Đánh giá hiệu quả của sodium hypochlorite trong điều trị tủy buồng răng cối sữa

Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh mức độ thành công trên lâm sàng và tia X của Sodium hypochlorite 5% (NaOCl 5%), Sulfate sắt (FS) và Formocresol (FC) trong điều trị tủy buồng răng cối sữa sau 18 tháng. Phương pháp nghiên cứu: 102 răng cối sữa của 76 bệnh nhi được phân nhóm ngẫu nhiên điều trị tủy buồng với NaOCl 5%, Sulfate sắt và Formocresol . Theo dõi 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng sau điều trị. Kết quả: Sau 18 tháng, 14 trong 19 răng NaOCl 5%, 21 trong 22 răng FS và 18 trong 20 răng FC thành công. Tỉ lệ thành công của NaOCl là 68% của FS là 95% và FC là 85%. Tỉ lệ thành công của NaOCl thấp hơn FS có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa NaOCl và formocresol (p>0,05).

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của sodium hypochlorite trong điều trị tủy buồng răng cối sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 211 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SODIUM HYPOCHLORITE TRONG ĐIỀU TRỊ TỦY BUỒNG RĂNG CỐI SỮA Phan Thị Thanh Yên*, Nguyễn Thị Thúy Lan* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh mức độ thành công trên lâm sàng và tia X của Sodium hypochlorite 5% (NaOCl 5%), Sulfate sắt (FS) và Formocresol (FC) trong điều trị tủy buồng răng cối sữa sau 18 tháng. Phương pháp nghiên cứu: 102 răng cối sữa của 76 bệnh nhi được phân nhóm ngẫu nhiên điều trị tủy buồng với NaOCl 5%, Sulfate sắt và Formocresol . Theo dõi 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng sau điều trị. Kết quả: Sau 18 tháng, 14 trong 19 răng NaOCl 5%, 21 trong 22 răng FS và 18 trong 20 răng FC thành công. Tỉ lệ thành công của NaOCl là 68% của FS là 95% và FC là 85%. Tỉ lệ thành công của NaOCl thấp hơn FS có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa NaOCl và formocresol (p>0,05). Từ khóa: tủy buồng, răng cối sữa, sodium hypochlorite. ABSTRACT EVALUATION OF THE EFFECT OF SODIUM HYPOCHLORITE IN DECIDUOUS TEETH PULPOTOMY Phan Thi Thanh Yen, Nguyen Thi Thuy Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 211 - 216 Objective: The aim of this study was to compare the effect of Sodium Hypochlorite (NaOCl 5%) to that of Sulfate Fe (FS), Formocresol (FC) as pulp dressing agent in pulpotomized primary molars. Methods: Pulpotomy was performed on 102 primary molars in 76 patients. NaOCl 5%, Ferric sulfate, and Formocresol was placed on the pulpal stumps and the teeth were followed for 6 month, 12 month and 18 month periods. Results: After 18 months follow-up, 14 of 19 cases treated with NaOCl 5%, 21 of 22 cases treated with FS, and 18 of 20 cases treated with FC were considered successful. There was no significant difference between the successful rate of NaOCl 5% treatment (68%) and FC treatment (85%) (p>0.05). But the successful rate of NaOCl 5% treatment was significantly lower than that of FS treatment (p<0.05). Keywords: teeth pulpotomy, deciduous teeth, sodium hypochlorite. MỞ ĐẦU Mục đích chính của nha khoa trẻ em là giữ cho bộ răng sữa ở tình trạng khỏe mạnh cho đến khi răng vĩnh viễn mọc thay thế. Tủy răng sữa khác với tủy răng vĩnh viễn về sự phát triển, hình thể học và mô học vì vậy khi răng sữa bị sâu sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến tủy răng. Đối với trẻ nhỏ, việc nhổ răng