Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có những đóng góp to lớn vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng các doanh nghiệp này cũng
có nhiều yếu kém bất cập, trong đó nổi bật là sự hạn chế về nguồn lực tài chính. Nguồn
vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại là kênh dẫn vốn quan trọng hàng đầu giúp
các DNNVV khắc phục hạn chế ấy. Tuy nhiên, các DNNVV hiện đang gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Điều này
không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển các DNNVV, mà còn ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bài viết phân tích những nguyên nhân cơ bản của các khó khăn này từ những
phía khác nhau. Trên cơ sở đó, bài viết gợi mở một số định hướng giải pháp mà các
DNNVV, các ngân hàng thương mại và Nhà nước cần thực hiện nhằm tạo cho các
DNNVV có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân
hàng thương mại.
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng: Nguyên nhân và định hướng giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29
KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG:
NGU ÊN NHÂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP
GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có những đóng góp to lớn vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng các doanh nghiệp này cũng
có nhiều yếu kém bất cập, trong đó nổi bật là sự hạn chế về nguồn lực tài chính. Nguồn
vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại là kênh dẫn vốn quan trọng hàng đầu giúp
các DNNVV khắc phục hạn chế ấy. Tuy nhiên, các DNNVV hiện đang gặp nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Điều này
không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển các DNNVV, mà còn ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bài viết phân tích những nguyên nhân cơ bản của các khó khăn này từ những
phía khác nhau. Trên cơ sở đó, bài viết gợi mở một số định hướng giải pháp mà các
DNNVV, các ngân hàng thương mại và Nhà nước cần thực hiện nhằm tạo cho các
DNNVV có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân
hàng thương mại.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ngân hàng thƣơng mại; Tín dụng
ngân hàng; Điều kiện vay vốn tín dụng.
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH
So với các doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp quy mô nhỏ và
vừa có những ƣu thế nổi trội về khả năng huy động các nguồn vốn nhỏ và phân
tán vào kinh doanh, tạo nhiều việc làm với chi phí thấp, quản lý đơn giản và phản
ứng nhanh nhạy với sự biến động của môi trƣờng kinh doanh
Sự phát triển các DNNVV trong các lĩnh vực khác nhau góp phần tích cực
vào phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của đất nƣớc.
Luật Hỗ trợ DNNVV đƣợc Quốc hội thông qua tháng 6/2017 quy định:
DNNVV là các doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
hàng năm không quá 200 ngƣời và đáp ứng một trong hai tiêu chí: tổng nguồn
vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng. Các
30
DNNVV gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Tiêu chí phân định các loại quy mô doanh nghiệp này đƣợc xác định theo lĩnh
vực nông, lâm và ngƣ nghiệp, công nghiệp và xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ.
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ
DNNVV quy định các tiêu chí cụ thể cho từng loại doanh nghiệp trong những
lĩnh vực khác nhau (Bảng kèm theo).
Lĩnh vực kinh tế
Nông, lâm, ngƣ nghiệp,
Công nghiệp và Xây dựng
Thƣơng mại và dịch vụ
Siêu Nhỏ Nhỏ Vừa Siêu Nhỏ Nhỏ Vừa
Lao động (ngƣời) < 10 < 100 < 200 < 10 < 50 < 100
Vốn (tỉ VND) < 3 < 20 < 100 < 3 < 50 < 100
Doanh thu (tỉ VND) < 3 < 50 < 200 < 10 < 100 < 300
Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 20/3/2018.
