Khảo sát việc sử dụng Fentanyl trong giảm đau ở bệnh nhân khoa Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: khảo sát việc sử dụng miếng dán fentanyl giảm đau trong thời gian ngắn trên đối tượng bệnh nhân điều trị tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012. Phương pháp: đây là nghiên cứu mô tả, tiến cứu, thực hiện trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối (không còn được điều trị đặc hiệu), được bắt đầu điều trị đau bằng miếng dán fentanyl tại khoa CSGN. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bệnh nhân hoặc người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân sau từng khoảng thời gian 3 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày. Các yếu tố đánh giá gồm liều sử dụng, hiệu quả giảm đau, thuốc cứu hộ, tác dụng phụ của thuốc và mức độ hài lòng của bệnh nhân. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 với các phép kiểm thống kê phù hợp. Kết quả: khoảng liều fentanyl sử dụng dao động từ 25-150 mg/giờ, trong đó phần lớn bệnh nhân dùng fentanyl ở liều 25-50 mg/giờ; sự tăng liều sau 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày so với ban đầu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mức độ đau của bệnh nhân (theo thang NPRS) sau khi dùng fentanyl so với ban đầu giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); 62,5-81% bệnh nhân kiểm soát đau với mức < 4/10 (không đau đến đau nhẹ). Morphin phóng thích tức thời (đường uống) được chỉ định làm thuốc cứu hộ trong phần lớn trường hợp (hơn 73%), khoảng 60- 80% bệnh nhân không dùng quá 2 lần liều cứu hộ/ngày. Buồn ngủ, khô miệng, đổ mồ hôi là những tác dụng phụ thường gặp nhất; buồn nôn, nôn thường xảy ra trong giai đoạn đầu (sau 3 ngày) và giảm dần/biến mất sau đó; không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng khiến bệnh nhân ngừng thuốc. Hơn 96% bệnh nhân trả lời có hài lòng về việc dùng miếng dán fentanyl. Kết luận: việc sử dụng miếng dán fentanyl trong thời gian ngắn (3 ngày đến 30 ngày) để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không còn được điều trị đặc hiệu là khả thi, hiệu quả và tương đối an toàn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát việc sử dụng Fentanyl trong giảm đau ở bệnh nhân khoa Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Dược Học 88 KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG FENTANYL TRONG GIẢM ĐAU Ở BỆNH NHÂN KHOA CHĂM SÓC GIẢM NHẸ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Hoài Thanh Vân*, Nguyễn Tuấn Dũng* TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát việc sử dụng miếng dán fentanyl giảm đau trong thời gian ngắn trên đối tượng bệnh nhân điều trị tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012. Phương pháp: đây là nghiên cứu mô tả, tiến cứu, thực hiện trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối (không còn được điều trị đặc hiệu), được bắt đầu điều trị đau bằng miếng dán fentanyl tại khoa CSGN. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bệnh nhân hoặc người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân sau từng khoảng thời gian 3 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày. Các yếu tố đánh giá gồm liều sử dụng, hiệu quả giảm đau, thuốc cứu hộ, tác dụng phụ của thuốc và mức độ hài lòng của bệnh nhân. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 với các phép kiểm thống kê phù hợp. Kết quả: khoảng liều fentanyl sử dụng dao động từ 25-150 mg/giờ, trong đó phần lớn bệnh nhân dùng fentanyl ở liều 25-50 mg/giờ; sự tăng liều sau 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày so với ban đầu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mức độ đau của bệnh nhân (theo thang NPRS) sau khi dùng fentanyl so với ban đầu giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); 62,5-81% bệnh nhân kiểm soát đau với mức < 4/10 (không đau đến đau nhẹ). Morphin phóng thích tức thời (đường uống) được chỉ định làm thuốc cứu hộ trong phần lớn trường hợp (hơn 73%), khoảng 60- 80% bệnh nhân không dùng quá 2 lần liều cứu hộ/ngày. Buồn ngủ, khô miệng, đổ mồ hôi là những tác dụng phụ thường gặp nhất; buồn nôn, nôn thường xảy ra trong giai đoạn đầu (sau 3 ngày) và giảm dần/biến mất sau đó; không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng khiến bệnh nhân ngừng thuốc. Hơn 96% bệnh nhân trả lời có hài lòng về việc dùng miếng dán fentanyl. Kết luận: việc sử dụng miếng dán fentanyl trong thời gian ngắn (3 ngày đến 30 ngày) để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không còn được điều trị đặc hiệu là khả thi, hiệu quả và tương đối an toàn. Từ khóa: fentanyl dán, chăm sóc giảm nhẹ, hiệu quả, an toàn ABSTRACT EVALUATING THE USAGE OF FENTANYL PATCH IN PAIN MANAGEMENT FOR PATIENTS AT PALLIATIVE CARE DEPARTMENT, HO CHI MINH CITY ONCOLOGY HOSPITALS Pham Hoai Thanh Van, Nguyen Tuan Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 4 - 2013: 88 - 94 Objective: evaluate the usage of transdermal fentanyl for short-term pain management in patients admitted to Palliative Care Department, HCMC Oncology Hospital (from June 2011 to June 2012). Methods: this was an observed, prospective study in advanced-stage cancer patients (not responsive to curative treatment) starting taking transdermal fentanyl for pain control at Palliative Care Department. Data were collected through interviewing patients or caregivers after 3 days, 10 days, 20 days and 30 days of using fentanyl. Factors for evaluating include dosage of fentanyl, analgesia efficacy, rescue medication, adverse effects * Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Tuấn Dũng ĐT: 0903343832 Email: tuandungdls@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 89 and patients’ satisfaction. Data were analyzed by SPSS 16.0 software with appropriate statistical tests. Results: fentanyl dosage ranged from 25-150 mg/h in which 25-50 mg/h was the most common range used; and the increment in dosage after 10 days, 20 days and 30 days was significantly different (p < 0.05) from the initial dose. Pain intensity (NPRS) was significantly reduced (p < 0.05) from the baseline through the remaining period evaluations; and approximately 62.5-81% of patients were controlled with the pain score < 4/10 (no pain to mild pain). Immediate-release morphine (oral route) was indicated as rescue medication in the majority (over 73%); and around 60-80% of cases took not more than two rescue doses per day. Drowsiness, dry mouth, and sweating were the most common side effects while nausea and vomiting frequently happened at the beginning time (after 3 days) and decreased/disappeared later; and no serious adverse effect was recorded. Over 96% of patients cited that they had satisfaction about taking transdermal fentanyl for pain control. Conclusion: using transdermal fentanyl for short-term pain management (3 days to 30 days) in terminal- stage cancer patients (not able to take curative treatment any more) was feasible, effective and relatively safe. Keywords: transdermal fentanyl , Palliative Care, effective, safe ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, ung thư là một trong những bệnh mạn tính ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 60-90% bệnh nhân ung thư di căn bị đau ở mức độ trung bình đến nặng(4) không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Theo khuyến cáo của WHO, morphin là opioid đầu tay trong