRE KHI PSA=<10ng/ml
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
DRE (-) DRE (+)
Lành tính
HIGH PIN
Carcinom
Nhận xét: trong số 124 trường hợp được sinh
thiết có PSA huyết thanh ≤ 10ng/mL, phát hiện 5
trường hợp ung thư, chiếm 4,02%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 339
Khi kết quả DRE bình thường, tỷ lệ
carcinoma tuyến là 2,86%.
Khi kết hợp kết quả DRE bất thường, tỷ lệ
này tăng lên 4,49%.
Sự gia tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê
(test 2, p < 0.05).
Phân bố kết quả GPBL theo kết quả DRE
khi PSA ≥ 10ng/mL.
PHÂN BỐ KQ GPB THEO DRE KHI PSA>10ng/ml
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
DRE (-) DRE (+)
Lành tính
HIGH PIN
Carcinom
Nhận xét: trong số 98 trường hợp có PSA
huyết thanh ≥ 10ng/mL được sinh thiết, phát
hiện 28 trường hợp ung thư, chiếm 28,57%.
Khi kết quả DRE bình thường, tỷ lệ
carcinoma tuyến là 13,33%.
Khi kết hợp kết quả DRE bất thường, tỷ lệ
này tăng lên 35,30%.
Sự gia tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê
(test 2, p << 0.05).
Phân bố độ biệt hóa tế bào ung thư theo
PSA huyết thanh
PHÂN BỐ ĐỘ BIỆT HÓA TB THEO PSA
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
PS
A
=<
4
4<
P
SA
=<
10
10
<P
SA
=<
30
30
<P
SA
=<
50
PS
A
>5
0
T
Ỷ
L
Ệ
B
N TỐT
TRUNG BÌNH
KÉM
Nhận xét: đối với ung thư tuyến tiền liệt,
khi PSA càng cao thì độ biệt hóa càng kém. Sự
gia tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê (test 2,
p << 0,05).
BÀN LUẬN
Tuổi
Ung thư TTL là bệnh của người lớn tuổi, có
khoảng 75 - 80% trường hợp ung thư mới chẩn
đoán xảy ra ở những người đàn ông tuổi trên
65(7,12). Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình
của các bệnh nhân ung thư TTL được chẩn đoán
là 65,4, khá trẻ hơn so với các nghiên cứu của
Nguyễn Việt Hải, Nguyễn Thụy Linh, Đỗ Anh Toàn,
tuổi trung bình của các trường hợp ung thư là từ
71,47 đến 74,43(5,10). Có thể vì trong số 1098
trường hợp tham gia tầm soát, có đến 83,97%
TH nằm trong độ tuổi 50-65, nên chúng tôi đã
phát hiện được nhiều trường hợp ung thư ở độ
tuổi còn khá trẻ so với các nhóm bệnh nhân của
các nghiên cứu khác.
Theo khuyến cáo của Hội Ung Thư Hoa
Kỳ là nên bắt đầu quá trình tầm soát ung thư
từ tuổi 50, thậm chí sớm hơn ở tuổi 40, 45 nếu
có kèm theo nhiều yếu tố nguy cơ, ví dụ như
có một hay nhiều người có quan hệ huyết
thống bị ung thư TTL.
Bàn luận về tỷ lệ ung thư TTL ở những bệnh
nhân có gia tăng PSA huyết thanh
Trong khi DRE và TRUS phần nào có tính
chủ quan, thì xét nghiệm PSA huyết thanh là
khách quan và có khả năng giúp đánh giá nguy
cơ ung thư của bệnh nhân, đây cũng là xét
nghiệm có giá trị tiên đoán ung thư cao nhất
trong các xét nghiệm tầm soát ung thư TTL(3). Tỷ
lệ ung thư TTL gia tăng theo trị số PSA huyết
thanh. Khi PSA < 4ng/ml, tỷ lệ sinh thiết dương
tính là 1/50(3). Theo Catalona & cs(3), tỷ lệ sinh thiết
dương tính là 1/3 khi PSA 4ng/mL, khi PSA 4 –
10ng/mL tỷ lệ này là 1/4, và khi PSA > 10ng/mL
thì tỷ lệ này tăng lên 1/2 đến 2/3.
Chúng tôi có 222 TH được sinh thiết để chẩn
đoán ung thư TTL.
Trong 65 TH có DRE bình thường được sinh
thiết vì có PSA gia tăng, chúng tôi phát hiện 5
TH ung thư (chiếm 7,7%). Khi PSA tăng thì khả
năng phát hiện ung thư gia tăng theo có ý nghĩa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 340
thống kê.
Với 157 TH có DRE bất thường, tỷ lệ phát
hiện ung thư cũng gia tăng đáng kể khi PSA
gia tăng.
Đối chiếu với các tác giả trên, thì tỷ lệ ung
thư phát hiện được ở từng lớp PSA trong nghiên
cứu của chúng tôi có thấp hơn, nguyên nhân có
thể vì sự khác nhau trên 2 mặt: dịch tễ học ung
thư TTL và kỹ thuật sinh thiết.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy PSA
càng cao thì khả năng phát hiện ung thư càng
nhiều. Nhận định này cũng tương tự với các tác
giả khác, chẳng hạn(3): khi DRE bình thường và
PSA > 4ng/mL, tỷ lệ ung thư theo các tác giả lần
lượt là 12% (Hammerer & cs, 1994), 24% (Ellis &
cs, 1994) và 25% (Cooner & cs, 1993). Hơn nữa, tỷ
lệ này lần lượt tăng lên 72%, 42% và 62% khi kết
hợp với kết quả DRE bất thường. Dù rằng số
liệu của các công trình nghiên cứu không tương
đồng nhau, nhưng phần nào đã khẳng định sự
gia tăng đáng kể nguy cơ ung thư TTL khi đồng
thời có bất thường trên kết quả xét nghiệm PSA
huyết thanh và DRE.
Chúng tôi chú ý nhiều vào nhóm bệnh nhân
có gia tăng trị số PSA huyết thanh trong khoảng
4 – 10ng/mL, vì sự gia tăng PSA trong khoảng
này có nguyên nhân trùng lắp giữa nhóm bệnh
nhân bị ung thư và BPH(4). Trong số 1098 bệnh
nhân được tầm soát: có 140 bệnh nhân có
4<PSA≤ 10. Chúng tôi sinh thiết 35 TH vì có
%fPSA ≤ 20, phát hiện được 3 TH ung thư,
chiếm 4,62%. Vì thời gian nghiên cứu tương đối
ngắn, chúng tôi chỉ tập trung tìm tỷ lệ ung thư
TTL trong mẫu nghiên cứu, nên hy vọng trong
những nghiên cứu tiếp theo chúng tôi sẽ mở
rộng đánh giá vai trò của các tham số khác như
tốc độ gia tăng PSA, tỷ trọng PSA. Trong việc
chọn lựa đối tượng sinh thiết, nhằm cải thiện độ
chuyên biệt của PSA huyết thanh trong chẩn
đóan ung thư TTL.
Bàn luận về tỷ lệ ung thư TTL ở những
bệnh nhân có kết quả DRE bất thường
Trước khi có xét nghiệm PSA huyết thanh,
DRE giữ vai trò chủ đạo trong phát hiện bệnh và
chẩn đoán giai đoạn ung thư TTL. Vì đa số ung
thư TTL xuất phát từ mô tuyến vùng ngoại vi
nên có thể phát hiện qua DRE. Tuy nhiên, để
DRE có thể phát hiện được, khối bướu phải có
kích thước từ 0,2ml trở lên(1). Tuy rằng kỹ thuật
DRE có độ nhạy phát hiện ung thư thấp nhưng
là một trong hai khám nghiệm đầu tiên được
công nhận để phát hiện sớm ung thư TTL(2,8,9).
Với 65 bệnh nhân có DRE bình thường được
sinh thiết vì gia tăng PSA, phát hiện được 5 TH
ung thư, chiếm 7,7%.Với 157 bệnh nhân có DRE
bất thường được sinh thiết, phát hiện 28 TH ung
thư, chiếm 17,83 %.
