Mục tiêu: Xác định các kích thước của môi trên, môi dưới và mô mềm vùng cằm ở người Việt trưởng thành có hạng xương I và III. So sánh kết quả giữa nam và nữ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 120 phim sọ nghiêng của hai nhóm người Việt trưởng thành có hạng xương I và III, bao gồm 60 hạng I và 60 hạng III với tỉ lệ nam nữ bằng nhau. Phim được scan vào máy vi tính với tỉ lệ 1: 1, đo đạc với 11 số đo thẳng, 5 số đo góc và 3 tỉ lệ của mô mềm tầng mặt dưới. Dùng phép kiểm T để so sánh giữa nam và nữ. Kết quả: Nghiên cứu cung cấp các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95% của mô mềm tầng mặt dưới ở người Việt có hạng xương I và III. Ở nhóm hạng I xương, môi nam dày hơn môi nữ, chiều cao của tầng mặt dưới, môi trên và môi dưới-cằm, góc mũi môi ở nam lớn hơn ở nữ, độ dày mô mềm vùng cằm lại tương đương nhau ở hai giới. Ở nhóm hạng III xương, kích thước mô mềm tầng mặt dưới ở nam lớn hơn so với nữ trong khi tỉ lệ giữa các chiều cao trên, góc mũi môi, góc môi cằm lại không có sự khác biệt giữa hai giới. Kết luận: Đa số các số đo mô mềm mặt của nam đều lớn hơn của nữ ở cả hai hạng xương.
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kích thước mô mềm tầng mặt dưới trên phim sọ nghiêng ở nam và nữ có hạng xương I và III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 229
KÍCH THƯỚC MÔ MỀM TẦNG MẶT DƯỚI TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG
Ở NAM VÀ NỮ CÓ HẠNG XƯƠNG I VÀ III
Nguyễn Ngọc Yến Thư*, Đống Khắc Thẩm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các kích thước của môi trên, môi dưới và mô mềm vùng cằm ở người Việt trưởng thành
có hạng xương I và III. So sánh kết quả giữa nam và nữ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 120 phim sọ nghiêng của hai nhóm người
Việt trưởng thành có hạng xương I và III, bao gồm 60 hạng I và 60 hạng III với tỉ lệ nam nữ bằng nhau. Phim
được scan vào máy vi tính với tỉ lệ 1: 1, đo đạc với 11 số đo thẳng, 5 số đo góc và 3 tỉ lệ của mô mềm tầng mặt
dưới. Dùng phép kiểm T để so sánh giữa nam và nữ.
Kết quả: Nghiên cứu cung cấp các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95% của mô mềm
tầng mặt dưới ở người Việt có hạng xương I và III. Ở nhóm hạng I xương, môi nam dày hơn môi nữ, chiều cao
của tầng mặt dưới, môi trên và môi dưới-cằm, góc mũi môi ở nam lớn hơn ở nữ, độ dày mô mềm vùng cằm lại
tương đương nhau ở hai giới. Ở nhóm hạng III xương, kích thước mô mềm tầng mặt dưới ở nam lớn hơn so với
nữ trong khi tỉ lệ giữa các chiều cao trên, góc mũi môi, góc môi cằm lại không có sự khác biệt giữa hai giới.
Kết luận: Đa số các số đo mô mềm mặt của nam đều lớn hơn của nữ ở cả hai hạng xương.
Từ khóa: Mô mềm tầng mặt dưới, hạng xương I, hạng xương III, phim sọ nghiêng.
ABSTRACT
THIRD LOWER FACE SOFT TISSUE MEASUREMENTS OF MALE AND FEMALE VIETNAMESE
ADULTS WITH CLASS I AND CLASS III SKELETAL PATTERNS: A CEPHALOMETRIC STUDY
Nguyen Ngoc Yen Thu, Dong Khac Tham
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 229 - 236
Objective: To determine the height and the thickness of upper lip, lower lip and chin’s soft tissue; and to
compare between males and females.
Materials and method: 120 lateral cephalometric radiographs of Vietnamese adults were divided into 60
skeletal class I and 60 class III cases (Male: Female=1: 1) according to ANB angle. 21 measurements were
analyzed using AutoCAD 2012 software. Descriptive statistics were used to describe the measurements, while
independent samples t-test was used to rule out gender differences.