giảm đau ở bệnh nhân ung thư, và đã được chứng minh là một thuốc giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều có đáp ứng tốt với morphin hoặc có thể điều trị đau với morphin. Vấn đề đặt ra là cần xem xét việc dùng các opioid khác hoặc chuyển đổi từ morphin sang opioid thay thế trong những tình huống không thể sử dụng morphin. Tại Việt Nam ngoài morphin, fentanyl cũng là thuốc giảm đau mạnh loại opioid được cân nhắc sử dụng. Do đó chúng tôi tiến hành khảo sát việc sử dụng fentanyl trong kiểm soát đau ở bệnh nhân điều trị tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ -Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012. Mục tiêu đặt ra là đánh giá việc sử dụng miếng dán fentanyl giảm đau trong thời gian ngắn trên đối tượng bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không còn được điều trị đặc hiệu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng khảo sát là bệnh nhân ung thư có thời gian sống tiên lượng dưới 6 tháng, đau mạn tính được điều trị đau bằng miếng dán fentanyl tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ, thỏa tiêu chuẩn chưa từng sử dụng miếng dán fentanyl trước đó; không thể sử dụng morphin uống hoặc không thể tiếp tục sử dụng morphin uống, hay không đạt được hiệu quả giảm đau với morphin. Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình tiến cứu, không đối chứng. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bệnh nhân hoặc người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân sau từng khoảng thời gian điều trị (3 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày); kết hợp với theo dõi hồ sơ bệnh án. Các yếu tố đánh giá gồm liều sử dụng, hiệu quả giảm đau, thuốc cứu hộ, tác dụng phụ của thuốc và mức độ hài lòng của bệnh nhân. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng phép kiểm Wilcoxon signed ranks hay Sign để so sánh mức độ đau trước và sau khi dùng thuốc; liều fentanyl ban đầu và sau từng khoảng thời gian. So sánh tỉ lệ bị tác dụng phụ giữa các đợt điều trị bằng phép kiểm McNemar. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Từ 1/6/2011 đến 1/6/2012 ghi nhận được 101 bệnh nhân khoa Chăm sóc giảm nhẹ - bệnh viện Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Dược Học 90 Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh dùng miếng dán fentanyl để giảm đau, trong đó có 42 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu với các đặc điểm chung được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu ban đầu 42 bệnh nhân Hoàn thành đợt điều trị 3-10 ngày 42 bệnh nhân Hoàn thành đợt điều trị 20 ngày 30 bệnh nhân Hoàn thành đợt điều trị 30 ngày 24 bệnh nhân Giới 55% nam Tuổi 60,17±14,93 Vị trí ung thư nguyên phát 38% ung thư vùng đầu cổ Di căn 86% BN có di căn Phương pháp đặc hiệu đã điều trị 50% BN từng được hóa trị Chỉ số KPS 68,33±9,35 Liều miếng dán fentanyl Kết quả khảo sát liều fentanyl sử dụng được trình bày trong hình 1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 25 mcg/h 50 mcg/h 75 mcg/h 100 mcg/h 125 mcg/h 150 mcg/h Liều miếng dán fentanyl T ỉ l ệ Ban đầu 3 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày Hình 1. Liều fentanyl ban đầu, sau 3 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày Bảng 2: So sánh liều fentanyl sau từng khoảng thời gian với lúc ban đầu Ban đầu (n=42) 3 ngày (n=42) 10 ngày (n=42) 20 ngày (n=42) 30 ngày (n=42) Liều fentanyl (g/giờ) 44,6±29, 9 46,4±28, 9 51,5±30, 4* 58,8±31, 8* 60,4±37, 5* * p < 0,05 (phép kiểm Sign) Khoảng liều fentanyl sử dụng dao động từ 25-150 mg/giờ, trong đó phần lớn bệnh nhân dùng fentanyl ở liều 25-50 mg/giờ, nhất là ở khoảng thời gian đầu (sau 3 ngày, 10 ngày). Từ sau 10 ngày trở đi, có sự gia tăng tỉ lệ bệnh nhân dùng miếng dán ở liều 100 mg/giờ. Sự tăng liều sau 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày so với ban đầu có ý nghĩa thống kê (bảng 2). Mức độ đau Sự cải thiện mức độ đau sau khi dùng miếng dán fentanyl được trình bày trong hình 2. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Ban đầu 3 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày T ỉ l ệ Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau nặng Hình 2: Mức độ đau ban đầu và sau 3 ngày, 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày dùng fentanyl Sau khi dùng fentnyl, khoảng 62,5-81% bệnh nhân kiểm soát đau với mức < 4/10 (không đau đến đau nhẹ). Chỉ khoảng 6,7-10% bệnh nhân còn đau nặng (đau mức > 6/10). Mức độ đau của bệnh nhân (theo thang NPRS) sau khi dùng fentanyl so với ban đầu giảm có ý nghĩa thống kê (bảng 3). Bảng 3: So sánh mức độ đau sau từng khoảng thời gian với lúc ban đầu Ban đầu (n=42) 3 ngày (n=42) 10 ngày (n=42) 20 ngày (n=42) 30 ngày (n=42) Mức độ đau 5,2±2,3 3,3±1,9* 2,5±1,4* 2,8±2,0* 2,8±1,8* * p < 0,05 (phép kiểm Wilcoxon signed ranks) Thuốc cứu hộ Tóm tắt về việc sử dụng thuốc cứu hộ được trình bày trong bảng 4. Morphin phóng thích tức thời (đường uống) được chỉ định làm thuốc cứu hộ trong phần lớn trường hợp (hơn 73%). Khoảng 60-80% bệnh nhân không dùng quá 2 lần liều cứu hộ/ngày. Bảng 4: Tóm tắt đặc điểm sử dụng thuốc cứu hộ 10 ngày 20 ngày 30 ngày Morphin sulfat 30 mg (IR) 73,81% 86,67% 100% Morphin HCl 10 mg/ml 9,52% 6,67% 0% Tần suất sử dụng (lần/ngày) 1,79±1,38 1,50±1,17 1,92±1,79 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 91 Tác dụng phụ Kết quả khảo sát tỉ lệ một số tác dụng phụ khi dùng miếng dán fentanyl được trình bày trong hình 3. Buồn ngủ, khô miệng, đổ mồ hôi là những tác dụng phụ thường gặp nhất. Tác dụng phụ nôn, buồn nôn thường gặp sau 3 ngày đầu sử dụng miếng dán fentanyl, và giảm/biến mất sau đó. Chỉ một tỉ lệ thấp bệnh nhân bị tác dụng phụ ngứa, kích ứng da tại nơi dán, chóng mặt. Không ghi nhận trường hợp nào bị suy giảm hô hấp do dùng miếng dán. Sự khác biệt về tỉ lệ các tác dụng phụ thường gặp sau 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05, phép kiểm McNemar). 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Buồn nôn Nôn Khô miệng Buồn ngủ Đổ mồ hôi Ngứa Kích ứng da Chóng mặt Suy giảm hô hấp T á c d ụ n g p h ụ Tỉ lệ 30 ngày 20 ngày 10 ngày 3 ngày Hình 3: Tỉ lệ bị tác dụng phụ sau 3 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày dùng fentanyl Mức độ hài lòng của bệnh nhân Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân về việc dùng miếng dán giảm đau fentanyl được trình bày trong hình 4. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 3 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày T ỉ lệ Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Rất hài lòng Hình 4: Mức độ hài lòng của BN sau 3 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày dùng fentanyl Hơn 96% bệnh nhân trả lời có hài lòng về việc dùng miếng dán fentanyl. Trong đó, mức “Hài lòng” chiếm tỉ lệ cao nhất, từ 50-62,5%. Mức độ hài lòng có sự tương quan nghịch (thể hiện qua hệ số Spearman rho) với mức độ đau của bệnh nhân (Bảng 5). Bảng 5: Hệ số tương quan giữa mức độ đau và mức độ hài lòng 3 ngày (n=42) 10 ngày (n=42) 20 ngày (n=42) 30 ngày (n=42) Hệ số rS -0,405* -0,430* -0,495* -0,478* * p < 0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Dược Học 92 BÀN LUẬN Điều chỉnh liều Hơn 50% bệnh nhân khởi đầu điều trị với miếng dán fentanyl ở liều 25 mg/giờ. Việc chỉ định liều này là hợp lý vì trong số 42 bệnh nhân được khảo sát, 33 bệnh nhân có dùng morphin trước đó với liều trung bình là 107,57 mg/24 