Khóa luận tốt nghiệp thị trường thịt lợn thế giới và tình hình chăn nuôi lợn xuất khẩu ở Việt Nam

Thế kỷ XX đã chứng kiến những thành tựu vượt bậc của con người trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật như thành công giải mã gien người, nhân bản vô tính trong ngành công nghệ sinh học, tạo ra các loại năng lượng thay thế mới hiệu quả và dồi dào như năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử trong ngành năng lượng, các thế hệ máy tính nối tiếp nhau ra đời ngày càng hiện đại và các ứng dụng của chúng trong ngành công nghệ thông tin, những khám phá mới trong ngành khoa học vũ trụ, chế tạo nhiều loại thuốc mới trong y học,. Tất cả những tiến bộ đó đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống con người. Đời sống con người càng được nâng cao, nhu cầu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày-nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho con người càng được chú ý cải thiện. Từ đó, nhu cầu đối với các thực phẩm chế biến từ thịt ngày càng tăng, tạo nên động lực phát triển ngành sản xuất và chế biến thịt thế giới. Từ xa xưa, nhu cầu bổ sung protêin đã là nhu cầu thiết yếu đối với con người nên con người rất cần ăn thịt trong các bữa ăn. Người tiền sử đã biết săn bắt thú trong rừng lấy thịt, rồi dần dần tìm cách thuần hoá các con vật hoang dại trở thành thú nuôi trong nhà, chăm sóc và nuôi chúng lớn, sau đó giết thịt dùng trong các bữa ăn. Nguồn cung cấp thịt cho con người khi đó là tự cung tự cấp, không hề có trao đổi thịt trong đời sống. Thời gian trôi qua, phân công lao động lớn lần thứ nhất diễn ra, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, kết quả của sự phân công này là năng suất lao động được nâng cao một bước, trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên, trong xã hội xuất hiện hàng hoá. Các hoạt động trao đổi các loại hàng hoá bắt đầu ra đời và ngày một phát triển trong đó trao đổi thịt là một phần không thể thiếu được của các hoạt động này. Cùng với sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa, ngoại thương đã hình thành và trở thành động lực phát triển chính của phương thức này. Hoạt động trao đổi trong nhiều lĩnh vực được nâng lên một tầm cao mới, không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới một quốc gia mà giờ đây, các hoạt động thương mại đã diễn ra trên phạm vi quốc tế. Dưới hình thức xuất khẩu - bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu - mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài, các quá trình thương mại quốc tế diễn ra nhộn nhịp và mang lại nhiều lợi ích cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu. Thương mại thịt quốc tế cũng dần hình thành trong quá trình này. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, thị trường thịt thế giới đã có nhiều bước thăng trầm. Nhưng cho đến nay, thị trường thịt đã có nhiều dấu hiệu lạc quan và báo hiệu một quá trình phát triển liên tục. Sản lượng thịt toàn cầu liên tục tăng, giá trị xuất nhập khẩu tăng cao, bình quân khối lượng thịt trên đầu người tăng, đặc biệt cao ở một số nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Pháp, . Có được kết quả như vậy là nhờ những tiến bộ trong khoa học nông nghiệp với kết quả lai tạo những giống mới, con mới cho năng suất và chất lượng cao, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, giá thức ăn chăn nuôi thấp, kinh tế thế giới phát triển, thu nhập quốc dân và nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của nhiều nước tăng, thêm vào đó một số thị trường mở cửa cho sản phẩm nhập khẩu đã thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, tạo đà cho sản xuất và thương mại thịt toàn cầu tăng nhanh. 1.1. Sản xuất Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ vừa qua đã làm cho nhu cầu đối với sản phẩm thịt tăng lên, dẫn đến tăng tương ứng sản lượng thịt thế giới. Theo số liệu của Tổ chức nông lương thế giới FAO, sản lượng thịt toàn cầu năm 2001 đạt 236,9 triệu tấn tăng 1,5% so với năm 2000 (sản lượng thịt bò giảm 1%, thịt gia cầm tăng 3% và thịt lợn tăng 2,2%), năm 2002 tỷ lệ tăng trưởng là 3,03% lên 244,08 triệu tấn và dự kiến năm 2003 sẽ tăng 1,2% lên 247,7 triệu tấn (trong đó sản lượng gia cầm tăng mạnh nhất với 2,2% so với năm 2002). Sản lượng thịt thế giới chủ yếu tập trung vào 3 khu vực chính là Mỹ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc.Trong những năm gần đây, sản lượng thịt tăng chủ yếu ở Trung Quốc, nước hiện nay chiếm gần 40% sản lượng thịt của thế giới. Một đặc điểm quan trọng của ngành sản xuất thịt thế giới là sản xuất thịt tập trung vào một số nước có nền nông nghiệp phát triển và có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngành chăn nuôi. Đó là các nước Mỹ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Braxin, Canada,. Đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Liên minh Châu âu là những nước có tốc độ tăng trưởng đàn gia súc và gia cầm và sản lượng thịt cao đáng kể.

doc103 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thị trường thịt lợn thế giới và tình hình chăn nuôi lợn xuất khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan