Khóa luận Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX

Phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý cần thực hiện trong quản lý chi phí sản xuất. Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này mà em đã chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Nội dung khóa luận trình bày theo bố cục sau: Chương 1: “Tổng quan”. Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Chương 2:”Cơ sở lý thuyết” gồm các nội dung liên quan đến phân tích biến động chi phí sản xuất như: khái niệm chi phí, phân loại chi phí, trình tự phân tích biến động chi phí, định mức chi phí, các phương pháp phân tích và yếu tố ảnh hưởng biến động chi phí. Chương 3: “Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX” bao gồm nội dung: lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức quản lý, tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây, tổ chức công tác kế toán, những thuận lợi, khó khăn và phướng hướng phát triển của xí nghiệp. Chương 4: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Chương này là nội dung chính của đề tài được trình bày với nội dung sau: - Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp. - Xây dựng định mức chi phí sản xuất. - Phân tích biến động chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và xác định nguyên nhân biến động. - Tổng hợp các mức biến động, tính giá thành sản phẩm. Chương 5: “Một số giải pháp cho các biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Gồm một số giải pháp kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp. Kết luận: rút ra kết luận về kết quả phân tích.

doc60 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, tháng 05 năm 2008 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH Lớp: DH5TC. Mã số SV: DTC041751 Giáo viên hướng dẫn: TRẦN THỊ KIM KHÔI Long xuyên, tháng 05 năm 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Trần Thị Kim Khôi Người chấm, nhận xét 1: Người chấm, nhận xét 2: Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày …… tháng ….... năm ……. LỜI CẢM ƠN ---¶¶¶--- Sau gần bốn năm ngồi trên giảng đường đại học được sự quan tâm giảng dạy tận tình của thầy cô, em đã học hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn Và cả kiến thức về cuộc sống. Giờ đây sắp rời ghế nhà trường, cho phép em gởi lời cám ơn chân thành đầu tiên đến tất cả thầy cô trường Đại học An Giang, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, những người thực hiện giảng dạy em trong thời gian qua. Cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Kim Khôi – giáo viên hướng dẫn nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Về phía gia đình, con cũng vô cùng biết ơn ba mẹ đã cho con niềm tin, điểm tựa về vật chất cũng như về tinh thần giúp con học tập hoàn thành ước mơ của mình. Sau cùng, em xin chân thành gởi cảm ơn đến tập thể cơ quan thực tập Xí nghiệp động lạnh thủy sản AFIEX: - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kế toán tài chính, đặc biệt là chú Trần Khánh Giang - Kế toán trưởng xí nghiệp. - Cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đợt thực tập viết khóa luận này. Xin chúc quý cơ quan ngày càng phát triển, chúc quý thầy cô và tất cả những người thân luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống! Sinh viên Nguyễn Thị Phương Oanh TÓM TẮT --¶¶-- Phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý cần thực hiện trong quản lý chi phí sản xuất. Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này mà em đã chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Nội dung khóa luận trình bày theo bố cục sau: Chương 1: “Tổng quan”. Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Chương 2:”Cơ sở lý thuyết” gồm các nội dung liên quan đến phân tích biến động chi phí sản xuất như: khái niệm chi phí, phân loại chi phí, trình tự phân tích biến động chi phí, định mức chi phí, các phương pháp phân tích và yếu tố ảnh hưởng biến động chi phí. Chương 3: “Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX” bao gồm nội dung: lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức quản lý, tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây, tổ chức công tác kế toán, những thuận lợi, khó khăn và phướng hướng phát triển của xí nghiệp. Chương 4: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Chương này là nội dung chính của đề tài được trình bày với nội dung sau: - Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp. - Xây dựng định mức chi phí sản xuất. - Phân tích biến động chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và xác định nguyên nhân biến động. - Tổng hợp các mức biến động, tính giá thành sản phẩm. Chương 5: “Một số giải pháp cho các biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Gồm một số giải pháp kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp. Kết luận: rút ra kết luận về kết quả phân tích. MỤC LỤC --¶¶-- Nội dung Trang DANH MỤC BIỂU BẢNG ---¶¶¶--- Trang Bảng 2.1. Thẻ định mức chi phí 10 Bảng 2.2. Mẫu báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến 13 Bảng 2.3. Mẫu phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến 14 Bảng 3.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2006-2007 18 Bảng 4.1. Bảng định mức chi phí sản xuất sản phẩm cá tra Fillet đông lạnh đóng gói của xí nghiệp – Năm 2008 26 Bảng 4.2. Bảng khối lượng cá Fillet thành phẩm sản xuất trong tháng 03 – 2008 27 Bảng 4.3. Bảng tổng hợp giá và khối lượng cá tra thu mua trong tháng 03 – 2008 28 Bảng 4.4. Bảng khối lượng cá tra xuất dùng cho sản xuất trong tháng 03 – 2008 29 Bảng 4.5. Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX 30 Bảng 4.6. Bảng tổng hợp số lượng công nhân viên tại xí nghiệp 34 Bảng 4.7. Bảng chi phí nhân công trong tháng 03 – 2008 35 Bảng 4.8. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX 38 Bảng 4.9. Bảng phân bổ chi phí và phân tích biến động chi phí sản xuất chung cho sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp 38 Bảng 4.10. Bảng tổng biến động chi phí sản xuất tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp 39 Bảng 4.11. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp 40 Bảng 4.12. Bảng tính giá thành sản phẩm cá tra Fillet đông lạnh đóng gói tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp 41 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tóm tắt phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 4 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tóm tắt phân loại theo cách ứng xử của chi phí 7 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổng quát phân tích biến động chi phí sản xuất 10 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp 17 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp 21 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ hình thức trên máy vi tính 23 Sơ đồ 4.1. Quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp 24 Sơ đồ 4.2. Sơ đồ phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 33 Sơ đồ 4.3. Sơ đồ phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 37 DANH MỤC BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận 19 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ kết cấu chi phí 40 Đồ thị 4.1: Đồ thị thể hiện biến động giá cá tra nguyên liệu xí nghiệp thu mua vào tháng 03 – 2008 31 THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ---¶¶¶--- BĐ: biến động CP: chi phí CPNVLTT: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT: chi phí nhân công trực tiếp CPSXC: chi phí sản xuất chung HĐKD: hoạt động kinh doanh LNTT: lợi nhuận trước thuế QLDN: quản lý doanh nghiệp SP: sản phẩm SXC: sản xuất chung TNDN: thu nhập doanh nghiệp TSCĐ: tài sản cố định Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Khi tham gia vào kinh doanh mọi doanh nghiệp đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Tăng doanh thu và giảm chi phí là con đường duy nhất mà các doanh nghiệp đi đến lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu là điều khó thực hiện vì cần phải tăng sản phẩm tiêu thụ hay giá bán sản phẩm, hoặc tăng cả hai. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung cầu của sản phẩm đang kinh doanh, mặt bằng giá cả, tình hình kinh doanh… do đó các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc quản trị chi phí. Vấn đề của nhà quản lý là phải nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh chi phí, xây dựng định mức chi phí sản xuất, theo dõi quá trình phát sinh chi phí, đo lường và đánh giá sự phù hợp của thực tế với định mức, từ đó có biện pháp giải quyết hoặc điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế. Việc phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý cần thực hiện trong quản lý chi phí sản xuất. Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này mà em đã chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Việc chọn đề tài: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX” với mục tiêu xây dựng định mức chi phí sản xuất phù hợp cho sản phẩm, theo dõi chi phí phát sinh, so sánh chi phí thực tế chi phí định mức, tìm hiểu nguyên nhân các sai lệch và đề ra giải pháp để sử dụng tối ưu nguồn lực của xí nghiệp. Cụ thể như sau: - Xây dựng chi phí định mức sản xuất sản phẩm, phân loại chi phí sản xuất theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Đo lường các khoản chí phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất. - Đánh giá sự biến động của chi phí sản xuất giữa thực tế và định mức. - Xác định nguyên nhân các biến động chi phí về lượng và giá, từ đó đề ra phương hướng giải quyết. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: dựa vào cơ sở lý thuyết kế toán chi phí, kế toán quản trị, kế toán tài chính. - Nghiên cứu thực tế: + Thu thập số liệu tại phòng kế toán của xí nghiệp + Phỏng vấn trực tiếp cán bộ xí nghiệp và quan sát quy trình sản xuất. + Tham khảo tài liệu từ nguồn: tạp chí, báo, internet… - Phân tích số liệu theo phương pháp: + Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê trong tháng để tiến hành so sánh và đánh giá. + Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu thực tế và định mức để từ đó đưa ra kết luận. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu những chi phí sản xuất sản phẩm, số liệu nghiên cứu một kỳ là tháng 03 năm 2008. Các sản phẩm của xí nghiệp gồm nhiều loại: cá tra fillet, cá điêu hồng, cá basa, tôm đông lạnh đóng gói, nhưng chỉ nghiên cứu phân tích biến động sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất 2.1.1. Khái niệm chi phí Trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí, như nguyên liệu, tài sản cố định, sức lao động…. Biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh nói trên gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công… Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh một cách khách quan, nó luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất và gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Phân loại chi phí 2.1.2.1. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Toàn bộ chi phí được phân loại như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê mặt bằng… - Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ảnh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi tiếp khách, hội nghị… 2.1.2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Toàn bộ chi phí được phân thành hai loại: (1) Chi phí sản xuất, (2) Chi phí ngoài sản xuất. (1) Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất được chia thành ba loại: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi… và nguyên liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm… - Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, phụ, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các khoản phải trả khác cho công nhân. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chửa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng… (2) Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. Bao gồm: - Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,… - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung… Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tóm tắt phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Tổng chi phí Chi phí NVL trực tiếp Chi phí sản xuất Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng Chi phí NC trực tiếp Chi phí ban đầu Chi phí ngoài sản xuất Chi phí sản xuất chung Chi phí chuyển đổi 2.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh - Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đối với sản phẩm xây lắp thì chi phí sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc ít có doanh thu thì chúng được tính thành phí tồn của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh. 2.1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan. Thông thường chi phí trực tiếp là những chi phí đơn giản nhất cấu tạo bởi một yếu tố như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương,… - Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định. Chi phí gián tiếp thường là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất. 2.1.2.5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Gồm ba loại: (1) Biến phí, (2) Định phí, (3) Chi phí hỗn hợp. (1) Biến phí (chi phí khả biến): là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thường biến phí của một đơn vị hoạt động thì không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. Biến phí có phương trình biểu diễn như sau: y = ax Với y: Tổng biến phí a: Biến phí đơn vị x: Mức hoạt động Biến phí được chia thành hai loại: - Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ): là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Biến phí cấp bậc: là những loại chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt đến một mức độ nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí. (2) Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Định phí có thể biểu diễn bằng phương trình sau: y = b Với y: Tổng định phí b: Hằng số Định phí có thể chia làm hai loại: - Định phí bắt buộc: là những chi phí có liên quan đến máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, quản lý… Những định phí này có hai đặc điểm: có bản chất lâu dài, không thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Thuộc loại này gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương nhân viên quản lý,… - Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc): là những chi phí có thể thay đổi trong từng kỳ kế hoạch do nhà quản trị quyết định. Những định phí này có hai đặc điểm: có bản chất ngắn hạn, trong những trường hợp cần thiết người ta có thể cắt giảm chúng đi. Thuộc loại này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu,… (3) Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí. Thông thường ở mức độ hoạt động vượt quá căn bản, nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Đặc điểm chi phí hỗn hợp: - Phần định phí của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. - Phần biến phí thường phản ảnh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt định mức. Phương trình của chi phí hỗn hợp: y = ax + b Với y: Chi phí hỗn hợp a: Biến phí đơn vị b: Tổng định phí cho mức hoạt động trong kỳ x: Số lượng đơn vị hoạt động Phân tích chi phí hỗn hợp là phải xác định được a và b, được thực hiện bằng ba phương pháp sau: - Phương pháp cực đại, cực tiểu - Phương pháp bình phương bé nhất - Phương pháp đồ thị phân tán Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tóm tắt phân loại theo cách ứng xử của chi phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp Biến phí tỷ lệ Biến phí cấp bậc Phân tích CP hỗn hợp Định phí bắt buộc Định phí tùy ý 2.2. Trình tự phân tích biến động chi phí sản xuất 2.2.1. Xác lập chỉ tiêu phân tích biến động Xác định chỉ tiêu phân tích là xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích và biểu diễn chi phí bằng một biểu thức toán học chịu sự tác động của nhiều nhân tố, các nhân tố có mối quan hệ với nhau. Các chỉ tiêu được sử dụng phân tích là định mức chi phí và chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.2.2. Xác định đối tượng phân tích biến động Đối tượng phân tích là chênh lệch của chỉ tiêu chi phí cần phân tích g
Tài liệu liên quan