giờ. Nếu dùng bảng qui đổi từ morphin sang fentanyl thì liều miếng dán fentanyl tương đương là 25-50 mg/giờ. Sau 3 ngày đầu dùng miếng dán, liều fentanyl sử dụng tăng không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó nếu so sánh liều ở mốc 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày so với ban đầu hoặc so với mốc sau 3 ngày đầu thì sự tăng liều lại có ý nghĩa thống kê. Do trạng thái cân bằng của fentanyl trong huyết tương chỉ đạt được vào ngày thứ 3 sau khi dán, nên trong 72 giờ đầu có thể được xem là giai đoạn chỉnh liều đối với những bệnh nhân nội trú. Với những bệnh nhân ngoại trú việc chỉnh liều chỉ được thực hiện vào mỗi đợt tái khám (mỗi 9-10 ngày). Vì vậy sự khác biệt liều miếng dán fentanyl của mẫu nghiên cứu sau 3 ngày so với ban đầu là không đáng kể. Ngoài ra, sự khác biệt về liều ở mốc 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày so với ban đầu cũng cho thấy sự dung nạp opioid của bệnh nhân, đồng thời phản ánh phần nào tình trạng bệnh tiến triển. Hiệu quả giảm đau So với trước khi dùng miếng dán fentanyl, mức độ đau trung bình theo thang NPRS sau 3 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này cho thấy hiệu quả giảm đau của miếng dán fentanyl trong thời gian ngắn (≤ 30 ngày). Kết quả này cũng khá tương đồng với nghiên cứu của Mercadante và cộng sự, 2010(5) khi khảo sát về hiệu quả giảm đau trong 4 tuần của miếng dán fentanyl. Thuốc cứu hộ Trong nghiên cứu này, morphin dạng phóng thích tức thời (đường uống) được chỉ định làm thuốc cứu hộ trong phần lớn trường hợp là hợp lí do T1/2 ngắn (≈ 4 giờ) và khởi phát tác động nhanh (15-30 phút). Ngoài ra, việc cho bệnh nhân sử dụng morphin cứu hộ đường uống cũng thuận tiện, nhất là với những bệnh nhân ngoại trú vì bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà. Số lần dùng liều cứu hộ trong ngày là một trong những cơ sở giúp bác sĩ điều chỉnh liều thuốc giảm đau cơ bản của bệnh nhân, đồng thời cũng phần nào phản ánh liều thuốc giảm đau bệnh nhân đang dùng có phù hợp hay chưa. Qua khảo sát, khoảng 18-25% bệnh nhân không cần dùng liều cứu hộ vì đã kiểm soát đau tốt với miếng dán fentanyl, khoảng 50 – 60% bệnh nhân sử dụng 1-2 lần liều cứu hộ/ngày Điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân được kiểm soát đau khá tốt với miếng dán fentanyl. Tác dụng không mong muốn Tác dụng phụ thường gặp Phần lớn bệnh nhân bị tác dụng phụ khô miệng (khoảng 46-57%), chủ yếu ở mức độ trung bình. Tỉ lệ bệnh nhân bị tác dụng phụ khô miệng sau 30 ngày là 45,83%, thấp hơn so với nghiên cứu của Donner và cộng sự 1998(1). Số bệnh nhân bị tác dụng phụ buồn nôn, nôn và buồn ngủ cũng chiếm tỉ lệ đáng kể sau 3 ngày đầu sử dụng thuốc, và giảm rõ sau 10 ngày, trong đó tác dụng phụ buồn nôn và buồn ngủ giảm ở mức có ý nghĩa thống kê. Tại các thời điểm 20 ngày và 30 ngày vẫn ghi nhận các trường hợp bị các tác dụng phụ buồn nôn, nôn hoặc buồn ngủ có thể vì liều thuốc được gia tăng (bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ này khi chuyển qua dùng liều cao hơn, tuy nhiên gần như cũng chỉ bị trong thời gian ngắn). Khi so sánh tỉ lệ bị các tác dụng phụ này giữa 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày (so sánh từng cặp), sự khác biệt không đáng kể; có thể do bệnh nhân đã dung nạp thuốc sau thời gian dùng thuốc giảm đau opioid nên tỉ lệ bị các tác dụng phụ này không cao. Nếu xảy ra thì nguyên nhân hầu như là do sự tăng liều, nên sự thay đổi ghi nhận được không có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Học 93 Tỉ lệ bệnh nhân bị tác dụng phụ tăng đổ mồ hôi ghi nhận qua khảo sát là từ 16,7-31%. Sau 30 ngày, tỉ lệ bệnh nhân bị tăng đổ mồ hôi là 16,67%. Trong nghiên cứu của Donner và