Mục tiêu nghiên cứu: Khí hóa lan rộng của xoang bướm (XB) là một yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá
chọn lựa một phẫu thuật vào XB. Chúng tôi khảo sát và phân loại sự khí hóa xoang bướm (KHXB) bằng hình
ảnh CT scan đa lát cắt.
Đối tượng và phương pháp: Gồm 120 bệnh nhân (tuổi từ 18 đến 76, 40 nam và 80 nữ) được chụp CT
scan đa lát cắt vùng đầu tại BV Chợ rẫy và Trung tâm chẩn đoán Medic, tp HCM, được xử lý bằng phần mềm
eFilm khảo sát dưới 3 mặt phẳng tái tạo.
Kết quả: Khảo sát KHXB theo trục trước sau có dạng trước yên bướm bên P: 13,3%, bên T: 26,6%; dạng
yên bướm bên P: 42,5%, bên T: 35,5% và dạng sau yên bướm bên P:43,3%, bên T: 37,5%. KHXB sang bên có
dạng hẹp với 23,3% cả bên P và T, khí hóa trung bình dạng thân bướm bên P: 28,3%, bên T: 20%; khí hóa lan
rộng sang bên vào cánh lớn XB với bên P và T đều 6,6%, dạng chân bướm với bên P: 6,6%, bên T: 3,3% và
dạng hổn hợp bên P:35% và bên T: 46,6%. Với khí hóa mấu giường trước bên P: 16,6% và bên T: 20%.
Kết luận: Nghiên cứu đã khảo sát và phân loại các dạng KHXB theo các trục trước sau và sang bên góp
phần hệ thống kiến thức giải phẫu về các dạng KH XB. Sự đánh giá toàn diện về KHXB giúp nhận định nguyên
nhân, phương hướng điều trị trong các trường hợp rò DNT qua mũi, điều trị triệt để các dạng viêm nhiễm cũng
như khả năng mở rộng chỉ định ứng dụng đường mổ nội soi trong mũi qua xoang bướm trong điều trị phẫu
thuật sàn sọ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khí hóa xoang bướm – Khảo sát và phân loại bằng hình ảnh CT scan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 23
KHÍ HÓA XOANG BƯỚM –
KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI BẰNG HÌNH ẢNH CT SCAN
Nguyễn Bích Hạnh*, Nguyễn Thị Ngọc Dung**, Lâm Huyền Trân***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khí hóa lan rộng của xoang bướm (XB) là một yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá
chọn lựa một phẫu thuật vào XB. Chúng tôi khảo sát và phân loại sự khí hóa xoang bướm (KHXB) bằng hình
ảnh CT scan đa lát cắt.
Đối tượng và phương pháp: Gồm 120 bệnh nhân (tuổi từ 18 đến 76, 40 nam và 80 nữ) được chụp CT
scan đa lát cắt vùng đầu tại BV Chợ rẫy và Trung tâm chẩn đoán Medic, tp HCM, được xử lý bằng phần mềm
eFilm khảo sát dưới 3 mặt phẳng tái tạo.
Kết quả: Khảo sát KHXB theo trục trước sau có dạng trước yên bướm bên P: 13,3%, bên T: 26,6%; dạng
yên bướm bên P: 42,5%, bên T: 35,5% và dạng sau yên bướm bên P:43,3%, bên T: 37,5%. KHXB sang bên có
dạng hẹp với 23,3% cả bên P và T, khí hóa trung bình dạng thân bướm bên P: 28,3%, bên T: 20%; khí hóa lan
rộng sang bên vào cánh lớn XB với bên P và T đều 6,6%, dạng chân bướm với bên P: 6,6%, bên T: 3,3% và
dạng hổn hợp bên P:35% và bên T: 46,6%. Với khí hóa mấu giường trước bên P: 16,6% và bên T: 20%.
Kết luận: Nghiên cứu đã khảo sát và phân loại các dạng KHXB theo các trục trước sau và sang bên góp
phần hệ thống kiến thức giải phẫu về các dạng KH XB. Sự đánh giá toàn diện về KHXB giúp nhận định nguyên
nhân, phương hướng điều trị trong các trường hợp rò DNT qua mũi, điều trị triệt để các dạng viêm nhiễm cũng
như khả năng mở rộng chỉ định ứng dụng đường mổ nội soi trong mũi qua xoang bướm trong điều trị phẫu
thuật sàn sọ.