Results: The study provided average values, standard deviations and 95% confidence intervals of lower face
soft tissue measurements in skeletal class I and class III in Vietnamese adults. In class I group, lip thickness, lower
face height, upper lip and lower lip-chin, the nasolabial angle were found to be greater in men than in women.
Male subjects with Class III malocclusion presented significantly larger linear dimensions of the lower facial soft
tissues compared to female subjects. The ratios and angular measurements were similar between the 2 genders in
class III group.
Conclusion: Most of soft tissue measurements were found to be greater in men in both classes.
Key words: Third lower face soft tissue, skeletal class I, skeletal class III, lateral cephalometric film.
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Yến Thư, ĐT: 0975598221, Email: yenthu20042003@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 230
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây
đã chứng minh mô mềm mặt là một cấu trúc
động, phát triển đồng thời hoặc độc lập với cấu
trúc xương mặt bên dưới; sự thay đổi độ dày,
chiều dài và trương lực của chúng có thể ảnh
hưởng lên vị trí và tương quan của các cấu trúc
mặt. Xương mặt và mô mềm phủ bên trên sẽ
quyết định sự cân bằng và hài hòa của khuôn
mặt, trong đó cấu trúc của mô mềm và tỉ lệ
tương đối của chúng tạo nên đường nét cho
khuôn mặt.
Một nghiên cứu dọc của Tzortzopoulou
(2009)(10) đã kết luận mặc dù các tương quan
xương ở các cá thể hạng I và hạng III đã được
thiết lập từ sớm và duy trì theo thời gian, mô
mềm bao phủ vẫn không thể hiện những thay
đổi này, cho thấy mô mềm mặt nhìn nghiêng có
khả năng ngụy trang cho những bất hài hòa của
xương.
Qua kết quả nhiều nghiên cứu từ xưa đến
nay, những khác biệt đặc trưng của các dân tộc
ngày càng hiện rõ. Khi nghiên cứu về những đặc
điểm nét mặt nhìn nghiêng trên người Philippin
có khớp cắn hài hòa và so sánh với người Đức
với cùng tiêu chuẩn, Naranjilla và cs (2004)(5)
nhận định sự khác biệt lớn nhất giữa hai nhóm
là ở tầng mặt dưới. Người Philipin có cằm ít nhô
hơn, các răng hai hàm đều nhô hơn tạo nét mặt
nhọn hơn và mô mềm lồi hơn. Theo Chiu và cs(4),
1/3 dưới của mặt có sự khác biệt lớn nhất theo
chủng tộc. Việc nhận biết mẫu sọ mặt của mỗi
dân tộc đảm bảo hơn thành công trong điều trị
để mang đến sự hài hòa tối ưu cho bệnh nhân
mà vẫn giữ được những đặc trưng vốn có và
phù hợp với dân tộc của mình.
Riêng ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu
về mô mềm mặt nhìn nghiêng, nhưng chủ yếu
trên người có nét mặt hài hòa hoặc có hạng
xương I và II, rất ít nghiên cứu về sai hình xương
hạng III. Trong khi đó, sai hình xương hạng III
phổ biến ở các nước châu Á hơn các nước
phương Tây(8,9). Theo nghiên cứu của Đống Khắc
Thẩm và Hoàng Tử Hùng (2000)(5), ở người Việt
Nam trong độ tuổi 17-27, tỉ lệ khớp cắn hạng III
(21,7%) nhiều hơn hạng II (7%). Tuy không phải
là hoàn toàn, nhưng phần lớn sai khớp cắn hạng
III là biểu hiện của sai hình xương hạng III.
Nghiên cứu kích thước mô mềm nét mặt nhìn
nghiêng, nhất là tầng mặt dưới ở người có xương
hạng III là cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngày
càng nhiều người có nhu cầu điều trị chỉnh hình.
