Khóa luận Phân tích thu chi ngân sách nhà nước của huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Tình hình kinh tế- xã hội của huyện Lấp Vò trong những năm vừa qua có tốc độtăng trưởng cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mức động viên ngân sách của huyện. Nhưng chính vì thếmà nhu cầu chi tiêu công ngày càng tăng. Nguồn thu ngân sách thì có hạn nhưng nhu cầu thì tăng liên tục, vì vậy huyện cần phải có những biện pháp phân bổ một cách hợp lý, hỗtrợ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian sắp tới. Qua phân tích cho thấy, tình hình ngân sách của huyện đang trởnên lành mạnh hơn. Nguồn thu trên địa bàn có thể đáp ứng phần lớn các nhu cầu chi tiêu. Thu bổsung từngân sách cấp trên với xu hướng giảm trong khi các nguồn thu khác trên địa bàn tăng. Khẳng định chủcủa ngân sách huyện ít lệthuộc vào nguồn vốn hỗtrợtừcấp trên. Vềchi tiêu ngân sách thì ngày càng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tếxã hội của huyện, tuy nhiên vẫn thực hiện được chủtrương tiết kiệm của chính phủ. Bên cạnh những mặt đạt được huyện cũng còn rất nhiều hạn chế. Nguồn kinh phí chưa cấp phát theo đúng nhu cầu sửdụng, hay sửdụng khọng đúng mục đích. Trong điều kiện kinh tếngày càng có nhiều khó khăn nhưhiện nay. Huyện cần phải có những giải pháp thiết thực giúp cho nguồn thu ngân sách tăng và chi tiêu ngân sách thực hiện theo chủtrương tiết kiệm và hiệu quả. Qua nghiên cứu, bài báo cáo có đềxuất đểphòng Tài chính có thểtham khảo và vạch ra những kếhoạch chiến lược cho ngân sách trong những năm sắp tới.

pdf43 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 4228 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích thu chi ngân sách nhà nước của huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÚY DIỄM PHÂN TÍCH THU CHI NSNN CỦA HUYỆN LẤP VÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, ngày 31.5.2009 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH THU CHI NSNN CỦA HUYỆN LẤP VÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THÚY DIỄM Lớp : DH6TC1. Mã số Sv: DTC052273 Người hướng dẫn : Th.s NGUYỄN MINH CHÂU Long Xuyên, ngày 31.5.2009 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) TÓM TẮT ◄▲► Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lấp Vò trong những năm vừa qua có tốc độ tăng trưởng cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mức động viên ngân sách của huyện. Nhưng chính vì thế mà nhu cầu chi tiêu công ngày càng tăng. Nguồn thu ngân sách thì có hạn nhưng nhu cầu thì tăng liên tục, vì vậy huyện cần phải có những biện pháp phân bổ một cách hợp lý, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian sắp tới. Qua phân tích cho thấy, tình hình ngân sách của huyện đang trở nên lành mạnh hơn. Nguồn thu trên địa bàn có thể đáp ứng phần lớn các nhu cầu chi tiêu. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên với xu hướng giảm trong khi các nguồn thu khác trên địa bàn tăng. Khẳng định chủ của ngân sách huyện ít lệ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên. Về chi tiêu ngân sách thì ngày càng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, tuy nhiên vẫn thực hiện được chủ trương tiết kiệm của chính phủ. Bên cạnh những mặt đạt được huyện cũng còn rất nhiều hạn chế. Nguồn kinh phí chưa cấp phát theo đúng nhu cầu sử dụng, hay sử dụng khọng đúng mục đích. Trong điều kiện kinh tế ngày càng có nhiều khó khăn như hiện nay. Huyện cần phải có những giải pháp thiết thực giúp cho nguồn thu ngân sách tăng và chi tiêu ngân sách thực hiện theo chủ trương tiết kiệm và hiệu quả. Qua nghiên cứu, bài báo cáo có đề xuất để phòng Tài chính có thể tham khảo và vạch ra những kế hoạch chiến lược cho ngân sách trong những năm sắp tới. i MỤC LỤC TÓM TẮT............................................................................................................................. i MỤC LỤC............................................................................................................................ ii DANH SÁCH BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ............................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... v Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. …1 U 1.1. Cơ sở chọn đề tài: ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu ............................................................................................................... 1 1.3. Phạm vi ................................................................................................................. 1 1.4. Ý nghĩa: ................................................................................................................ 1 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................... 2 2.1. Ngân sách nhà nước ............................................................................................ 2 2.1.1. Khái niệm NSNN và hệ thống NSNN ......................................................... 