Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của người học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng đáp ứng chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong giáo dục đại học nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh đảm bảo chất lượng của nhà trường nhằm mục tiêu được đánh giá và đạt chuẩn quốc gia về chất lượng, với mục đích đáp ứng chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo, bài viết tập trung vào việc tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng nói riêng và các môn khoa học cơ bản nói chung.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của người học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng đáp ứng chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Tóm tắt Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong giáo dục đại học nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh đảm bảo chất lượng của nhà trường nhằm mục tiêu được đánh giá và đạt chuẩn quốc gia về chất lượng, với mục đích đáp ứng chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo, bài viết tập trung vào việc tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng nói riêng và các môn khoa học cơ bản nói chung. Từ khóa: Chương trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá, chuẩn đầu ra 1. Đặt vấn đề Kiểm tra, đánh giá là một khâu cơ bản, có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Tổ chức hiệu quả hoạt động này là góp phần thúc đẩy phát triển năng lực của người học. Trong nhiều trường hợp, hoạt động đánh giá giữ vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo. Khái niệm “kiểm tra, đánh giá” được hiểu là quá trình thu thập các thông tin và đưa ra những phán đoán, xác định về mặt số lượng hay chất lượng mức độ làm chủ kiến thức, hình thành kỹ năng hoặc thái độ ở người học. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quá trình đào tạo đại học, các cơ sở đào tạo đại học đã có nhiều hành động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Việc thành lập bộ phận chuyên trách về khảo thí ở hầu hết các trường nhằm thống nhất và nâng cao năng lực thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh * Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2. ThS. Nguyễn Trung Đông* 18 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC giá là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, kể từ khi yêu cầu xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo trở thành bắt buộc thì một số thách thức mới đã bắt đầu xuất hiện. Điều này thể hiện chủ yếu nhất ở vấn đề xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá như thế nào để giúp người học đạt được chuẩn đầu ra đã công bố? Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã và đang xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo tại Trường. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo với các học phần trong chương trình đào tạo nhìn chung chưa được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó, nhiều học phần chưa được quan tâm xây dựng chuẩn đầu ra. Khi trực tiếp giảng dạy, nhiều giảng viên cũng không chú ý đến mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra của học phần với chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình đào tạo. Điều này dẫn đến hệ quả là khi tổ chức kiểm tra, đánh giá đối với các học phần, hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá ít bám sát các yêu cầu chuẩn đầu ra của chính học phần đó cũng như của toàn bộ chương trình đào tạo. 2. Nội dung 2.1. Chuẩn đầu ra Khái niệm “chuẩn đầu ra” theo Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo. Chuẩn đầu ra được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhằm thực hiện ba mục tiêu chính như sau: Thứ nhất, công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá và đổi mới phương pháp học tập. Đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra. Thứ hai, công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp. Thứ ba, tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động. Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá của mỗi môn học trong chương trình đào tạo nhất thiết phải đáp ứng yêu cầu và bám sát chuẩn đầu ra của mỗi chương trình. 