Do vậy, chúng tôi khảo sát kích thước mô mềm
tầng mặt dưới trên phim sọ nghiêng ở người
Việt trưởng thành có hạng xương I và III với
những mục tiêu sau:
- Xác định kích thước trung bình của môi
trên, môi dưới và mô mềm cằm của người Việt
Nam trưởng thành ở hai nhóm hạng I và hạng III
xương.
- So sánh kích thước của mô mềm tầng mặt
dưới giữa nam và nữ.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Mẫu nghiên cứu
Gồm 120 phim sọ nghiêng của người Việt
trưởng thành từ 18-27 tuổi (60 nam, 60 nữ) được
chụp lần đầu khi đến khám và điều trị chỉnh nha
tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược
Tp.HCM. Trong đó, 30 phim của nam có hạng I
xương, 30 phim của nữ có hạng I xương, 30 phim
của nam có hạng III xương, và 30 phim của nữ có
hạng III xương.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt
Nam, dân tộc Kinh.
Tuổi từ 18- 27, sức khỏe bình thường.
Không có chấn thương hàm mặt, dị hình do
bệnh lý.
Không có tiền sử điều trị chỉnh hình răng
mặt trước đó.
Chụp phim sọ nghiêng
Phim được chụp tại Bộ môn Tia X, Khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 231
Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM. Loại
phim sử dụng: phim tia X hiệu Kodak Dental (T.
MartTM Cat 2589852) (20,3x25,4 cm) được tăng
cường độ nhạy của phim với tia X bằng cassette
hiệu Kodak Lanex Regular Screen 8x10 inch
chứa cửa sổ để ghi mã số của đối tượng nghiên
cứu.
Máy chụp phim hiệu PANEX - EX số hiệu
X100 EC-9450, loại ống đầu dài 65kVp, 10mA
trong thời gian ½ - 1½ giây. Khoảng cách từ đầu
côn đến mặt phẳng dọc giữa đối tượng nghiên
cứu là 1,52m.
Kỹ thuật chụp phim được chuẩn hóa. Đối
tượng được chụp ở tư thế đứng, đầu được giữ
bằng giá giữ sọ, bên trái mặt tiếp xúc với phim
để làm giảm độ méo lệch. Chùm tia X đi qua tai
ngoài và thẳng góc với phim. Khoảng cách từ
đầu cone đến mặt phẳng dọc giữa của đối tượng
nghiên cứu là 1,52 m. Hai môi để tự nhiên.
Những phim cho thấy có trương lực môi cằm sẽ
không được chọn. Phim có các điểm mốc cần
thiết đều rõ ràng và không gây nhầm lẫn. Tất cả
các phim được chụp bởi duy nhất một kỹ thuật
viên để giảm thiểu sai số do kỹ thuật chụp phim.
Các phim được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm hạng xương I: góc ANB từ 0°- 4°.
- Nhóm hạng xương III: góc ANB < 0°.
Phương pháp đo đạc
Mặt phẳng tham chiếu
Mặt phẳng FH (Frankfort Horizontal) là mặt
phẳng ngang đi qua điểm Porion (điểm cao nhất
của bờ trên ống tai ngoài) và điểm Orbital (điểm
thấp nhất của bờ dưới hốc mắt).
Các điểm chuẩn dùng trong nghiên cứu
Các điểm chuẩn trên mô cứng
S: Điểm giữa của hố yên xương bướm.
N: Điểm trước nhất của đường khớp trán-
mũi trên mặt phẳng dọc giữa.
Po: Điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài.
Or: Điểm thấp nhất của bờ dưới hốc mắt.
A: Điểm sau nhất của mặt ngoài xương ổ
răng hàm trên trên mặt phẳng dọc giữa.
Ls’: Giao điểm của đường thẳng đi qua điểm
Ls và song song mặt phẳng FH với đường viền
mô cứng.
Li’: Giao điểm của đường thẳng đi qua điểm
Li và song song mặt phẳng FH với đường viền
mô cứng.
B: Điểm sau nhất của mặt ngoài xương ổ
răng hàm dưới trên mặt phẳng dọc giữa.
Pgs’: Giao điểm của đường thẳng đi qua
điểm Pgs (Pogonion mô mềm) song song mặt
phẳng FH với đường viền mô cứng.