2 2.1.2. Đặc điểm của NSNN .................................................................................... 3 2.1.3. Vai trò của NSNN ........................................................................................ 3 2.2. Thu NSNN ............................................................................................................ 4 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thu NSNN: ...................................................... 4 2.2.2. Nội dung thu NSNN ..................................................................................... 5 2.2.3. Phân loại thu NSNN: ................................................................................... 5 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu: .................................................... 6 2.2.5. Bồi dưỡng nguồn thu:.................................................................................. 7 2.2.6. Các giải pháp ................................................................................................ 7 2.3. Chi NSNN ............................................................................................................. 8 2.3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 8 2.3.2. Đặc điểm ........................................................................................................ 8 2.3.3. Nội dung của chi NSNN .............................................................................. 8 2.3.4. Phân loại ....................................................................................................... 9 2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN .................................................... 10 2.4. Cân đối NSNN ................................................................................................... 10 2.5. Công cụ đánh giá tình hình thu chi NSNN ..................................................... 11 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 12 U 3.1. Tổng thể nghiên cứu .......................................................................................... 12 ii 3.2. Thiết kế nghiên cứu: ......................................................................................... 12 Chương 4: GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................... 14 VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH ......................................................................... 14 4.1. Tình hình kinh tế xã hội năm 2008: ..................................................................... 14 4.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính – Kế hoạch .................... 14 Chương 5: PHÂN TÍCH THU CHI NSNN CỦA HUYỆN LẤP VÒ ................................. 18 5.1. Tình hình hình thu chi NSNN của huyện trong ba năm 2006, 2007, 2008 ....... 18 5.1.1 Tình hình thu NSNN: ................................................................................ 18 a) Năm 2006 ........................................................................................................ 18 b) Năm 2007 ....................................................................................................... 19 c) Năm 2008: ...................................................................................................... 20 5.1.2 Tình hình chi NSNN .................................................................................. 23 a) Năm 2006 ....................................................................................................... 23 b) Năm 2007 ....................................................................................................... 24 c) Năm 2008 ....................................................................................................... 25 5.2. Tình hình chênh lệch thu chi NSNN của huyện: ............................................ 28 5.2.1 Mức chênh lệch thu chi NSNN theo quy định của luật NSNN ....................... 28 5.2.1 Chênh lệch thu chi tính theo nguyên tắc cân đối NSNN ......................... 30 a) Năm 2006: ...................................................................................................... 30 b) Năm 2007: ...................................................................................................... 31 c) Năm 2008: ...................................................................................................... 31 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... .. 32 6.1. Kết luận : ............................................................................................................ 32 6.1.1 Thu NSNN:................................................................................................. 32 6.1.2 Chi NSNN: .................................................................................................. 32 6.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 33 6.2.1. Thu NSNN .................................................................................................. 33 6.2.2. Chi NSNN ................................................................................................... 33 iii DANH SÁCH BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ ◄▲► Sơ đồ2.1: Hệ thống NSNN ở Việt Nam .............................................................................. 2 Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 12 Biểu đồ 4.1 : Cơ cấu kinh tế năm 2008 ............................................................................. 14 Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức phòng Tài chính – kế hoạch .................................................. 15 Biểu đồ 5.1: Thu NSNN và tốc độ tăng/giảm của thu NSNN trong ba năm ................ 18 Biểu đồ 5.2 : Cơ cấu thu NSNN của huyện trong năm 2006 ......................................... 18 Biểu đố 5.3: Cơ cấu thu NSNN của huyện trong năm 2007 .......................................... 19 Biểu đố 5.4: Cơ cấu thu NSNN của huyện trong năm 2008 .......................................... 21 Biểu bảng 5.1: Biến động của thu NSNN qua ba năm 2006, 2007, 2008 ...................... 22 Biểu đồ 5.5: Tình hình chi NSNN của huyện trong ba năm 200, 2007, 2008 ............... 23 Biểu đồ 5.6: Cơ cấu chi NSNN của huyện trong năm 2006 ........................................... 23 Biểu đồ 5.7: Cơ cấu chi NSNN của huyện trong năm 2007 ........................................... 24 Biểu đồ 5.8: Cơ cấu chi NSNN của huyện năm 2008 ..................................................... 26 Biểu bảng 5.2: Biến động của chi NSNN của huyện trong ba năm .............................. 27 Biểu đồ 5.9: Chênh lệch thu chi và tốc độ tăng, giảm của khoảng chênh lệch................... 28 Biểu bảng 5.3: Tóm tắt nội dung cân đối NSNN hàng năm .......................................... 30 Biểu bảng 5.4: Chênh lệch thu chi theo nguyên tắc cân đối NSNN.............................. 30 iv v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ◄▲► Từ viết tắt Nghĩa CCTL Cải cách tiền lương ĐKKD Đăng ký kinh doanh GD-ĐT Giáo dục – đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KHCN Khoa học công nghệ NSNN Ngân sách nhà nước PTTH Phát thanh truyền hình TD-TT Thể dục – thể thao TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VH-TT Văn hóa – thông tin XDCB Xây dựng cơ bản Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở chọn đề tài: Phân tích thu chi NSNN đóng một vai trò rất quan trọng. Nó có thể giúp chúng ta thấy rõ được tình hình thu chi biến động như thế nào trong những năm vừa qua và xu hướng trong những năm sắp tới. Từ đó mà chúng ta có thể thiết lập kế hoạch thu chi một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương hơn. Tránh được tình trạng có những nguồn chi đột xuất mà địa phương không có nguồn tài chính hỗ trợ, phải bổ sung từ ngân sách cấp trên, không có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Thiết nghĩ nếu ngân sách địa phương lành mạnh thì ngân sách trung ương cũng sẽ lành mạnh. Vì vậy mà phân tích thu chi NSNN đối với các địa phương là rất cần thiết. Huyện Lấp Vò là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Đồng Tháp. Tình hình thu chi NSNN của huyện trong những năm vừa qua chỉ đạt loại khá vì theo HĐND tỉnh đánh giá là huyện không có khả năng ứng phó kịp thời với các nhiệm vụ chi đột xuất. Như vậy, cần phải tiến hành phân tích thu chi NSNN của huyện để thấy được huyện thu từ những nguồn nào và nhiệm vụ chi như thế nào mà phân bổ một cách hợp lý, khoa học hơn và bám sát với tình hình kinh tế - xã hội của huyện. Chính vì những lý do này mà em chọn đề tài “ PHÂN TÍCH THU CHI NSNN CỦA HUYỆN LẤP VÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP” 1.2. Mục tiêu − Phân tích tình hình thu chi NSNN của huyện − Phân tích những biến động của cơ cấu thu chi trong 3 năm vừa qua − Tìm hiểu nguyên nhân của những biến động đó. − Đề ra một số kiến nghị để tăng nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu công 1.3. Phạm vi Phòng Tài chính – kế hoạch của huyện Lấp Vò gồm hai mảng hoạt động chính là: NSNN và kế hoạch đầu tư. Đề tài chỉ nghiên cứu sâu về mảng NSNN và chỉ phân tích tình hình thu chi của NSNN huyện không nghiên cứu về cách thức quản lý NSNN. Số liệu mà bài nghiên cứu sử dụng là số liệu của 3 năm 2006; 2007; 2008. 