Mục tiêu: Xác định kiến thức thái độ thực hành của sinh viên và các yếu tố liên quan về phòng bệnh
viêm gan siêu vi B.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu là 402 sinh viên ở ký túc xá
trường cao đẳng sư phạm Nha Trang, Khánh Hòa vào tháng 4 năm 2010. Với bộ câu hỏi tự điền soạn sẵn.
Kết quả: Qua khảo sát 402 sinh viên về phòng bệnh viêm gan siêu vi B cho thấy có 68% sinh viên có
kiến thức đúng, 90% có thái độ đúng, 18% có thực hành đúng. Nguồn thông tin về bệnh VGSV B được
tiếp cận nhiều nhất từ ti vi 77%. Có mối liên quan về kiến thức phòng bệnh viêm gan siêu vi B giữa sinh
viên có trình độ học vấn khác nhau, giữa thực hành phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc điểm giới tính
và giữa kiến thức, thực hành với thái độ phòng bệnh Viêm gan siêu vi B.
Kết luận: Tỉ lệ sinh viên có kiến thức và thái độ đúng khá cao. Tỉ lệ sinh viên có thực hành đúng còn
rất thấp. Có mối liên quan về kiến thức giữa sinh viên có trình độ học vấn khác nhau. Có mối liên quan về
thực hành giữa sinh viên nam và nữ. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thái độ đúng. Có mối liên
quan giữa thái độ đúng và thực hành đúng về phòng bệnh VGSV B.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức - thái độ - thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của sinh viên ở ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Khánh Hoà tháng 4 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 105
KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH
VỀ PHÒNG BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B CỦA SINH VIÊN Ở KÝ TÚC XÁ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG, KHÁNH HOÀ
THÁNG 4 NĂM 2010
Huỳnh Thị Kim Truyền*, Đỗ Văn Dũng**, Huỳnh Ngọc Vân Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định kiến thức thái độ thực hành của sinh viên và các yếu tố liên quan về phòng bệnh
viêm gan siêu vi B.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu là 402 sinh viên ở ký túc xá
trường cao đẳng sư phạm Nha Trang, Khánh Hòa vào tháng 4 năm 2010. Với bộ câu hỏi tự điền soạn sẵn.
Kết quả: Qua khảo sát 402 sinh viên về phòng bệnh viêm gan siêu vi B cho thấy có 68% sinh viên có
kiến thức đúng, 90% có thái độ đúng, 18% có thực hành đúng. Nguồn thông tin về bệnh VGSV B được
tiếp cận nhiều nhất từ ti vi 77%. Có mối liên quan về kiến thức phòng bệnh viêm gan siêu vi B giữa sinh
viên có trình độ học vấn khác nhau, giữa thực hành phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc điểm giới tính
và giữa kiến thức, thực hành với thái độ phòng bệnh Viêm gan siêu vi B.
Kết luận: Tỉ lệ sinh viên có kiến thức và thái độ đúng khá cao. Tỉ lệ sinh viên có thực hành đúng còn
rất thấp. Có mối liên quan về kiến thức giữa sinh viên có trình độ học vấn khác nhau. Có mối liên quan về
thực hành giữa sinh viên nam và nữ. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thái độ đúng. Có mối liên
quan giữa thái độ đúng và thực hành đúng về phòng bệnh VGSV B.
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành, bệnh VGSV B, phòng bệnh.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF STUDENTS OF KHANH HOA COLLEGE
OF PEDAGOGY ON PREVENTION HEPATITIS B IN NHA TRANG,
KHANH HOA IN APRIL, 2010
Huynh Thi Kim Truyen, Do Van Dung, Huynh Ngoc Van Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 105 - 111
Aims: To explore the knowledge, attitude and practice of students on prevention of hepatitis B and
relating factors.
Method: This is a cross-sectional study collecting information in knowledge, attitude and practice on
prevention of hepatitis B and relating factors of 402 students who are students of Khanh Hoa's College of
Pedagoy using questionnaires.
Result: Percentage of students having good knowledge, attitude and practice in prevention hepatitis B
was 68%, 90% and 18%, respectively. Source of information about hepatitis B which is most accessible is
from the TV. There is the relationship of knowledge in hepatitis B prevention and levels of education. There
is different between male and female students in percentage of good practice in hepatitis B prevention and
* Cử nhân Y tế Công cộng 2006
** Bộ môn Dân số thống kê Y học-Tin học, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: CN. Huỳnh Thị Kim Truyền ĐT: 01698533099 Email: huynhkimtruyen113kh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 106
students with sexual characteristics. There are the relationships between knowledge and attitude, between
attitude and practice on prevention of hepatitis B.
