Kiểm nghiệm các nhân tố xác định mức tiết kiệm nội địa tại các nước ASEAN giai đoạn 1986 - 2000 trường hợp Việt Nam

Các lý thuyết phát triển truyền thống nhấn mạnh tầm quan trọng của tiết kiệm trong việc xác định mức tăng trưởng kinh tế cao ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa và đầu tư cao là một trong những đặc trưng cơ bản của sự thần kỳ kinh tế Đông Á. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao đáng khích lệ - bình quân hàng năm là 6,53% trong thời kỳ 1986 – 2000. Tuy vậy, Việt Nam hiện thuộc nhóm các quốc gia có mức tiết kiệm nội địa thấp như Lào, My-an-mar, Cam-pu-chia và có khoảng cách tương đối so với các nước còn lại trong khu vực. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tiết kiệm được khuyến khích tăng cường nhằm có thể tài trợ nhu cầu vốn khá lớn cho đầu tư phát triển. Bài nghiên cứu này do vậy tập trung vào vấn đề "Kiểm nghiệm các nhân tố ảnh hưởng mức tiết kiệm nội địa tại các nước ASEAN bao gồm Indonesia (ID), Malaisia (ML), Philippines (PL), Thailand (TL), Việt Nam (VN) giai đoạn 1986 - 2000, trường hợp Việt Nam".

doc7 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm nghiệm các nhân tố xác định mức tiết kiệm nội địa tại các nước ASEAN giai đoạn 1986 - 2000 trường hợp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005 KIỂM NGHIỆM CÁC NHÂN TỐ XÁC ĐỊNH MỨC TIẾT KIỆM NỘI ĐỊA TẠI CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 1986 - 2000 TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Phạm Đình Long Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng Các lý thuyết phát triển truyền thống nhấn mạnh tầm quan trọng của tiết kiệm trong việc xác định mức tăng trưởng kinh tế cao ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa và đầu tư cao là một trong những đặc trưng cơ bản của sự thần kỳ kinh tế Đông Á. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao đáng khích lệ - bình quân hàng năm là 6,53% trong thời kỳ 1986 – 2000. Tuy vậy, Việt Nam hiện thuộc nhóm các quốc gia có mức tiết kiệm nội địa thấp như Lào, My-an-mar, Cam-pu-chia và có khoảng cách tương đối so với các nước còn lại trong khu vực. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tiết kiệm được khuyến khích tăng cường nhằm có thể tài trợ nhu cầu vốn khá lớn cho đầu tư phát triển. Bài nghiên cứu này do vậy tập trung vào vấn đề "Kiểm nghiệm các nhân tố ảnh hưởng mức tiết kiệm nội địa tại các nước ASEAN bao gồm Indonesia (ID), Malaisia (ML), Philippines (PL), Thailand (TL), Việt Nam (VN) giai đoạn 1986 - 2000, trường hợp Việt Nam". I. Định dạng mô hình và phương pháp tính: Dựa vào lý thuyết tiết kiệm hợp nhất và các nghiên cứu trước đây về tiết kiệm tại các nước đang phát triển trên thế giới và Đông Nam Á, một vài biến số chính như tăng trưởng thu nhập, tỷ lệ dân số sống phụ thuộc, mức lãi suất thực và nền tài chính phát triển được xem như những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên mức tiết kiệm nội địa. Việc mô tả các biến số này và ảnh hưởng kỳ vọng của chúng có thể được tóm tắt theo bảng sau: Biến số Ký hiệu và dấu kỳ vọng Khái niệm và cách đo lường Tổng tiết kiệm nội địa (% GDP) GDS Tổng tiết kiệm nội địa là chênh lệch giữa GDP và chi cho tiêu dùng cuối cùng. Mức tăng GDP hàng năm ( %) GDP (+) GDP là tổng của các giá trị cuối cùng được tạo ra bởi tất cả các nhà sản xuất trong nước và thuế sản xuất trừ đi các khoản trợ cấp không bao gồm trong giá trị sản phẩm. Tỷ lệ dân số sống phụ thuộc DEP (-) Tỷ lệ dân số sống phụ thuộc là tỷ lệ của số người nhỏ hơn 15 tuổi và số người lớn hơn 64 tuổi so với dân số trong độ tuổi lao động tử 15 đến 64 tuổi. Lãi suất thực (%) RIR (+) Lãi suất thực là mức lãi suất tiền gửi danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lưọng tiền rộng (% GDP) M2 (+) Lượng tiền rộng gồm tiền đang lưu thông ngoài ngân hàng; các khoản tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Đối với các nước trong mẫu nghiên cứu, đặc biệt là Việt Nam, vấn đề tổng hợp thống kê liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng mức tiết kiệm nội địa gặp nhiều khó khăn về sự sẵn có và độ dài thời gian của dữ liệu nghiên cứu. Nghiên cứu này, do vậy, sử dụng dữ liệu bảng nhằm khắc phục tình trạng thiếu quan sát có thể cho ra những kết quả thiếu tin cậy. Ưu điểm của dữ liệu bảng có thể tóm tắt như sau: ước lượng các tham số khi có ít quan sát đơn vị chéo, loại bỏ hiện tượng chệch do bỏ sót biến trong những trường hợp nhất định và nhận dạng phong phú của cơ cấu hiệp phương sai sai số. Một tập hợp dữ liệu bảng bao gồm một tập hợp các quan sát chuỗi thời gian trên một tập hợp các đơn vị chéo. Mẫu dữ liệu trong nghiên cứu này tạo nên một bảng cân đối với 75 quan sát. Về mặt lý thuyết, hầu hết các phần mềm phân tích dữ liệu đều có thể xử lý dữ liệu bảng một cách thuận lợi. Để hồi quy tương quan, nghiên cứu này sử dụng POOL object của Eviews. Phương trình hồi quy tuyến tính được chọn như sau: GDSit = ai + bi1GDP 1it + bi2DEP 2it + bi3RIR3it + bi4M24it + eit Dạng mô hình này cho phép tung độ gốc hồi quy và các hệ số hồi quy riêng biến đổi theo các đơn vị chéo nhưng không theo thời gian. Hơn nữa, phương trình này cho phép trình bày nhiều dạng mô hình phụ thuộc vào những giả định được đưa ra về các tung độ gốc hồi quy, các hệ số hồi quy riêng và các thành phần nhiễu ngẫu nhiên. Để có kết quả hồi quy thích hợp, cách giải quyết là tìm hiểu nhiều dạng khác nhau của ma trận hiệp phương sai của sai số cho trường hợp dữ liệu bảng với mục tiêu tìm ra dạng giới hạn nhất mà không bị bác bỏ bởi dữ liệu. 2. Kết quả hồi quy: Biến số Hệ số Std. Error t-Statistic Prob. DEP -80.73039 11.7033 -6.89811 0.0000 RIR -0.178229 0.04775 -3.73226 0.0004 _VN--GDP_VN 0.769119 0.33690 2.28291 0.0261 _PL--GDP_PL 0.164929 0.23156 0.71225 0.4792 _ID--GDP_ID 0.656686 0.12807 5.12761 0.0000 _ML--GDP_ML -0.084540 0.07640 -1.10659 0.2730 _TL--GDP_TL -0.012308 0.09221 -0.13348 0.8943 _VN--M2_VN 0.199245 0.11026 1.80700 0.0759 _PL--M2_PL -0.307627 0.06335 -4.85624 0.0000 _ID--M2_ID -0.549947 0.07683 -7.15780 0.0000 _ML--M2_ML 0.247033 0.03594 6.87335 0.0000 _TL--M2_TL -0.235851 0.05318 -4.43492 0.0000 Tung độ gốc _VN--C 63.12202 _ID--C 100.2457 _PL--C 90.63927 _ML--C 75.11366 _TL--C 95.06901 Weighted Statistics Log likelihood -152.1846 Unweighted Statistics R2 0.950279 Mean dependent var 26.9312 2 0.936563 S.D. dependent var 10.5036 S.E. of regression 2.64551 Sum squared resid 405.926 Durbin-Watson stat 1.248458 3. Nhận xét và khuyến nghị: a, Nhận xét: Dựa vào các giả thuyết trước đây và kết quả hồi quy, nghiên cứu đưa ra một số nhận xét chính liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng mức tiết kiệm nội địa tại năm nước đang phát triển ở ASEAN, đặc biệt là Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000. Chúng ta có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn 1986-2000, các nhân tố chính xác định mức tiết kiệm nội địa tại các nước thuộc mẫu nghiên cứu là tăng trưởng GDP, tỷ lệ dân số sống phụ thuộc, mức lãi suất thực và sự phát triển tài chính. Điều này được minh chứng bởi giá trị tương đối cao của R2 và 2 (95% và 93.6%). Điểm đầu tiên có thể rút ra là các quốc gia trên không có cùng một tung độ gốc, điều này có lẽ do các biến ngoài phương trình như hành vi tiết kiệm, cấu trúc tài chính, chính sách của chính quyền ở mỗi quốc gia là khác nhau. Kết quả hồi quy cũng cho thấy tác động tích cực của tăng trưởng thu nhập lên tích lũy nội địa tại Việt Nam và Indonesia; ảnh hưởng tích cực của sự phát triển tài chính lên mức tiết kiệm nội địa tại Malaysia và Việt Nam. Tuy vậy, tác động kìm hãm của tỷ lệ dân số sống phụ thuộc và lãi suất thực lên mức tiết kiệm nội địa được thể hiện tại tất cả các nước nghiên cứu. Đối với Việt Nam: Từ kết quả hồi quy, nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của tăng trưởng GDP, tỷ lệ dân số phụ thuộc, lãi suất thực và mức phát triển tài chính lên mức tiết kiệm nội địa. Có thể tóm tắt mức độ ảnh hưởng của một