Kiến thức, thái độ của người dân đối với triệu chứng và các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư dạ dày tại huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng

Mục tiêu: xác định được tỷ lệ người dân có kiến thức đúng, thái độ đúng đối với triệu chứng, các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư dạ dày. Xác định được các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với các đặc điểm về nhân khẩu học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang 600 ngưới dân trong độ tuổi từ 20‐ 40 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2013. Sử dụng bộ câu hỏi gồm 3 phần: Kiến thức, thái độ và các nguồn thông tin để khảo sát kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư dạ dày. Kết quả: Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh ung thư dạ dày còn thấp 28,2% (169/600) trường hợp. Tỷ lệ người dân có thái độ đúng về bệnh ung thư dạ dày là 81,3% (488/600) trường hợp. Người dân có kiến thức đúng, thái độ đúng về bệnh ung thư dạ dày 30,1% (147/488) trường hợp, cao hơn người dân có kiến thức đúng, thái độ chưa đúng 19,6% (22/112) trường hợp; người dân có kiến thức chưa đúng và thái độ đúng về bệnh ung thư dạ dày 69,9% (341/448) trường hợp, thấp hơn người dân có kiến thức chưa đúng và thái độ chưa đúng 80,4% (90/112) trường hợp, với p = 0,026; OR = 1,76 (KTC = 1,06‐ 2,92). Kết luận: Qua nghiên cứu trên 600 người dân về kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư dạ dày tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi nhận thấy người dân có kiến thức và thái độ đúng về bệnh ung thư dạ dày còn thấp, điều này cho thấy cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh ung thư dạ dày đến tận các xã trong huyện Long Phú, tỉnh Sóc trăng.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ của người dân đối với triệu chứng và các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư dạ dày tại huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 195 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI TRIỆU CHỨNG   VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY   TẠI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG  Trần Thiện Hải *, Jane Dimmitt Champion **, Trần Thiện Trung***  TÓM TẮT  Mục tiêu: xác định được tỷ lệ người dân có kiến thức đúng, thái độ đúng đối với triệu chứng, các yếu tố liên  quan đến bệnh ung thư dạ dày. Xác định được các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với các đặc điểm về nhân  khẩu học.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang 600 ngưới dân trong độ tuổi từ 20‐ 40 tại  huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2013. Sử dụng bộ câu hỏi gồm 3  phần: Kiến thức, thái độ và các nguồn thông tin để khảo sát kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan đến bệnh ung  thư dạ dày.  Kết quả: Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh ung thư dạ dày còn thấp 28,2% (169/600) trường hợp. Tỷ  lệ người dân có thái độ đúng về bệnh ung thư dạ dày là 81,3% (488/600) trường hợp. Người dân có kiến thức đúng,  thái độ đúng về bệnh ung thư dạ dày 30,1% (147/488) trường hợp, cao hơn người dân có kiến thức đúng, thái độ  chưa đúng 19,6% (22/112) trường hợp; người dân có kiến thức chưa đúng và thái độ đúng về bệnh ung thư dạ dày  69,9% (341/448) trường hợp, thấp hơn người dân có kiến thức chưa đúng và thái độ chưa đúng 80,4% (90/112)  trường hợp, với p = 0,026; OR = 1,76 (KTC = 1,06‐ 2,92).  Kết luận: Qua nghiên cứu trên 600 người dân về kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư  dạ dày tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi nhận thấy người dân có kiến thức và thái độ đúng về bệnh  ung thư dạ dày còn thấp, điều này cho thấy cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh ung thư  dạ dày đến tận các xã trong huyện Long Phú, tỉnh Sóc trăng.  Từ khóa: Kiến thức, Thái độ, Ung thư dạ dày  ABSTRACT  KNOWLEDGE, ATTITUDE OF THE RESIDENTS REGARDING TO SYMPTOMS AND RELATED  FACTORS OF THE GASTRIC CANCER IN LONG PHU DISTRICT, SOCTRANG PROVINCE  Tran Thien Hai, Jane Dimmitt Champion, Tran Thien Trung  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 195 ‐ 201  Objective: Identify the population’s rate has right knowledge, right attitude to the symptoms, related factors to  the gastric cancer. Identify the relations between knowledge, attitude and demographics.   Methods: Cross sectional survey with 600 populations who ranged  from 20 to 40  in Long Phu district, Soc  Trang province and  live  in  from February  to May  in 2013. Using Likert Scale questionnaire  include knowledge,  attitude and information resource to survey the knowledge, attitude and related factors to the gastric cancer.  Results:  The  population’s  rate  has  right  knowledge  about  gastric  cancer  is  28.2%  (169/600)  case.  The  population’s rate has right attitude about gastric cancer  is 81.3% (488/600) case. The population’s rate has right  knowledge and right attitude  is 30.12%  (147/488) case more  than  the population’s rate has right knowledge and  wrong attitude about gastric cancer is 19.6% (22/112) case. The population’s rate has right attitude about gastric  ** Trường Cao đẳng y tế tỉnh Sóc Trăng  ** Friendship Bridge Group‐ USA   *** Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: CN Trần Thiện Hải  ĐT: 0989297150  Email: haitho102@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  196 cancer is 81.3% (488/600) case. The population’s rate has wrong knowledge and right attitude is 69.9% (341/488)  case  is  less  than  the  population’s  rate  has wrong  knowledge  and wrong  attitude  about  gastric  cancer  is  80.4%  (90/112) case with p = 0,026; OR = 1,76 (Cl 95% = 1,06‐ 2,92).   Conclusion: This study shows that the population’s knowledge and attitude about gastric cancer is low. Thus  the improvement of communication and health education for population who live in Long Phu district, Soc Trang  province is necessary.   Keywords: Knowledge, Attitude, Gastric cancer.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 197 ĐẶT VẤN ĐỀ  Ung thư dạ dày là bệnh ác tính thường gặp  đứng  hàng  thứ  hai  trên  thế  giới,  có  tỷ  lệ  tử  vong cao(1,2,5,6,9,10),  tỉ  lệ mắc bệnh khác nhau về  giới  nam  /nữ  là  2/1  và  phân  bố  không  đồng  đều ở các nước trên thế giới. Các nước có tỷ lệ  mắc  bệnh  ung  thư  dạ  dày  cao  thuộc  vùng  Đông Á  (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc),  Liên  Xô  cũ, Nam Mỹ,  vùng Caribê,  và Nam  Âu.  Các  nước  có  tỷ  lệ mắc  bệnh  thấp  thuộc  vùng Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan), Bắc  Mỹ, Úc, và châu Phi(10).   Bệnh ung thư dạ dày nếu không được điều  trị  phẫu  thuật  sớm  thì  khả  năng  dẫn  đến  tử  vong  rất  cao(3) và  tỷ  lệ  sống  thêm  được  trên  5  năm  là  rất  thấp. Trong  khi  đó nếu  bệnh  được  phát hiện và  điều  trị  sớm  thì  tỷ  lệ  sống  trên 5  năm là hơn 95% trường hợp(7,8).   Theo kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh  ung thư tại 10 nước trong khu vực châu Á được  công  bố  tại  diễn  đàn  các  nước  ASEAN  tại  Singapore cho thấy tỷ  lệ tử vong của bệnh ung  thư dạ dày tại Việt Nam cao hơn gấp 4 đến 5 lần  so với Lào, Philipines và Thái Lan. Tuy tỷ  lệ tử  vong  còn  cao,  số  người mắc  bệnh  còn  nhiều  nhưng bệnh ung  thư dạ dày vẫn có  thể phòng  ngừa được(3,4).  Như vậy để ngăn ngừa, phát hiện và điều trị  sớm  bệnh  ung  thư  dạ  dày,  trong  bài  viết  này  chúng  tôi  giới  thiệu  nghiên  cứu  về  kiến  thức,  thái độ của người dân đối với triệu chứng và các  yếu tố  liên quan đến bệnh ung thư dạ dày qua  điều tra tại huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Qua  nghiên cứu  thì việc giáo dục cho người dân về  các kiến  thức y học  thường  thức để người dân  biết  tự chăm sóc sức khỏe cho chính mình của  ngành y  tế cùng với các phương  tiện  thông  tin  đại chúng là hết sức quan trọng và cần thiết.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên  cứu  cắt  ngang  trên  600  người  dân  trong độ tuổi từ 20‐ 40 tại huyện Long Phú, tỉnh  Sóc Trăng trong thời gian từ tháng 02 đến tháng  05 năm 2013.  Tiêu chuẩn chọn mẫu  Tất  cả  người  dân  từ  20  đến  40  tuổi  đang  sống  trong  huyện  Long  Phú,  tỉnh  Sóc  Trăng  đồng ý tham gia nghiên cứu.  Tiêu chuẩn loại trừ  Có một trong các tiêu chuẩn sau:  Những người không phải  trong  độ  tuổi  từ  20‐ 40.  Những người không  thể  trả  lời phỏng vấn  như: câm, điếc, bệnh tâm thần.  Những  người  đang  sống  tại  địa  phương  nhưng 2 lần đến nhà điều tra không gặp.  Những  người  không  đồng  ý  tham  gia  nghiên cứu.  Tiến hành nghiên cứu  Sử dụng bộ câu hỏi gồm 3 phần: Kiến thức,  thái độ và các nguồn thông tin để khảo sát kiến  thức,  thái độ và các yếu  tố  liên quan đến bệnh  ung thư dạ dày.  Xử lý và phân tích số liệu  Sau khi phỏng vấn người điều tra phải kiểm  tra lại đầy đủ các nội dung trong bộ câu hỏi, sau  đó số  liệu sẽ được nhập vào máy  tính và phân  tích bằng phần mền SPSS 13.0.  Y đức  Dùng bộ  câu hỏi  để  thu  thập dữ  liệu bằng  cách phỏng vấn trực tiếp nên không làm tổn hại  đến  tinh  thần,  thể  chất  của  người  tham  gia  nghiên cứu. Những người tham gia vào nghiên  cứu được giải thích về mục đích nghiên cứu và  có sự đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả thu  thập, được mã hóa và giữ bí mật, chỉ  sử dụng  cho mục đích nghiên cứu.   Khái quát hóa và tính ứng dụng của đề tài:  nghiên  cứu này giúp  xác  định  được kiến  thức  thái độ của người dân đối với bệnh ung thư dạ  dày  và  xác  định  được  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  kiến thức thái độ của người dân như: giới, tuổi,  trình  độ  học  vấn,  tình  trạng  kinh  tế  gia  đình.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  198 Nghiên cứu giúp cho  lãnh đạo ngành y  tế biết  được những khó khăn về sự tiếp nhận thông tin  về bệnh ung thư dạ dày của người dân để có kế  hoạch  truyền  thông  giáo  dục  sức  khỏe  cho  người dân đạt được hiệu quả tốt nhất.   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Tỷ  lệ kiến  thức đúng về bệnh ung  thư dạ  dày  Bảng 1: Tỷ lệ kiến thức đúng của người dân về bệnh  ung thư dạ dày  Kiến thức Tần số Tỷ lệ % Đúng 169 28,2 Chưa đúng 431 71,8 Tổng cộng 600 100 Nhận  xét:  Trong  tổng  số  600  người  được  phòng vấn, số người có kiến thức đúng là 28,2%  (169/600)  trường  hợp,  chưa  đúng  là  71,8%  (431/600) trường hợp.  Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm nhân khẩu học về bệnh ung thư dạ dày   Bảng 2: Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm nhân khẩu học về bệnh ung thư dạ dày  Đặc điểm Kiến thức n = 600 p Tỷ số chênh (KTC 95%) Đúng n = 169 (%) Chưa đúng n = 431 (%) Trình độ học vấn ≤ cấp 2 105 (24,1) 330 (75,9) <0,001 0,51 (0,34 – 0,75) ≥ cấp 3 64 (38,8) 101 (61,2) Nghề nghiệp Nông dân 77 (25,1) 230 (74,9) <0,001 Công chức nhà nước 17 (56,7) 13 (43,3) Buôn bán 27 (20,9) 102 (79,1) Học sinh, sinh viên 12 (54,5) 10 (45,5) Nghề khác 36 (32,1) 76 (67,9) Tình trạng kinh tế Có sổ hộ nghèo 22 (20,6) 85 (79,4) 0,033 0,61 (0,37 – 1,01) Không có sổ hộ nghèo 147 (29,8) 346 (70,2) Có ai trong gia đình của ông bà (kể cả ông/bà) đã mắc bệnh ung thư dạ dày? Có 4 (66,7) 2 (33,3) 0,035 5,20 (0,94 – 28,66) Không 165 (27,8) 429 (72,2) Ông/ bà có lo lắng về bệnh ung thư dạ dày trong cộng đồng nơi ông bà ở không? Có 64 (34,8) 120 (65,2) 0,017 1,58 (1,08 – 2,29) Không 105 (25,2) 311 (74,8) Nhận xét  Người dân  có  trình  độ học vấn  ≤  cấp  2  có  kiến thức đúng 24,1% (105/435) trường hợp thấp  hơn người dân có trình độ ≥ cấp 3 chiếm 38,8%  (64/165) trường hợp, khác biệt có ý nghĩa thống  kê với p  <0,001;  tỷ  số  chênh  =  0,51  (KTC  95%:  0,34‐ 0,75).  Người  có  nghề  nghiệp  là  công  chức  nhà  nước  có  kiến  thức  đúng  56,7%  (17/30)  trường  hợp, tiếp theo là học sinh‐ sinh viên có kiến thức  đúng 54,5% (12/22) trường hợp cao hơn người so  với các nghề còn lại, khác biệt có ý nghĩa thống  kê (p<0,001).  Người dân có sổ hộ nghèo có kiến thức đúng  20,6% (22/107)  trường hợp  thấp hơn người dân  không  có  sổ  hộ  nghèo  29,8%  (147/493)  trường  hợp, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,033;  tỷ số chênh = 0,61 (KTC 95%: 0,37‐ 1,01).  Người có người  thân  trong gia đình bị ung  thư dạ dày có kiến thức đúng 66,7% (4/6) trường  hợp cao hơn người dân trong gia đình không có  người bị ung thư dạ dày 27,8% (165/594) trường  hợp, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,035;  tỷ  số  chênh  =  5,2  (KTC  95%:  0,94‐  28,66).  Tuy  nhiên  cỡ mẫu nhỏ  04/06  trường hợp nên  chưa  đáng tin cậy.  Người  lo  lắng  về  bệnh ung  thư dạ dày  có  kiến  thức  đúng  34,8%  (64/184)  trường hợp  cao  hơn người dân không  lo  lắng về bệnh ung  thư  dạ dày 25,2% (105/416) trường hợp, khác biệt có  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 199 ý nghĩa thống kê với p = 0,017; tỷ số chênh = 1,58  (KTC 95%: 1,08‐ 2,29).  Tỷ lệ thái độ đúng của người dân về bệnh  ung thư dạ dày  Bảng 3: Tỷ lệ có thái độ đúng của người dân về bệnh  ung thư dạ dày  Thái độ Tần số Tỷ lệ % Đúng 488 81,3 Chưa đúng 112 18,7 Tổng cộng 600 100 Nhận xét: Trong 600 người dân được phỏng  vấn  có  81,3%  (488/600)  trường  hợp  có  thái  độ  đúng, và 18,7% (112/600) trường hợp có thái độ  chưa đúng về bệnh ung thư dạ dày.  Thái độ về bệnh ung thư dạ dày theo từng nội dung câu hỏi  Bảng 4: Thái độ về ung thư dạ dày của người dân theo từng nội dung câu hỏi  STT Nội dung câu hỏi Trả lời phỏng vấn n = 600 Rất không đồng ý (%) Không đồng ý (%) Không ý kiến (%) Đồng ý (%) Rất đồng ý (%) 1 Ông bà nghĩ là ông bà khó có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày 59 (9,8) 162 (27) 133 (22,2) 149 (24,8) 97 (16,2) 2 Ông bà nghĩ ung thư dạ dày gây tử vong cao 2 (0,3) 45 (7,5) 81 (13,5) 373 (62,2) 99 (16,5) 3 Ông bà nghĩ là nên đi kiểm tra khám tầm soát ung thư dạ dày khi có dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa 3 (0,5) 60 (10) 90 (15) 323 (53,8) 124 (20,7) 4 Ông bà nghĩ bệnh ung thư dạ dày có thể phòng ngừa được 6 (1) 84 (14) 109 (18,2) 345 (57,5) 56 (9,3) 5 Ông bà nghĩ là bệnh ung thư da dày có thể chữa được nếu phát hiện sớm 1 (0,2) 36 (6) 55 (9,2) 370 (61,7) 138 (23) Nhận xét  24,8% (149/600) trường hợp đồng ý và 16,2%  (97/600)  trường  hợp  rất  đồng  ý  là  họ  khó  có  nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.  62,2% (373/600) trường hợp đồng ý và 16,5%  (99/600)  trường  hợp  rất  đồng  ý  là  ung  thư dạ  dày gây tử vong cao.  53,8% (323/600) trường hợp đồng ý và 20,7%  (124/600) trường hợp rất đồng ý  là nên đi kiểm  tra khám  tầm  soát ung  thư dạ dày khi  có dấu  hiệu bất thường về đường tiêu hóa.  57,5% (345/600) trường hợp đồng ý và 9,3%  (56/600)  trường  hợp  rất  đồng  ý  là  ung  thư dạ  dày có thể phòng ngừa được.  61,7%  (370/600)  trường hợp đồng ý và 23%  (138/600) trường hợp rất đồng ý là bệnh ung thư  dạ dày có thể chữa được nếu phát hiện sớm.  Liên  quan  giữa  kiến  thức  và  thái  độ  về  bệnh ung thư dạ dày  Bảng 5: Liên quan giữa kiến thức và thái độ về bệnh  ung thư dạ dày  Thái độ Kiến thức n = 600 p Tỷ số chênh(KTC 95%) Đúng n = 169 Chưa đúng n = 431 Thái độ Kiến thức n = 600 p Tỷ số chênh(KTC 95%) Đúng n = 169 Chưa đúng n = 431 Đúng (n = 488) 147 (30,1) 341 (69,9) 0,026 1,76 (1,06 – 2,92)Chưa đúng (n = 112) 22 (19,6) 90 (80,4) Nhận xét: Người dân có kiến thức đúng, thái độ đúng  là 30,1% (147/488) trường hợp cao hơn so với người  dân có kiến thức đúng, thái độ chưa đúng 19,6%  (22/112) trường hợp, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p  = 0,026; tỷ số chênh = 1,76 (KTC: 1,06‐ 2,92).  Người dân có có kiến thức chưa đúng, thái độ  chưa đúng là 80,4% (90/112) trường hợp cao hơn  so với người dân có kiến thức chưa đúng, thái độ  đúng là 69,9% (341/488) trường hợp, sự khác biệt  có ý nghĩa thống kê với p = 0,026; tỷ số chênh =  1,76 (KTC: 1,06‐ 2,92).  BÀN LUẬN  Mối liên quan giữa kiến thức đúng với đặc  điểm nhân khẩu học  Tuổi  Nhóm  tuổi ≥ 30 có kiến  thức đúng về bệnh  ung  thư dạ dày  là 27,6%  (100/362)  trường hợp,  thấp  hơn  người  có  nhóm  tuổi  20‐29  tuổi  29%  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  200 (69/238) trường hợp, tuy nhiên yếu tố này khác  biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể  nói người trên 30 tuổi có nhiều công việc nên họ  ít  quan  tâm  đến  việc học  tập,  ít  tìm  hiểu  kiến  thức về bệnh ung thư dạ dày.  Trình độ học vấn  Tại  thời điểm nghiên cứu những người có  trình độ học vấn ≥ cấp 3 có kiến thức đúng về  bệnh ung thư dạ dày là 38,8% (64/165) trường  hợp cao hơn so với người có trình độ ≤ cấp hai  4,1% (105/435) trường hợp, vớp p = 0,001; tỷ số  chênh  =  0,51  (KTC  95%:  0,34‐  0,75). Có  lẽ do  người dân có trình độ thấp, họ ít có thói quen  đọc sách nên kiến thức đúng về bệnh ung thư  dạ dày thấp hơn người có trình độ ≥ cấp 3.  Nghề nghiệp  Người  làm nghề  buôn  bán  79,1%  (102/192)  trường  hợp,  nông  dân  74,9%  (230/307)  trường  hợp có kiến  thức chưa  đúng cao hơn  các nghề  khác, khác biệt  có ý nghĩa  thống kê p  =  0,001.  Những người có kiến  thức chưa đúng về bệnh  ung  thư dạ dày  thì họ có  thể có khả năng mắc  bệnh ung thư dạ dày nhiều hơn.  Kinh tế  Những  người  nghèo  (có  sổ  hộ  nghèo)  có  kiến thức chưa đúng 79,4% (85/107) trường hợp,  cao  hơn  so  với  những  người  không  nghèo  (không có sổ hộ nghèo) 70,2%  (346/493)  trường  hợp, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,033;  tỷ số chênh = 0,61 (KTC 95%: 0,37‐ 1,01). Những  người nghèo  có  thể họ  chú ý  đến việc  làm  ăn,  kiếm tiền nhiều hơn nên họ ít chú ý đến việc tìm  hiểu kiến thức về phòng bệnh ung thư dạ dày.  Trong gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ  dày  Những người  trong gia đình có người  thân  đã mắc bệnh ung thư dạ dày có kiến thức đúng  là 66,7% (04/06) trường hợp với p = 0,035; tỷ số  chênh  =  5,2  (KTC  95%:  0,94‐  28,66). Liên  quan  đến kiến thức đúng cho thấy những người trong  gia  đình  có  người  thân mắc  bệnh  ung  thư  dạ  dày thì họ lo lắng, muốn biết về bệnh nên họ tự  tìm hiểu kiến thức về ung thư dạ dày. Điều này  cũng phù hợp với tâm lý những người trong gia  đình  có  người  thân mắc  bệnh  liên  quan.  Tuy  nhiên với cỡ mẫu nhỏ (6 trường hợp) nên chưa  đại diện cho quần thể nghiên cứu.  Qua phân  tích  trên cho  thấy người có  trình  độ học vấn  thấp  ≤  cấp  2, người nghèo, những  người nông dân, buôn bán  là những người  có  kiến thức chưa đúng chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy cần  quan tâm đến những người này trong việc cung  cấp  thông  tin về  triệu chứng và các yếu  tố  liên  quan đến bệnh ung thư dạ dày.   