Các điểm chuẩn trên mô mềm
Hình 1. Các ñiểm chuẩn dùng trong nghiên cứu.
Sn: Điểm dưới chân mũi.
A’: Giao điểm của đường thẳng đi qua điểm
A và song song mặt phẳng FH với đường viền
mô mềm.
Ls: Điểm nhô trước nhất của đường viền môi
trên trên mặt phẳng dọc giữa.
Sts: Điểm thấp nhất của đường viền môi đỏ
môi trên.
Sti: Điểm cao nhất của đường viền môi đỏ
môi dưới.
Li: Điểm nhô trước nhất của đường viền môi
dưới trên mặt phẳng dọc giữa.
B’: Giao điểm của đường thẳng đi qua điểm
B và song song mặt phẳng FH với đường viền
mô mềm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 232
Pgs: Điểm trước nhất của mô mềm cằm.
Me’: Điểm dưới nhất của mô mềm cằm.
Các số đo
Các số đo khoảng cách
Độ dày mô mềm theo chiều ngang được đo
song song với mặt phẳng FH, chiều cao mô mềm
được đo theo phương vuông góc với mặt phẳng
FH.
(1) Sn-Me’: Chiều cao tầng mặt dưới được
đo bằng khoảng cách từ chân mũi đến điểm thấp
nhất của mô mềm cằm.
(2) Sn-Sts: Chiều cao môi trên được đo bằng
khoảng cách từ chân mũi đến điểm thấp nhất
của đường viền môi đỏ môi trên.
(3) B’-Sti: Chiều cao môi dưới được đo bằng
khoảng cách từ B’ đến điểm thấp nhất của
đường viền môi đỏ môi dưới.
(4) Sti-Me’: Chiều cao môi dưới-cằm được
đo bằng khoảng cách từ điểm cao nhất của
đường viền môi đỏ môi dưới đến điểm thấp
nhất của mô mềm cằm.
(5) A-A’: Độ dày môi trên ở điểm sau nhất
của xương ổ răng hàm trên.
(6) Ls-Ls’: Độ dày môi trên ở điểm giữa của
bờ viền môi trên.
(7) Li-Li’: Độ dày môi dưới ở điểm giữa của
bờ viền môi dưới.
(8) B-B’: Độ dày môi dưới ở điểm sau nhất
của xương ổ răng hàm dưới.
(9) Pgs-Pgs’: Độ dày mô mềm cằm tại Pgs.
(10) Độ nhô răng cửa hàm trên: Khoảng cách
từ điểm nhô nhất của răng cửa hàm trên đến
đường thẳng NA.
(11) Độ nhô răng cửa hàm dưới: Khoảng
cách từ điểm nhô nhất của răng của hàm dưới
đến đường thẳng NB.
Các tỉ lệ
(12) Tỉ lệ giữa chiều cao môi trên với chiều
cao tầng mặt dưới: Khoảng cách từ Sn đến Sts/
khoảng cách từ Sn đến Me’ x 100%.
(13) Tỉ lệ giữa chiều cao môi dưới với chiều
cao tầng mặt dưới: Khoảng cách từ Sti đến B’/
khoảng cách từ Sn đến Me’ x 100%.
(14) Tỉ lệ giữa chiều cao môi dưới với chiều
cao môi dưới-cằm: Khoảng cách từ Sti đến B’/
khoảng cách từ Sti đến Me’ x 100%.
Các số đo góc
(15) Góc ANB: Đánh giá tương quan theo
chiều trước sau của nền xương hàm trên và
xương hàm dưới.
(16) Góc giữa trục dài răng cửa trên với NA.
(17) Góc giữa trục dài răng cửa dưới với NB.
(18) Góc mũi môi: Góc giữa đường thẳng đi
qua Sn và tiếp tuyến với chân mũi với đoạn
thẳng từ điểm Sn đến điểm nhô nhất của môi
trên (Ls).
(19) Góc môi cằm: Góc giữa đoạn Li-B’ với
đường thẳng đi qua B’ tiếp xúc với mô mềm
cằm.