phần trăm gia tăng của các biến giải thích này lên mức tích lũy nội địa theo bảng sau: Tăng trưởng GDP Tỷ lệ phụ thuộc Lãi suất thực M2/GDP Thay đổi mức tiết kiệm nội địa (% GDP) Tăng 0.77 Giảm 80.73 Giảm 0.18 Tăng 0.20 Do vậy, để có thể gia tăng tiết kiệm nội địa cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chính phủ Việt Nam nên duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế và tiếp tục cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng cũng như kiềm hãm sự gia tăng dân số. b, Khuyến nghị: Đối với các nước Asean-4: * Ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô Mặc dù tác động đồng biến của tăng trưởng GDP lên tiết kiệm nội địa không được khẳng định trong mô hình hồi quy (ngoại trừ Indonesia), nhưng hầu hết các kiểm nghiệm thực tiễn đều nhận định một mức tăng trưởng cao là nhân tố chính đóng góp cho tỷ lệ tiết kiệm nội địa cao ở các quốc gia này trong những năm qua. * Kiềm chế gia tăng dân số Trên thực tế, mức độ thành công của các biện pháp kế hoạch hóa gia đình là khác nhau giữa các quốc gia. Thậm chí, nó dường như chỉ mang lại hiệu quả thấp cho Philippines. Vì vậy, một hướng tiếp cận khác mà các chính phủ có thể hạn chế mức sinh là thực thi các biện pháp thưởng, phạt theo hai cách: vật chất và phi vật chất. Cách thứ nhất liên quan đến các chính sách thuế và hỗ trợ giá trong khi cách còn lại bao gồm các giải pháp tăng cường giáo dục cho trẻ em gái và cơ hội nghề nghiệp cho giới nữ. * Cải cách tài chính Các quốc gia này đã gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 (để đáp ứng yêu cầu của IMF, một vài nước như Thailand và Indonesia phải tiến hành cải cách hệ thống tài chính). Do vậy hệ thống tài chính nên được phát triển một cách đồng bộ, các trung gian tài chính thực hiện tốt chức năng của mình. Thêm vào đó, một cấu trúc thị trường tài chính thích hợp cũng như một môi trường tài chính lành mạnh nên được tăng cường nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Đối với Việt Nam: * Duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế tương đối cao từ khi đổi mới. Tuy vậy, diễn biến kinh tế gần đây cho thấy những yếu tố gây bất ổn, những hạn chế của mô hình tăng trưởng trong những năm qua bộc lộ rõ nét. Chính sách tài khóa và tiền tệ đã phát huy tác dụng hạn chế trong quản lý tăng cầu và kiểm soát lạm phát. Do vậy, việc thực thi có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi hơn về xuất nhập khẩu, hoàn thiện thị trường chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng cũng như một môi trường và chính sách đầu tư hợp lý có thể giúp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững trong tương lai. * Kiểm soát mức sinh và kế hoạch hóa gia đình Mức sinh tại Việt Nam hiện vẫn còn cao, đặc biệt tại những nơi khó khăn, vùng xa, vùng sâu. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng giáo dục và phổ biến các phương pháp kế hoạch hóa thông dụng và rẻ tiền là thực sự cần thiết trong việc kiềm chế mức tăng dân số. Tuy nhiên, phương cách hiệu quả nhất vẫn là giúp các hộ gia đình nhận thức được lợi ích của quy mô gia đình ít con và phụ nữ có nhiều cơ hội làm việc hơn. * Giảm mức lãi suất thực song vẫn duy trì cơ chế lãi suất thực dương Như đã trình bày, tác động dương của lãi suất thực lên tiết kiệm hiện vẫn chưa rõ ràng. Việc kiểm nghiệm các nhân tố xác định mức tiết kiệm nội địa tại các nước ASEAN cũng phủ nhận mối quan hệ này. Trên thực tế, mức tiết kiệm của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đã tăng mạnh trong khi lãi suất thực lại có xu hướng giảm. Do vậy, nếu lựa chọn giải pháp tự do hóa tài chính để gia tăng các mức tiết kiệm dường như là khá mạo hiểm. Vì vậy, việc gia tăng lãi suất có thể gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh và tăng trưởng kinh tế - một trong những nhân tố chính quyết định mức tiết kiệm - có thể bị suy giảm. Tuy vậy, nếu cơ chế lãi suất thực dương vẫn được duy trì và lãi suất không bị áp lực gia tăng thì việc cắt giảm các mức lãi