19 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.2. Vai trò của môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng đối với một số chương trình đào tạo thuộc khối ngành Kinh tế Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng là một môn thuộc khối kiến thức cơ bản và ngày nay đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực và các ngành khoa học khác nhau. Các tri thức về khoa học xác suất cũng như thống kê đã được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây là một trong những học phần quan trọng của khối kiến thức cơ bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định là môn học bắt buộc đối với sinh viên khối ngành Kinh tế, Y dược, Hóa, Môi trường Hơn nữa, với đặc thù là môn ứng dụng nên bên cạnh việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản mang tính Toán học như: khái quát hóa, đặc biệt hóa, mô hình hóa, phát hiện và giải quyết vấn đề thì việc học xác suất và thống kê còn góp phần rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp gắn với sinh viên ngành Kinh tế như: kỹ năng thu thập, xử lý số liệu thống kê; kỹ năng quan sát; kỹ năng phân tích, ra quyết định thông qua các bài toán ước lượng, kiểm định; kỹ năng làm việc nhóm Những kỹ năng này là một phần không nhỏ trong yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp đối với sinh viên khối ngành Kinh tế mà chuẩn đầu ra của nhà trường đã đặt ra. Tuy nhiên, nên dạy học xác suất và thống kê như thế nào để có thể góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra? Bài viết thống kê kết quả khảo sát chuẩn đầu ra của hai trường đại học thuộc khối ngành Kinh tế tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh để đối sánh với chuẩn đầu ra của nhà trường. Qua đó, cho thấy yêu cầu các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thống kê được đánh giá trong chuyên môn, kỹ năng và năng lực nghề nghiệp của nhiều chuyên ngành. STT Chuẩn đầu ra của các chuyên ngành yêu cầu sinh viên có kiến thức, kỹ năng về thống kê Trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM) Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) 1 Quản trị kinh doanh tổng hợp Kinh tế học 2 Quản trị bán hàng Kinh tế kế hoạch và đầu tư 3 Quản trị dự án Thẩm định giá 4 Kinh doanh bất động sản Quản trị 5 Quản trị kinh tế quốc tế Quản trị chất lượng 6 Thương mại quốc tế Kinh doanh quốc tế 7 Tài chính doanh nghiệp Thương mại 8 Ngân hàng Marketing 9 Thuế Tài chính công 10 Tài chính công Tài chính 11 Tài chính bảo hiểm Bảo hiểm 12 Thẩm định giá Ngân hàng 13 Tài chính định lượng Chứng khoán 14 Kế toán doanh nghiệp Kế toán công 15 Kiểm toán Toán tài chính 16 Tin học quản lý Hệ thống thông tin quản lý 17 Quản lý kinh tế Tin học quản lý Nguồn: Thống kê của tác giả 20 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.3. Lựa chọn phương pháp tiếp cận Khi viết đề cương môn học nói riêng hay xây dựng chương trình đào tạo nói chung, lựa chọn phương pháp tiếp cận được xem như kim chỉ nam cho người dạy. Hiện nay, nhiều trường đại học trên thế giới đã phát triển nhiều cách tiếp cận khi xây dựng đề cương môn học nói riêng cũng như chương trình đào tạo nói chung. Một số phương pháp kinh điển phải kể đến như: phương pháp tiếp cận nội dung (Content - based approach), phương pháp tiếp cận mục tiêu (Objective - based approach), phương pháp tiếp cận phát triển (Development - based approach), phương pháp tiếp cận tích hợp (Integrated approach) Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Phương pháp tiếp cận mục tiêu được thiết kế luôn đảm bảo hệ thống các mục tiêu chính của môn học cũng như chương trình đào tạo, được xây dựng logic, hướng đến tiêu chí đánh giá việc đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể điều chỉnh mục tiêu một cách linh hoạt theo sự thay đổi của xã hội, dễ tạo áp lực cho người dạy cũng như người học. Phương pháp tiếp cận nội dung môn học được thiết kế sao cho luôn đảm bảo sinh viên lĩnh hội được tối đa lượng kiến thức mà giảng viên truyền thụ. Tuy nhiên, phương pháp này không định hình được rõ năng lực của sinh viên sau khi kết thúc chương trình. Phương pháp tiếp cận tích hợp được lựa chọn như sự kết hợp các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm kể trên. Theo phương pháp này, chương trình đào tạo cũng như đề cương môn học được mô tả như một hệ thống các chuẩn đầu ra, được thực thi bởi các module, học phần, môn học có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc hướng đến chuẩn cuối cùng. 2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá đáp ứng chuẩn đầu ra đối với môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng Theo Jenkins và cộng sự (2001), “Nếu muốn người học thay đổi cách học thì trước hết hãy thay đổi cách đánh giá”. Thực trạng hiện nay cho thấy, sinh viên có xu hướng lựa chọn hoặc sử dụng các phương pháp học tập cho một môn học mà họ cho rằng, chúng có thể giúp sinh viên đạt điểm cao nhất đối với các hình thức kiểm tra, đánh giá của môn học đó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là sinh viên ít quan tâm đến các phương pháp học tập mới do giảng viên cung cấp. Nhiều sinh viên lựa chọn hình thức “giải đề mẫu” để chuẩn bị cho các kỳ thi và đồng thời thờ ơ với các hoạt động học tập khác. Điều này cũng sẽ góp phần dẫn đến sự lơ là của người học trong việc rèn luyện kỹ năng, không phát triển được năng lực của người học. Bên cạnh đó, nhiều giảng viên cũng không chú ý đến mối liên hệ giữa chuẩn đầu ra của môn học này và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Do đó, khi kiểm tra, đánh giá chưa bám sát các yêu cầu chuẩn đầu ra của môn học cũng như chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình đào tạo. Để khắc phục tình trạng trên, bài viết đề xuất các giải pháp thông qua quy trình như sau: Bước 1. Xây dựng/rà soát chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo. Bước 2. Xây dựng/rà soát chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo - môn học. Bước 3. Xây dựng/rà soát chuẩn đầu ra/mục tiêu dạy - học của môn học (chi tiết đến từng chương). 