Từ khóa: Xoang bướm; Khí hóa xoang; Phẫu thuật trong mũi qua xoang bướm
ABSTRACT
PNEUMATIZATION OF THE SPHENOIDAL SINUS – A STUDY AND CLASSIFICATION BY
IMAGING HELICAL CT SCAN
Nguy en Bich Hanh, Nguyen Thi Ngoc Dung, Lam Huyen Tran
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 22 ‐ 30
Background and Purpose: Extended pneumatization of the sphenoidal sinus is considered an indispensable
element for the extended transphenoidal approach. We studied and classificated pneumotization of the sphenoidal
sinus by 3D imaging helical CT scan.
Methods: We used head CT scan data obtained from 120 patients (age range, 15 to 76 years; 40 male and 80
female subjects) without head injury or intracranial diseases at Cho Ray hospital and Medic Center from 6/2010
to 9/2010 to assess the extent of sphenoid pneumatization.
Results: The conchal, presellar, sellar and post sellar types comprised 0.8; R: 13.3, L: 26.6; R: 42.5, L: 35.5;
R: 43.3, L: 37.5% of subjects, respectively. According to the lateral extra pneumatization, the prevalence of the
narrow, sphenoid body, lesse wing, pterygoid process and combined extension sinus types was R=L: 23.3, R:
28.3, L: 20; R =L: 6.6; R: 6.6, L: 3.3; R:35, L:46.6% of subjects, respectively. The percentages of pneumatization
of the anterior clinoid process were R: 16.6 and L: 20% of subjects.
* BV. Nguyễn Tri Phương ** BV Tai Mũi Họng TP.HCM *** BM Tai Mũi Họng – ĐH Y Dược TP.
HCM
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 24
Conlusion: the present study provides anatomical information about the pneumatization of the sphenoidal
sinus. A preoperative CT scan assessment is necessary to evaluate pneumatization of sphenoidal sinus that is
essential for diagnosis, thorough treatment and avoiding complications in performing an endoscopic
sphenoidotomy as well as transsphenoidal skull base surgery.
Key words: Sphenoidal sinus; Pneumatization; Transsphenoidal endoscopic surgery
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, xoang bướm đã được xem là một
cấu trúc giải phẫu có biến đổi đáng kể về kích
thước, hình dáng và không đối xứng. Điều
quyết định về sự biến đổi không đồng nhất
này tùy thuộc về mức độ khí hóa của xoang
bướm(6,7,26,35). Lúc vừa sanh, xoang bướm phát
triển và đạt tới kích thước đầy đủ ở tuổi sắp
trưởng thành. Trong trường hợp đặc biệt,
xoang phát triển lan rộng do khí hóa nhiều,
xoang bướm sẽ lan sang bên xuống mấu chân
bướm (pterygoid process) hay cánh lớn xương
bướm (geat wing sphenoid), phía trước vào
mấu giường trước (anterior clinoid process) và
ra sau vào cả phần nền xương chẩm (basilar of
occipital bone). Với nét đặc thù khí hóa lan
rộng của xoang bướm, bằng phương tiện nội
soi, đã giúp các nhà phẫu thuật mũi xoang,
phẫu thuật sàn sọ tiến xa các đích đến qua
đường mổ nội soi trong mũi qua xoang
bướm(18,28,29). Vì tính đặc thù của xoang bướm ở
vấn đề mức độ khí hóa cũng như giá trị ứng
dụng nét riêng biệt này trong phương pháp
nội soi trong mũi qua xoang bướm, đã có
nhiều báo cáo nghiên cứu giải phẫu mức độ
khí hóa nói chung của xoang bướm, qua đó
phân loại hình dáng của xoang bướm(25, 32, 15, 6, 7,
23, 33). Trong một nghiên cứu khảo sát giải phẫu
xoang bướm bằng phân tích hình ảnh CT scan
đa lát cắt(24), chúng tôi khảo sát sự khí hóa lan
rộng của xoang bướm, phân loại mức độ và ý
nghĩa lâm sàng. Qua đó, nêu bật tính quan
trọng của việc nắm vững kiến thức giải phẫu
xoang bướm trong việc áp dụng phương tiện
nội soi trong phẫu thuật vùng mũi xoang.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Gồm 120 bệnh nhân được chụp CT scan
vùng đầu vì những lý do không đặc biệt (không
chấn thương, không bệnh lý u nội sọ) tại bệnh
viện Chợ Rẫy và Trung tâm chẩn đoán Medic từ
6 /2010 đến 9 /2010.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Phương tiện CT scan thế hệ đa lát cắt (64
slides) độ mỏng giữa các lát cắt được thiết lập
với khoảng cách gần như liên tục (0.4 mm). Tất
cả đối tượng được chụp CT scan đầu sau khi
thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu và loại trừ sẽ được
ghi nhận thông tin về phần hành chánh đưa vào
danh sách nghiên cứu.
