Khóa luận Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đặt ra nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn mới là “tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và tiến tới gia nhập WTO ” Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị quốc gia, 2001. Thực hiện chủ trương trên của Đảng, chúng ta đã và đang tham gia có hiệu quả vào ASEAN/AFTA, APEC và đang “tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) theo các phương án và lộ trình hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh của nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế” Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/1/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế (mục tiêu dự kiến vào năm 2005). Có thể khẳng định, việc gia nhập WTO trong thời gian tới sẽ là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với sự gia nhập này, chúng ta sẽ tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế, ổn định được thị trường xuất khẩu, từng bước nâng cao vị thế của quốc gia và tạo thế đứng vững chắc hơn trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO cũng đòi hỏi Việt Nam cần có sự đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế - thương mại sao cho phù hợp với các quy tắc chung của hệ thống thương mại quốc tế, với “luật chơi” chung của thế giới, đồng thời vẫn đảm bảo được quyền lợi của đất nước, độc lập, chủ quyền dân tộc, ổn định đời sống kinh tế - chính trị - xã hội trong nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo “luật chơi” chung của WTO là một vấn đề không hề đơn giản. Bởi lẽ, WTO được tổ chức và vận hành dựa trên một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cao nhất trong mọi hoạt động của mình, nhằm mục đích phối hợp hành động của các quốc gia trong nỗ lực chung là tiến tới tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu. Khuôn khổ đó là một hệ thống các văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc tất cả các nước thành viên, gồm 60 Hiệp định, Phụ lục, Quyết định và Văn bản diễn giải mà các nước tham dự Vòng đàm phán Uruguay đã ký thông qua Định ước cuối cùng (Final Act) cùng với Hiệp định thành lập WTO. Theo phạm vi điều chỉnh, những văn bản này gồm 6 nhóm lớn, trong đó nhóm văn bản điều chỉnh quy mô nhất là về thương mại hàng hoá. Chính vì vậy, muốn trở thành thành viên của WTO, Việt Nam nói riêng và tất cả các quốc gia nói chung phải nghiên cứu chế định thương mại hàng hoá đồ sộ của WTO và phải tham gia đầy đủ vào Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT 1994) cùng 12 Hiệp định và rất nhiều Phụ lục liên quan kèm theo. Nhìn lại hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam trong những năm qua, ta có thể thấy rằng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của chúng ta điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng hoá đã liên tục được được ban hành mới, các văn bản chưa phù hợp cũng đã được sửa đổi, bổ sung theo kịp bước phát triển của nền kinh tế cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, với hệ thống các văn bản quy định chặt chẽ và đồng bộ của WTO, chúng ta vẫn phải tiếp tục đối chiếu, rà soát các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về lĩnh vực thương mại hàng hoá với các quy định tương ứng của WTO để từng bước hoàn thiện cho phù hợp hơn nữa, thúc đẩy tiến trình gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.

doc121 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt Nam trước yêu cầu gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan