Mỗi một quốc gia không thể tự mình phát triển mà không cần đến những mối liên hệ với bên ngoài. Vì vậy hội nhập khu vực và thế giới là một tất yếu với Việt Nam và bất kỳ quốc gia nào. Một quốc gia sẽ giảm được nhiều rủi ro khi hội nhập nếu quốc gia đó nhận thức đúng đắn về khả năng và vị thế của mình trong tương quan so sánh với các quốc gia khác.
Là một quốc gia đang phát triển với một nến kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước, Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi đang có những điều kiện thuận lợi mà nhiều quốc gia đang phát triển khác không có, hơn nữa, nhận thức rõđược xu thế phát triển của thời đại. Có thể nói khu vực ASEAN là một khu vực rất năng động- theo nhưđánh giá của nhiều nhà nghiên cứu- với một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc khoảng từ 5-6% mỗi năm. Nguồn đầu tư từ bên ngoài vào cũng rất lớn, trong thời gian qua, các nước này đã thu hút được 60% tổng luồng vốn ngắn hạn vào các nước đang phát triển. Việt Nam có lợi ích rất lớn khi cùng nằm trong khu vực này.
Việc tham gia các khối liên minh khu vực và thế giới là xu hướng chung của thời đại. Trong những mối liên kết đó, mỗi quốc gia đều có những cơ hội đạt được những lợi ích to lớn và họ chỉ tham gia khi họ thấy được những cơ hội đó. Tuy vậy, bất kỳ một sự lựa chọn nào cũng có hai mặt của nó. Đi đôi với cơ hội luôn là những thách thức đặt ra và phải đương đầu với nó. Một cơ thể vững mạnh sẽ chống chịu được những tác động mạnh mẽ, và ngược lại, nếu yếu sẽ thất bại nặng nề. Việc Việt Nam tham gia ASEAN là bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Sự hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực sẽ tạo cho Việt Nam sự thích ứng dần trong tiến trình làm quen với những thay đổi. Khu mậu dịch tự do ASEAN-AFTA là một bước hội nhập mới đối với Việt Nam. Với Việt Nam, một nền kinh tế còn đang phát triển và còn nhiều yếu kém thì thách thức đặt ra là nhiều và to lớn. Tận dụng cơ hội làđiều tất nhiên phải làm vìđó chính là mục đích ta hướng tới, nhưng làm sao để hạn chế những rủi ro, đánh đổi ở mức tối thiểu làđiều cần thiết phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.
Khoá luận "Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA" sẽ cố gắng giải quyết phần nào vấn đề này.
Khoá luận của được chia làm 3 chương:
Chương 1: Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam.
Chương 2: Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA.
Chương 3: Giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng hợp tác của Việt Nam trong thời gian tới.
63 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi một quốc gia không thể tự mình phát triển mà không cần đến những mối liên hệ với bên ngoài. Vì vậy hội nhập khu vực và thế giới là một tất yếu với Việt Nam và bất kỳ quốc gia nào. Một quốc gia sẽ giảm được nhiều rủi ro khi hội nhập nếu quốc gia đó nhận thức đúng đắn về khả năng và vị thế của mình trong tương quan so sánh với các quốc gia khác.
Là một quốc gia đang phát triển với một nến kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước, Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi đang có những điều kiện thuận lợi mà nhiều quốc gia đang phát triển khác không có, hơn nữa, nhận thức rõđược xu thế phát triển của thời đại. Có thể nói khu vực ASEAN là một khu vực rất năng động- theo nhưđánh giá của nhiều nhà nghiên cứu- với một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc khoảng từ 5-6% mỗi năm. Nguồn đầu tư từ bên ngoài vào cũng rất lớn, trong thời gian qua, các nước này đã thu hút được 60% tổng luồng vốn ngắn hạn vào các nước đang phát triển. Việt Nam có lợi ích rất lớn khi cùng nằm trong khu vực này.