Kết quả này cho thấy, nếu nghi ngờ ung thư
khi thăm khám lâm sàng (DRE) thì khả năng
bệnh nhân bị ung thư gia tăng đáng kể. Trong
khi đó, nếu tầm soát dựa trên sự kết hợp đồng
thời của DRE, PSA huyết thanh và TRUS thì có
đến 2/3 trường hợp ung thư được chẩn đoán
còn ở giai đoạn khu trú(3).
Bàn luận về độ biệt hóa của tế bào ung thư
Độ biệt hóa của tế bào ung thư liên quan
mật thiết với hoạt tính và giai đoạn bệnh học
của ung thư như: Mức độ lan rộng của bệnh và
khả năng di căn hạch, di căn xương cũng như
liên quan đến khả năng đáp ứng với điều trị. Kết
quả từ 2096 bệnh nhân được cắt TTL tận gốc(3),
cho thấy độ biệt hóa tế bào ung thư liên quan
mật thiết với giai đoạn bệnh học của bướu. Mức
độ lan rộng của ung thư liên quan với mức độ
biệt hóa tế bào. Trong nghiên cứu này, trong số
33 trường hợp carcinoma tuyến có: 11 trường
hợp có độ biệt hóa tốt, 10 TH có độ biệt hóa vừa,
12 TH có độ biệt hóa kém. Chúng tôi nhận thấy
rằng, những TH ung thư có trị số PSA càng cao
thì độ biệt hóa tế bào càng kém. Do vậy, đối với
một khối ung thư đã được xác định thì PSA
cũng là một yếu tố tiên lượng.
Bàn về quan điểm tầm soát ung thư TTL
Cho đến hiện nay, vấn đề tầm soát ung thư
TTL chưa được thống nhất, vì theo y học chứng
cứ thì hiệu quả của chương trình tầm soát ung
thư TTL chỉ đạt được chứng cứ mức độ II (kết
quả từ những nghiên cứu đoàn hệ dựa trên cộng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 341
đồng hay những nghiên cứu bệnh chứng) và
mức chứng cứ độ III (kết quả từ những nghiên
cứu phân tích hàng loạt các trường hợp bệnh lý,
hay từ quan điểm của các chuyên gia), còn thiếu
chứng cứ loại I (kết quả từ những thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng- RCT), là
chứng cứ quan trọng nhất quyết định cho việc
áp dụng rộng rãi trong cộng đồng(13).
Việc tầm soát ung thư TTL được chia thành
3 hình thức như sau(13):
- Tầm soát trong cộng đồng (hay tầm soát hệ
thống = systematic screening, tầm soát đại trà =
mass screening): Là hình thức tầm soát được
tiến hành như là chính sách quốc gia, không có
tiêu chuẩn chọn lựa.
- Tầm soát có lựa chọn (selective screening):
Áp dụng cho một dân số đích, có tiêu chuẩn
chọn lựa yếu tố nguy cơ rõ ràng.
- Tìm bệnh (case finding) hay phát hiện
sớm (early detection) ung thư TTL: Là phương
pháp tương tự như chương trình tầm soát đại
trà nhưng chỉ tiến hành dựa theo yêu cầu của
bệnh nhân.
Chương trình tầm soát hiệu quả cần đạt
được các yêu cầu sau(6):
- Quá trình chẩn đoán phải xâm hại tối thiểu
và ít tốn kém nhất.
- Giảm tử suất và cải thiện chất lượng cuộc
sống khi ung thư được chẩn đoán sớm.
- Sẵn có các phương pháp điều trị hiệu quả
và ít tác dụng phụ.
Cuối cùng, điều trị sớm ung thư phải chứng
tỏ mang lại kết quả tốt hơn so với điều trị những
trường hợp bệnh đã có biểu hiện lâm sàng.
Tuy nhiên, cho tới nay, chương trình tầm
soát ung thư TTL chưa hội đủ các tiêu chuẩn
nêu trên.
Hiện nay, Việt Nam cũng như các nước
trong khu vực, chưa có thống nhất về quan
điểm có nên tầm soát đại trà trong dân số hay
không vì chưa làm sáng tỏ được lợi khía cạnh
lợi ích và chi phí (cost-effective) của chương
trình này. Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu cho
thấy tần suất ung thư TTL trong dân số nam
g