Trong những năm qua, các DNNVV đã có sự phát triển mạnh mẽ trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế và các địa phƣơng. Theo Báo cáo Kết quả điều tra kinh tế
năm 2017 do Tổng cục Thống kê công bố ngày 19/9/2018, hiện nay cả nƣớc có
517.900 doanh nghiệp, trong đó chỉ có 10.100 doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ lệ 1,9%,
507.860 DNNVV, chiếm tỷ lệ tới 98,1%. Ngoài ra, cả nƣớc còn có hơn 5,1 triệu
hộ kinh doanh cá thể. Trong số các DNNVV, có tới 385.300 doanh nghiệp siêu
nhỏ, chiếm 74,4% tổng số doanh nghiệp, 114.100 doanh nghiệp nhỏ, chiếm 22%,
và chỉ có 8.500 doanh nghiệp vừa, chiếm 1,64%. Các doanh nghiệp tập trung nhiều
nhất ở Vùng Đông Nam bộ với gần 216.200 doanh nghiệp chiếm tới 41,7% tổng
số doanh nghiệp của cả nƣớc, trong đó riêng thành phố Hồ Chí Minh có 172.600
doanh nghiệp, chiếm 79,8% tổng số doanh nghiệp của vùng và 33,3% tổng số
doanh nghiệp của cả nƣớc. Đông Nam bộ cũng là vùng thu hút nhiều lao động nhất
trong cả nƣớc với hơn 5,3 triệu lao động, chiếm 37,7% số lao động trong các
doanh nghiệp của cả nƣớc. Vùng Đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai với số lƣợng
161.100 doanh nghiệp, chiếm 31,1% số doanh nghiệp của cả nƣớc, lao động đạt
gần 4,6 triệu ngƣời chiếm 32,5%. Vùng có ít doanh nghiệp nhất là Tây Nguyên với
13.300 nghìn doanh nghiệp, chiếm 2,6% tổng số doanh nghiệp cả nƣớc.
Sự phát triển mạnh mẽ các DNNVV đã có những đóng góp tích cực vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Các doanh nghiệp này đóng
31
góp khoảng 45% tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP), 31% tổng thu Ngân sách nhà
nƣớc và tạo hàng triệu việc làm mới hàng năm. Tuy nhiên trong quá trình phát
triển, các DNNVV cũng bộc lộ ngày càng rõ những hạn chế, yếu kém, trong đó
nổi bật là hạn chế về nguồn lực tài chính, trình độ trang bị kỹ thuật, năng lực
quản lý và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Trong những hạn chế ấy, hạn chế
về nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động đầu tƣ - kinh doanh là hạn chế có tính
chất bao trùm. Bởi lẽ, nguồn lực tài chính là yếu tố tiên quyết để hiện thực hóa ý
tƣởng đầu tƣ - kinh doanh, là điều kiện để thực hiện các dự án chiến lƣợc dài hạn
về đầu tƣ nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng quy mô và phạm vi không gian
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, cùng với nỗ lực tăng
vốn chủ sở hữu dƣới những hình thức khác nhau, các DNNVV còn có thể khắc
phục hạn chế về nguồn lực tài chính thông qua tiếp cận các nguồn vốn từ các
chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nƣớc và tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các
ngân hàng thƣơng mại.
Theo Luật Hỗ trợ DNNVV đƣợc Quốc hội thông qua tháng 6/2017, nguồn
vốn hỗ trợ DNNVV gồm: a) Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà
nƣớc; b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc; c) Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn,
giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp
ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; d) Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ
chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài. Quy định này thể hiện sự quan tâm của
Nhà nƣớc trong việc giúp đỡ các DNNVV khắc phục khó khăn về nguồn vốn
trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhƣng kênh này chỉ có ý nghĩa nhƣ một sự
“hỗ trợ” trong giới hạn những lĩnh vực kinh doanh và quy mô nhất định, không thể
đƣợc coi là kênh dẫn vốn quan trọng nhất tới các DNNVV. Trong điều kiện nền
kinh tế thị trƣờng, nguồn vốn của chủ sở hữu và nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng
thƣơng mại thƣờng đƣợc coi là các nguồn vốn chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất
- kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, các DNNVV nói riêng.
Trong khuôn khổ nhiệm vụ cải thiện môi trƣờng kinh doanh, Ngân hàng
nhà nƣớc đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cải thiện và minh bạch hóa thông
tin tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế đƣợc bình đẳng và thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng theo cơ
chế thị trƣờng. Các ngân hàng thƣơng mại cũng đã thực hiện nhiều giải pháp thúc
đẩy tăng trƣởng tín dụng với các DNNVV, chủ động tiếp cận nhóm khách hàng
32
này, đƣa ra nhiều chƣơng trình, sản phẩm ƣu tiên, hỗ trợ cho khách hàng, góp
phần đáp ứng nhu cầu vốn của các DNNVV. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Quân đội (MB) triển khai Chƣơng trình cho vay DNNVV với quy mô 30.000 tỷ
đồng. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) dành 5.000 tỷ đồng
với lãi suất ƣu đãi từ 6,9% dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có các DNNVV. Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) triển khai Chƣơng trình kết nối Ngân
hàng - Doanh nghiệp với quy mô 1.200 tỷ đồng, lãi suất từ 6,9%/năm. Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) triển khai Chƣơng trình
cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp với quy mô 2.000 tỷ đồng
Nhờ những cải tiến đó, các doanh nghiệp nói chung, các DNNVV nói
riêng đã thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các Ngân
hàng thƣơng mại. Theo Báo cáo xếp hạng môi trƣờng kinh doanh năm 2018 của
Ngân hàng Thế giới (WB), Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam xếp thứ 29 trên
190 quốc gia đƣợc xếp hạng, đạt 75 điểm trên thang điểm 100, tăng 5 điểm và cải
thiện 3 bậc so với năm 2017. Chỉ số này cao hơn mức trung bình của các quốc
gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng (75 điểm so với 55
điểm). Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nƣớc, tính đến ngày 31/8/2017, dƣ nợ
tín dụng đối với DNNVV đạt 1.292.182 tỷ đồng, tăng 7,49% so với cuối năm
2016. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng vào các DNNVV đã đƣợc cải thiện, từ mức
tăng 2,44% năm 2013 lên 6,10% năm 2014, 7,56% năm 2015, 15% năm 2016 và
7,49% trong 8 tháng đầu năm 2017. Tính đến 30/6/2018, dƣ nợ tín dụng đối với
DNNVV chiếm khoảng 21% dƣ nợ toàn nền kinh tế.
Trong khi đánh giá cao những chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực
trong việc tăng dƣ nợ tín dụng giúp các DNNVV khắc phục khó khăn về vốn để
phát triển sản xuất - kinh doanh, qua đó, thể hiện sự đóng góp của hệ thống ngân
hàng vào tăng trƣởng chung của nền kinh tế, cũng cần thấy rằng sự chuyển biến
này còn thấp xa so với yêu cầu phát triển các DNNVV. Tốc độ tăng trƣởng tín
dụng đối với DNNVV chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng, thƣờng xuyên thấp hơn tốc
độ tăng trƣởng tín dụng chung đối với toàn nền kinh tế. Hiện nay, dƣ nợ tín dụng
với các DNNVV mới chỉ chiếm chƣa đến 25% tổng dƣ nợ của toàn bộ nền kinh
tế, vẫn còn trên 60% các DNNVV có nhu cầu nhƣng chƣa tiếp cận đƣợc với
nguồn vốn này
33
Tình trạng đó không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của các
DNNVV, mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP
Việc tìm ra những nguyên nhân cơ bản gây nên khó khăn của các
DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại
để xác định những giải pháp thích ứng đòi hỏi phải xem xét từ cả ba phía: các
DNNVV – các chủ thể có nhu cầu vay vốn; các ngân hàng thƣơng mại - các chủ
thể cung ứng nguồn vốn tín dụng; Nhà nƣớc - chủ thể ban hành và chỉ đạo thực
thi chính sách.
Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Những yếu kém nội tại của bản thân các DNNVV đƣợc đánh giá là
nguyên nhân cơ bản tạo nên những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín
dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Đó là:
- Tình hình sản xuất - kinh doanh nói chung, tình hình tài chính nói riêng
của nhiều DNNVV thiếu minh bạch.