Việc tham gia các khối liên minh khu vực và thế giới là xu hướng chung của thời đại. Trong những mối liên kết đó, mỗi quốc gia đều có những cơ hội đạt được những lợi ích to lớn và họ chỉ tham gia khi họ thấy được những cơ hội đó. Tuy vậy, bất kỳ một sự lựa chọn nào cũng có hai mặt của nó. Đi đôi với cơ hội luôn là những thách thức đặt ra và phải đương đầu với nó. Một cơ thể vững mạnh sẽ chống chịu được những tác động mạnh mẽ, và ngược lại, nếu yếu sẽ thất bại nặng nề. Việc Việt Nam tham gia ASEAN là bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Sự hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực sẽ tạo cho Việt Nam sự thích ứng dần trong tiến trình làm quen với những thay đổi. Khu mậu dịch tự do ASEAN-AFTA là một bước hội nhập mới đối với Việt Nam. Với Việt Nam, một nền kinh tế còn đang phát triển và còn nhiều yếu kém thì thách thức đặt ra là nhiều và to lớn. Tận dụng cơ hội làđiều tất nhiên phải làm vìđó chính là mục đích ta hướng tới, nhưng làm sao để hạn chế những rủi ro, đánh đổi ở mức tối thiểu làđiều cần thiết phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.
Khoá luận "Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA" sẽ cố gắng giải quyết phần nào vấn đề này.
Khoá luận của được chia làm 3 chương:
Chương 1: Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam.
Chương 2: Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA.
Chương 3: Giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng hợp tác của Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1
HIỆP ĐỊNH AFTA VÀ NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM
1.1 Khu mậu dịch tự do ASEAN- AFTA:
1.1.1 Sự ra đời của AFTA:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967, ban đầu gồm 5 nước thành viên là Indônêxia, philipin, Malaixia, Singapo và Thai Lan. Từ năm 1984, Brunây gia nhập ASEAN, đưa số thành viên lên 6. Việt Nam bắt đầu là quan sát viên trong ASEAN từ năm 1992. Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành viên thứ bảy của tổ chức này. Các năm sau đó là các nước Myanma, lào, Campuchia.
Ngay từ khi mới thành lập, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN- đãđề ra mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội duy trì nền hoà bình vàổn định trong khu vực. Trong lĩnh vực kinh tế, ASEAN chủ trương đẩy mạnh hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, năng lượng, giao thông vận tải, thông tin viễn thông….Tuy nhiên ở giai đoạn đầu lĩnh vực hợp tác chủ yếu của ASEAN lại là chính trị và an ninh. Hợp tác kinh tế ASEAN chỉ thực sự bắt đầu sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN được tổ chức tại Bali (Indônêxia) vào tháng 2/ 1976. Năm 1977, các nước thành viên đã ký kết hiệp định ưu đãi thuế quan PTA tại Manila (Philipin). Những ưu đãi ban đầu dựa trên cơ sở tự nguyện vàđược thực hiện lần lượt đối với từng sản phẩm, đây có thể nói là bước đi đầu tiên ( ở trình độ sơ khai) để ASEAN tiến tới việc tự do hoá thương mại. Tiếp theo, để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thượng mại trong nội bộ kku vực, các nước ASEAN đã có những chính sách thay đổi nhằm mở rộng các mặt hàng trao đổi theo hiệp định. Sau năm 1980, bên cạnh việc thực hiện ưu đãi thuế quan đối với từng sản phẩm ở cấp đa phương, một số nước thành viên ASEAN tiến hành đàm phán song phương tiến hành ưu đãi lẫn nhau. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 3 (12-1987), các nhà lãnh đạo ASEAN chủ trương tăng cường những nỗ lực đểđẩy mạnh hợp tác kinh tế. Theo hướng này, ASEAN đãđưa ra giải pháp trọn gói mới nhằm cải thiện PTA trong giai đoạn 5 năm từ 1988 đến 1992. Các nước thành viên đã ký nghịđịnh thư về việc mở rộng các ưu đãi thuế quan như: đưa dần các sản phẩm trong danh mục loại trừ tạm thời vào PTA giảm yêu cầu về nội dung nguồn gốc từ 50% xuống
35%…
Tuy thế, truy nguyên đến cùng thì sự ra đời của AFTA là kết quả phức hợp giữa sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài dưới đây:
Về nhân tố bên trong, có thể thấy rằng công nghiệp goá trong 2 thập kỷ qua đã làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán lẫn nhau giữa các nền kinh tế ASEAN. Người ta tính ra rằng vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội bộ ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm các nước này đãđạt tới khoảng 20% vàđiều đó chứng tỏ khuynh hướng kiên kết thương mại khu vực đã ngày càng trởi nên mạnh mẽ. Các nền kinh tế ASEAN đã mang đặc tính huêóng ngoại dựa vào xuất khẩu và hơn bao giờ hết chúng có nhu cầu bức thiết trong việc tìm kiếm và liên kết thị trường, trước hết là các thị trường láng giềng kề cận. Điều này càng được thúc đẩy nhanh hơn nhờở sự tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế khu vực đối với các biện pháp tự do hoá thương mại và theo đó, các nước này dễ dàng đi đến chỗ mặc nhiên thừa nhận AFTA. Các chính phủ của từng nước ASEAN cũng đã thấy rõ trở ngại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong chiến lược phát triển, đãđi đến nhất trí cởi bỏ bằng việc đeo đuổi các chiến lược tự do hoá theo hướng xuất khẩu. Do đó, về thực chất, chính sự chuyển đổi trong chiến lược phát triển và tình hình kinh tế của các nước ASEAN đã khiến cho đề xuất về một khu vực mậu dịch tự do ASEAN mang tính khả thi.
Về các nhân tố bên ngoài, có thể thấy : với sự kết thúc chiến tranh lạnh và sự chuyển đổi sang nên kinh tế thị trường của hàng loạt các quốc gia, khu vực như Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Âu… các quốc gia ASEAN ngày càng có nhiều địch thủ cạnh tranh nới về thu hút đầu tư nước ngoài và thương mại. Hơn nữa, trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, các nền kinh tế ASEAN còn phải đứng trước những thách thức mới do sự xuất hiện của những tổ chức hợp tác kinh tế khu vực hơn hẳn về quy mô, tiềm năng và trình độ phát triển như EU, NAFTA. Nói cách khác, trước sức ép của chủ nghĩa khu vực mở của với sự xuất hiện của EU, NAPTA và những biến đổi của nền kinh tế thế giới theo hướng này càng có nhiều dấu hiệu có nguy cơ làm mất đi các lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế ASEAN, vị thế và triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế này sẽ không được củng cố và thúc đẩy nếu như toàn hiệp hội không tạo dựng được sự nỗ lực chung. Đây là nhân tố cóý nghĩa quyết định đối với sự cần thiết thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Ởđây sự hiện hữu của tiến trình AFTA sẽđược giải thích trên hai góc độ: thứ nhất, việc liên kết thị trường khu vực như một trung tâm sản xuất và thương mại quốc tế làđiều kiện căn bản để cải thiện thế thương lượng cạnh tranh của ASEAN trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - một nhân tốđược coi làđộng lực tăng trưởng và tạo ra sự năng động của châu Á trong những năm gần đây, vàthứ hai, nhu cầu cải thiện thế thương lượng cạnh tranh của ASEAN để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ bắt buộc ASEAN không thể trở thành các nhà bảo hộ mậu dịch và hơn nữa, ASEAN cần phải mở cửa mạnh mẽ thị trường của mình với tất cả thành phần còn lại của thế giới chứ không chỉ bó hẹp ở việc xoá bỏ các hàng rào thương mại trong nội bộ ASEAN.
Như vậy, tổng thể các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động, AFTA ra đời như một khái niệm hướng ngoại. Nó trở thành một bộ phận hợp thành của xu thế tự do thương mại rộng lớn hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và toàn cầu. Do đó, tạo lập AFTA cho ASEAN cũng chính là tạo lập khu vực mở, một sự thích ứng mới cho sự phát triển của ASEAN trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá.
Chúng ta hoàn toàn có cơ sởđể khẳng định rằng ASEAN sẽ thành công trong việc tạo lập AFTA. Một là, tự giữa những năm 80, các thành viên của ASEAN đã lần lượt thực hiện phi tập trung hoá và tự do hoá nền kinh tế của mình, đã cải thiện đáng kẻ môi trường đầu tư và thương mại và trên cơ sở này. AFTA sẽđặt từng quốc gia thành viên ASEAN trước những nhu cầu bức thiết phải tiến hành cải cách nền kinh tế quốc gia nhằm đáp ứng các tiêu chí hoàđồng khu vực. AFTA sẽ góp phần đán kể vào việc cải thiện hiệu quả sản xuất cho mỗi quốc gia thành viên với chi phíít hơn. Hay nói đúng hơn, AFTA sẽ hỗ trợ cho các nền kinh tế này trở thành các nền kinh tế có hiệu suất thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa điều chỉnh cơ cấu kinh tế khu vực với cơ cấu kinh tế nội địa của từng nước. Hai là, tạo ra AFTA, về thực chất, ASEAN sẽ thực hiện một cam kết chính trịđầy đủ, nghĩa là chính phủ ASEAN không chỉ thể hiện những nỗ lực của mình ở trong nước mà thông qua AFTA, họ còn muốn điều hoà, giả quyết các khó khăn riêng của từng quốc gia thành viên. Ba là, các nước ASEAN có những bài học kinh nghiệm trong thực hiện Hiệp định thương mại ưu đãi ASEAN ( PTA- Priority Trade Agreement) không mấy thành công từ cuối những năm 70. Do đó, có thể nói rằng AFTA, là thành tựu và là nấc thang mới trong chiếc lược hợp tác ASEAN hiện nay. AFTA giúp các nhà xuất khẩu giảm chi phíđầu vào khi các thi trường ASEAN mở cửa, mặt khác các nhà sản xuất hàng hoá sẽđược kích thích bởi tiến trình tự do hoá nhập khẩu nhờ AFTA vàđồng thời nhờđó họ có thểđược lợi do nhận được chi phí về các sản phẩm trung gian cấu thành đầu vào giảm. Cũng tương tự như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng lên do bởi các nhàđầu tư nước ngoài muốn được hưởng thụ các ưu dãi của AFTA.
1.1.2 Mục tiêu của AFTA.
Có thể nói việc các thành viên ASEAN đạt được thoả thuận thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN- AFTA là một buớc tiến quan trọng trong tiến trình hình thành nên một khu vực Đông Nam Á thống nhất. Tuy cóđạt được những kết quả bước đầu như vậy nhưng cần phải đặt ra các mục tiêu cụ thểđểcác bước đi được rõ ràng, mạch lạc và hiệu quả hơn. Về cơ bản các mục tiêu đó như sau:
Thứ nhất, tự do hoá trong nội bộ ASEAN, tăng cường trao đổi buôn bán trong nội bộ khối bằng cách loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đây là mục tiêu đầu tiên song không phải là mục tiêu quan trọng nhất của AFTA vì quy mô thị trường ASEAN tương đối nhỏ so với các thị trường khu vực khác như EU, NAFTA. Trong khi (theo số liệu năm 1990) NAFTA chiếm 27,8% sản lượng thế giới, 18,2% sản lượng thương mại thế giới, trong đó nội bộ khu vực chiếm 40% và EU lần lượt có các chỉ số tương ứng là 26,8%, 42,1%và 60% thì ASEAN chỉ có 1,5% sản lượng thế giới, 4,5% thương mại thế giới và buôn bán khu vực là 20%. Mặc dù vậy, ASEAN mong muốn trở thành một khu vực mậu dịch tự do trong xu thế thương mại toàn cầu. Hơn nữa, do đặc tính hướng ngoại của các nền kinh tế ASEAN với tỷ lệ ngoại thương trong GDP chiếm tới 96,4% trong khi các khu vực khác như: NAFTA chỉ chiếm 19,1% và EU là 46%, các nền kinh tế này sẽ hết sức thuận lợi trong việc tiến tới tự do hoá. Điều này không thể giúp các quốc gia thành viên ASEAN đạt được những thoả thuận thương mại lớn cho thị trường khu vực như EU, NAFTA. Song chíít nó cũng hỗ trợ các quốc gia này đẩy mạnh tăng trưởng, thay đổi cơ cấu, bổ sung lẫn nhau theo hướng trở thành một thế lực cạnh tranh cóưu thế so với các thị trường khu vực khác.
Thứ hai, thu hút các nhàđầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo dựng một khối thị trường thống nhất. Đây là mục tiêu trung tâm của AFTA. AFTA sẽ tạo ra một nền tảng sản xuất thống nhất trong ASEAN, điều đó cho phép hợp lý hoá sản xuất, chuyên môn hoá trong nội bộ khu vực và khai thác thế mạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau. Có 3 lý do: một là, sự phân công quốc tếđược đẩy mạnh trong nội bộ ASEAN, nghĩa làđầu tư vào bất cứ quốc gia nào trong ASEAN đều được hưởng thụ mọi quyền ưu đãi của AFTA trên thị trường toàn khu vực; hai là, đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN sẽ tăng vì kết quả chuyển hoàn mậu dịch giữa các quốc gia này tăng theo AFTA và do đó, sẽ kích thích các công ty Nhật, Mỹ, EU và NICs đầu tư nhiều hơn để giữ thị trường này thay vì trước đây họ thường cung ứng từ các cơ sở sản xuất ngoài ASEAN ; ba là, đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào ASEAN tăng nhờ sự lớn mạnh của thị trường nội địa khu vực và nhờ sự lớn mạnh của chính thị trường nội địa khu vực và nhờ sự tăng lên của sức mua của thị trường khu vực ASEAN và theo đó, sẽ ngày càng có nhiều dựán đầu tư trực tiếp nhằm cung cấp sản phẩm cho các thị trường này. Tuy nhiên, đểđạt được mục tiêu này, các thành viên ASEAN còn phải nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và thông qua AFTA làm cho các môi trường đầu tư của ASEAN trở nên hấp dẫn hơn so với các khu vực khác. Vấn đềđáng lưu ý là ASEAN cần phải đón bắt được các dòng đầu tư quốc tếđang trong xu hướng chuyển mạnh từ các khu vực Âu, Mỹ trở lại châu Á. Dĩ nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN không phải là một hiện tượng mới, song những tác động của tiến trình ASEAN sẽ nâng cao và thúc đẩy chúng khởi sắc. Với định hướng phát triển ra ngoài khu vực trên cơ sở liên kết thị trường bên trong AFTA, ASEAN hoàn toàn có thể kỳ vọng tới khả năng đẩy mạnh thế thương lượng cạnh tranh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ ba, làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện quốc tếđang thay đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hoá thương mại thế giới. AFTA sẽđưa ASEAN đi đến chủ nghĩa khu vực mở và là sự phản ứng đáp lại với các mô hình bảo hộ mậu dịch ở cả trong và ngoài khu vực. Theo xu thế tự do nền sản xuất toàn cầu, AFTA là nấc thang đầu tiên trong xu thế tiến tới thực hiện sự hợp tác toàn diện. Trước những biến động của bối cảnh quốc tế, AFTA buộc phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và không chỉ dừng lại ở một khu vực mậu dịch hay liên minh quan thuế mà trong tương lai nó sẽ tiếp tục được phát triển thành một liên minh tiền tệ, một liên minh kinh tế. Nhờ năng lực buôn bán trong và ngoài khu vực, AFTA sẽ trợ giúp cho các quốc gia thành viên ASEAN thích ứng với chếđộ thương mại đa biên đang tăng lên ngày càng nhanh chóng.
Có thể thấy mục tiêu đầu không phải là mục tiêu quan trọng nhất của AFTA. Với quy mô tương đối nhỏ của thị trường ASEAN, với thực tế hầu hết các nguồn cung cấp sản phẩm chế tạo nằm ngoài ASEAN, kim ngạch thương mại chịu ảnh hưởng của AFTA sẽ không lớn. Về mặt này, AFTA sẽ không thể so được với các thoả thuận thương mại khu vực như EU hay NAFTA trong việc tạo ra một thị trường nội địa rộng lớn vao gồm các cường quốc dẫn đầu về công nghiệp. Mặc dù các nước ASEAN đang có tình hình phát triển kinh tế rất đáng khích lệ, nhưng các nước này, trừ Singapo, vẫn là các nước đang phát triển, do vậy vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư, công nghệ, bí quyết quản lý của nước ngoài.
Mục tiêu trung tâm của AFTA là thu hút đầu tư nước ngoài. Tính cấp thiết của mục tiêu này được giải thích bởi sự cạnh tranh tiếp tục tăng lên trong vấn đề thu hút đầu tư của các nước đang trong quá trình chuyển đổi nhưđã phân tích ở trên. AFTA sẽ tạo ra một cơ sở sản xuất thống nhất cho ASEAN, từđó sẽ cho phép việc hợp lý hoá sản xuất, chuyên môn hoá trong nội bộ khu vực và khai thác các thế mạnh của các nền kinh tế khác nhau.
Mục tiêu thứ ba có liên quan đến môi trường thương mại không ổn định và tương đối không thuận lợi mà các nước ASEAN phải đương đầu ở kỷ nguyên hậu chiến tranh lạnh. Vào thời điểm AFTA ra đời, các nước phát triển lớn trên thế giới thiên về việc phát triển các thoả thuận thương mại khu vực (RTA), qua đó thể hiện việc bảo hộ thị trường của mình đối với hàng xuất khẩu của các nước Đông Á. Chính vì vậy, AFTA là sựđáp lại khuynh hướng về việc chủ nghĩa khu vực đang ngày một tăng lên trên thế giới.
Tuy nhiên, AFTA mới chỉ dừng lại ở nấc thang đầu trong hợp tác kinh tế khu vực. Với sức ép của hợp tác kinh tế khu vực và các tổ chức thương mại quốc tế khác như APEC, WTO liệu AFTA có bị lu mờ hay không? Đứng trước tình hình như vậy AFTA buộc phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện và có thể không chỉ dừng lại ở một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do, mà trong tương lai có thể sẽ tiếp tục tiến đến tầm cao mới như thị trường chung, liên minh kinh tế.
1.1.3 Nội dung chính của AFTA.
Theo thoả thuận tại Singapo, AFTA sẽđược thực hiện trong vòng 15 năm (từ 1/1/1993 đến 1/1/2008) và Chương trình về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) do Indônêsia đưa ra sẽđược dùng làm công cụ chính để thực hiện AFTA. Đáng chúý CEPT chỉáp dụng đối với một số mặt hàng nhất định trong buôn bán nội bộ ASEAN, chú không phải áp dụng cho buôn bán của ASEAN với các nước nằm ngoài tổ chức này. Theo kế hoạch của CEPT mức thuế quan sẽđược giảm một cách có hệ thống từ 0 đến 5% đối với tất cả các mặt hàng chế tạo và phải do các nước thành viên đưa ra. Sau đây là những nội dung chính:
Trong thời kỳđầu chỉ có các mặt hàng chế tạo mới được đưa vào CEPT với thuế quan giảm dần trong 15 năm. Khi kế hoạch được tiến hành sẽ có thêm nhiều danh mục hàng hoá nữa như tư liệu sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến được sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến được đưa vào CEPT. Các sản phẩm nông nghiệp sơ chế dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện theo thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA) như hiện nay trong khi dịch vụ bị loại ra khỏi chương trình này.
Các quốc gia thành viên đã xác định 15 nhóm sản phẩm để giảm thuế quan theo kế hoạch CEPT, đó là: dầu thực vật, xi măng, hoá chất, dược phẩm, phân bón, chất dẻo, sản phẩm cao su, sản phẩm da, bột giấy, hàng dệt, đổ gốm và thuỷ tinh, đồng thỏi, hàng điện tử, đổ gỗ và song mây, đá quý vàđồ trang sức. Đối với các sản phẩm này, các hạn chế về số lượng và các hàng rào phi quan thuế khác sẽ bị loại bỏ hoàn toàn trong vòng 15 năm (đến năm 2008).
Chương trình CEPT chỉáp dụng đối với các sản phẩm được chế tạo tại các nước ASEAN. Các nước ASEAN cũng xác định rằng một sản phẩm chỉđược coi là có nguồn gốc ASEAN nếu như cóít nhất 40% hàm lượng nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đó có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia thành viên nào.
Do mức thuế quan hiện áp dụng tại các nước ASEAN quy định rất khác nhau: những nước có mức thuế quan cao nhất là Thái Lan, Philipine, tiếp đến là Indônêsia, Malaysia và thấp nhất là Brunei và Singapo, vì vậy để tránh "sốc" cho một số nước thành viên, chương trình CEPT sẽđược thực hiện theo lộ trình sau:
- Đối với các mặt hàng trong 15 nhóm sản phẩm nêu trên hiện quy định mức thuế quan từ 20% trở lên thì mức thuế quan đó sẽđược giảm từ 20% trở xuống trong thời gian từ 5 đến 8 năm, bắt đầu từ 1/1/1993.
- Việc giảm mức thuế quan tiếp theo từ 20% hoặc thấp hơn xuống từ 0 đến 5% sẽđược thực hiện trong khoảng thời gian 7 năm.
Theo quy định thì các nước thành viên sẽ quyết định các mặt hàng giảm thuế quan trong hai chương trình trên và phải thông báo cho các nước thành viên khác biết vào lúc bắt đầu thực hiện chương trình.
Tuy nhiên, đối với mức thuế quan của một số mặt hàng đãở mức từ 20% trở xuống (tính đến ngày 1/1/1993), thì các nước thành viên sẽ quyết định chương trình và thời hạn giảm thuế quan riêng cho các mặt hàng này. Hai thành viên trở lên có thể tham gia thoả thuận giảm thuế quan nhanh xuống từ 0 đến 5% đối với một số sản phẩm cụ thể, không nhất thiết phụ thuộc vào chương trình kéo dài 15 năm. Thoả thuận này cũng không đòi hỏi các nước có mức thuế quan thấp (chẳng hạn như Singapo và Brunei) phải nâng thuế quan của mình lên ngang hàng với thuế quan của các nước khác.
Điều quan trọng trong thoả thuận thực hiện AFTA là việc các nước thành viên ASEAN đưa ra công thức 6-x (6-x formula), theo đó những thành viên nào chưa muốn tham gia vào chương trình giảm thuế quan CEPT ngay từ khi nó bắt đầu có hiệu lực thì có thể tham gia vào giai đoạn sau.
1.1.4 Cơ chế hoạt động và tiến