Cách đo trên phim
Việc xác định điểm mốc, đo đạc và xử lý số
liệu đều được thực hiện bởi cùng một người là
tác giả của nghiên cứu này để giảm thiểu sai sót.
Scan phim vào máy với tỉ lệ 1: 1, sau đó định
điểm mốc và đo đạc bằng phần mềm AutoCAD
2012.
Độ phóng đại của phim tia X là 9,5% được
xác định bằng cách đặt 1 thước đo có chiều dài
90 mm lên mặt phẳng dọc giữa. Sau đó đo lại
chính xác chiều dài hình ảnh thước trên phim tia
X. Độ phóng đại được tính là tỉ lệ % chiều dài
trên phim so với chiều dài thật của thước. Do
khoảng cách từ nguồn tia X đến mặt phẳng dọc
giữa của bệnh nhân và từ mặt phẳng dọc giữa
đến phim được chuẩn hóa cố định nên độ phóng
đại trên phim được duy trì ở 9,5%. Tất cả số liệu
đo đạc sẽ được trả về kích thước thật bằng cách
trừ đi độ phóng đại.
Xử lý dữ liệu
Nhập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel
và STATA 11. Đánh giá các số đo theo giới tính
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 233
và hạng xương. Tính toán giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95% cho mỗi biến.
Dùng phép kiểm t để tìm ý nghĩa thống kê của
sự khác biệt (nếu có) của các đặc điểm nghiên
cứu giữa nam và nữ.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Các kích thước của mô mềm tầng mặt dưới của nam và nữ có hạng xương I và III.
Các số ño
Hạng
xương
Nam+nữ Nam Nữ
Giá trị
pNam-Nữ
Trung
bình
Trung
bình
ðộ lệch
chuẩn
Khoảng tin cậy
95%
Trung
bình
ðộ lệch
chuẩn
Khoảng tin cậy
95%
Góc ANB(o)
I 2,24 1,94 1,44 1,51 – 2,37 2,54 1,15 2,1 – 2,97 0,04*
III -3,18 -3,42 2,1 -4,21 – -2,64 -2,94 1,87 -3,64 – -2,24 0,4
Góc răng cửa hàm
trên(o)
I 26,4 27,17 9,22 23,73 – 30,62 25,71 6,9 23,14 – 28,29 0,49
III 30,44 30,59 6,39 28,2 – 32,98 30,3 6,55 27,85 – 32,75 0,95
Góc răng cửa hàm
dưới(o)
I 28,4 26,56 6,05 24,3 – 28,82 30,28 7,13 27,62 – 32,94 0,04*
III 21,67 21,95 4,85 20,14 – 23,76 21,39 6,4 19 – 23,78 0,87
Góc mũi môi(o)
I 89,04 92,62 12,45 87,97 – 92,27 85,47 10,21 81,65 – 89,28 0,03*
III 82,34 82,15 8,95 78,81 – 85,5 82,53 8,59 79,32 – 85,74 0,86
Góc môi cằm(o)
I 137,29 136,68 11,93 132,22 – 141,14 137,9 13,83 132,74 – 143,07 0,7
III 146,16 144,48 12,77 139,71 – 149,25 147,84 2,15 143,44 – 152,24 0,29
Chiều cao tầng mặt
dưới (Sn-Me’) (mm)
I 67,65 71 4,66 69,27 – 72,75 64,29 3,85 62,85 – 65,73 0,000***
III 68,23 71,61 4,9 69,78 – 73,44 64,85 4,13 63,3 – 66,39 0,000***
Chiều cao môi trên
(Sn-Sts) (mm)
I 23,07 24,2 2,04 23,44 – 24,97 21,93 1,91 21,22 – 22,65 0,000***
III 21,87 22,95 2,12 22,16 – 23,74 20,79 2,09 20,01 – 21,57 0,0002***
Chiều cao môi
