Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và buôn bán quốc tế nói riêng. Hơn nữa, vận tải hàng không còn là chiếc cầu nối giữa các nền văn hoá của các dân tộc, là phương tiện chính trong du lịch quốc tế, là mắt xích quan trọng trong quy trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế.
Để khôi phục, phát triển kinh tế hay mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới, vận tải hàng không là chiếc cầu nối nhanh nhất, thuận tiện nhất và được xem như một chất xúc tác cho hoạt động kinh tế diễn ra nhanh hơn.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu giao lưu bằng đường hàng không cũng tăng lên không ngừng. Trên thực tế, ngành Hàng không dân dụng đã tự khẳng định mình là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại nhất, ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Hàng không là một ngành có khối lượng vốn đầu tư lớn tới hàng trăm tỷ đô la Mỹ. Xác xuất rủi ro trong hoạt động Hàng không là rất nhỏ tuy nhiên mỗi khi xảy ra lại mang tính chất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành. Do đó, việc bảo hiểm cho hoạt động của ngành hàng không là một việc không thể thiếu được, vì bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít. Nên bảo hiểm hàng không đã thực sự là một dịch vụ tài chính hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp và dân cư khắc phục hậu quả thiệt hại, ổn định đời sống và sản xuất trước những rủi ro nhân tai và thiên tai. Song phải nói thêm rằng, khả năng tài chính của bảo hiểm hàng không không phải là vô hạn mà luôn gặp khó khăn về giới hạn tài chính. Do vậy, với chức năng làm giá đỡ về mặt tài chính cho bảo hiểm hàng không, tái bảo hiểm hàng không có vai trò quan trọng đối với ngành bảo hiểm còn non trẻ này.
Là một sinh viên đào tạo trong chuyên ngành Kinh Tế Ngoại Thương của trường Đại học Ngoại Thương, em luôn mong muốn có được cơ hội tìm hiểu sâu hơn về mặt lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động bảo hiểm trên cơ sở đó để củng cố và hoàn thiện, nâng cao kiến thức của mình. Trong thời gian thực tập tại công ty VINARE, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hoàng Ánh cùng cán bộ trong công ty em chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam-VINARE” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và tư liệu trong phần lý luận của chuyên đề, khoá luận này sẽ trình bày một số nét khái quát về bảo hiểm hàng không bên cạnh những vấn đề chính và cơ bản về kỹ thuật tái bảo hiểm. Trên cơ sở đó tập trung vào phân tích hoạt động nhận và tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở VINARE. Phần cuối của khoá luận sẽ đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị với hy vọng sẽ khắc phục khó khăn và tồn tại của VINARE và một số doanh nghiệp bảo hiểm gốc gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nội dung của khoá luận gồm 3 chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không.
Chương II: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không ở công ty VINARE.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng không.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Ánh – giảng viên Khoa Kinh Tế Ngoại Thương trường Đại học Ngoại Thương đã chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm khoá luận: từ khi lập đề cương đến lúc hoàn thành bản thảo.
108 trang |
Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam-VINARE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và buôn bán quốc tế nói riêng. Hơn nữa, vận tải hàng không còn là chiếc cầu nối giữa các nền văn hoá của các dân tộc, là phương tiện chính trong du lịch quốc tế, là mắt xích quan trọng trong quy trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế.
Để khôi phục, phát triển kinh tế hay mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới, vận tải hàng không là chiếc cầu nối nhanh nhất, thuận tiện nhất và được xem như một chất xúc tác cho hoạt động kinh tế diễn ra nhanh hơn.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu giao lưu bằng đường hàng không cũng tăng lên không ngừng. Trên thực tế, ngành Hàng không dân dụng đã tự khẳng định mình là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại nhất, ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Hàng không là một ngành có khối lượng vốn đầu tư lớn tới hàng trăm tỷ đô la Mỹ. Xác xuất rủi ro trong hoạt động Hàng không là rất nhỏ tuy nhiên mỗi khi xảy ra lại mang tính chất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành. Do đó, việc bảo hiểm cho hoạt động của ngành hàng không là một việc không thể thiếu được, vì bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít. Nên bảo hiểm hàng không đã thực sự là một dịch vụ tài chính hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp và dân cư khắc phục hậu quả thiệt hại, ổn định đời sống và sản xuất trước những rủi ro nhân tai và thiên tai. Song phải nói thêm rằng, khả năng tài chính của bảo hiểm hàng không không phải là vô hạn mà luôn gặp khó khăn về giới hạn tài chính. Do vậy, với chức năng làm giá đỡ về mặt tài chính cho bảo hiểm hàng không, tái bảo hiểm hàng không có vai trò quan trọng đối với ngành bảo hiểm còn non trẻ này.
Là một sinh viên đào tạo trong chuyên ngành Kinh Tế Ngoại Thương của trường Đại học Ngoại Thương, em luôn mong muốn có được cơ hội tìm hiểu sâu hơn về mặt lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động bảo hiểm trên cơ sở đó để củng cố và hoàn thiện, nâng cao kiến thức của mình. Trong thời gian thực tập tại công ty VINARE, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hoàng Ánh cùng cán bộ trong công ty em chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam-VINARE” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và tư liệu trong phần lý luận của chuyên đề, khoá luận này sẽ trình bày một số nét khái quát về bảo hiểm hàng không bên cạnh những vấn đề chính và cơ bản về kỹ thuật tái bảo hiểm. Trên cơ sở đó tập trung vào phân tích hoạt động nhận và tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở VINARE. Phần cuối của khoá luận sẽ đề xuất một số các giải pháp và kiến nghị với hy vọng sẽ khắc phục khó khăn và tồn tại của VINARE và một số doanh nghiệp bảo hiểm gốc gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nội dung của khoá luận gồm 3 chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng không và tái bảo hiểm hàng không.
Chương II: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không ở công ty VINARE.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng không.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Ánh – giảng viên Khoa Kinh Tế Ngoại Thương trường Đại học Ngoại Thương đã chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong quá trình làm khoá luận: từ khi lập đề cương đến lúc hoàn thành bản thảo.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG VÀ TÁI BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG.
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG.
1.Giới thiệu chung về tái bảo hiểm
1.1.Khái niệm và sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của tái bảo hiểm
Nếu như bảo hiểm là hình thức dàn trải tổn thất của một ít người cho nhiều người cùng chịu thì tái bảo hiểm là hình thức dàn trải một lần nữa những tổn thất mà công ty bảo hiểm phải gánh chịu. Nói một cách ngắn gọn: Tái bảo hiểm là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm.
Song song với sự ra đời và phát triển của bảo hiểm, tái bảo hiểm ra đời như một tất yếu khách quan và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới nói chung.
Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại trung cổ, khi ngành bảo hiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở Châu Âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Italia là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời của dịch vụ tái bảo hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến với tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm đã được ký kết tại thành phố Genoa vào năm 1370 giữa một bên là hai thương nhân hoạt động với tư cách như nhà tái bảo hiểm và một bên là đại diện cho một nhà bảo hiểm. Sau này với sự phát triển rộng rãi về những mối quan hệ giữa các thành phố của Italia va các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh, dịch vụ tái bảo hiểm đã phát triển hơn. Do có những tiêu cực xảy ra trong thời kỳ này, nước Anh đã cấm hoạt động tái bảo hiểm hàng hải trong một thời gian dài đặc biệt là từ 1946 đến 1804. Đạo luật này đã tạo điều kiện cho tổ chức Lloy’d phát huy ảnh hưởng của mình bằng cách đồng bảo hiểm và sau năm 1804 đã nghiễm nhiên trở thành một cơ sở tái bảo hiểm quan trọng nhất thế giới. Trong thời gian này hình thức tái bảo hiểm duy nhất được sử dụng đó là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn cho từng hợp đồng riêng lẻ.
Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến nhảy vọt do áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Quan hệ thương mại giữa các nước được mở rộng và phát triển mạnh. Do đó hình thức hợp đồng tái bảo hiểm trao đổi qua lại giữa các nhà bảo hiểm như trên không còn đáp ứng được nhu cầu. Điều này dẫn đến sự tất yếu khách quan cho việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Năm 1846 tại Kohn (Đức) công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên đã ra đời lấy tên là công ty tái bảo hiểm Kohn (KolnischeRuck AG). Tiếp theo đó một số công ty bảo hiểm có tên tuổi trên thị trường tái bảo hiểm thế giới hiện nay cũng đã được thành lập như: Công ty tái bảo hiểm Thuỵ Sỹ (Swiss Re) năm 1963; Công ty tái bảo hiểm London (London Guarantee Reinsurance Co.Ltd năm 1869); Công ty tái bảo hiểm Munich Re (Munchences Ruck. AG) năm 1880.
Trong thời kỳ này có nhiều hình thức và phương pháp tái bảo hiểm được xây dựng, kỹ thuật tái bảo hiểm cũng được cải tiến. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế giới cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát tiền tệ đã làm tổn hại lớn đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng. Bị tổn hại nhiều nhất có lẽ phải kể đến các công ty tái bảo hiểm Đức. Trong khi đó các công ty tái bảo hiểm quốc tế như công ty tái bảo hiểm Thuỵ Sỹ đã phát triển lên thành một lên công ty tái bảo hiểm đồ sộ. Ngoài ra, trong thời gian này cũng có rất nhiều công ty tái bảo hiểm ra đời, nhất là ở Mỹ, Thuỵ Sỹ…
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc trưng cơ bản của sự phát triển hoạt động tái bảo hiểm được thể hiện thông qua những biến động lớn sau:
- Các công ty tái bảo hiểm của CHLB Đức phục hồi nhanh chóng.
- Các công ty bảo hiểm nhà nước ở các nước XHCN được thành lập.
- Ở những nước chậm phát triển hay những nước mới giành được độc lập các tổ chức độc quyền tái bảo hiểm, cục bộ hay toàn phần đã được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích riêng của họ.
- Nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập và ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm tiến hành đồng thời dịch vụ tái bảo hiểm.
- Hình thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ là hình thức tối ưu nhất đáp ứng được nhu cầu đảm bảo của các công ty bảo hiểm gốc và ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Cho đến nay tái bảo hiểm đã trở nên biết hết sức quen thuộc và phổ biến trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngày nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên cả bề rộng và bề sâu thì tái bảo hiểm càng có cơ hội phát triển và trở thành một hệ thống mang tính quốc tế cao.
1.2.Sự cần thiết khách quan và tác dụng của tái bảo hiểm.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, bảo hiểm ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh bảo hiểm các công ty thường xuyên bị đe doạ phá sản do các nguyên nhân sau:
- Đối tượng tham gia có giá trị quá lớn mà khả năng tài chính của công ty có hạn.
- Những tổn thất lớn xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn
- Xác định phí bảo hiểm không chính xác gây ra hiện tượng thu không đủ bù chi
-Đối tượng tham gia bảo hiểm hoạt động ở địa bàn quá xa công ty không đủ khả năng kiểm soát và quản lý rủi ro cũng dễ bị phá sản.
Đứng trước những khó khăn đó, việc đưa ra hình thức nhằm bảo vệ các công ty bảo hiểm đặt ra. Xuất hiện hình thức là đồng bảo hiểm tức là nhiều công ty cùng bảo hiểm cho một đối tượng tham gia, tuy nhiên hình thức này có hai nhược điểm lớn đó là:
- Việc ký kết hợp đồng thường bị kéo dài mất hết cơ hội kinh doanh.
- Nếu tổn thất xảy ra, rất khó tập trung bồi thường dẫn đến tình trạng đối tượng tham gia bảo hiểm dễ nghi ngờ khả năng tài chính của công ty bảo hiểm. Chính vì vậy cần có hình thức thích hợp hơn, đó chính là tái bảo hiểm, trong hình thức này công ty hiểm ban đầu là công ty gốc (hay công ty nhượng tái bảo hiểm) các công ty còn lại là các công ty tái bảo hiểm hay công ty nhận tái bảo hiểm.