Data về hình ảnh được lưu lại vào đĩa DVD
và sau đó trên máy tính hình ảnh CT được phân
tích bằng phần mềm eFilm Workstation 2.1.0.
(MERGE Healthcare Co. 2005).
Phân loại độ khí hóa xoang bướm:
Phân loại khí hóa trước sau
Chúng tôi phân chia khí hóa trước sau thành
4 phân loại cơ bản:
A1. Dạng xoăn bướm (dạng xương đặc ngà).
A2. Dạng trước yên bướm: XB khí hóa
không ra sau qua khỏi mặt phẳng trước yên
bướm.
A3. Dạng yên bướm: XB khí hóa ra sau
nhưng không qua khỏi mặt phẳng ngay sau yên
bướm.
A4. Dạng sau yên bướm: XB khí hóa ra sau
qua khỏi mặt phẳng ngay sau yên bướm. Trong
nhóm này có các phân loại phụ sau: Dạng khí
hóa ra xương bản dốc (clivus); Dạng khí hóa
hướng mấu giường sau; Dạng khí hóa hướng
xương chẩm; Dạng hỗn hợp 1 và 2; Dạng hỗn
hợp 1,2 và 3.
Phân loại khí hóa sang bên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 25
Dựa trên thiết diện trán (coronal) của hình
ảnh CT, chúng tôi phân chia khí hóa sang bên
thành 3 loại:
B1. Khí hóa dạng thân bướm:
Dạng khí hóa hẹp: khí hóa XB không tới
đường ranh tưởng tượng kẻ nối từ ống thần
kinh V2 và ông thần kinh Vidian (đường ranh
A).
Dạng khí hóa thân bướm trung bình: khí hóa
XB tới đường ranh A.
B2. Dạng khí hóa rộng sang bên: khí hóa XB
qua khỏi đường ranh A (Hình 1).
Dạng cánh lớn xương bướm: Sự khí hóa chỉ
lan vào và tạo hõm bên ở cánh lớn xương bướm
(Hình 1).
Dạng mỏm chân bướm: Sự khí hóa chỉ lan
vào và tạo hõm bên ở mỏm chân bướm (Hình 1).
Dạng sang bên hỗn hợp chân bướm‐cánh
lớn xương bướm (Hình 1).
Khí hóa mấu giường trước.
Hình 1: Hình vẽ theo diện cắt mặt phẳng trán qua
xoang bướm, mô tả các dạng khí hóa xoang bướm
sang bên. Nguồn: Wang J (2010)(34)
KẾT QUẢ
Khí hóa trước sau
Hình 2: Hình CT scan thiết diện dọc, trình bày các dạng khí hóa XB theo trục trước sau. (A) dạng khí hóa trước yên
bướm; (B) dạng sau yên bướm; (C) dạng sau yên bướm lan mấu giường sau; (C) dạng sau yên bướm hỗn hợp.
A B C D
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 26
Khí hóa sang bên
Bảng 2: Phân loại khí hóa sang bên của XB
Hẹp Thân bướm Cánh lớn XB Chân bướm Hỗn hợp ∑
XB phải 28 (23,3%) Nam: 8 Nữ: 20
34 (28,3%) Nam:
10 Nữ: 24
8 (6,6%) Nam: 2
Nữ: 6
8 (6,6%) Nam: 2
Nữ: 6
42 (35%) Nam: 18
Nữ: 24 100% 40 80
XB trái 28 (23,3%) Nam: 6 Nữ: 22
24 (20%) Nam: 8
Nữ: 16
8 (6,6%) Nam: 3
Nữ: 5
4 (3,3%) Nam: 1
Nữ: 3
56 (46,6%) Nam:
22 Nữ: 34 100% 40 80
Nhận xét: Bằng phép kiểm dấu và hạng
Wilcoxon, ta thấy có sự khác nhau có ý nghĩa
giữa có sự khí hóa sang bên giữa bên phải và
bên trái (P<0,05) trong dạng khí hóa sang bên
dạng chân bướm và hỗn hợp.
Riêng khí hóa sang bên dạng hẹp có sự khác
biệt giữa nam và nữ tính theo bên phải trái, các
trường hợp dạng khí hóa sang bên còn lại không
có khác biệt ý nghĩa trong sự nổi bật giữa nam
và nữ cùng bên (phép kiểm Mann‐Whitney U
test, P< 0,05).