Conclusion: Students have good knowledge and attitude but the percentage of having good practice is
still low, especially male students. Provide students good knowledge may improve their practice on hepatitis
B prevention.
Keywords: Knowledge, attitude, practice, viral B hepatitis, prevention.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan B (VGB) là một trong những
bệnh nguy hiểm ở người do HBV gây ra và là
vấn đề nổi cộm của ngành y tế. Theo Tổ Chức
Y Tế Thế Giới (WHO), tình hình nhiễm Viêm
gan B ở các nuớc Đông Nam Á, đây là khu
vực lưu hành cao nhất thế giới với số người
nhiễm HBV mạn tính vào khoảng 130 triệu và
lứa tuổi bị nhiễm bệnh cao nhất từ 18 – 45
Tại Việt Nam, theo nhận xét của WHO
(2005), dân số Việt Nam khoảng 84 triệu, được
đánh giá HBV cao. Tỉ lệ lưu hành của HbsAg
(+) 9-19% (khoảng 12 triệu người), nhiễm
VGSV B nông thôn Việt Nam là: sơ sinh 13%,
trẻ em 18%, vị thành niên 21%, người lớn 19%,
trung bình tỉ lệ là 15%.(3)
Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang là
một ngôi trường đào tạo ra một đội ngũ giáo
viên ngành giáo dục cho tỉnh Khánh Hòa. Vì
vậy, vấn đề đảm bảo sức khỏe và phòng
chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đối
tượng này hết sức quan trọng để họ tiếp tục
phát triển cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh
Khánh Hoà nói riêng và cho cả nước nói
chung. Do đó, việc cung cấp kiến thức về
phòng bệnh VGSV B cho đối tượng này là cần
thiết. Từ đó, sinh viên sẽ có thái độ, thực hành
phòng bệnh cho bản thân và cho người khác.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ sinh viên ở ký túc xá trường
cao đẳng sư phạm Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa, tháng 4 năm 2010 có kiến thức, thái độ,
thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu
vi B và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ,
thực hành.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỉ lệ sinh viên có kiến thức
đúng về bệnh viêm gan siêu vi B.
- Xác định tỉ lệ sinh viên có thái độ đúng
về phòng bệnh viêm gan siêu vi B.
- Xác định tỉ lệ sinh viên có thực hành
đúng về phòng bệnh viêm gan siêu viB.
- Xác định tỉ lệ các nguồn thông tin về
phòng bệnh viêm gan siêu vi B được sinh viên
tiếp cận.
- Xác định mối liên quan giữa kiến thức,
thái độ, thực hành với đặc điểm dân số (giới,
trình độ học vấn, nơi thường trú, tiền sử
gia đình).
- Xác định mối liên quan giữa kiến thức,
thái độ, thực hành về phòng bệnh viêm gan
siêu vi B.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng sư
phạm Nha Trang, Khánh Hòa tháng 4 năm 2010.
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả
Cỡ mẫu:
2
2
21
1
d
ppkZn
Sau đó hiệu chỉnh cỡ mẫu (nhc) theo công
thức:
Pn
Pxnnhc
cỡ mẫu nghiên cứu nhc = 402 sinh viên.
Kỹ thuật chọn mẫu
- Chọn mẫu cụm 1 bậc
- Đơn vị mẫu là phòng ký túc xá
(125 phòng).
- Chọn phòng bằng phương pháp ngẫu
nhiên đơn (125 thăm ứng với 125 phòng trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 107
ký túc xá). Sau đó điều tra tất cả sinh viên
trong phòng được chọn đến khi nào đủ số
lượng mẫu là ngưng.
Thu thập số liệu: Sinh viên tự điền vào bộ
câu hỏi được soạn sẵn
Xử lý số liệu:
Dữ kiện được nhập phần mềm Epidata 3.1
và xử lý Stata 10.0. Thống kê mô tả bằng bảng
phân phối tần suất, tỷ lệ. Xác định mối liên
quan giữa 2 biến số bằng phép kiểm Chi bình
phương χ2 hay kiểm định Fisher được sử
dụng khi kiểm định χ2 không phù hợp Lượng
hóa mối liên quan bằng tỉ số tỉ lệ hiện mắc
(PR) với KTC 95%.