dưới-cằm
(Sti-Me’) (mm)
I 44,37 46,39 3,23 45,19 – 47,6 42,35 2,69 41,34 – 43,35 0,000***
III 46,18 48,42 3,87 46,97 – 49,86 43,94 3,27 42,71 – 45,16 0,000***
Chiều cao môi dưới
(Sti-B’) (mm)
I 19,07 19,65 3,99 18,16 – 21,14 18,47 2,85 17,41 – 19,54 0,3
III 20,47 21,44 4,21 19,86 – 23,01 19,51 3,55 18,18 – 20,84 0,06
ðộ dày môi trên tại
A (A-A’) (mm)
I 13,48 14,94 1,46 14,4 – 15,49 12,02 1,13 11,6 – 12,45 0,000***
III 14,04 15,27 1,98 14,53 – 16,01 12,81 1,63 12,2 – 13,42 0,000***
ðộ dày môi trên tại
Ls (Ls-Ls’) (mm)
I 12,91 14,3 2,07 13,53 – 15,08 11,52 1,64 10,91 – 12,14 0,000***
III 14,03 15,29 2,02 14,53 – 16,04 12,78 2,34 11,91 – 13,65 0,0001***
ðộ dày môi dưới tại
Li (Li-Li’) (mm)
I 14,55 15,69 1,86 15 – 16,38 13,41 1,48 12,86 – 13,97 0,000***
III 13,39 14,44 1,8 13,76 – 15,11 12,34 1,37 11,82 – 12,85 0,000***
ðộ dày môi dưới tại
B (B-B’) (mm)
I 12,23 12,52 1,31 12,03 – 13,01 11,93 1,57 11,34 – 12,52 0,11
III 11,48 12,1 1,19 11,65 – 12,54 10,86 1,23 10,39 – 11,32 0,0002***
ðộ dày mô mềm
cằm (Pgs-Pgs’)
(mm)
I 12,29 12,25 1,73 11,61 – 12,9 12,33 1,83 11,64 -13,01 0,79
III 11,23 11,67 1,76 11,01 – 12,33 10,78 1,23 10,32 – 11,24 0,02*
ðộ nhô răng cửa
hàm trên (mm)
I 7,69 7,49 3,17 6,31 – 8,68 7,88 2,38 6,99 – 8,77 0,59
III 8,16 8,38 2,36 7,5 – 9,26 7,93 1,94 7,21 – 8,66 0,77
ðộ nhô răng cửa
dưới (mm)
I 7,45 6,97 2,63 5,99 – 7,96 7,93 2,82 6,87 – 8,98 0,08
III 5,84 6,3 2,06 5,53 – 7,08 5,37 2,01 4,62 – 6,13 0,08
Tỉ lệ % (Sn-Sts/ Sn-
Me’)
I 34,09 34,09 1,86 33,39 – 34,78 34,1 1,97 33,36 – 34,84 0,9
III 32,07 32,06 2,09 31,27 – 32,84 32,07 2,75 31,05 – 33,1 0,84
Tỉ lệ % (Sti-B’/ Sn-
Me’)
I 28,11 27,59 4,83 25,78 – 29,39 28,62 3,27 27,4 – 29,84 0,25
III 29,93 29,88 5,24 27,92 – 31,84 29,99 4,54 28,29 – 31,68 0,88
Tỉ lệ % (Sti-B’/ Sti-
Me’)
I 42,83 42,17 6,95 39,58 – 44,77 43,49 5,08 41,59 – 45,39 0,3
III 44,21 44,13 7,13 41,46 – 46,79 44,29 6,7 41,79 – 46,79 0,97
***: p < 0,001: Khác biệt có ý nghĩa rất cao. ** : p < 0,01 : Khác biệt có ý nghĩa cao. * : p < 0,05 : Khác biệt có ý nghĩa.
p > 0,05 : Khác biệt không có ý nghĩa.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 234
BÀN LUẬN
Kích thước mô mềm tầng mặt dưới
Ở nhóm hạng I xương
Độ dày mô mềm trung bình ở tầng mặt dưới
của nhóm hạng I xương dày nhất ở điểm Li
(14,55±2,02 mm), mỏng nhất ở điểm B (12,23±1,46
mm) và điểm Pgs (12,29±1,76 mm). Độ dày môi
trên khá đồng đều do sự chênh lệch giữa độ dày
tại hai điểm A và Li không quá 1 cm. Trong khi
đó, độ dày môi dưới tại điểm Li lại lớn hơn
nhiều so với tại điểm B và độ dày mô mềm cằm.