21 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Bước 4. Xác định nội dung và các phương pháp dạy - học của môn học, góp phần giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra/mục tiêu dạy học của môn học. Bước 5. Xác định các hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học, góp phần giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra/mục tiêu môn học. Đối với môn học Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng, Bước 3, 4, 5 có thể được tổng hợp như sau: Chuẩn đầu ra Mục tiêu dạy - học Nội dung dạy - học Phương pháp dạy - học Hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá Sinh viên nắm được một số định nghĩa về xác suất và công thức tính xác suất. Các định nghĩa xác suất và các công thức xác suất: công thức cộng, công thức nhân, công thức đầy đủ và Bayes, công thức Bernoulli. - Giảng viên thuyết giảng kết hợp nêu vấn đề, đưa ra các ví dụ minh họa. - Sinh viên làm việc theo nhóm trên lớp. Sinh viên làm bài tập nhóm tại lớp về định nghĩa xác suất, các công thức xác suất do giảng viên cung cấp. Sinh viên nắm vững về đặc trưng đại lượng ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất. Biến ngẫu nhiên rời rạc và liên tục: bảng phân phối xác suất, các tham số trung bình phương sai, Mod, trung vị; các phân phối cơ bản: nhị thức, siêu bội, Poisson, chuẩn... Sinh viên làm bài tập nhóm tại lớp về các đại lượng ngẫu nhiên và các quy luật phân bố xác suất do giảng viên cung cấp. Sinh viên nắm vững các bài toán ước lượng khoảng. Các khái niệm: mẫu, tổng thể, các tham số đặc trưng; bài toán ước lượng khoảng. - Giảng viên thuyết giảng kết hợp nêu vấn đề đưa ra các ví dụ minh họa. - Sinh viên làm việc theo nhóm trên lớp. Sinh viên làm bài tập nhóm tại về ước lượng tham số do giảng viên cung cấp. Sinh viên nắm vững các bài toán kiểm định tham số và phi tham số. Các khái niệm về bài toán kiểm định; bài toán kiểm định tham số và phi tham số. - Giảng viên thuyết giảng kết hợp nêu vấn đề, đưa ra các ví dụ minh họa. - Sinh viên làm việc theo nhóm trên lớp. Sinh viên làm bài tập nhóm tại lớp về bài toán kiểm định tham số và phi tham số do giảng viên cung cấp. Sinh viên nắm vững các nội dung về phân tích phương. Khái niệm về phân tích phương sai một yếu và các bước tiến hành khảo sát Sinh viên làm bài tập nhóm tại lớp về phân tích phương sai do giảng viên cung cấp. Sinh viên nắm vững nội dung về dãy số thời gian. Khái niệm về dãy số thời gian, các chỉ tiêu phân tích và các phương pháp dự báo. Sinh viên làm bài tập nhóm tại lớp về các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian, dự báo theo dãy số thời gian. Bảng tổng hợp này cần được xem như một nội dung bắt buộc trong chương trình giảng dạy môn học hoặc đề cương chi tiết môn học của mỗi giảng viên, và được phổ biến đến người học trước hoặc ngay khi bắt đầu giảng dạy môn học này. 22 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 3. Kết luận Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động khảo thí cũng như vai trò của các giảng viên trực tiếp giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng nói riêng và các môn khoa học cơ bản nói chung, bài viết đã tập trung làm rõ vai trò của môn học đối với một số chương trình đào tạo thuộc khối ngành Kinh tế cũng như lựa chọn các phương pháp tiếp cận trong quá trình xây dựng đề cương chi tiết môn học theo hướng phát triển năng lực người học và đảm bảo bám sát yêu cầu của chuẩn đầu ra. Ngoài ra, bài viết cũng đề xuất quy trình xây dựng/rà soát đề cương chi tiết của môn học nhằm thể hiện rõ mối liên hệ giữa Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng với các môn khoa học trong chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 2196 /BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. 2. chuong-trinh-dao-tao-chat-luong-cao-bac-dai-hoc-43a97b1b 3. 4. Jenkins, A. & Unwin, D. (2001), How to write learning outcomes. Available online:1http:// www.ncgia.ucsb.edu/education/curricula/giscc/units/format/outcomes.htm 5. Trường Đại học Tài chính - Marketing, Công văn số 1876/QĐ-ĐHTCM về việc ban hành chuẩn đầu ra các ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Tài chính - Marketing.
Tài liệu liên quan