cộng sự 1998(1) tỉ lệ này là 50%. Tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giảm đau của thuốc do mồ hôi tích tụ dưới miếng dán fentanyl và có thể làm thay đổi độ hấp thu của fentanyl qua da(6). Nghiên cứu này không khảo sát tác dụng phụ táo bón, một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc giảm đau opioid, do một số bệnh nhân đã bị táo bón từ trước và hầu hết bệnh nhân được chỉ định dùng kèm thuốc nhuận tràng khi khởi đầu điều trị với miếng dán fentanyl để ngừa táo bón. Tác dụng phụ khác Tỉ lệ bệnh nhân bị ngứa khi dùng miếng dán qua khảo sát từ 3,3 – 14,3%. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của Donner và cộng sự 1998(1) là 17,6- 20%; trong nghiên cứu của Sloan và cộng sự 1998(7) là 2-8%. Tuy nhiên tác dụng phụ này không nghiêm trọng và có thể được xử trí bằng các thuốc kháng histamin. Nghiên cứu cũng ghi nhận được tỉ lệ bệnh nhân bị kích ứng da khi sử dụng miếng dán fentanyl từ 2,4-8,3%. Trong các nghiên cứu đã công bố trước đây, tỉ lệ bị kích ứng da khi sử dụng fentanyl dán dao động từ 8-20%(3). Việc bị kích ứng da có thể do bệnh nhân không đổi vị trí dán khi thay miếng dán mới. Tỉ lệ bệnh nhân bị chóng mặt trong nghiên cứu từ 4,8-8,3%. Theo tài liệu đã công bố, tỉ lệ này từ 3-10%(3). Tác dụng phụ này thường xuất hiện khi bệnh nhân chuyển sang dùng thuốc ở liều cao hơn và hầu như chỉ thoáng qua, không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. Trong suốt quá trình nghiên cứu không ghi nhận trường hợp nào bị suy giảm hô hấp. Kết quả này phù hợp với nhận định đã được công bố trên y văn thế giới, suy giảm hô hấp hiếm xảy ra đối với bệnh nhân được điều trị mạn tính với thuốc giảm đau opioid và thường có thể phòng tránh được nếu điều chỉnh liều một cách cẩn thận và hợp lí(8). Sự hài lòng của bệnh nhân Tỉ lệ bệnh nhân hài lòng về việc dùng miếng dán fentanyl để giảm đau rất cao từ 97-100%. Giảm đau khá tốt, đường sử dụng thuốc thuận tiện, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là mỗi 72 giờ (nếu dùng morphin dạng phóng thích tức thời phải uống thuốc mỗi 4 giờ), không bị tác dụng phụ nghiêm trọng là những yếu tố có thể giải thích cho sự hài lòng của bệnh nhân khi dùng miếng dán fentanyl. Hệ số tương quan rS giữa mức độ đau và mức độ hài lòng của bệnh nhân sau 3 ngày, 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày dao động từ -0,405 đến -0,495, với p < 0,05. Điều này gợi ý rằng có sự tương quan nghịch, mức trung bình giữa mức độ hài lòng và mức độ đau của bệnh nhân; mức độ hài lòng tăng khi mức độ đau giảm. Tuy nhiên để đánh giá chính xác mối tương quan này cần làm rõ câu hỏi sự thay đổi mức độ đau theo thang NPRS có ý nghĩa thế nào trong lâm sàng khi xét ở góc độ cảm nhận của người bệnh. Điều này có thể giải quyết khi kết hợp việc đánh giá mức độ đau theo NPRS với thang PGIC (Patient’s Global Impression of Change, thang đánh giá sự cảm nhận về mức độ cải thiện trên thang điểm từ 1 đến 7 với 1 là cải thiện rất nhiều và 7 là tình trạng rất tệ)(2) để thấy được sự thay đổi mức độ đau trên thang NPRS sau khi dùng thuốc giảm đau được người bệnh cảm nhận ở mức độ ra sao (cải thiện nhiều/ít). KẾT LUẬN Từ những kết quả ghi nhận được, có thể đi đến nhận định việc sử dụng miếng dán fentanyl trong thời gian ngắn (3 ngày đến 30 ngày) để giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không còn được điều trị đặc hiệu là khả thi, hiệu quả và tương đối an toàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Donner B, Zenz M, Strumpf M, et al. (1998), “Long-term treatment of cancer pain with transdermal fentanyl”, J Pain Symptom Manage; 15(3): 168-175. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Dược H
Tài liệu liên quan