Có những doanh nghiệp xây dựng báo cáo tài chính để đối phó với các cơ
quan quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là cơ quan thuế. Hệ thống thống kê và kế toán
của các DNNVV còn yếu kém, không phản ánh chính xác thực trạng hoạt động
sản xuất - kinh doanh. Đây là tình trạng đã kéo dài nhiều năm nhƣng chƣa đƣợc
khắc phục hữu hiệu. Chính điều này lại làm các ngân hàng thƣơng mại có sự e dè
trong việc cho vay do e ngại khả năng bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng.
- Đại bộ phận các DNNVV thiếu tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng của
Ngân hàng thương mại. Tài sản của các DNNVV dùng để thế chấp vay vay vốn
tín dụng cuả Ngân hàng thƣơng mại có thể gồm nguyên liệu và sản phẩm tồn
kho, thiết bị máy móc, bất động sản. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, các ngân hàng
thƣơng mại coi minh chứng tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết bắt buộc với
các DNNVV muốn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Hiện nay, các ngân hàng
thƣơng mại chủ yếu yêu cầu tài sản đảm bảo để vay vốn phải là bất động sản.
Trong khi đó, giá trị bất động sản của các DNNVV thƣờng rất nhỏ, không đáp
ứng đƣợc yêu cầu của ngân hàng. Một số DNNVV đƣợc giao quyền sử dụng đất,
nhƣng chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy, cũng chƣa đủ
điều kiện để đƣợc công nhận là tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng. Có những
34
DNNVV đã sử dụng toàn bộ tài sản đảm bảo cho các khoản vay cũ nên không có
tài sản đảm bảo để vay các khoản vay mới. Với các DNNVV có tài sản thế chấp,
vốn tín dụng có thể nhận đƣợc dao động trong khoảng 35 – 80% giá trị tài sản và
thông thƣờng các tài sản này đƣợc định giá thấp hơn giá trị thực tế.
- Năng lực quản trị của các DNNVV còn thấp kém.
Phần lớn cán bộ quản trị doanh nghiệp chƣa đƣợc đào tạo một cách có hệ
thống, còn thiếu kiến thức cơ bản về kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng, khó
khăn trong việc thu thập và xử lý các thông tin về thị trƣờng và đối thủ cạnh
tranh. Phần lớn các DNNVV đang thiếu một chiến lƣợc kinh doanh bảo đảm tính
khả thi làm cơ sở để tổ chức quá trình sản xuất - kinh doanh. Kinh doanh ngắn
hạn mang tính chất tình thế, thậm chí “chụp giật” và “đánh quả”, không phải là
tình trạng cá biệt của các DNNVV. Một điểm yếu khác là các DNNVV thƣờng
khó thiết lập quan hệ liên kết để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và chia xẻ các
cơ hội kinh doanh. Với những hạn chế ấy, phƣơng án vay vốn tín dụng của phần
lớn các DNNVV đƣợc soạn thảo sơ sài và bị ngân hàng thƣơng mại từ chối cho
vay do không đạt yêu cầu khi thẩm định.
Sự hạn chế về năng lực quản trị này còn dẫn đến hạn chế của nhiều doanh
nghiệp trong việc quản lý sử dụng vốn tín dụng nhận đƣợc từ các ngân hàng
thƣơng mại: đồng vốn sử dụng không đúng mục đích; hiệu quả sử dụng vốn
không đạt đƣợc yêu cầu mong muốn
Việc khắc phục những hạn chế bất cập nội tại để tiếp cận thuận lợi hơn
nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại trƣớc hết thuộc về trách nhiệm
của bản thân các DNNVV. Một số việc cần làm là:
- Nâng cao ý thức tự giác (cùng với cách chế tài nghiêm khắc) chấp hành
các quy định pháp luật về đầu tƣ - kinh doanh nói chung, về chế độ báo cáo tài
chính, về chế độ kế toán và về thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc nói
riêng. Thực hiện yêu cầu này cùng với thực hiện công khai, minh bạch hoạt động
sử dụng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là cơ sở để các ngân hàng thƣơng mại
xếp hạng tín dụng và thuận lợi hơn trong việc đƣa ra quyết định cho vay tín dụng
với các DNNVV.
