1. Lí do chọn đề tài
BHXH là chính sách an sinh xã hội quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa ¬- hiện đại hóa, là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định trong quá trình phát triển đất nước, vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh: “Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hóa hình thức BHXH và phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ”. Theo đó, mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là tiến tới mọi NLĐ ở mọi thành phần kinh tế đều được tham gia BHXH ở hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; bảo đảm cân đối thu chi quỹ BHXH; khắc phục cơ bản những bất hợp lí của chính sách hiện hành và từng bước cải thiện cuộc sống của người về hưu; nhằm góp phần ổn định xã hội trong sự phát triển bền vững.
Trong các khâu của BHXH thì công tác thu là quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tạo điều kiện cho công tác chi trả các chế độ BHXH đúng quy định, đảm bảo cuộc sống cho người tham gia khi họ bị mất hoặc giảm nguồn thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động. Ngoài ra, công tác thu được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần tăng trưởng quỹ BHXH, khi đó quỹ BHXH sẽ hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước, chủ động được nguồn chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH.
Công tác thu BHXH tại BHXH huyện Hiệp Hòa trong những năm gần đây đã đạt được một số kết quả quan trọng như: số lao động và đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng, số thu BHXH luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch mà ngành BHXH giao cho. Tuy nhiên, BHXH huyện Hiệp Hòa cũng không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế trong công tác thu như: còn nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tham gia BHXH, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn cố tình lách luật, tham gia BHXH mang tính đối phó, cầm chừng, NLĐ do áp lực về việc làm không dám đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tình trạng các đơn vị nợ đọng BHXH làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ cho NLĐ.
Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại BHXH huyện Hiệp Hoà, em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2010 ” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác thu tại BHXH huyện Hiệp Hòa để thấy được những mặt đã đạt được, những mặt chưa đạt được, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại đơn vị.
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHXH bắt buộc.
+ Quá trình thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
+ Công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
+ Thời gian: giai đoạn 2007 – 2010
4. Nội dung nghiên cứu
Chương I: Một số vấn đề lí luận chung về BHXH, thu BHXH.
Chương II: Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 – 2010.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận.
- Phương pháp khảo sát, phân tích.
- Các phương pháp khác.
62 trang |
Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
BHXH là chính sách an sinh xã hội quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định trong quá trình phát triển đất nước, vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh: “Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hóa hình thức BHXH và phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp…”. Theo đó, mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là tiến tới mọi NLĐ ở mọi thành phần kinh tế đều được tham gia BHXH ở hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; bảo đảm cân đối thu chi quỹ BHXH; khắc phục cơ bản những bất hợp lí của chính sách hiện hành và từng bước cải thiện cuộc sống của người về hưu; nhằm góp phần ổn định xã hội trong sự phát triển bền vững.
Trong các khâu của BHXH thì công tác thu là quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tạo điều kiện cho công tác chi trả các chế độ BHXH đúng quy định, đảm bảo cuộc sống cho người tham gia khi họ bị mất hoặc giảm nguồn thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động. Ngoài ra, công tác thu được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần tăng trưởng quỹ BHXH, khi đó quỹ BHXH sẽ hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước, chủ động được nguồn chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH.
Công tác thu BHXH tại BHXH huyện Hiệp Hòa trong những năm gần đây đã đạt được một số kết quả quan trọng như: số lao động và đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng, số thu BHXH luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch mà ngành BHXH giao cho. Tuy nhiên, BHXH huyện Hiệp Hòa cũng không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế trong công tác thu như: còn nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tham gia BHXH, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn cố tình lách luật, tham gia BHXH mang tính đối phó, cầm chừng, NLĐ do áp lực về việc làm không dám đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tình trạng các đơn vị nợ đọng BHXH làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ cho NLĐ.
Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại BHXH huyện Hiệp Hoà, em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2010 ” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác thu tại BHXH huyện Hiệp Hòa để thấy được những mặt đã đạt được, những mặt chưa đạt được, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại đơn vị.
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHXH bắt buộc.
+ Quá trình thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
+ Công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
+ Thời gian: giai đoạn 2007 – 2010
4. Nội dung nghiên cứu
Chương I: Một số vấn đề lí luận chung về BHXH, thu BHXH.
Chương II: Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 – 2010.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận.
- Phương pháp khảo sát, phân tích.
- Các phương pháp khác.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH, THU BHXH
1.1. Khái niệm về BHXH, thu BHXH bắt buộc
1.1.1. Khái niệm về BHXH
Theo Công ước số 102 (1952) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Ở góc độ tài chính, BHXH được định nghĩa: là quá trình thành lập và sử dụng quỹ tiền tệ dự trữ của cộng đồng những NLĐ, có sự bảo trợ của Nhà nước, để san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
Ở góc độ kiến thức bách khoa, BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Ở góc độ pháp luật, BHXH là một chế độ pháp lí quy định đối tượng, điều kiện, mức độ đảm bảo vật chất và các dịch vụ cần thiết để bảo vệ NLĐ và gia đình họ trong các trường hợp bảo hiểm được Nhà nước xác định.
Căn cứ vào mục đích xã hội của bảo hiểm thì BHXH là hình thức bảo hiểm thu nhập và cung cấp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế thiết yếu cho NLĐ và một số thành viên gia đình họ trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, tàn tật, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp... trên cơ sở đóng quỹ của người tham gia, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội. Khái niệm này nhằm xác định tính xã hội, tính phi lợi nhuận của hình thức BHXH, có thể coi là khái niệm BHXH theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, cũng là nghĩa thông dụng ở nước ta, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết... trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.
Các khái niệm trên, tuy xuất phát ở những góc độ khác nhau nhưng đều xem xét BHXH, trước hết là một hình thức bảo hiểm nhưng mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự bảo hộ của Nhà nước, chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ và an toàn xã hội.
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu của NLĐ, BHXH đã trở thành chính sách xã hội quan trọng của nước ta và hầu hết các nước trên thế giới. Khi NLĐ tham gia BHXH bị mất sức lao động dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập trong các trường hợp được bảo hiểm, quỹ bảo hiểm sẽ giúp họ thăng bằng về thu nhập để ổn định cuộc sống. BHXH trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế.
1.1.2. Khái niệm về thu BHXH bắt buộc
Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép những đối tượng tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH.
Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của các đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải xã hội dưới dạng giá trị, nhằm giải quyết hài hòa các mặt lợi ích kinh tế, góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội.
1.2. Vai trò của thu BHXH
Thu BHXH là hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH nhằm đảm bảo nguồn tài chính BHXH được tập trung, thống nhất. Thu BHXH là hoạt động của các ban, ngành chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH; đồng thời tránh được tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan, đơn vị, từ người tham gia BHXH. Qua đó, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện, triển khai và thực hiện chính sách BHXH nói chung và giữa những người tham gia BHXH nói riêng.
Thu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập và thực hiện chính sách BHXH: bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập quỹ BHXH. Đồng thời, đây cũng là một khâu bắt buộc đối với người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy, công tác thu BHXH là một công việc đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dài trong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số người tham gia.
Thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về một mối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số người tham gia BHXH biến động ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm vị toàn quốc. Bởi công tác thu BHXH cũng đòi hỏi phải được tổ chức tập trung thống nhất, có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính, đảm bảo được sự chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH ở từng cơ quan, đơn vị cũng như của từng NLĐ. Hơn nữa, hoạt động thu BHXH là hoạt động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời người và có tính kế thừa. Số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham gia để tạo lập nên quỹ BHXH, cho nên nghiệp vụ của công tác thu BHXH có một vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết trong thực hiện chính sách BHXH. Bởi vậy, thu BHXH là khâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các chức năng cũng như bản chất của mình.
Hoạt động thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi trả và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai: do BHXH cũng như những loại hình BHXH khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ. Vậy hoạt động thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH. Do đó, thực hiện công tác thu BHXH đóng vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cuộc sống của NLĐ cũng như các đơn vị, doanh nghiệp được hoạt động bình thường.
1.3. Nội dung thu BHXH bắt buộc
1.3.1. Đối tượng tham gia BHXH
* Người lao động (NLĐ)
Theo quy định tại điều 2 - Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và thông tư số 03/2007/TT - BLĐTBXH ngày 30/01/2007, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau:
NLĐ tham gia BHXH là công dân Việt Nam bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;
- NLĐ, kể cả cán bộ quản lí làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
- NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;
- NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm:
+ Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ở nước ngoài;
+ Hợp đồng cá nhân.
- Đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, được quy định tại Nghị định số 68/2007/NĐ - CP ngày 19/4/2007 như sau:
+ NLĐ thuộc diện hưởng lương, bao gồm:
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
+ NLĐ thuộc diện hưởng trợ cấp, bao gồm:
Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân;
Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân.
* NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Các công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành công ty Cổ phần hoặc công ty Trách nhiệm hữu hạn theo Luật Doanh nghiệp;
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ theo quy định của pháp luật lao động;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:
+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ;
+ Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu;
+ Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.
1.3.2. Phương thức và mức đóng BHXH
Nguyên tắc đóng BHXH
Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, NSDLĐ đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ theo mức quy định để đóng cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Hàng tháng, NSDLĐ được giữ lại 2% số phải nộp vào quỹ ốm đau, thai sản để chi trả kịp thời 2 chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ. Hàng quý thực hiện quyết toán với cơ quan BHXH, trường hợp tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì NSDLĐ phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu quý sau.
NSDLĐ tham gia BHXH, đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng kí tham gia đóng BHXH tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp, đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lí cấp trên.
Phương thức đóng BHXH
- NSDLĐ đóng bằng hình thức chuyển khoản. Trường hợp NSDLĐ hoặc NLĐ đóng BHXH bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải hướng dẫn thủ tục nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Nếu NSDLĐ hoặc NLĐ nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc, cơ quan BHXH phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
- NLĐ được cử đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc sinh hoạt phí ở đơn vị trước khi được cử đi vẫn phải đóng BHXH, NLĐ hợp đồng ở nhiều đơn vị tại một thời điểm thì chỉ đăng kí đóng BHXH theo một hợp đồng lao động.
- Số tiền đóng BHXH trong kì được tính đủ số tiền BHXH và tiền lãi do đóng chậm, đóng thiếu (nếu có).
- Cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ đóng BHXH cho NLĐ, kể cả NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang trực tiếp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH Việt Nam mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương.
- NSDLĐ là các doanh nghiệp sản xuất (nuôi, cấy, trồng trọt) thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ có thể đóng BHXH theo quý hoặc 6 tháng một lần nhưng phải xuất trình phương án sản xuất và phương thức trả lương cho NLĐ để cơ quan BHXH có căn cứ giải quyết.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn, trả công cho NLĐ, sử dụng dưới 10 NLĐ có thể đóng BHXH theo quý nhưng phải đăng kí và được sự chấp thuận của cơ quan BHXH.
- NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đóng BHXH theo quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng; NSDLĐ thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng kí phương thức đóng với cơ quan BHXH hoặc NLĐ đóng thông qua NSDLĐ mà NLĐ đã tham gia BHXH trước đó hoặc đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi NLĐ cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo quy định này hoặc truy đóng cho cơ quan BHXH sau khi về nước.
- Trường hợp tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất (nếu đảm bảo đủ điều kiện quy định) thì trong thời gian tạm dừng đóng này, đơn vị vẫn phải đóng đủ số tiền vào các quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
NLĐ nghỉ việc vì ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì cả NSDLĐ và NLĐ không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính là thời gian đóng BHXH.
Thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH.
Mức đóng BHXH
Mức đóng BHXH thực hiện theo quy định tại Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật BHXH như Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính Phủ, Nghị định số 68/2007/NĐ - CP ngày 19/4/2007 của Chính Phủ và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính Phủ.
Hàng tháng, NLĐ đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất. Từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
Hàng tháng, NSDLĐ đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của NLĐ như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, trong đó NSDLĐ giữ lại 2% để trả kịp thời cho NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, ốm đau và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH.
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
Căn cứ đóng BHXH
NLĐ thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
NLĐ thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định: tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
Trường hợp, NLĐ có tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.
Mức tiền lương, tiền công thu nhập tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương tối thiểu.
1.3.3. Quy trình tổ chức thu BHXH
Quy trình tổ chức thu BHXH được hiểu là tổng thể các công việc (biện pháp) cần phải tiến hành, theo đó là cả một quá trình sắp xếp thứ tự logic trước sau, công việc nào cần phải thực hiện trước, công việc nào cần phải thực hiện sau để đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất.
Phân cấp quản lí thu trong hệ thống BHXH Việt Nam
BHXH Việt Nam:
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH trong toàn ngành bao gồm cả BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh.
BHXH tỉnh:
-