Hình 3: Hình CT scan thiết diện trán, trình bày các dạng khí hóa XB lan rộng sang bên. (A) khí hóa lan rộng
dạng hỗn hộp hai bên; (B) khí hóa dạng thân bướm bên P, lan rộng chân bướm bên T; (C) khí hóa dạng lan cánh
lớn XB bên P, dạng hỗn hợp bên T; (D) dạng hỗn hợp bên P, dạng thân bướm hẹp bên T.
Khí hóa mấu giường trước
Bảng 3: Khí hóa mấu giường trước (MGT)
Khí hóa không hoàn toàn
Khí hóa
hoàn toàn ∑
MGT phải 8 12 20/120
MGT trái 11 13 24/120
∑ 19/240 (7,9%) 25/240 (10,4%)
44/240
(18,3%)
Nhận xét: Bằng phép kiểm thống kê (Signed
ranks Wilcoxon, P<0,05), cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa bên phải trái trong sự
xuất hiện khí hóa mấu giường trước.
Ngoài ra, trong nghiên cứu chúng tôi cũng
ghi nhận tế bào sàng sau khí hóa mạnh ra sau
trong trường hợp XB khí hóa kém ra trước. Khi
ấy, thần kinh thị có thể lồi hoặc chạy hẳn trong
xoang sàng. Chúng tôi ghi nhận bên P có 22
(18,3%), bên trái có 19 trường hợp (15,8%) thần
Khí hóa dạng hỗn hợp
A
Khí hóa chân
bướm
B
Khí hóa
dạng hẹp
D
Khí hóa dạng xương
bướm
Thần kinh Vidian
C
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 27
kinh thị lồi / nằm trong xoang sàng.
Hình 4: Hình CT scan, (A) thiết diện dọc trán (sagittal) của một đối tượng trong nghiên cứu, minh họa khí hóa
của XB lan rộng ra trước, khi hóa mấu giường trước và dây thần kinh lồi vào trong XB. Động mạch cảnh trong
cũng lồi vào trong XB đoạn xoang hang. (B) thiết diện trán (coronal) của một đối tượng khác trong nghiên, minh
họa sự khí hóa mấu giường trước do sự phát triển tế bào sàng sau và dây thần kinh thị chạy trong XS.
BÀN LUẬN
Khí hóa XB theo trục trước sau
Trong y văn thế giới, có nhiều phân loại XB
theo sự khí hóa. Theo Elwany S. (10), phân loại
khí hóa XB thành 2 dạng: trước yên bướm và
sau yên bướm theo đường phân thẳng góc mặt
phẳng củ yên. Một phân loại khí hóa XB theo
trục trước sau được chấp nhận rộng rãi là phân
loại trong báo cáo của Hammer và Radberg(11)
dựa trên mối quan hệ vị trí của yên bướm và XB.
Trong đó XB được phân chia thành 3 dạng: xoăn
bướm, trước yên bướm và yên bướm.
Trên quan điểm ngoại khoa ứng dụng, cùng
với nhận định tác giả Hamid(10), chúng tôi phân
chia khí hóa trước sau cua XB theo 4 nhóm
(bảng 1). Có 3 nhóm đầu: Dạng xoăn bướm (còn
gọi xương đặc ngà), trước yên bướm và yên
bướm là phân loại phổ biến từ những báo cáo
đầu tiên(26,27,30). Với nhóm thường được gọi là yên
bướm chúng tôi phân thành hai nhóm: yên
bướm và sau yên bướm (bảng 1 và hình 2).
Dạng xoăn bướm hiếm gặp và được cho thường
gặp ở lứa tuổi nhỏ mặc dù vẫn có thể gặp ở
người trưởng thành(6). Nhóm XB khí hóa dạng
yên bướm và sau yên bướm chiếm tỉ lệ gộp
chung khoảng 78% các trường hợp, đây là nhóm
XB có yên bướm lồi trong XB rõ ràng như một ụ
nhô sẽ là một mốc giải phẫu xác định yên bướm
trong phẫu thuật nội soi trong mũi qua XB đến
hố yên trong phẫu thuật lấy u tuyến yên. Về mặt
thực tế khảo sát giải phẫu, chúng tôi ghi nhận
dạng khí hóa sau yên bướm với những nhóm
phân dạng chi tiết là một thực thể lâm sàng
không thể bỏ qua hay gộp chung với dạng yên
bướm. Bởi lẽ, phân loại dạng này sẽ giúp các
nhà phẫu thuật sàn sọ có những đánh giá trước
mổ hay chủ động chỉ định dùng phương pháp
nội soi qua XB để vào sàn sọ hố sau.