KẾT QUẢ
Khảo sát 402 sinh viên, trong đó có 375
sinh viên từng nghe về bệnh viêm gan siêu
vi B.
Đặc tính mẫu nghiên cứu (n=402):
Đặc tính mẫu Tần số Tỉ lệ (%)
Giới tính (n=402)
Nữ
Nam
309
93
77
23
Trình độ học vấn (n=402)
Sinh viên năm 1
Sinh viên năm 2
Sinh viên năm 3
85
130
187
21
32
47
Nơi thường trú (n=402)
Thành thị
132
33
Từng nghe về bệnh VGSV B
(n=402)
Có
375 93
Tiền sử gia đình về VGSV B
(n=375)
Có
Không
Không biết
36
293
46
10
78
12
Đa số sinh viên là nữ (77%) và thường trú
ở nông thôn (67%). Có khá nhiều sinh viên
nghe về bệnh VGSV B (93%). Phần lớn tiền sử
gia đình không có người bệnh VGSV B (78%).
Nguồn thông tin về bệnh viêm gan siêu
vi B sinh viên tiếp cận (n=375):
Thông tin về bệnh VGSV B Tần số Tỉ lệ (%)
Đài truyền hình (ti vi)
Đài phát thanh (Radio)
Internet, báo, tờ rơi
Bạn bè, người thân, hàng xóm
Cán bộ y tế
Nhà trường, thầy cô giáo
Nguồn khác
289
264
216
176
137
128
15
77
70
58
47
37
34
4
Nguồn thông tin về bệnh VGSV B được
sinh viên tiếp cận nhiều nhất từ ti vi 77%, tiếp
đó là từ đài phát thanh 70%, từ internet-báo-tờ
rơi 58%, từ bạn bè-người thân-hàng xóm 47%,
từ cán bộ y tế 37%, từ nhà trường-thầy cô giáo
34% và từ nguồn khác là 4%. Điều này chứng
tỏ nguồn thông tin về bệnh VGSV B được sinh
viên tiếp cận khá đa dạng.
Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B:
Kiến thức VGSV B Tần số Tỉ lệ (%)
VGSV B có thể phòng
Phát hiện bệnh
Vắc xin VGSV B có sẵn
Tác nhân gây bệnh
Đối tượng mắc bệnh
Lợi ích tiêm ngừa
Sự nguy hiểm của bệnh
Biện pháp phòng bệnh
Trường hợp lây nhiễm
Lịch tiêm ngừa
Đường lây
362
354
312
283
243
177
186
147
135
102
43
97
94
83
76
65
57
50
41
36
33
12
Kiến thức chung đúng (6/11 nội dung) 225 68
Sinh viên có kiến thức đúng về bệnh
VGSV B khá cao (68%). Điều này chứng tỏ
việc tuyên truyền về bệnh VGSV B trên các
phương tiện có hiệu quả đối với sinh viên.
Thái độ của sinh viên về phòng bệnh
viêm gan siêu vi B (n=375):
Thái độ Tần số Tỉ lệ (%)
Yêu cầu nhân viên y tế thay đổi
bơm kim tiêm mới
365 97
Yêu cầu thợ cắt tóc thay đổi lưỡi
cạo râu, cạo lông mặt
361 96
Sử dụng riêng dụng cụ cá nhân 359 96
Xét nghiệm viêm gan B trước khi
truyền máu
367 98
Xét nghiệm máu phát hiện viêm 357 95
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 108
Thái độ Tần số Tỉ lệ (%)
gan B
Nên tiêm vắc xin viêm gan B 365 97
Thái độ chung đúng (6/6 nội
dung)
336 90
Sinh viên có thái độ đúng về phòng bệnh
VGSV B cao 90%, cao hơn nghiên cứu của Lý
Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm (38%). 2
Thực hành của sinh viên về phòng bệnh
Vêm gan siêu vi B (n=375):
Thực hành Tần số Tỉ lệ (%)
Tiêm ngừa vắc xin VGB
Đã tiêm
149
40
Thực hành Tần số Tỉ lệ (%)
Chưa tiêm
Không nhớ
177
49
47
13
Sử dụng chung dụng cụ cá nhân
Có
Không
201
174
54
46
Thực hành chung đúng (2/2 nội
dung)
68 18
Sinh viên có thực hành đúng phòng bệnh
VGSV B rất thấp 18,1%. Tỉ lệ này thấp hơn so
với nghiên cứu của Lý Văn Xuân và Phan Thị
Quỳnh Trâm.2 Tuy nhiên, sinh viên có tiêm
ngừa vắc xin VGSV B tương đối cao 40%.
Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh VGSV B với đặc điểm dân số:
Kiến thức chung Đặc tính mẫu
Đúng (%) Sai (%)
p PR
(KTC (95%)
Giới tính:
Nam
Nữ
47 (61,8)
208 (69,6)
29 (38,2)
91 (30,4)
0,197
0,89 (0,73-1,08)
Trình độ học vấn:
Sinh viên năm 1
Sinh viên năm 2
Sinh viên năm 3
37 (52)
85 (70)
133 (73)
34 (48)
37 (30)
49 (27)
0,024*
0,006*
1
1,34 (1,04-1,72)
1,40 (1,10-1,78)
Nơi thường trú:
Thành thị
Nông thôn
87 (70)
168 (67)
38 (30)
82 (33)
0,639
1,04 (0,90-1,20)
Tiền sử gia đình về bệnh VGSVB:
Có
Không
Không biết
23 (64)
208 (71)
24 (52)
13 (36)
85 (29)
22 (48)
0,420
0,283
1
1,11 (0,86-1,44)
0,82 (0,56-1,18)
*Có mối liên quan
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê kiến
thức bệnh VGSV B giữa sinh viên có trình độ
học vấn khác nhau. Sinh viên năm 2, năm 3 có
kiến thức đúng về bệnh VGSV B cao gấp 1,34
lần và 1,40 lần so với sinh viên năm 1
Mối liên quan giữa thái độ phòng bệnh VGSV B với đặc điểm dân số:
Thái độ chung Đặc tính mẫu
Đúng (%) Sai (%)
P PR
(KTC (95%)
Giới tính
Nam
Nữ
68 (89,5)
268 (89,6)
8 (10,5)
31 (10,4)
0,968
0,99(0,92-1,09)
Trình độ học vấn
Sinh viên năm 1
Sinh viên năm 2
Sinh viên năm 3
60 (84,5)
106 (86,9)
170 (93,4)
11 (15,5)
16 (13,1)
12 (6,6)
0,653
0,066
1
1,03 (0,91-1,16)
1,11 (0,99-1,23)
Nơi thường trú
Thành thị
Nông thôn
111 (88,8)
225 (90,0)
14 (11,2)
25 (10,0)
0,72
0,99 (0,92-1,06)
Tiền sử gia đình về bệnh VGSVB
Có
30 (32,3)
6 (16,7)
1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 109
Thái độ chung Đặc tính mẫu
Đúng (%) Sai (%)
P PR
(KTC (95%)
Không
Không biết
267 (91,1)
39 (84,8)
26 (8,9)
7 (15,2)
0,224
0,859
1,09 (0,94-1,27)
1,02 (0,84-1,23)
Không có mối liên quan giữa thái độ về
phòng bệnh viêm gan siêu vi B với các đặc
điểm dân số với (p>0,05). Thái độ về phòng
bệnh VGSV B của sinh viên không bị chi phối
bởi các đặc điểm giới tính, nơi thường trú và
tiền sử gia đình về bệnh VGSV B.
Mối liên quan giữa thực hành về phòng bệnh VGSV B với đặc điểm dân số:
Thực hành chung Đặc tính mẫu
Đúng Sai
p PR
(KTC (95%)
Giới tính
Nam
Nữ
6 (7,9)
62 (20,7)
70 (92,1)
237 (79,3)
0,009
0,38 (0,17-0,85)
Trình độ học vấn
Sinh viên năm 1
Sinh viên năm 2
Sinh viên năm 3
16 (22,5)
22 (18,0)
30 (16,5)
55 (77,5)
100 (82,0)
152 (83,5)
0,446
0,257
1
0,80 (0,45-1,42)
0,73 (0,42-1,25)
Nơi thường trú
Thành thị
Nông thôn
22 (17,6)
46 (18,4)
103 (82,4)
204 (81,6)
0,850
0,96 (0,60-1,52)
1
Tiền sử gia đình về bệnh VGSVB
Có
Không
Không biết
8 (22,2)
57 (19,5)
3 (6,5)
28 (77,8)
236 (80,6)
43 (93,5)
0,690
0,055
1
0,88 (0,45-1,68)
0,29 (0,84-1,03)
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về
thực hành phòng bệnh VGSV B với đặc điểm
giới tính. Sinh viên nam có thực hành đúng
bằng 0,38 lần sinh viên nữ có thực hành đúng.