Để người dân  có  được  kiến  thức  đúng,  sự  hiểu biết đúng về triệu chứng và các yếu tố liên  quan đến bệnh ung thư dạ dày, chúng tôi nghĩ  cần tập trung vào các công việc sau  ‐  Tuyên  truyền  giáo  dục  sâu,  rộng  trong  cộng đồng về các  triệu chứng, các yếu  tố nguy  cơ và biện pháp phòng ngừa bệnh ung  thư dạ  dày có hiệu quả.  ‐ Xây dựng đầy đủ mạng lưới y tế cơ sở đến  tận các ấp trong huyện.  ‐ Đào tạo cán bộ y tế có đủ kiến thức về bệnh  ung thư dạ dày để phục vụ tốt việc chăm sóc sức  khoẻ nhân dân.  Mối liên quan giữa thái độ về triệu chứng  và các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư  dạ dày với các đặc điểm nhân khẩu học  Qua  phân  tích  giữa  thái  độ  với  đặc  điểm  nhân khẩu học về bệnh ung thư dạ dày cho thấy  các biến  số như: nhóm  tuổi,  trình  độ học vấn,  nghề  nghiệp  có  liên  quan  với  thái  độ  về  triệu  chứng và các yếu tố liên quan đến bệnh ung thư  dạ dày có ý nghĩa thống kê.  Liên quan đến tuổi  Người có nhóm tuổi ≥ 20‐ 29 có thái độ đúng  là 77,3%  (184/238)  trường hợp,  thấp hơn so với  người có nhóm  tuổi nhóm  tuổi  ≥ 30 có  thái độ  đúng là 84% (304/362) trường hợp, khác biệt có ý  nghĩa thống kê với p = 0,042; tỷ số chênh = 1,42  (KTC: 1,02‐ 1,97). Người có độ tuổi ≥ 30 có kiến  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 201 thức đúng cao nhất có  thể do họ bắt đầu quan  tâm đến sức khỏe của bản thân, vì vậy có thái độ  đúng cao hơn so với nhóm còn lại.  Liên quan đến học vấn  Trình độ văn hoá ≤ cấp 2 có thái độ đúng là  79,5% (346/435)  trường hợp,  thái độ chưa đúng  là 20,5% (89/435) trường hợp; trình độ học vấn ≥  cấp 3 có thái độ đúng là 86,1% (142/165) trường  hợp, thái độ chưa đúng là 13,9% (23/165) trường  hợp, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,041;  tỷ số chênh = 1,47 (KTC: 0,96‐ 2,24). Nhóm người  có  trình độ học vấn ≥ cấp 3 có  thái độ đúng  là  cao nhất 86,1% (142/165)  trường hợp, có  thể do  người có trình độ học vấn cao thì họ có nhiều cơ  hội  tiếp cận hơn với các  thông  tin về bệnh ung  thư dạ dày.   Liên quan đến nghề nghiệp  Công chức nhà nước có thái độ đúng chiếm  tỷ lệ 96,7% (29/30) trường hợp cao hơn các nhóm  khác như: nông dân 83,4% (256/307) trường hợp;  buôn bán 79,1% (102/129) trường hợp; học sinh,  sinh viên 77,3%  (17/22)  trường hợp; nghề khác  75%  (84/112)  trường hợp, khác biệt  có ý nghĩa  thống kê với p  =  0,028. Những người  có nghề  nghiệp  là công chức nhà nước có  thái độ đúng  về triệu chứng và các yếu tố liên quan đến bệnh  ung  thư dạ dày  cao hơn  các nhóm nghề khác.  Điều này có  thể họ  là công chức nhà nước nên  họ dễ dàng tiếp nhận kiến thức đúng, từ đó họ  có thái độ đúng về bệnh ung thư dạ dày.  KẾT LUẬN  Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh  ung thư dạ dày còn thấp, tập trung vào những  người  có  trình  độ  học  vấn  thấp,  nghề  nghiệp  nông dân hoặc buôn bán và người nghèo.   Tỷ  lệ  người
Tài liệu liên quan