Khí hóa XB lan rộng sang bên
Theo quan điểm phân loại của Wang J.(34),
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã ghi nhận
khoảng ½ các trường hợp khảo sát XB có khí hóa
lan rộng sang bên. Số liệu tỉ lệ này tương đồng
với nghiên cứu của Wang J.(34) (Bảng 4)
Bảng 4: So sánh tỉ lệ các dạng khí hóa XB lan rộng
sang bên giữa các tác giả.
Cánh lớn XB Chân bướm Hỗn hợp ∑
Wang 11 (5,5%) 10 (5%) 71 (35,5%)
92/200
(46%)
Chúng tôi 16 (6,6%) 12 (5%) 94 (39,1%)
122/240
(50,8%)
Sự lan rộng khí hóa sang bên của XB, tạo
thành những ngách bên hướng về cánh lớn
xương bướm, hướng xuống chân bướm hay cả
hai. Những ngách này bên dưới sàn sọ giữa tiếp
TK thị Ngách cảnh thị
Động mạch cảnh
A
TK thị
B
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 28
cận mặt trước trong hay trước ngoài của hố sọ
giữa tạo tiện lợi tiếp cận vùng trước trong xoang
hang, hố sọ giữa mà ngày nay phẫu thuật sàn sọ
đặc biệt chuyên ngành phẫu thuật thần kinh
đang phát triển.
Khí hóa sang bên với Rò dịch não tủy: Tác giả
Morley T.P. 1964(22) qua 2 trường hợp báo cáo
rò dịch não tủy qua mũi sau chấn thương đã
nhân định vị trí rò xuất phát từ hõm bên của
xoang bướm do khí hóa phát triển sang bên
quá mức. Qua khảo sát 92 sọ người, Morley
cũng đã ghi nhận có 28 trường hợp xoang
bướm khí hóa phát triển sang một bên và 16
trường hợp khí hóa phát triển sang bên cả 2
bên. Ông đã khuyến cáo việc đánh giá trước
mổ sự khí hóa sang bên trong các trường hợp
rò dịch não tủy qua mũi sau chấn thương bằng
khảo sát X‐Q là điều nên làm vào thời điểm
báo cáo trên (chưa có CT scan).
Tác giả Lopatin A.S.(18) phân tích các yếu tố
căn nguyên trong báo cáo 21 trường hợp rò
dịch não tủy qua mũi tự phát được điều trị
bằng phẫu thuật nội soi qua mũi, đã ghi nhận
có 9/21 trường hợp vị trí rò dịch não tủy ở
thành bên xoang bướm trong đó có 6 trường
hợp thành bên xoang bướm khí hóa quá mức
sang bên. Ông nhấn mạnh yếu tố khí hóa quá
mức sang bên của xoang bướm và cho rằng sự
khí hóa quá mức sang bên của xoang bướm đã
làm mỏng xương sàn sọ đôi lúc sẽ dẫn tới sa
và làm rách màng cứng.
Rò DNT qua mũi tự phát là một thử thách
điều trị lâm sàng. Với CT scan khảo sát các
xoang quanh vùng mũi, sàn sọ, chụp bể DNT và
thủy động DNT bằng hình ảnh MRI, qua các
nghiên cứu những trường hợp rò DNT tự phát,
các báo cáo cho thấy rằng căn nguyên do nhóm
dị dạng bẩm sinh xương sàn sọ gây nên chiếm tỉ
lệ khá cao. Những trường hợp dị dạng sàn sọ
bẩm sinh này, thường xảy ra ở lá sàng (cribiform
plate) và thành bên xoang bướm trong những
trường hợp khí hóa lan rộng sang bên quá mức.
Tất cả những trường hợp này, với phương pháp
nội soi qua mũi vùng xoang bướm đã là chọn
lựa điều trị hữu hiệu nhất hiện nay(18‐22).
Khí hóa sang bên với cắt dây thần kinh Vidian:
Những nghiên cứu trong y văn đã cho thấy rằng
cắt dây thần kinh Vidian sẽ ức chế hoạt động
thái hóa của hệ phó giao cảm qua việc phá vỡ
phân bổ cholinergic đến niêm mạc mũi(28). Năm
1961, tác giả Golding –Wood(8) đã đề xuất cho
việc cắt dây thần kinh vidian trong điều trị viêm
mũi vận mạch khó trị. Tuy nhiên sau đó, việc cắt
thần kinh vidian đã không thật sự khuyến cáo
và bị lãng quên bởi kỹ thuật mổ khó tiếp cận
thần kinh vidian và hiệu quả không cao.