Mối liên quan giữa kiến thức đúng với
thái độ đúng về phòng bệnh VGSV B
Thái độ Kiến
thức Đúng Sai
p PR (KTC 95%)
Đúng 235 (92%) 20 (8%)
Sai 101 (84%) 19 (16%)
0,018
1,09
(1,01-1,19)
Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và
thái độ đúng. Sinh viên có kiến thức đúng sẽ
có thái độ đúng về phòng bệnh VGSV B cao
gấp 1,09 lần so với sinh viên không có kiến
thức đúng.
Mối liên quan giữa thái độ đúng với thực
hành đúng phòng bệnh VGSV B
Thực hành Thái
độ Đúng Sai
p PR (KTC 95%)
Đúng 66 (20%) 270 (80%)
Sai 2 (5%) 37 (95%)
0,027*
3,83
(0,98-15,0)
(*): Giá trị p tính theo phép kiểm chính xác Fisher.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
thái độ đúng và thực hành đúng. Sinh viên có
thái độ đúng về phòng bệnh VGSV B sẽ có
thực hành đúng cao gấp 3,83 lần so với sinh
viên không có thái độ đúng.
Mối liên quan giữa kiến thức đúng với
thực hành đúng phòng bệnh VGSV B:
Thực hành Kiến
thức Đúng Sai
p PR (KTC 95%)
Đúng 48 (19%) 207 (81%)
Sai 20 (17%) 100 (83%)
0,613
1,13
(0,70-1,81)
Không có mối liên quan giữa kiến thức và
thực hành về phòng bệnh VGSV B với p=
0,613. Thực hành về phòng bệnh VGSV B ở
nhóm có kiến thức đúng và không có kiến
thức đúng về VGSV B là gần bằng nhau (19%
và 17%).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số:
Qua khảo sát dân số nghiên cứu, trong đó
nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam là 77% và 23%,
sinh viên ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn so
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 110
với thành thị là 67% và 33%. Điều này phù
hợp với đặc điểm của trường đa số sinh viên
là nữ.
Có 93% (375 sinh viên) tỉ lệ sinh viên có
từng nghe về bệnh viêm gan siêu vi B. Tỉ lệ
này gần bằng trong nghiên cứu của Đỗ Hữu
Lợi (2008), tỉ lệ các thai phụ nghe về viêm gan
siêu vi B 93,2%.1 Điều này chứng tỏ, nguồn
thông tin về bệnh viêm gan siêu vi B khá phổ
biến trong cộng đồng.
Có 10% sinh viên cho biết gia đình có
người bệnh viêm gan siêu vi B, tiền sử gia
đình không có người bệnh viêm gan siêu vi B
là 78%, và có đến 12% sinh viên không biết
tiền sử gia đình về bệnh viêm gan siêu vi B.
Điều này chứng tỏ các bệnh lý về gan nói
chung và bệnh viêm gan siêu vi B nói riêng
vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao trong cộng đồng
Nguồn thông tin về bệnh viêm gan siêu
vi B:
Các nguồn thông tin về bệnh VGSV B
được sinh viên tiếp cận khá đa dạng trên
nhiều phương tiên thông tin đại chúng (ti vi,
báo, đài, internet, tờ rơi). Trong đó cao nhất là
từ ti vi 77%. Ngoài ra nguồn thông tin từ
trường học, gia đình, bạn bè, người thân cũng
khá quan trọng. Vì vậy, có thể nói bệnh viêm
gan siêu vi B là bệnh khá phổ biến và được
nhiều đối tượng, các ban ngành, đoàn thể rất
quan tâm.
Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B:
Qua khảo sát cho thấy, tỉ lệ sinh viên có
kiến thức về bệnh VGSV B khá cao 68%. Trong
đó, chiếm tỉ lệ cao là kiến thức về VGSV B có
thể phòng ngừa được, vắc xin ngừa viêm gan
đã có trên thị trường, tác nhân gây bệnh, đối
tượng mắc bệnh, lợi ích của tiêm ngừa vắc xin
viêm gan B và sự nguy hiểm của bệnh. Tuy
nhiên, kiến thức của sinh viên về các trường
hợp lây nhiễm 36% và đường lây nhiễm 12%
VGSV B khá thấp. Đây chính là những kiến
thức quan trọng bổ trợ cho sinh viên trong
phòng bệnh VGSV B. Vì vậy, vấn đề đặt ra là
việc cung cấp kiến thức đúng về bệnh VGSV B
là rất cần thiết. Từ những kiến thức đó, sinh
viên sẽ áp dụng vào thực tiễn và góp phần
quan trọng phòng bệnh VGSV B một cách
hiệu quả.