- Chú trọng nâng cao trình độ và năng lực quản trị điều hành của đội ngũ
cán bộ quản trị DNNVV. Đội ngũ cán bộ quản trị có kiến thức và có kỹ năng
không những là điều kiện để mỗi doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc kinh doanh
35
có luận cứ khoa học, tổ chức sản xuất và tổ chức quản trị điều hành hợp lý, mà
còn để xây dựng đƣợc phƣơng án đầu tƣ có tính khả thi, tạo thuận lợi tiếp cận
nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thƣơng mại. Việc nâng cao trình độ và năng lực
quản trị cho đội ngũ cán bộ cần đƣợc thực hiện dƣới những hình thức đa dạng và
lựa chọn các nội dung thiết thực phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của các
DNNVV.
- Mở rộng quan hệ liên kết giữa các DNNVV, giữa các DNNVV với các
doanh nghiệp quy mô lớn, giữa các DNNVV với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài. Việc phát triển các hình thức liên kết theo chiều dọc và theo
chiều ngang giữa các doanh nghiệp này trong chuỗi giá trị sản phẩm sẽ phát huy
đƣợc các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của mỗi doanh nghiệp, trong đó
có điểm yếu về năng lực tài chính để nắm bắt cơ hội kinh doanh.
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp có khả năng thuận lợi trong việc tích tụ
và tập trung các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính. Với tình trạng đại bộ
phận các DNNVV là các doanh nghiệp siêu nhỏ (74,4%), những khó khăn trong
việc bảo đảm các điều kiện để tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thƣơng
mại là điều không tránh khỏi. Việc liên kết các chủ sở hữu hình thành loại hình
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần sẽ có thể khắc phục đƣợc tình
trạng này. Hơn nữa, các loại hình doanh nghiệp này còn có thể huy động nguồn
vốn trên thị trƣờng chứng khoán để tăng vốn chủ sở hữu khi bảo đảm đƣợc các
điều kiện theo luật định.
Về phía các Ngân hàng thương mại
Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm cho các ngân hàng
thƣơng mại chƣa thể dễ dàng cung ứng nguồn vốn tín dụng cho các DNNVV.
Đó là:
- Quy định chặt chẽ về tài sản bảo đảm.
Với hoạt động tín dụng ngân hàng thƣơng mại, việc bảo đảm nghĩa vụ trả
nợ bằng tài sản bảo đảm là một biện pháp quan trọng để giảm thiểu rủi ro cho
ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và
lãi khi khách hàng không trả đƣợc nợ, hạn chế thấp nhất nợ xấu, đảm bảo vốn
tiếp tục quay vòng trong nền kinh tế. Đồng thời, quy định này cũng nhằm nâng
cao trách nhiệm của các DNNVV trong việc quản lý sử dụng vốn vay.
36
- Thủ tục vay vốn phức tạp.
Trong khi cải cách thủ tục hành chình dù đã đƣợc thực hiện, nhƣng chƣa
có sự thay đổi cơ bản theo hƣớng phục vụ ngƣời dân và các tổ chức. Quá trình
xin vay vốn tính dụng từ ngân hàng thƣơng mại đòi hỏi nhiều văn bản giấy tờ,
thủ tục công chứng gây mất thời gian và chi phí cho các DNNVV.
- Các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV chưa phong phú.