Trong một nghiên cứu khảo sát vị trí ống
thần kinh Vidian ở thành bên xoang bướm,
Yazar(35) đã nhân thấy có 36% các trường hợp
ống thần kinh nằm chìm trong xương bướm;
54% các trường hợp ống thần kinh lồi vào trong
xoang bướm một phần; và lồi hẳn vào lòng
xoang bướm chỉ dính vào xoang bởi cuống
xương chiếm 10% các trường hợp.
Kiến thức về độ lan rộng của khí hóa xoang
bướm sang bên và những biến đổi cấu trúc giải
phẫu của xoang bướm sẽ giúp phẫu thuật viên
xác định chính xác vị trí thần kinh Vidian trong
lúc mổ. Và với phương tiện nội soi qua mũi
trong xoang bướm bằng ống soi góc 70 o, ta có
thể nhìn thấy rõ độ lồi của ống thần kinh trong
lòng xoang(16,28).
Các vấn đề liên quan khác: Trong một báo cáo
về những sang thương bệnh lý lành tính lan
rộng trong xoang bướm, tác giả Lewin(17) ghi
nhận bệnh lý thường gặp nhất trong xoang
bướm thường kèm theo với khí hóa lan rộng,
đặc biệt lan rộng sang bên là u nang nhầy niêm
dịch xoang (mucocele). Ngoài ra, tác giả cũng
cho rằng bệnh đa polyp, u tân sinh lành tính
hoặc ác tính, bệnh lý giãn rộng xoang chứa khí
(pneumosinus dilatant) cũng thường làm mất
đối xứng xoang bướm do sự bành trướng lan
rộng của sang thương dễ nhầm tưởng với
những trường hợp khí hóa lan rộng sang bên
bình thường hoặc cùng tồn tại sự khí hóa lan
rộng sang bên trước đó. Tuy nhiên, nét lưu ý để
có thể phân biệt khí hóa lan rộng bình thường
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 29
với tổn thương bệnh lý lan rộng kèm theo là sự
bào mòn thành xoang, đặc biệt tại lỗ tròn và ống
vidian.
Hình 5: Hình CT scan của một trường hợp mucocele
xoang bướm bên phải trên một bệnh nhân có xoang
bướm lan rộng sang bên hai bên. Nguồn Lewin JS
(1999)(17).
Thêm nữa, ở những trường hợp viêm nhiễm
tụ dịch trong xoang bướm, bằng phương khảo
sát CT scan cần thiết đánh giá trước điều trị có
hay không những hõm ngách bên do sự khí hóa
lan rộng sang bên tạo nên. Bỏ qua sự khảo sát
này, sự điều trị sẽ khó triệt để do tồn đọng dịch
viêm không được tháo lưu đầy đủ.
Khí hóa ra trước của XB
Xoang bướm khí hóa ra trước
Trong sự khảo sát khí hóa ra trước của XB,
dây thần kinh thị và mấu giường trước là những
cấu trúc giải phẫu nằm phía trên trước của
thành ngoài XB chịu ảnh hưởng của sự khí hóa
này. Tỉ lệ khí hóa mấu giường trước (anterior
clinoid process) đã được ghi nhận nhiều trong y
văn. Trong một nghiên cứu xoang cạnh mũi
bằng CT scan, De Lano(3) ghi nhận có 4% (13 của
300 bên xoang) có mấu giường trước bị khí hóa.
Cũng bằng khảo sát CT scan trong một nghiên
cứu XB, Sirikci và cộng sự tìm thấy mấu giường
trước có tỉ lệ khí hóa 29,3% trong 92 bên
xoang(30). Nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy
tỉ lệ mấu giường trước khí hóa là 18,3% (44 của
240 bên xoang) (bảng 3). Sự không đồng nhất về
tỉ lệ ghi nhận sự khí hoá của mấu giường trước
có thể lý giải bởi khác nhau về mẫu nghiên cứu,
và đặc biệt là sự khác nhau về phương tiện khảo
sát bằng CT scan, đó là độ dầy lát cắt CT scan
qua các thế hệ cải tiến được sử dụng trong các
nghiên cứu. Sự khí hóa mấu giường trước sẽ tạ