Chiều cao môi trên (23,07±2,27 mm) chiếm tỉ lệ
xấp xỉ 1/3 chiều cao tầng mặt dưới (34,09%),
chiều cao môi dưới (19,07±3,49 mm) chiếm tỉ lệ
khoảng hơn 1/4 chiều cao tầng mặt dưới
(28,11%) và hơn 2/5 chiều cao vùng môi dưới-
cằm (42,83%). Kết quả tương tự như nghiên cứu
của Nguyễn Thị Minh Hạnh và cs (2004)(6) với
chiều cao môi trên (25,61 mm) và chiều cao môi
dưới (20,18 mm) ở nhóm hạng I xương sau khi
trừ đi độ phóng đại của phim tia X là 8% cho kết
quả (chiều cao môi trên: 23,72 mm và chiều cao
môi dưới: 18,69 mm). Giá trị góc mũi môi
(89,04±11,85o) và góc môi cằm (137,29±12,82o) ở
nghiên cứu này có độ biến thiên lớn nên khó
dùng để so sánh với các nghiên cứu khác.
Ở nhóm hạng III xương
Độ dày mô mềm tầng mặt dưới ở người Việt
trưởng thành có hạng III xương dày nhất ở điểm
A (14,04±2,18 mm) và điểm Ls (14,03±2,51 mm)
và mỏng nhất ở điểm Pgs (11,23±1,57 mm). Độ
dày môi dưới tại điểm Li (13,39±1,91 mm) lớn
hơn nhiều so với độ dày môi dưới tại điểm B
(11,48±1,35 mm) và độ dày mô mềm cằm. Chiều
cao môi trên có tỉ lệ gần đạt 1/3 chiều cao tầng
mặt dưới (32,07%). Chiều cao môi dưới chiếm
29,93% chiều cao tầng mặt dưới và hơn 2/5 chiều
cao môi dưới-cằm (44,21%).
So sánh kích thước mô mềm tầng mặt dưới
giữa nam và nữ
So sánh giữa nam và nữ ở hạng I xương
Kết quả cho thấy độ dày môi trên tại điểm A,
điểm Ls và độ dày môi dưới tại điểm Li ở nam
dày hơn nữ đáng kể (p<0,001), trong khi độ dày
môi dưới tại điểm B và độ dày mô mềm cằm tại
điểm Pgs không khác biệt có ý nghĩa giữa hai
giới (p>0,05). Kết quả này tương tự kết quả của
Nguyễn Thị Minh Hạnh và cs (2004)(6) nghiên
cứu trên người Việt Nam trưởng thành với độ
dày môi trên tại điểm gai mũi trước và độ dày
môi đỏ môi trên và dưới ở nam dày hơn ở nữ, độ
dày mô mềm cằm tương đương nhau. Tuy
nhiên, Nguyễn Thị Minh Hạnh(6) cho rằng độ
dày môi dưới tại điểm B có sự khác biệt đáng kể
giữa nam và nữ (nam dày hơn nữ). Sự khác biệt
về kết quả này giữa hai nghiên cứu có thể do
cách chọn mặt phẳng tham chiếu và mẫu nghiên
cứu khác nhau. Minh Hạnh(6) đo đạc trên phim
đo sọ nghiêng của 20 nam và 20 nữ hạng I độ
tuổi từ 18-25, dùng mặt phẳng dọc PMV làm mặt
phẳng tham chiếu và độ dày mô mềm được đo
theo phương vuông góc với mặt phẳng chuẩn.
Sự không song song giữa mặt phẳng chuẩn
trong nghiên cứu này là mặt phẳng Frankfort với
mặt phẳng ngang vuông góc với mặt phẳng
PMV trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh
Hạnh(6) dẫn đến những khác biệt của các số đo
theo chiều ngang giữa hai nghiên cứu. Bên cạnh
đó, nghiên cứu của Abdul-Qadir và cs (2007)(1)
trên 31 nam và 29 nữ người I-rắc độ tuổi từ 18-23
cũng khẳng định độ dày môi trên tại điểm dưới
điểm A 3