Tái bảo hiểm có bốn tác dụng chủ yếu sau:
- Phân tán rủi ro nhanh để tránh phá sản góp phần ổn định tài chính cho công ty gốc.
- Góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tăng ngoại tệ cho các quốc gia.
- Công ty gốc còn nhận được một tỷ lệ phần trăm hoa hồng nhất định tính trên phí tái bảo hiểm đồng thời nó còn tăng uy tín cho công ty gốc.
- Tái bảo hiểm ra đời còn góp phần thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của các quốc gia.
Như vậy, sự ra đời của tái bảo hiểm là một tất yếu khách quan nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của thị trường bảo hiểm đầy triển vọng của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung.
2.Bảo hiểm hàng không
2.1.Khái niệm về bảo hiểm hàng không
Bảo hiểm hàng không là tổng hợp của bảo hiểm tài sản thân máy bay và bảo hiểm trách nhiệm dân sự trên các điểm chính sau:
1.Bảo hiểm tài sản : Dựa trên các loại rủi ro thông thường hoặc các nguy hiểm cơ bản chỉ định cho: Thân máy bay, điều hành bay tự động, các dụng cụ kỹ thuật, radio dẫn đường và các thiết bị trên máy bay được đề cập đến trong ngành.
2.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự : Dựa trên tình huống do các hành động ngoài ý muốn, những khiếm khuyết dẫn đến thương tích hoặc tổn hại đến tài sản của hàng không và của người thứ ba.
2.2.Sự cần thiết của bảo hiểm hàng không
Có thể nói rằng hoạt động bảo hiểm cho ngành hàng không là rất cần thiết, điều đó xuất phát từ ba nguyên nhân sau:
2.2.1.Giá trị bảo hiểm của các đối tượng trong ngành hàng không rất lớn
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, công nghiệp Hàng không và ngành vận chuyển Hàng không dân dụng phát triển cực kỳ nhanh chóng. Từ loại máy bay hai động cơ, sức chở không quá 20 hành khách, đã được thay thế bằng loại máy bay bốn động cơ, rồi máy bay phản lực, và ngày nay xuất hiện các loại máy bay phản lực khổng lồ bay với tốc độ siêu âm, khả năng chở khách lớn và đặc biệt giá trị cao tới hàng triệu USD. Tình hình giá cả máy bay tăng lên không ngừng biểu hiện vốn rất lớn mà các hãng sản xuất máy bay, các nhà điều hành bay và các tổ chức tài chính đang đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp Hàng không và vận chuyển hàng không dân dụng chẳng hạn loại máy Boeing 747 tốc độ kinh tế nhất 600 dặm/giờ, sức chở trên 400 khách, giá trị hàng trăm triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, đối với hoạt động bảo hiểm hàng không Việt Nam, để bảo đảm cho hoạt động bình thường của ngành hàng không, ngoài máy bay còn cần rất nhiều yếu tố như đường băng, sân đỗ, thiết bị phục vụ hạ cất cánh, thiết bị bảo đảm an toàn của sân bay, hệ thống điều hành chỉ huy bay, hệ thống cung cấp nhiên liệu cho máy bay, hệ thống kho tàng cung cấp phụ tùng cho máy bay…mà hầu hết đều phải nhập của nước ngoài với giá trị rất lớn.
Ví dụ: 1ra đa phục vụ cho điều hành bay từ 1-2 triệu USD, xe đặc chủng từ 0,5-1 triệu USD, xe tiếp nhận nhiên liệu 1 triệu USD, hệ thống phù trợ không vận từ 2-3 triệu USD, máy bay loại B747- 400 là 150 triệu USD, B767-300 là 85 triệu USD, A320 là 45 triệu USD…
Như vậy giá trị bảo hiểm của các đối tượng bảo hiểm trong ngành hàng không rất lớn. Do vậy, nếu xảy ra tai nạn thì hậu quả không thể lường trước được, chỉ cần một vụ tai nạn máy bay xảy ra cũng đủ làm một hãng Hàng không phá sản. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng các tai nạn máy bay vẫn xảy ra, dù là rất ít. Thường là các hãng hàng không tai nạn dẫn đến tổn thất toàn bộ cả người và tài sản, nếu tính trung bình mỗi máy bay chuyên chở 100 hành khách và giá trị máy bay khoảng 4 triệu USD thì tổng số tiền ước tính bồi thường lên tới 50-60 triệu USD/01 vụ tổn thất.
Hơn nữa, hành khách đi trên một chuyến bay thường mang nhiều quốc tịch khác nhau, do vậy mức thu nhập của các hành khách cũng khác nhau rất nhiều và tất nhiên các phong tục, tập quán, luật lệ các nước hành khách mang quốc tịch cũng khác nhau. Mỗi khi có tổn thất về hàng không mà đặc biệt là các tổn thất liên quan đến hàng không thì vấn đề này cần phải được lưu ý thích đáng, có như vậy mới tạo điều kiện cho việc giải quyết hậu quả một cách nhanh chóng, chính xác.
2.2.2.Bảo hiểm hàng không đảm bảo an toàn xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, việc tham gia bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh là rất cần thiết, không chỉ vì sự an toàn của bản thân người kinh doanh mà còn vì sự an toàn của xã hội, nhất là kinh doanh trong lĩnh vực hàng không. Vì phí bảo hiểm hàng không cùng các loại hình bảo hiểm khác được tập trung vào cơ quan bảo hiểm hình thành quỹ tập trung lớn có khả năng bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm mà ngân sách nhà nước không phải cấp kinh phí để tham gia giải quyết.
2.2.3. Bảo hiểm hàng không đảm bảo ổn định kinh doanh của hãng hàng không.
Trên thực tế, hàng năm các hãng vận chuyển tham gia bảo hiểm chỉ đóng một số kinh phí bảo hiểm nhỏ để góp phần vào quỹ nhà nước, khi xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm của mình, các hãng vận chuyển không phải bỏ ra một số tiền lớn đột xuất để bồi thường. Cách đóng phí này kinh tế hơn nhiều so với loại lập quỹ dự trữ của từng loại vận chuyển vì qui mô nhỏ không tự đáp ứng được khi có tổn thất xảy ra. Hơn nữa việc tham gia bảo hiểm tạo nên cơ cấu giá cước vận chuyển ổn định vì hãng vận chuyển đã tính giá phí bảo hiểm vào giá thành vận chuyển từ đầu năm. Khi có tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm thay mặt chủ phương tiện giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại, hãng vận chuyển hàng không phải điều chỉnh giá cước tăng lên do tai nạn xảy ra, điều đó góp phần ổn định kinh doanh cho các hãng hàng không. Như vậy, sự ra đời và phát triển của công tác bảo hiểm hàng không làm giảm đáng kể nguy cơ phá sản căn bệnh lây truyền nguy hiểm vốn có của nền kinh tế thị trường.
2.3.Các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực Hàng không dân dụng
Bảo hiểm hàng không là một loại hình khá phức tạp liên quan đến nhiều rủi ro và phạm vi trách nhiệm khác nhau (bảo hiểm tài sản, con người và trách nhiệm dân sự). Hiện nay trên thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm hàng không đối tượng tham gia bảo hiểm gồm:
2.3.1.Bảo hiểm thân máy bay
Là một dạng của bảo hiểm tài sản, công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận của thân máy bay do tai nạn hoặc rủi ro bất ngờ gây ra (trừ những nguyên nhân thuộc phần loại trừ quy định trong quá trình bảo hiểm hàng không). Đối với loại bảo hiểm này thường quy định tỷ lệ % trên giá trị bảo hiểm hoặc ấn định một số tiền nhất định đối với mỗi vụ tổn thất.
2.3.2.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng Hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện và tư trang của hành khách:
Đây là loại bảo hiểm trách nhiệm theo luật định (luật quốc tế hay luật quốc gia). Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà các hãng Hàng không (theo luật áp dụng) do gây thương vong cho hành khách khi họ đang lên xuống máy bay hoặc đang trong quá trình bay hoặc gây thiệt hại đối với hành lý, hàng hoá, bưu kiện, nhận chuyên chở. Đối với loại bảo hiểm này trách nhiệm của công ty bảo hiểm không vượt quá trách nhiệm bảo hiểm quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
Loại hợp đồng này không áp dụng đối với nhân viên tổ bay khi họ đi trên máy bay với tư cách phục vụ chứ không phải hành khách và cũng không áp dụng đối với thiệt hại (về người và tài sản) liên quan đến người thứ ba.
2.3.3.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không đối với người thứ ba.
Là loại bảo hiểm dân sự theo luật định. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại (về người và tài sản) mà người được bảo hiểm có trách nhiệm được bồi thường do máy bay hoặc bất kỳ người nào, vật thể nào từ trên máy bay rơi xuống gây thiệt hại cho người thứ ba trên mặt đất. Trách nhiệm này cũng bao gồm cả thiệt hại đối với máy bay và hành khách trên máy bay đó đang bay trên không. Loại bảo hiểm này không áp dụng đối với hành khách đi máy bay và nhân viên của hãng Hàng không. Hiện nay trên thế giới giới hạn trách nhiệm của hãng Hàng không đối với người thứ ba theo trọng lượng cất cánh của máy bay, nhất là máy bay đang hoạt động trên lãnh thổ của nước khác.
2.3.4.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và người điều hành sân bay:
Đây là loại hình bảo hiểm theo luật định. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả do phát sinh trách nhiệm của họ trong quá trình hoạt động của sân bay đối với :
- Tổn thất về người và tài sản của người thứ ba trong khu vực quy định do hoạt động của sân bay hoặc nhân viên của người được bảo hiểm gây ra (bao gồm cả việc điều hành máy bay hạ cánh hoặc cất cánh).
- Tổn thất về người và tài sản do việc cung ứng lương thực và thực phẩm do các loại sản phẩm khác gây ra.
Loại bảo hiểm này không áp dụng đối với thiệt hại về người và tài sản của nhân viên của người được bảo hiểm.
2.3.5.Bảo hiểm mất khả năng sử dụng
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm (hãng Hàng không) phần thu nhập bị mất do máy bay bị tai nạn bất ngờ phải ngừng bay để sửa chữa. Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng đối với trường hợp máy bay bị tổn thất bộ phận. Trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ, người được bảo hiểm không được hưởng quyền bồi thường này vì họ đã được bồi thường trong bảo hiểm thông thường (bảo hiểm thân máy bay) một số tiền đủ để mua lại một máy bay tương tự do vậy không bị mất thu nhập trong loại bảo hiểm này, người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ thoả thuận một mức bồi thường theo ngày hoặc tuần và một mức miễn bồi thường theo ngày (thường là 7-10 ngày). Bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định (thường là từ 10 –15 tuần) là khoảng thời gian bình thường để sửa chữa và kết thúc trong khoảng thời gian nhất định trong hợp đồng.
Theo nguyên tắc của loại bảo hiểm này số tiền bảo hiểm có thể gần đủ để thuê ngắn hạn một máy bay khác. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc bảo dưỡng máy bay trừ những khoản buộc phải chi trong mọi trường hợp (dù có tai nạn hay không).
2.3.6.Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm:
Hợp đồng này thường được ký với hãng sản xuất máy bay nhằm bảo vệ cho những rủi ro là hậu quả do lỗi của người được bảo hiểm trong quá trình được thiết kế, sửa chữa thay thế phụ tùng sản xuất. Công ty bảo hiểm có trách nhiệm phải trả do hậu quả của lỗi tay nghề hoặc lỗi của nhà sản xuất gây ra:
- Chết hoặc bị thương đối với hành khách,
- Thiệt hại về người và tài sản đối với người thứ ba.
- Mất khả năng sử dụng máy bay…
Trách nhiệm này phát sinh không chỉ do lỗi h