Phân tích các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Khánh Hòa

Mục tiêu: Phân tích các YTNC gây viêm phổi bệnh viện (VPBV) tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC), Bệnh viện (BV) Đa khoa Khánh Hòa. Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích. Kết quả: Từ 5/2010 – 6/2011, có 480 BN nhập khoa HSTC, BV Khánh Hòa, gồm 102 BN VPBV (21,25%); và 378 BN không VPBV (78,75%). Trong 102 BN VPBV, có 62 nam và 40 nữ, tuổi trung bình là 63,38 ± 19,06, (dao động từ 18 - 99 tuổi). Qua phân tích đơn biến, BN trên 60 tuổi, bệnh ngoại khoa, bệnh phổi mạn tính, hôn mê, thiểu dưỡng, nghiện thuốc lá, và mắc trên 2 BLCB cũng như các điều trị can thiệp như đặt NKQ, đặt lại NKQ, thở máy, MKQ, nuôi ăn qua thông dạ dày, hút đàm, phẫu thuật sọ não, và dùng các thuốc PPIs, kháng sinh, truyền máu, corticoid là những YTNC có liên quan đến VPBV (p<0,05). Qua phân tích hồi qui đa biến cho thấy hút thuốc lá (OR=2,6; 95%CI:1,32–5,1; p=0,006), hôn mê (OR=2,76; 95%CI:1,27–6; p=0,011), giảm albumin máu (OR=2,57; 95%CI:2,37–12,3; p=0,008), truyền máu (OR=3,17; 95%CI:1,27–7,9; p=0,014), dùng thuốc PPIs (OR=1,66; 95%CI:1,11–2,48; p=0,014), MKQ (OR=17,8; 95%CI:3,36-94,2; p=0,001) là những YTNC độc lập gây VPBV tại khoa HSTC. Số ngày nằm điều trị ở HSTC và số ngày nằm viện ở nhóm VPBV nhiều hơn nhóm không VPBV một cách có ý nghĩa (p<0,001). Kết luận: Có nhiều YTNC gây VPBV, trong đó, như hút thuốc lá, hôn mê, giảm albumin máu, truyền máu, dùng thuốc PPIs, MKQ là những YTNC độc lập và đồng thời, VPBV kéo dài thời gian nằm viện.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 78 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, BỆNH VIỆN KHÁNH HÒA Ngô Thanh Bình*, Nguyễn Văn Khôi** TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích các YTNC gây viêm phổi bệnh viện (VPBV) tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC), Bệnh viện (BV) Đa khoa Khánh Hòa. Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích. Kết quả: Từ 5/2010 – 6/2011, có 480 BN nhập khoa HSTC, BV Khánh Hòa, gồm 102 BN VPBV (21,25%); và 378 BN không VPBV (78,75%). Trong 102 BN VPBV, có 62 nam và 40 nữ, tuổi trung bình là 63,38 ± 19,06, (dao động từ 18 - 99 tuổi). Qua phân tích đơn biến, BN trên 60 tuổi, bệnh ngoại khoa, bệnh phổi mạn tính, hôn mê, thiểu dưỡng, nghiện thuốc lá, và mắc trên 2 BLCB cũng như các điều trị can thiệp như đặt NKQ, đặt lại NKQ, thở máy, MKQ, nuôi ăn qua thông dạ dày, hút đàm, phẫu thuật sọ não, và dùng các thuốc PPIs, kháng sinh, truyền máu, corticoid là những YTNC có liên quan đến VPBV (p<0,05). Qua phân tích hồi qui đa biến cho thấy hút thuốc lá (OR=2,6; 95%CI:1,32–5,1; p=0,006), hôn mê (OR=2,76; 95%CI:1,27–6; p=0,011), giảm albumin máu (OR=2,57; 95%CI:2,37–12,3; p=0,008), truyền máu (OR=3,17; 95%CI:1,27–7,9; p=0,014), dùng thuốc PPIs (OR=1,66; 95%CI:1,11–2,48; p=0,014), MKQ (OR=17,8; 95%CI:3,36-94,2; p=0,001) là những YTNC độc lập gây VPBV tại khoa HSTC. Số ngày nằm điều trị ở HSTC và số ngày nằm viện ở nhóm VPBV nhiều hơn nhóm không VPBV một cách có ý nghĩa (p<0,001). Kết luận: Có nhiều YTNC gây VPBV, trong đó, như hút thuốc lá, hôn mê, giảm albumin máu, truyền máu, dùng thuốc PPIs, MKQ là những YTNC độc lập và đồng thời, VPBV kéo dài thời gian nằm viện. Từ khóa: Viêm phổi (VP), viêm phổi bệnh viện (VPBV), vi khuẩn (VK), khoa Hồi sức tích cực (HSTC) ABSTRACT ANALYSIS OF RISK FACTORS FOR HOSPITAL-ACQUIRED PNEUMONIA AT INTENSIVE CARE UNIT OF KHANH HOA HOSPITAL Ngo Thanh Binh, Nguyen Van Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 78 - 87 Objective: To analyse risk factors for hospital-acquired pneumonia (HAP) at intensive care unit (ICU) of Khanh Hoa hospital. Method: Analytic cross-sectional study. Results: From 5/2010 to 6/2011, there were 480 patients (pts) admitted at ICU of Khanh Hoa hospital, including 102 pts with HAP (21.25%) and 378 pts without HAP (78.75%). Among 102 with HAP, there were 62 male and 40 female, the average age was 63.38 ± 19.06, (range, 18 - 99 years old). Many risk factors related to HAP in the pts admitted at ICU consisted of age > 60 years old, operation, chronic obstructive pulmonary disease, coma, malnutrition, cigarette smoking, and having over 2 underlying diseases as well as intervention therapy such as tracheal intubation, repeat tracheal intubation, mechanical ventilation, tracheotomy, gastric intubation, sputum aspiration, brain surgery, and using PPIs, antibiotics, blood transfusion, and corticoides significantly * Bộ môn Lao & bệnh phổi ĐHYD TP.HCM, ** Bệnh viện Hải quân tỉnh Khánh Hòa Tác giả liên hệ: TS.BS. Ngô Thanh Bình, ĐT: 0908955945, Email: bsthanhbinh@yahoo.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 79 (p<0.05). By analyzing multiple regression, cigarette smoking (OR=2.6; 95%CI:1.32–5.1; p=0.006), coma (OR=2.76; 95%CI:1.27–6; p=0.011), low blood albumin (OR=2.57; 95%CI:2.37–12.3; p=0.008), blood transfusion (OR=3.17; 95%CI:1.27–7.9; p=0.014), using PPIs (OR=1.66; 95%CI:1.11–2.48; p=0.014), tracheotomy (OR=17.8; 95%CI:3.36-94.2; p=0.001) were independent risk factors for HAP at ICU significantly (p<0.05). Time for treating at ICU and time for hospitalization in pts with HAP were more prolonged than in pts without HAP significantly (p<0.001). Conclusion: There were many risk factors for HAP, among them, cigarette smoking, coma, low blood albumin, blood transfusion, using PPIs, tracheotomy were independent risk factors for HAP and simultaneous, HAP had prolonged time for hospitalization. Keyword: Pneumonia, hospital-acquired pneumonia (HAP), bacteria, intensive care unit (ICU) ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi bệnh viện (VPBV) vẫn còn là gánh nặng cho ngành y tế các nước trên thế giới, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong phòng ngừa và điều trị nhưng tỉ lệ tử vong do VPBV còn cao (trên 30%). VPBV là biến chứng nhiễm khuẩn nặng, tác động xấu đến kết quả điều trị, gia tăng dòng vi khuẩn (VK) đề kháng kháng sinh (KS)(2,5,25). Tại Hoa Kỳ, mỗi năm VPBV chiếm 0,5% – 1% số bệnh nhân (BN) nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị. Tỉ lệ tử vong chung là từ 33 – 55%, tử vong càng tăng nếu VPBV gây ra do P. aeruginosa hoặc Acinetobacter spp. hoặc do điều trị kháng sinh không thích hợp(5,27). Báo cáo năm 2008 từ 10 nước châu Á (Trung quốc, Hồng Kông, Ấn độ, Hàn quốc, Malaysia, Pakistan, Philippin, Singapore, Đài loan, Thái lan), tần suất VPBV từ 1 – 21 BN/1.000 lượt nhập viện, VP liên quan đến thở máy là 3,5 – 46 BN/1.000 ngày thở máy, tỉ lệ mắc VPBV tại HSTC là 9 – 23%(26). Tỉ lệ VPBV ở hồi sức tích cực (HSTC) cao gấp 10 – 20 lần khoa khác, và gần 90% VP liên quan đến thở máy(13). Tại Việt nam, việc khảo sát về VPBV chưa đồng bộ, chỉ có một số NC được thực hiện tại một số bệnh viện (BV) lớn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, còn rất ít NC về vấn đề này tại các địa phương khác(6,20-24,32-34). Trong y văn(1,14,17) có rất nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC) gây VPBV với tỉ lệ thay đổi khác nhau tùy theo NC, vùng địa phương. Do đó, việc xác định các YTNC gây VPBV giúp đưa ra biện pháp dự phòng thích hợp và hiệu quả, đặc biệt tại các khoa HSTC là rất cần thiết(22). Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành NC “Phân tích các YTNC gây VPBV tại khoa HSTC, BV Khánh Hòa” nhằm góp phần vào việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa VPBV hiệu quả hơn. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mối liên quan về giới tính, lứa tuổi, tiền căn và bệnh lý cơ bản (BLCB) với VPBV. Xác định mối liên quan về lý do nhập khoa HSTC, thang điểm Glasgow, APACHE II, tình trạng suy chức năng cơ quan, và phân bố bệnh lý khi vào khoa HSTC với VPBV. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm điều trị và thời gian nằm tại khoa HSTC với VPBV. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế NC NC cắt ngang phân tích Đối tượng NC Tất cả BN vào điều trị tại khoa HSTC, BV Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa hơn 48 giờ từ tháng 5/2010 – 6/2011 và được theo dõi tình trạng VPBV từ lúc vào cho đến lúc ra khỏi khoa HSTC. Tiêu chuẩn chẩn đoán VPBV (theo tiêu chuẩn NNISS –CDC, 2004)(2) Xquang phổi: có  2 phim X-quang phổi có một trong các biểu hiện sau như thâm nhiễm mới, hình ảnh đông đặc phổi, hình ảnh tạo hang. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm: (1) BN có một trong các biểu hiện sau: sốt>380C không rõ nguyên nhân (>1000F), bạch cầu<4.000 hoặc >12.000 tế bào/mm3, người già>70 tuổi thay đổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 80 trạng thái tâm thần không rõ nguyên nhân; và tối thiểu 2 trong các biểu hiện sau như đàm mủ mới xuất hiện, hoặc gia tăng, hoặc thay đổi tính chất; khởi phát ho hoặc gia tăng, khó thở, thở nhanh; ran phổi, ran phế quản; trao đổi khí xấu đi (giảm bão hòa oxy máu, PaO2/FiO2 < 240, tăng nhu cầu O2, thở máy). Tiêu chuẩn loại trừ BN được chẩn đoán VP trong 48 giờ đầu nhập viện, VP mắc phải trong cộng đồng, VP có liên quan chăm sóc y tế, VPBV từ khoa khác hay BV tuyến dưới chuyển lên, nhiễm HIV/AIDS, lao phổi đang điều trị, ghép tạng, những trường hợp gia đình xin BN về nhà sớm. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Tất cả BN trong NC được thực hiện các bước sau: - Khai thác và ghi nhận vào phiếu thu thập NC về hành chính, tuổi, giới, thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu, tiền sử bệnh, các bệnh lý kèm theo (như đái tháo đường, tăng huyết áp, BPTNMT, hen, lao phổi, suy gan, suy thận, ung thư, nghiện rượu,...), tiền căn phẫu thuật, tiền căn nhập HSTC. - Ghi nhận lý do nhập khoa HSTC, khám lâm sàng và đánh giá tình trạng lâm sàng tổng quát thông qua mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2, khí máu động mạch, tính điểm APACHE II, điểm Glasgow và phát hiện các triệu chứng liên quan đến tình trạng suy chức năng các cơ quan. - Thực hiện các xét nghiệm giúp cho chẩn đoán và điều trị như nhuộm Gram, cấy đàm, chụp X-quang phổi, công thức máu, đường máu, chức năng gan, chức năng thận, các xét nghiệm sinh hóa máu cần thiết khác. Soi, cấy và làm KS đồ các mẫu nước tiểu, máu, dịch vết mổ, và dịch vết thương. - Ghi nhận các YTNC liên quan đến điều trị như số ngày nằm viện trước khi vào HSTC, số ngày nằm HSTC, dùng KS trước khi mắc VPBV, dùng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, truyền máu, dùng thuốc ức chế bơm proton (PPIs), thuốc kháng acid dạ dày, dùng thuốc an thần, vận mạch. - Ghi nhận các YTNC liên quan đến điều trị can thiệp, xâm lấn như thở máy, đặt nội khí quản (NKQ), đặt lại NKQ, mở khí quản (MKQ), catheter tĩnh mạch trung tâm (TMTT), lọc máu, nuôi ăn qua thông dạ dày, đặt sonde tiểu, đặt stent mạch vành cấp cứu, phẫu thuật ngực bụng, phẫu thuật sọ não. - Các BN trong NC được chia thành hai nhóm: nhóm 1: BN VPBV và nhóm 2: BN không VPBV. Xử lý và phân tích thống kê Thu thập dữ liệu, nhập và xử lý phân tích thống kê các biến số bằng phần mềm chương trình SPSS 11.5. Các biến số định tính sẽ được biểu diễn theo tần suất, tỉ lệ phần trăm và kiểm định theo phép kiểm 2. Các biến số định lượng sẽ được biểu diễn theo trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định theo phép kiểm Fisher. Giá trị p < 0,05 và các mối liên quan được tính bằng tỉ số chênh OR (Odds Ratio) không chứa 1 được xem là có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% (95% Confident Interval, 95%CI). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 5/2010 – 6/2011, có 480 BN nhập khoa HSTC, BV Đa khoa Khánh Hòa, được chia thành 2 nhóm: nhóm 1: 102 BN VPBV (21,25%); và nhóm 2: 378 BN không VPBV (78,75%). Mối liên quan về giới tính, lứa tuổi, tiền căn và BLCB với tình trạng VPBV Bảng 1: Mối liên quan về giới tính, lứa tuổi, tiền căn với tình trạng VPBV Đặc điểm Phân bố N(%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p Giới Nam 311 (64,8%) 62 (60,8%) 249 (65,9%) 0,9 (0,8-1,1) 0,340 Nữ 169 (35,2%) 40 (39,2%) 129 (34,1%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 81 Đặc điểm Phân bố N(%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p Tuổi < 60 221 (46%) 36 (35,3%) 185 (48,9%) 0,7 (0,5-0,96) 0,014  60 259 (54%) 66 (64,7%) 193 (51,1%) Trung bình 59,99 ± 20,2 63,38 ± 19,06 59,07 ± 20,47 0,056 Nhóm bệnh lý Nội khoa 412 (85,8%) 81 (79,4%) 331 (87,6%) 0,9 (0,8-1,01) 0,036 Ngoại khoa 68 (14,2%) 21 (20,6%) 47 (12,4%) Tiền căn nằm viện Có 47 (9,8%) 16 (15,7%) 31 (8,2%) 1,9 (1,1-3,4) 0,024 Không 433 (90,2%) 86 (84,3%) 347 (91,8%) Tiền căn phẫu thuật Có 38 (7,9%) 17 (16,7%) 22 (5,8%) 2,9 (1,6-5,2) 0,0004 Không 442 (92,1%) 85 (83,3%) 356 (94,2%) Nằm viện trước khi nhập HSTC (ngày) 1,67±4,33 2,49±6,12 1,44±3,69 - 0,102 Nhận xét: trong nhóm VPBV: nam chiếm 60,8% và nữ 39,2%. Tuổi trung bình BN VPBV: 63,38 ± 19,06. BN  60 tuổi, được điều trị ngoại khoa, có tiền căn nằm viện và tiền căn phẫu thuật là những yếu tố có liên quan đến VPBV (p<0,05). Bảng 2: Mối liên quan về BLCB với tình trạng VPBV Bệnh lý cơ bản N (%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p TBMMN 91 (19%) 21 (20,6%) 70 (18,5%) 1,1 (0,7-1,97) 0,636 Bệnh mạch vành 90 (18,8%) 13 (12,7%) 77 (20,4%) 0,6 (0,3-1,1) 0,080 BPTNMT 43 (9%) 18 (17,6%) 25 (6,6%) 3 (1,6-5,8) 0,001 Suy thận mạn tính 64 (13,3%) 10 (9,8%) 54 (14,3%) 0,7 (0,3-1,3) 0,237 Hôn mê 211 (44%) 64 (62,7%) 147 (38,9%) 2,6 (1,7-4,2) 0,000 Đái tháo đường 100 (20,8%) 19 (18,6%) 81 (21,4%) 0,8 (0,5-1,5) 0,536 Tăng huyết áp 193 (40,2%) 44 (43,1%) 149 (39,4%) 1,2 (0,7-1,8) 0,497 Nghiện thuốc lá 157 (32,7%) 45 (44,1%) 112 (29,6%) 1,9 (1,2-2,9) 0,006 Suy tim mạn tính 91 (19%) 14 (13,7%) 77 (20,4%) 0,6 (0,3-1,2) 0,129 Nghiện rượu 20 (4,2%) 6 (5,9%) 14 (3,7%) 1,6 (0,6-4,3) 0,328 Bệnh gan mạn tính 25 (5,2%) 3 (2,9%) 22 (5,8%) 0,5 (0,1-1,7) 0,246 Ung thư 19 (4%) 4 (3,9%) 15 (4%) 0,99 (0,3-3) 0,983 Hen 14 (2,9%) 6 (5,9%) 8 (2,1%) 2,9 (0,98-8,5) 0,045 Thiểu dưỡng 156 (32,5%) 52 (51%) 104 (27,5%) 2,7 (1,75-4,3) 0,000 Tần suất BLCB ≤ 1 77 (16%) 8 (7,9%) 69 (18,2%) 2,6 (1,2-5,7) 0,011 Tần suất BLCB  2 403 (84%) 94 (92,1%) 309 (81,8%) Tần suất BLCB trung bình 2,83±1,435 3,50 ±1,467 2,65 ± 1,373 - <0,001 Nhận xét: nghiện thuốc lá, BPTNMT, hen, hôn mê, thiểu dưỡng là những BLCB có liên quan đến VPBV (p < 0,05). Tần suất mắc  2 bệnh lý cơ bản là YTNC VPBV (p = 0,011). Tần suất mắc BLCB trung bình ở nhóm VPBV cao hơn nhóm không VPBV (p<0,001) Mối liên quan về lý do nhập khoa HSTC, điểm Glasgow, điểm APACHE II, tình trạng suy chức năng cơ quan, và phân bố bệnh lý khi vào khoa HSTC với VPBV Bảng 3: Lý do nhập vào khoa HSTC Lý do nhập khoa HSTC N (%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p Đa chấn thương 56 (11,7%) 16 (15,7%) 40 (10,6%) 1,5 (0,9-2,5) 0,154 Suy giảm ý thức 169 (35,2%) 44 (44,1%) 123 (32,8%) 1,3 (1,01-17) 0,0461 Suy đa cơ quan 3 (0,6%) 1 (1%) 2 (0,5%) 1,9 (0,2-20,2) 0,608 Ngừng tuần hoàn – hô hấp 7 (1,5%) 5 (4,9%) 2 (0,5%) 9,3 (1,8-47,1) 0,0011 Rối loạn nước – điện giải 3 (0,6%) 0 (0%) 3 (0,8%) - 0,367 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 82 Lý do nhập khoa HSTC N (%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p Suy hô hấp 74 (15,4%) 17 (16,7%) 57 (15,1%) 1,1 (0,7-1,8) 0,694 Choáng nhiễm trùng 28 (5,8%) 7 (6,9%) 21 (5,5%) 1,2 (0,5-1,8) 0,617 Choáng giảm thể tích 11 (2,3%) 0 (0%) 11 (2,9%) - 0,0813 Suy thận cấp 35 (7,3%) 2 (2%) 33 (8,7%) 0,2 (0,05-0,9) 0,0196 Hội chứng vành cấp 78 (16,3%) 9 (8,8%) 69 (18,3%) 0,5 (0,2-0,9) 0,022 Rối loạn tim mạch khác 16 (3,3%) 0 (0%) 16 (4,2%) - 0,0346 Nhận xét: tình trạng suy giảm ý thức, suy hô hấp, hội chứng vành cấp là nguyên nhân phổ biến nhập vào HSTC. Có mối liên quan giữa tình trạng suy giảm ý thức, ngừng tuần hoàn – hô hấp, suy thận cấp. Hội chứng vành cấp, các rối loạn tim mạch với VPBV (p < 0,05). Bảng 4: Mối liên quan về điểm Glasgow, APACHE II, tình trạng suy chức năng cơ quan, với VPBV: Đặc điểm N (%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p Điểm Glasgow trung bình 10,31±4,35 8,22±3,64 10,87±4,36 - <0,001 Điểm APACHE II trung bình 17,25±4,30 19,05±3,00 16,76±4,47 - <0,001 Suy chức năng hô hấp 226 (47,1%) 66 (64,7%) 160 (42,3%) 1,5 (1,3-1,8) 0,0001 Suy chức năng tim mạch 137 (28,5%) 27 (26,5%) 110 (29,1%) 0,9 (0,6-1,3) 0,6017 Suy chức năng thận 65 (13,5%) 15 (14,7%) 50 (13,2%) 1,1 (0,7-1,9) 0,6986 Suy chức năng gan 17 (3,5%) 3 (2,9%) 14 (3,7%) 0,8 (0,2-2,7) 0,7116 Suy chức năng huyết học 19 (4%) 5 (4,9%) 14 (3,7%) 1,3 (0,5-3,6) 0,5818 Suy chức năng đa cơ quan 3 (0,6%) 1 (1%) 2 (0,5%) 1,9 (0,2-20,2) 0,6078 Nhận xét: có sự khác biệt về điểm Glasgow, điểm APACHE II trung bình, tỉ lệ suy hô hấp, tiền sử phẫu thuật, tiền sử nằm viện giữa 2 nhóm VPBV và không VPBV (p < 0,05). Bảng 5: Mối liên quan về phân bố bệnh lý khi vào khoa HSTC với VPBV Bệnh lý N (%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p Đa chấn thương 56 (11,7%) 16 (15,6%) 40 (12,4%) 1,5 (0,9-2,5) 0,154 Phẫu thuật ngực – bụng 12 (2,5%) 5 (4,9%) 7 (1,8%) 2,6 (0,9-8,2) 0,080 Bệnh thần kinh 125 (26%) 38 (37,3%) 87 (23%) 1,6 (1,2-2,2) 0,0036 Bệnh tim mạch 133 (27,7%) 22 (21,6%) 111 (29,4%) 0,7 (0,5-1,1) 0,1185 Bệnh hô hấp mạn 22 (4,6%) 3 (2,9%) 19 (5%) 0,6 (0,2-1,9) 0,3715 Bệnh tiêu hóa - gan mật 25 (5,2%) 4 (3,9%) 21 (5,6%) 0,7 (0,2-2) 0,5098 Ngộ độc 12 (2,5%) 1 (1%) 11 (2,9%) 0,3 (0,04-2,6) 0,268 Đái tháo đường 12 (2,5%) 0 (0%) 12 (3,2%) - 0,0684 Bệnh thận 49 (10,2%) 7 (6,9%) 42 (11,1%) 0,6 (0,3-1,3) 0,2085 Bệnh ác tính 20 (4,2%) 4 (3,9%) 16 (4,2%) 0,9 (0,3-2,7) 0,8890 Bệnh lý nội khoa khác 14 (2,9%) 2 (1,9%) 12 (3,1%) 0,6 (1,1-2,7) 0,518 Nhận xét: cệnh lý tim mạch, thần kinh, đa chấn thương chiếm tỉ lệ điều trị cấp cứu cao. Mối liên quan giữa đặc điểm điều trị và thời gian nằm tại khoa HSTC với VPBV: Bảng 6: Mối liên quan giữa điều trị can thiệp với VPBV Điều trị can thiệp N (%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p NKQ > 24 giờ 282 (58,8%) 92 (90,2%) 282 (58,8%) 1,3 (1,2-1,4) <0,0001 Thở máy 290 (60,4%) 99 (97,1%) 191 (50,5%) 1,9 (1,7-2,1) <0,0001 Hút đàm 328 (68,3%) 101 (99%) 227 (60,1%) 1,65 (1,5-1,8) <0,0001 Đặt stent mạch vành 29 (6%) 2 (2%) 27 (7,1%) 0,3 (0,1-1,1) 0,0513 Nuôi ăn qua ống thông 311 (64,8%) 92 (90,2%) 219 (57,9%) 1,56 (1,4-1,7) <0,0001 MKQ 20 (4,2%) 17 (16,7%) 3 (0,8%) 21 (6,3-70,3) <0,0001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 83 Điều trị can thiệp N (%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p Đặt lại NKQ 7 (1,5%) 5 (4,9%) 2 (0,5%) 9,3 (1,8-47,1) 0,0011 Phẫu thuật sọ não 29 (6%) 14 (13,7%) 15 (4%) 3,46 (1,7-6,9) 0,0002 Phẫu thuật ngực-bụng 12 (2,3%) 4 (2,9%) 8 (2,1%) 1,85 (0,6-6) 0,3001 Thận nhân tạo 49 (10,2%) 9 (8,8%) 40 (10,6%) 0,8 (0,4-1,7) 0,6027 Đặt catheter TMTT 46 (9,6%) 7 (6,9%) 39 (10,3%) 0,7 (0,3-1,4) 0,2929 Đặt thông tiểu 52 (10,8%) 15 (14,7%) 37 (9,8%) 1,5 (0,86-2,6) 0,1562 Số YTNC trung bình 2,92±1,83 4,35±4,35 2,54±1,82 - <0,001 Nhận xét: đặt NKQ, đặt lại NKQ, thở máy, hút đàm, MKQ, nuôi ăn qua ống thông, phẫu thuật sọ não là những YTNC quan trọng qua phân tích đơn biến (p<0,001). Nhóm VPBV có số YTNC can thiệp trung bình cao hơn nhóm không VPBV một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Bảng 7: Mối liên quan giữa các thuốc điều trị tại khoa HSTC với VPBV Thuốc điều trị N (%) VPBV Không VPBV OR (95%CI) p Corticoid 20 (4,2%) 9 (8,8%) 11 (2,9%) 3 (1,3-7,1) 0,008 PPIs (1 tuần) 84 (17,5%) 28 (27,5%) 56 (14,8%) 1,85 (1,2-2,8) 0,0029 An thần 61 (12,7%) 14 (13,7%) 47 (12,4%) 1,1 (0,6-1,9) 0,7282 Vận mạch 157 (32,7%) 33 (32,4%) 124 (32,8%) 0,98 (0,7-1,4) 0,9313 Truyền máu (4 đơn vị) 57 (11,9%) 21 (20,6%) 36 (9,5%) 2,16 (1,3-3,5) 0,0022 KS trước đó 418 (87,1%) 101 (99%) 317 (83,9%) 1,18 (1,1-1,24) 0,0001 Số YTNC trung bình 1,65±0,94 2,03±0,97 1,55±0,91 - <0,001 Nhận xét: Dùng PPIs, truyền máu, dùng KS trước đó, corticoid có liên quan đến VPBV (p < 0,05). Nhóm không VPBV có số YTNC trung bình thấp hơn so với nhóm VPBV (p < 0,001). Bảng 8: Các YTNV độc lập gây VPBV qua phân tích hồi quy đa biến. YTNC OR 95%CI p Nghiện thuốc lá 2,6 1,32 – 5,1 0,006 Hôn mê 2,76 1,27 – 6 0,011 Giảm Albumin 2,57 2,37 – 12,3 0,008 Truyền máu 3,17 1,27 – 7,9 0,014 MKQ 17,8 3,36 – 94,2 0,001 PPIs 1,66 1,11 – 2,48 0,014 Nhận xét: qua phân tích đa biến, hút thuốc lá, hôn mê, giảm albumin máu, truyền máu, PPIs, MKQ là những YTNC độc lập. Bảng 9: Thời gian nằm viện Thời gian điều trị Chung VPBV Không VPBV p Nằm HSTC (ngày) 13,56±18,49 29,45±33,15 9,28±7,30 <0,001 Nằm viện (ngày) 14,98±19,07 30,72±33,78 10,73±8,44 <0,001 Nhận xét: số ngày nằm điều trị ở HSTC, số ngày nằm viện ở nhóm VPBV cao hơn nhóm không VPBV, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). BÀN LUẬN Trong NC của chúng tôi, tỉ lệ VPBV tại khoa HSTC, BV Khánh Hòa là 21,25%. Kết quả này cũng phù hợp với tỉ lệ VPBV trong NC của Jean Chastre(16) thống kê từ nhiều NC tại châu Âu, là 8 – 28%. NC của chúng tôi có tỉ lệ VPBV cao hơn NC tại HSTC, BV Chợ Rẫy (17,9%)(33); nhưng thấp hơn tỉ lệ VPBV tại HSTC BV Đa khoa Cần Thơ (38,5%)(24); tại HSTC và đơn vị Đột quỵ BV 175 (33,7%)(6); tại HSTC BV Thống Nhất, VPTM là 52,5%(20). Theo Alp E và cs(1), NC đa trung tâm ở các đơn vị Hồi sức Ngoại khoa, Hồi sức Tổng hợp và đơn vị Bỏng tại Thổ Nhĩ Kỳ từ 2001 – Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 84 2002 trên 2.402 BN có 163 trường hợp VPBV, trong đó
Tài liệu liên quan