suất có thể mang lại ảnh hưởng tích cực cho tích lũy nội địa của nền kinh tế. * Mở rộng và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đa dạng dịch vụ và tạo lập lòng tin với khách hàng Có thể nói khi mạng lưới ngân hàng và hệ thống hoạt động trung gian tài chính đã bao phủ được toàn bộ lãnh thổ, hoạt động tích lũy của các tác nhân được thúc đẩy từ cả hai phía: ngân hàng và bản thân các khách hàng, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và tạo lập lòng tin với khách hàng là bước đi quyết định cho hiệu quả của hoạt động hệ thống tài chính; sự ổn định của hệ thống tiền tệ cũng là một điều kiện cơ bản để thiết lập lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, dịch vụ ngân hàng nên được đa dạng hóa nhằm huy động có hiệu quả lượng tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asian Development Bank. Asian Development Outlook. Economic Trends and Prospects in Developing Southeast Asia, Oxford University Press (China) Ltd, Hong Kong (2002). Attanasio, O.P, Picci, L and Scorcu, A. Saving, Growth and Investment: A Macroeconomic Analysis Using A Panel of Countries, in World Bank Saving Project, (1999) Greene, W.H. Model for Panel Data in Econometric Analysis, Macmillan, New York (1995). Gulati, D and Thimann, C. Saving in Southeast Asia and Latin America Compared: Searching for Policy Lessons, International Monetary Fund, Washington (1997). Hussein, K.A and Thirlwall, A.P. Explaining Differences in the Domestic Savings Ratio across Countries: A Panel Data Study, in The Journal Of Development Studies, Vol.36, No.1 (1999). Mike, R.F and Zinser, J.E. The Nature of the Saving Function in Developing Countries: A Survey of the Theoretical and Empirical Literature in Journal of Economic Literature, Vol.11 (1973). Wai, T.U. Financial Intermediaries and National Savings in Developing Countries, Praeger Publishers, London (1972). DETERMINANTS OF DOMESTIC SAVINGS IN ASEAN DEVELOPING COUNTRIES IN THE PERIOD 1986 - 2000 THE CASE OF VIET NAM Pham Đinh Long Ton Duc Thang University SUMMARY The savings rate of a country has been considered as one of the most crucial sources for capital formation that can be translated to improve its economic growth rate. In the past decades, selected ASEAN developing countries (Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand and Viet Nam) have attained a miraculous economic development. They are all in the process of regional integration with greater overall openness of economies and an ongoing liberalization of their finance, trade and investment regime. However, from the 1997 financial crisis and its consequences on the economy of ASEAN countries, one of the lessons ever withdrawn is that these countries passively are dependent too much on foreign capitals. Therefore, realizing the determinants of domestic savings in these countries is necessary to mobilize and use well their available resource for high and sustainable economic growth. Basing on the integrated theory of savings and previous empirical works, this study also finds that income growth, demographics, financial liberalization and financial development are the main factors explaining the domestic savings in Southeast Asian countries. The regression result gave out its positive impacts of income growth on domestic savings in Viet Nam and Indonesia; the positive effects of financial development on domestic savings in Viet Nam and Malaysia. In addition, the negative impacts of age dependency ratio and real interest rate on domestic savings are revealed in all five countries. In order to mobilize domestic savings for modernization and industrialization, the government of Vietnam must stabilize the country’s socio-economic problems, control inflation, reform state-owned enterprises and encourage the development of private sectors, continue to improve the effectiveness of financial and banking sectors as well as birth-control and family planning program.