Thái độ phòng bệnh viêm gan siêu vi B:
Nhìn chung, sinh viên có thái độ phòng
bệnh VGSV B khá tốt. Phần lớn sinh viên
đồng ý nên đề nghị nhân viên y tế thay đổi
bơm kim tiêm trước khi tiêm 97%, yêu cầu thợ
cắt tóc thay lưỡi dao trước khi cạo râu, cạo
lông mặt 96%, nên sử dụng riêng các dụng cụ
cá nhân như bàn chải đánh răng/ dao cạo râu/
bấm móng tay 96%, xét nghiệm VGSV B trước
khi truyền máu 98%, nên xét nghiệm máu để
phát hiện bệnh VGSV B cho bản thân 95% và
có 97% sinh viên cho rằng nên tiêm ngừa vắc
xin VGSV B. Điều này chứng tỏ, đa số sinh
viên đều có thái độ rất quan tâm về phòng
bệnh VGSV B cho bản thân cũng như cho
người khác.
Thực hành phòng bệnh viêm gan siêu
vi B:
Qua khảo sát, tỉ lệ sinh viên có thực hành
đúng về tiêm ngừa vắc xin VGSV B tương đối
thấp 40%, chưa tiêm 47% và không nhớ 13%.
Tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn trong nghiên cứu
của Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm
21,45%.2 Vì vậy, công tác phổ biến về lợi ích
tiêm ngừa viêm gan cần được đẩy mạnh để
mọi người có thể chủ động hơn trong phòng
bệnh cho bản thân cũng như cho người khác.
Chỉ có 46% sinh viên có thực hành đúng
không sử dụng chung dụng cụ cá nhân (bấm
móng tay, chân, dao cạo râu) với người khác.
Còn lại có khá nhiều sinh viên có sử dụng
chung các dụng cụ cá nhân với người khác
(54%). Điều này có thể lý giải do thói quen
mượn đồ dùng cá nhân của người khác để sử
dụng mà không nghĩ đến tác hại của việc làm
đó cho bản thân và cho người khác. Mặt khác,
do kiến thức của sinh viên về các trường hợp
lây nhiễm viêm gan siêu vi B còn khá thấp
36% nên tỉ lệ sinh viên có thực hành đúng sử
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 111
dụng các dụng cụ bấm móng tay, dao cạo
râu thấp.
Các mối liên quan:
Kết quả phân tích cho thấy, trình độ học
vấn của sinh viên càng cao thì có kiến thức
phòng bệnh VGSV B càng cao. Và sinh viên
nam có thực hành phòng bệnh VGSV B thấp
hơn so với nữ. Do đó, việc cung cấp kiến thức
về bệnh VGSV B cần chú trọng nhiều hơn đến
các đối tượng có trình độ học vấn khác nhau
và giới tính, đặc biệt ở sinh viên nam.
Sinh viên có kiến thức đúng về bệnh
VGSV B càng cao thì có thái độ đúng phòng
bệnh VGSV B càng cao và ngược lại. Sinh viên
có thái độ đúng về phòng bệnh VGSV B cao
thì tỉ lệ sinh viên có thực hành đúng về phòng
bệnh VGSV B cao. Điều này chứng tỏ việc
cung cấp kiến thức về bệnh VGSV B cho sinh
viên là rất quan trọng. Từ kiến thức về bệnh
sinh viên sẽ có thái độ và thực hành đúng
trong việc phòng bệnh cho bản thân cũng như
cho người khác.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 402 sinh viên, trong đó có
375 sinh viên có từng nghe về bệnh Viêm gan
siêu vi B tại ký túc xá trường cao đẳng sư
phạm Nha Trang, Khánh Hòa tháng 4 năm
2010 cho thấy:
- Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về bệnh
Viêm gan siêu vi B là 68%, có thái độ đúng là
90% và 18% có thực hành đúng.
- Nguồn thông tin về bệnh VGSV B được
sinh viên tiếp cận nhiều nhất là ti vi 77%.
- Có mối liên quan về kiến thức phòng
bệnh VGSV B giữa các sinh viên có trình độ
học vấn khác nhau. Sinh viên năm 2 và năm 3
có kiến thức đúng cao gấp 1,34 lần và 1,40 lần
so với sinh viên năm 1.
- Có mối liên quan v