Tuy trong những năm gần đây, các ngân hàng thƣơng mại đã có sự chủ
động hơn trong việc mở rộng tiếp cận đối tƣợng khách hàng là nhóm DNNVV,
một số ngân hàng thƣơng mại đã đƣa ra các sản phẩm tín dụng chuyên biệt dành
cho các DNNVV, nhƣng nhìn chung các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV
vẫn không có sự khác biệt nhiều so với tín dụng dành cho các doanh nghiệp quy
mô lớn. Một số DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực mới, lĩnh vực đặc thù cũng
khó tiếp cận đƣợc các khoản vay từ các ngân hàng thƣơng mại do thông tin từ
các lĩnh vực đó không đủ để ngân hàng thƣơng mại đánh giá hiệu quả phƣơng án
kinh doanh của DNNVV.
- Quy mô vốn vay và thời hạn vay tín dụng từ ngân hàng thƣơng mại chƣa
tƣơng thích với nhu cầu của doanh nghiệp.
Thông thƣờng, các doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp đã có
thời gian hoạt động dài thực hiện lĩnh vực kinh doanh mới có nhu cầu vốn lớn và
thời hạn dài để đầu tƣ thiết bị công nghệ và nhà xƣởng; trong khi đó, các doanh
nghiệp có thời gian hoạt động dài lại chủ yếu có nhu cầu vốn lƣu động ngắn hạn
để thực hiện hoạt động kinh doanh. Trong khi tài sản bảo đảm thƣờng bị các
ngân hàng thƣơng mại định giá thấp hơn giá trị thực, nhiều DNNVV phải chấp
nhận vay với số vốn thấp hơn và thời hạn ngắn hơn thực tế đòi hỏi của dự án
kinh doanh. Khi gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân
hàng thƣơng mại, một số DNNVV buộc phải tiếp cận các khoản tín dụng phi
chính thức để bù đắp phần vốn bị thiếu, dẫn đến tăng chi phí vốn, giảm mức lợi
nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trƣờng vốn ngày càng gay gắt, nhiều
ngân hàng chưa thực sự cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, mà vẫn khá phổ biến là cạnh tranh
bằng lãi suất tiền gửi để thu hút khách hàng. Điều đó ít nhiều ảnh hƣởng đến lãi
suất tín dụng với các DNNVV
37
Với những nguyên nhân chủ yếu ấy, việc đổi mới hoạt động của ngân
hàng thƣơng mại có ảnh hƣởng to lớn và trực tiếp đến cải thiện khả năng tiếp cận
vốn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại. Những biện pháp dƣới đây có thể hữu
ích trong tham khảo thực hiện yêu cầu này.
- Vận dụng linh hoạt yêu cầu tài sản bảo đảm của các DNNVV trong việc
tiếp cạn nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thƣơng mại. Tài sản bảo đảm của các
DNNVV không phải chỉ là những tài sản hiện có, mà còn có thể là những tài sản
đƣợc hình thành trong tƣơng lai. Việc vận dụng này nằm trong khuôn khổ quy
định của pháp luật hiện hành (Khoản 2 Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015). Việc vận
dụng này phụ thuộc vào chất lƣợng thẩm định dự án vay vốn tín dụng của ngân
hàng thƣơng mại và chất lƣợng quản lý sử dụng vốn vay của DNNVV. Phía ngân
hàng thƣơng mại sẽ có thể quyết định cho doanh nghiệp vay vốn tín dụng nếu
đánh giá phƣơng án vay vốn của doanh nghiệp bảo đảm đƣợc hiệu quả và tính
khả thi, nghĩa là có thể xác định đƣợc giá trị tài sản đƣợc hình thành trong tƣơng
lai. Quyết định này còn phải đi liền với việc tăng cƣờng giám sát quá trình sử
dụng vốn vay của DNNVV.
Để tránh tình trạng định giá tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị thực, ảnh
hƣởng đến hạn mức tín dụng mà doanh nghiệp có thể tiếp nhận, cần thu hút sự
tham gia của bên thứ ba vào việc định giá tài sản của doanh nghiệp (Tổ chức tài
chính, Trọng tài kinh tế, Chuyên gia tài chính độc lập).
- Các ngân hàng thƣơng mại cần chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm tín
dụng phù hợp với nhu c