cối sữa sẽ đưa đến những hậu quả không tốt như mất khoảng, răng vĩnh viễn mọc lệch, khó khăn trong ăn nhai. Do đó, điều trị chọn lựa được ưa thích nhất hiện nay là lấy tủy buồng. Formocresol là vật liệu điều trị tủy buồng được sử dụng dụng rãi nhất vì cho tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, hơn 20 năm qua việc sử dụng formocresol bị nghi ngờ về tính hiệu quả và an toàn do: (1) sự hấp thụ của cơ thể, (2) phản ứng * Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thúy Lan ĐT: 0916740209 Email: thuylandent@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 212 viêm của tủy, (3) độc tính tế bào, (4) khả năng gây ung thư. Kết quả mô học không phù hợp với mức độ thành công trên lâm sàng. Thay vì mô tủy còn sống, người ta thấy mô tủy bị hoại tử và viêm mãn. Một bất lợi khác của formocresol là sự phân tán khắp toàn thân từ vị trí cắt tủy buồng. Pruhs và cộng sự(13) nhận thấy mối liên quan giữa việc điều trị formocresol ở răng sữa với khiếm khuyết men ở răng vĩnh viễn thay thế. Tuy vậy, kết quả này không được phát hiện trong nghiên cứu của Rolling và Poulsen(14). Ngoài ra, tính chất gây dị ứng và đột biến gen của formaldehyde đã được chứng minh trên mẫu súc vật nhưng chưa được chứng minh ở người. Vì vậy, nhiều vật liệu được nghiên cứu để thay thế formocresol như calcium hydroxide, glutaraldehyde, sulfate sắt, mineral trioxide aggregate (MTA), đốt điện, laser CO2 với mức độ thành công và chi phí khác nhau. Oxide kẽm–eugenol và calcium hydroxide đều cho tỉ lệ thành công kém trên phim tia X do nội tiêu chân răng (Berger và Magnusson)(2). Theo Schroder(17) thiếu sự cầm máu thích hợp trước khi đặt thuốc đã ảnh hưởng không tốt trên kết quả điều trị. Sulfate sắt (Fe2[SO4]3) được dùng làm co nướu trước khi lấy dấu và trong phẫu thuật nội nha để kiểm soát sự chảy máu (Christensen GJ and Christensen R)(4). Khi tiếp xúc với máu phức hợp protein-ion sắt hình thành và màng của phức hợp bít những mạch máu bị cắt, tạo sự cầm máu (Fischer)(7). Landau và Johnsen(11) thực hiện nghiên cứu đầu tiên về đáp ứng của tủy với sulfate sắt trên răng khô. Và sau đó nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người đã dùng sulfate sắt và có tỉ lệ thành công trên lâm sàng tương đương formocresol (Fei, Fuks, Smith)(6,8,18). Mặc dầu có tỉ lệ thành cao trên lâm sàng với cả hai vật liệu formocresol và sulfate sắt, những nghiên cứu mô học cho thấy cả hai đều tạo ra đáp ứng viêm trầm trọng (Fuks, 1997 và Salako, 2003)(9,16). Vargas và Packham nhận thấy răng được điều trị với formocresol và FeSO4 có tỉ lệ mất sớm cao do tiêu chân hoặc áp xe gây sưng đau. Sodium hypochloride (NaOCl) đã được nghiên cứu như một chất cầm máu và sát khuẩn trong điều trị tủy buồng. Hafez và cs (2000, 2002) đã chứng minh rằng không có một phản ứng viêm nào xảy ra sau khi cầm máu với NaOCl 3% trong điều trị tủy buồng ở răng của khỉ trưởng thành và nhận thấy NaOCl cùng lúc lấy đi cục máu đông, vụn ngà do sửa soạn xoang, màng sinh học hữu cơ và khử khuẩn xoang trám. Một nghiên cứu thăm dò do Vargas và cs thực hiện (2006) đánh giá bước đầu hiệu quả của sodium hypochlorite so với sulfate sắt trong điều trị tủy buồng ở răng cối sữa cho thấy NaOCl 5% có thể được sử dụng trong điều trị tủy buồng răng sữa với tỉ lệ thành công cao hơn sulfate sắt sau 12 tháng theo dõi. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là so sánh sự thành công trên lâm sàng và X quang của sodium hypochlorite 5%, sulfate sắt và formocresol trong điều trị tủy buồng răng cối sữa sau 18 tháng. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được chọn từ bệnh nhân đến điều trị tại khu điều trị Răng Trẻ Em Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM. Cha mẹ được thông báo và đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Cỡ mẫu 102 răng cối sữa của bệnh nhi từ 3 đến 6 tuổi, có chỉ định điều trị tủy buồng. Các răng này sẽ được chia ngẫu nhiên vào 1 trong 3 nhóm: Nhóm SH: Sodium hypochlorite 5%. Nhóm FC: Formocresol. Nhóm FS: Sulfate sắt. Tiêu chuẩn loại trừ Răng có triệu chứng đau tự phát. Vùng nướu răng bị sưng. Răng nhạy cảm khi gõ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 213 Chảy máu nhiều, không cầm máu được. Phim quanh chóp có: nội tiêu, thấu quang vùng chẻ, dãn dây chằng nha chu hay có sự tiêu chân răng quá 1/3. Phương pháp nghiên cứu Kỹ thuật thực hiện Sau khi đánh giá các răng cối sữa đúng chỉ định điều trị tủy buồng, thủ thuật lấy tủy buồng gồm gây tê, nạo sạch mô sâu, loại bỏ trần buồng tủy bằng mũi khoan siêu tốc vô trùng số 330. Lấy mô tủy buồng bằng mũi khoan tròn siêu tốc hoặc cây nạo sắc vô trùng. Sau khi đánh giá sự chảy máu, cầm máu bằng một viên gòn khô vô trùng. Sau đó: • Đối với nhóm SH: sử dụng viên gòn nhỏ thấm NaOCl 5% đặt vào buồng tủy trong vòng 30 giây (viên gòn không được vắt khô trước khi đặt lên các đầu ống tủy). • Đối với nhóm FS: sử dụng xylanh chứa sulfate sắt có đầu cọ nhỏ đặt nhẹ vào buồng tủy trong vòng 15 giây. Đánh giá sự chảy máu và đặt lại nếu vẫn không cầm máu. Sau lần đặt thứ hai nếu vẫn còn chảy máu, phải lấy tủy chân và răng bị loại khỏi nghiên cứu. • Đối với nhóm FC: đặt viên gòn tẩm formocresol lên đầu ống tủy 5 phút. Nếu vẫn chảy máu, kiểm tra đầu ống tủy và rửa sạch buồng tủy trước khi đặt lần thứ hai. Nếu vẫn còn chảy máu, phải lấy tủy chân và răng bị loại khỏi nghiên cứu. Trám buồng tủy với oxide kẽm-eugenol, sau đó bọc mão kim loại làm sẵn (SSC). Đánh giá Đánh giá lâm sàng và trên phim tia X được thực hiện sau 6, 12 và 18 tháng. Việc đánh giá được thực hiện độc lập bởi một bác sĩ không biết răng thuộc nhóm nào. Tiêu chuẩn đánh giá thành công về mặt lâm sàng: - Không có triệu chứng đau tự phát. - Phục hồi còn nguyên vẹn. - Không lung lay. - Không sưng. - Không có lỗ dò. - Không có viêm nướu – đau, viêm đỏ hay chảy máu – xung quanh răng/mão. Tiêu chuẩn đánh giá thành công trên phim tia X: - Không có nội, ngoại tiêu chân răng bệnh lý. - Không có thấu quang quanh chóp hoặc vùng chẽ. Thành công toàn bộ của việc điều trị được đánh giá theo cả hai kết quả lâm sàng và tia X. Nếu xác định một yếu tố thất bại thì việc điều trị được đánh giá là thất bại. Phân tích thống kê Sử dụng test chính xác Fisher so sánh tỉ lệ thành công trên lâm sàng và tia X của ba phương pháp điều trị ở mỗi lần tái khám. Test McNemar so sánh tỉ lệ thành công của mỗi vật liệu theo thời gian. KẾT QUẢ Bảng 1. Đánh giá lâm sàng việc điều trị tủy buồng với sodium hypochlorite, sulfate sắt và formocresol theo thời gian. 6 tháng 12 tháng 18 tháng Thành công Thất bại Thành công Thất bại Thành công Thất bại SH 35 (100%) 0 25 (96%) 1 (4%) 18 (94%) 1 (6%) FC 34 (100%) 0 23 (95%) 1 (5%) 19 (95%) 1 (5%) FS 33 (100%) 0 25 (100%) 0 22 (100%) 0 Giá trị p SH/FS= 0,322 SH/FC= 0,954 FS/FC= 0,302 SH/FS= 0,276 SH/FC= 0,970 FS/FC= 0,288 Sau 6 tháng đánh giá được 102 răng, sau 12 tháng đánh giá được 75 răng, sau 18 tháng đánh giá được 61 răng của 3 nhóm do bệnh nhân không quay lại tái khám. Về lâm sàng, sau 6 tháng tỉ lệ thành công trên lâm sàng của cả 3 nhóm đều đạt 100%. Sau 12 tháng và 18 tháng, tỉ lệ thành công của nhóm NaOCl 5% tuần tự là 96% và 94%, tỉ lệ thành công của formocresol là 95% ở cả 12 và 18 tháng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 214 Riêng sulfate sắt sau 18 tháng không có ca nào thất bại (Bảng 1). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thành công giữa 3 nhóm điều trị ở từng thời điểm tái khám cũng như không có sự khác biệt về tỉ lệ thành công theo thời gian điều trị của cả ba nhóm (p >0,05) Bảng 2. Đánh giá trên phim tia X việc điều trị tủy buồng với sodium hypochlorite, sulfate sắt và formocresol theo thời gian. 6 tháng 12 tháng 18 tháng Thành công Thất bại Thành công Thất bại Thành công Thất bại SH 33 (94%) 2 (6%) 21 (81%) 5 (19%) 14 (74%) 5 (26%) FC 34 (100%) 0 23 (96%) 1 (4%) 18 (90%) 2 (10%) FS 33 (100%) 0 24 (96%) 1 (4%) 21 (95%) 1 (5%) Giá trị p SH/FS= 0,163 SH/FC= 0,157 SH/FS= 0,101 SH/FC= 0,101 FS/FC= 1 SH/FS= 0,049 * SH/FC= 0,184 FS/FC= 0,493 Trên phim tia X: sau 6 tháng có 2 răng của nhóm NaOCl 5% (6%) có hình ảnh nội tiêu và thấu quang vùng chẽ. Sau 18 tháng có 8 răng thuộc 3 nhóm (5 răng nhóm NaOCl (26%) có hình ảnh nội tiêu, thấu quang vùng chóp, thấu quang vùng chẽ và tiêu chân; 2 răng nhóm Formocresol (10%) có hình ảnh nội tiêu, 1 răng nhóm Sulfate sắt (5%) nội tiêu. Sau 6 tháng và 12 tháng, không có sự khác biệt giữa các nhóm điều trị (p>0,05). Nhưng sau 18 tháng, tỉ lệ thành công của nhóm NaOCl 5% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với sulfate sắt với p<0,05 (Bảng 2). Nhóm FC có 1 ca thất bại mới, trong khi nhóm NaOCl 5% và FS không có ca thất bại mới sau 18 tháng. Tỉ lệ thành công toàn bộ của NaOCl ở 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng tuần tự là 94%, 77% và 68%; của sulfate sắt là 100%, 96% và 95%; của formocresol là 100%, 92% và 85% không có sự khác biệt theo thời gian (p>0,05) (Bảng 3). Bảng 3. Tỉ lệ thành công (kết hợp lâm sàng và tia X) theo thời gian. 6 tháng 12 tháng 18 tháng N Thành công Thất bại N Thành công Thất bại N Thành công Thất bại SH 35 33 (94%) 2 (6%) 26 20 (77%) 6 (23%) 19 13 (68%) 6 (32%) FC 34 34 (100%) 0 24 22 (92%) 2 (8%) 20 17 (85%) 3 (15%) FS 33 33 (100%) 0 25 24 (96%) 1 (4%) 22 21 (95%) 1 (5%) Giá trị p SH/FS= 0,163 SH/FC= 0,157 SH/FS= 0,091 SH/FC= 0,101 FS/FC= 0,976 SH/FS= 0,049* SH/FC= 0,184 FS/FC= 0,493 BÀN LUẬN Từ năm 1904 formocresol đã được sử dụng trong điều trị tủy buồng răng cối sữa và cho kết quả thành công cao trên lâm sàng. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc điều trị tủy buồng với formocresol có tỉ lệ thành công từ 70 đến 90% (Willard RM). Mặc dầu có nhiều nghiên cứu báo cáo về sự thành công của việc lấy tủy buồng trên lâm sàng, cũng có nhiều tài liệu nghi ngờ việc sử dụng formocresol. Rolling và Thylstrup(14) cho thấy tỉ lệ thành công trên lâm sàng giảm theo thời gian. Ngoài ra, đáp ứng mô học của tủy chân răng sữa không thuận lợi. Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy sau khi đặt formocresol, có vùng cố định ở 1/3 trên của tủy chân, viêm kinh niên ở 1/3 giữa và mô sống ở 1/3 chóp. Một số tác giả khác cho rằng mô tủy còn lại hoại tử một phần hoặc toàn bộ. Trong những năm qua, một số báo cáo nghi ngờ tính hiệu quả và an toàn của formocresol và bây giờ hầu hết tác giả đều đồng ý rằng formocresol có thể có tiềm năng gây phản ứng miễn dịch hoặc đột biến gen. Vì những lý do này, người ta đang cố gắng tìm một chất thay thế. Hiện nay sulfate sắt đang được sử dụng như một chất thay thế cho formocresol trong điều trị tủy buồng ở răng sữa. Thành công về lâm sàng và trên phim tia X của sulfate sắt là trên 90% sau hai năm (Fuks & cs., Smith & cs., Casas & cs.)(8,18,3). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 215 Một loại thuốc hiệu quả trong việc điều trị tủy buồng phải thành công cả về lâm sàng, tia X và tương hợp sinh học giữa tủy và mô chung quanh. Tuy nhiên, Fuks nhận thấy 40% tủy được điều trị với formocresol hoặc sulfate sắt điều bị viêm trầm trọng (Fuks)(8). Tương tự, Salako và cs phát hiện có sự phá hủy toàn bộ tủy với sulfate sắt và hoại tử tủy với formocresol khi thực hiện điều trị tủy buồng trên răng chuột(16). Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá hiệu quả của NaOCl 5%. Kết quả cho thấy NaOCl dùng băng thuốc trong điều trị tủy buồng răng sữa có tỉ lệ thành công về lâm sàng là 94% và trên phim tia X 74% sau 18 tháng theo dõi. Thành công về mặt lâm sàng tương đương với sulfate sắt và formocresol. Tỉ lệ thành công sau 12 tháng trên phim tia X của sulfate sắt và formocresol đều là 96%, tỉ lệ này hơi cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Phan Thị Thanh Yên (2003)(12) với tỉ lệ thành công của sulfate sắt là 81% và formocresol là 88,2%. Sự khác biệt có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu này lớn hơn so với nghiên cứu năm 2003. Tuy nhiên cả hai nghiên cứu đều cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sulfate sắt và formocresol. Bảng 3 cho thấy tỉ lệ thành công cả lâm sàng và tia X tương đương giữa NaOCl 5% (68%) và formocresol (85%) sau 18 tháng theo dõi. Tuy nhiên so với sulfate sắt thì tỉ lệ thành công của NaOCl thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Tỉ lệ thành công của NaOCl và sulfate sắt lần lượt là 68% và 95%. Điều này ngược với kết quả trong nghiên cứu của Vargas và cs thực hiện năm 2006 cho thấy tỉ lệ thành công cả lâm sàng và tia X của NaOCl là 90% và sulfate sắt là 74% theo dõi sau 1 năm. Sự khác biệt này có thể do phương pháp nghiên cứu khác nhau và thời gian theo dõi của nghiên cứu này lâu hơn. Mặc dù cả hai nhóm NaOCl và sulfate sắt đều không có ca thất bại mới ở lần tái khám 18 tháng so với lúc 12 tháng, nhưng tỉ lệ thành công của NaOCl thấp hơn sulfate sắt có ý nghĩa thống kê. Điều này có lẽ do cỡ mẫu của nhóm NaOCl bị thất thoát nhiều hơn so với nhóm FS (Bảng 3). Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ thành công của cả ba vật liệu giảm dần theo thời gian (Bảng 3). Điều này phù hợp với nhận xét của Rolling và Thylstrup(14). Trong nghiên cứu này, tất cả thất bại trên phim tia X ở cả ba nhóm là nội tiêu, thấu quang quanh chóp, thấu quang vùng chẽ và tiêu chân. Điều này khác với nhận xét của Vargas và cs(10) rằng đa số các thất bại trên phim tia X là do nội tiêu. Trong những răng thất bại trên phim tia X chỉ có 2 răng có triệu chứng lâm sàng là áp xe và lung lay trong suốt 18 tháng theo dõi. Tuy nhiên, nếu tiếp tục theo dõi lâu hơn, có thể phát hiện nhiều