1.4. Ý nghĩa: Thứ nhất, có thể vận dụng những lý thuyết đã được học và so sánh giữa thực tế và lý thuyết. Thứ hai, hy vọng bài nghiên cứu sẽ là một tài liệu để phòng Tài Chính của huyện có thể tham khảo để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 1 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Ngân sách nhà nước 2.1.1. Khái niệm NSNN và hệ thống NSNN Theo luật Ngân sách ban hành năm 2002: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế - chính trị, pháp chế và các nguyên tắc tổ chức của Nhà nước. Hệ thống NSNN ở nước ta được tổ chức theo mô hình nhà nước thống nhất, gồm có hai cấp: Sơ đồ2.1: Hệ thống NSNN ở Việt Nam Ngân sách trung ương NSNN Ngân sách quận, huyện, TP thị xã thuộc tỉnh Ngân sách địa phương Ngân sách xã, phường, thị trấn Ngân sách tỉnh, TP trực thuộc trung ương Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò 2.1.2. Đặc điểm của NSNN NSNN bao gồm những mối quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính của quốc gia. − Quan hệ tài chính giữa nhà nước với dân cư − Quan hệ tài chính giữa nhà nước với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt với các doanh nghiệp nhà nước − Quan hệ tài chính giữa nhà nước với các tổ chức xã hội − Quan hệ tài chính giữa nhà nước với các nhà nước khác và với các tổ chức quốc tế. − Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tư cách là bên tham gia hình thành quỹ công như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ đầu tư Đặc điểm của các quan hệ tài chính: − Việc tạo lập và sử dụng quỹ luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định − NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Hoạt động thu chi NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nước − NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. − Hoạt động thu chi được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. 2.1.3. Vai trò của NSNN NSNN là công cụ quản lý vĩ mô mà nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong việc ổn định, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần thực hiện công bằng xã hội. − NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để bảo đảm các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đây là vai trò lịch sử của NSNN, mà trong cơ chế nào và trong thời đại nào NSNN cũng phải thực hiện. Vai trò này của NSNN được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của NSNN. − NSNN là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của Nhà nước.Phạm vi phát huy vai trò Nhà nước rất rộng và trên một mức nào đó nó tương đồng với phạm vi phát huy chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trên lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Song, Nhà nước cũng chỉ có thể thực hiện điều chỉnh thành công khi có nguồn tài chính đảm bảo, tức khi sử dụng triệt để và hiệu quả công cụ NSNN. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 3 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò + Về mặt kinh tế ƒ NSNN cung cấp nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. ƒ Việc hình thành các doanh nghiệp Nhà nước cũng là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. ƒ Hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới, cao hơn. ƒ Các nguồn cho vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các nguồn vay nợ của Nhà nước cũng là một vấn đề phải xem xét thận trọng khi quyết định thực hiện các biện pháp huy động tiền vay. + Về mặt xã hội ƒ Đầu tư của ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội như: chi giáo dục - đào tạo, chi cho y tế, trợ cấp thất nghiệp, trợ giá một số mặt hàng…. ƒ Thông qua thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp nhằm điều tiết thu nhập để phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp. ƒ Thông qua thuế gián thu nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm. + Về mặt thị trường: NSNN có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định giá cả, thị trường và chống lạm phát . Nhà nước sử dụng các công cụ thuế, phí, lệ phí, vay và chính sách chi ngân sách để điều chỉnh giá cả, thị trường một cách chủ động. 2.2. Thu NSNN 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thu NSNN: − Khái niệm: Thu ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm tạo lập quỹ NSNN theo những trình tự và thủ tục pháp luật quy định trên cơ sở các khoản thu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. − Đặc điểm: + Gắn liền với các hoạt động kinh tế trong xã hội và với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. + Trong hoạt động thu NSNN, nhà nước luôn tham gia với tư cách là chủ thể bắt buộc và chủ thể này được phép sử dụng quyền lực chính trị. + Đối tượng của thu NSNN là của cải xã hội biểu hiệu dưới hình thức giá trị. + Tiền đề và yếu tố khách quan hình thành các khoản thu NSNN và mức độ động viên các khoản thu của NSNN chính là mức độ phát triển kinh tế, tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm. SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 4 Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò 2.2.2. Nội dung thu NSNN − Thuế, lệ phí, phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật: + Thuế: là khoản đóng góp mang tính bắt buộc được Nhà nước qui định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Là khoản thu chủ yếu của NSNN. + Phí: Là khoản thu mang tính chất bù đắp hay một kho nộp có tính chất bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do Nhà nước cung cấp. Nó có tính hoàn trả trực tiếp và do cơ quan hành pháp ban hành. + Lệ phí: Là khoản thu của NSNN vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN. − Các khoản thu t