những dấu hiệu thất bại về mặt lâm sàng. Darkin đã sử dụng NaOCl từ 1915 như một chất sát khuẩn để làm sạch vết thương trong chiến tranh thế giới thứ I. Sau đó đã được sử dụng như là một chất bơm rửa khi điều trị nội nha từ những năm 1920 và chất này cũng là một chất kháng khuẩn tốt mà không kích thích tủy đáng kể. Rosenfeld và cs (1978) cho rằng khi đặt NaOCl 5% lên bề mặt tủy sống thì chỉ tác động ở lớp bề mặt và ảnh hưởng tối thiểu lên mô tủy sâu bên dưới. Ông thấy rằng sau khi đặt gián đoạn NaOCl 5% trên mô tủy sống răng cối nhỏ trong 15 phút, chỉ 3 hoặc 4 lớp tế bào đầu tiên bị tiêu đi bởi chất bơm rửa trong khi lớp mô bên dưới không bị ảnh hưởng. Cox(5) và Hafez nhận thấy NaOCl với những nồng độ khác nhau có tác dụng cầm máu và sát Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 216 khuẩn xoang khi đặt trên mô tủy lộ và cho rằng cầm máu với NaOCl là phần quan trọng nhất trong sự lành thương và thành lập cầu ngà trong che tủy trực tiếp với hệ thống dán kháng khuẩn. Hafez và cs nhận thấy 86% răng loài linh trưởng được bơm rửa với NaOCl 3% trong 40 đến 50 giây có sự lành thương tủy bình thường. Trong một nghiên cứu tương tự, nhóm này cũng thấy rằng đặt NaOCl trong 40 đến 50 giây có hiệu quả cầm máu. Accorinte và cs(1) đã đánh giá tính chất cầm máu của Sulfate sắt, NaOCl, Calcium hydroxide (Ca(OH)2), và nước muối trong điều trị tủy buồng răng cối nhỏ của người trước khi phục hồi bằng composite. Kết quả cho thấy 60% răng lấy tủy buồng với sulfate sắt nhạy cảm với lạnh, và kết quả mô học cho thấy có phản ứng viêm mạnh. Trong khi đó những răng được điều trị với NaOCl hay Ca(OH)2 không có bất cứ phản ứng đau hay nhạy cảm nào. Khảo sát mô học cũng cho thấy phản ứng viêm mãn tính như nhau ở cả hai chất này. Trong nghiên cứu này, NaOCl 5% được đặt trong buồng tủy chỉ 30 đến 40 giây nên không ảnh hưởng có hại trên mô tủy còn lại. Mặc dầu tỉ lệ thành công trên phim tia X thấp so với sulfate sắt, nhưng với tỉ lệ thành công cao về mặt lâm sàng tương đương formocresol và sulfate sắt, NaOCl có thể được xem xét như một vật liệu thay thế formocresol trong điều trị tủy buồng răng sữa. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả của sodium hypochlorite trong điều trị tủy buồng răng cối sữa sau 18 tháng cho thấy: Tỉ lệ thành công của NaOCl 5% tương đương với formocresol nhưng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với sulfate sắt. Tiêu chân răng là thất bại trên phim tia X thường thấy nhất sau 12 tháng và 18 tháng của cả ba vật liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Accorinte MLR, Loguercio AD, Reis A, Muench A, Araujo VC (2005). Responses of human pulp capped with a bonding agent after bleeding control with hemostatic agents. Oper Dent, 2: 147- 155. 2. Berger JE (1965). Pulp tissue reaction to formocresol and zinc oxide-eugenol. J Dent Child, 32: 13-28. 3. Casas MJ, Kenny DJ, Johnston DH, Judd PL (2004). Longterm outcomes of primary molar ferric sulfate pulpotomy and root canal treatment. Pediatr Dent, 26: 44-48. 4. Christensen GJ and Christensen R (1979). Astringedent by Ultradent. Clin Res Assoc Newletter, 3: 2. 5. Cotes O, Boj JR, Canalda C, Carreras M (1997). Pulpal tissue reaction to formocresol vs ferric sulfate in pulpotomized rat teeth. J Clin Pediatr Dent, 3: 247-254. 6. Fei AL, Udin RD, Johnson R (1991). Clinical study of fe
Tài liệu liên quan