Kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường týp 2 khám và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Mục tiêu: Nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 và các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.Thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp 106 người bệnh ĐTĐ đến khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2 - 4 năm 2011, thông qua bộ câu hỏi có sẵn. Kết quả: Kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ở mức trung bình, với điểm trung bình lần lượt là: 5,6 ± 1,9; 6,5 ± 1,8; 5,3 ± 1,7 (thang điểm 10): 41,5% người bệnh có kiến thức đúng, 45,3% có thái độ đúng và 29,4% người bệnh có hành vi đúng. Các thiếu hụt kiến thức, thái độ, và hành vi của người bệnh trong nghiên cứu tồn tại chủ yếu ở: kiểm tra chân hàng ngày, đi bộ chân trần, kiểm tra bên trong giầy, ngâm chân vào nước nóng, và khám chân định kỳ. Các yếu tố giới, nhận hướng dẫn chăm sóc chân và có tổn thương bàn chân có ảnh hưởng tới kiến thức, thái độ và hành vi của bệnh nhân. Ngoài ra người bệnh có kiến thức đúng, thái độ đúng thì có hành vi tự chăm sóc đúng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy cần phải nâng cao khả năng tự chăm sóc bàn chân thông qua việc nâng cao kiến thức và thái độ cho người bệnh ĐTĐ và giáo dục sức khoẻ là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng tự chăm sóc của người bệnh.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường týp 2 khám và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 60 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Thị Bích Đào*, Vũ Thị Là** TÓM TẮT Mục tiêu: Nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 và các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.Thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp 106 người bệnh ĐTĐ đến khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2 - 4 năm 2011, thông qua bộ câu hỏi có sẵn. Kết quả: Kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ở mức trung bình, với điểm trung bình lần lượt là: 5,6 ± 1,9; 6,5 ± 1,8; 5,3 ± 1,7 (thang điểm 10): 41,5% người bệnh có kiến thức đúng, 45,3% có thái độ đúng và 29,4% người bệnh có hành vi đúng. Các thiếu hụt kiến thức, thái độ, và hành vi của người bệnh trong nghiên cứu tồn tại chủ yếu ở: kiểm tra chân hàng ngày, đi bộ chân trần, kiểm tra bên trong giầy, ngâm chân vào nước nóng, và khám chân định kỳ. Các yếu tố giới, nhận hướng dẫn chăm sóc chân và có tổn thương bàn chân có ảnh hưởng tới kiến thức, thái độ và hành vi của bệnh nhân. Ngoài ra người bệnh có kiến thức đúng, thái độ đúng thì có hành vi tự chăm sóc đúng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy cần phải nâng cao khả năng tự chăm sóc bàn chân thông qua việc nâng cao kiến thức và thái độ cho người bệnh ĐTĐ và giáo dục sức khoẻ là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng tự chăm sóc của người bệnh. Từ khoá: Đái tháo đường týp 2, kiến thức, thái độ, hành vi, tự chăm sóc bàn chân. ABSTRACT INVESTIGATION OF KNOWLEDGE, ATTITUDE AND BEHAVIOR CONCERNING FOOT SELF-CARE IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES AT CHO RAY HOSPITAL Nguyen Thị Bich Dao, Vu Thi La * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 59 - 68 Objective: To identify knowledge, attitude and behavior concerning foot self-care of patients with type 2 diabetes. Methods: The research design was descriptive analytical. The subjects were 106 patients with type 2 diabetes who receiving examination and treatment at the hospital. Data were collected through direct interview, using a questionnaire. Results: Patients who had correct knowledge accounted for 41.5%. Self-care knowledge deficits were found regarding the following foot self-care behaviors: inspecting feet daily; going barefoot; inspecting the inside of footwear; soaking feet in hot water; treatment of abnormalities in the foot; and periodic foot exams. The basic conditioning factors of gender, receiving information to guide foot care and having injury to the foot were * Khoa nội tiết BV Chợ Rẫy ** Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định Tác giả liên lạc: Ths.ĐD. Vũ Thị Là, ĐT: 0948582128 Email: vula_ynd@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 61 significantly associated with correct knowledge. In addition, 45.3% of subjects had positive attitude about foot self- care while 26.4% subject had correct behavior for foot self-care. It was found that correct knowledge and positive attitude were significantly associated with correct behavior Conclusions: This study showed that it is very important to improve foot self-care through improving the foot self-care knowledge and attitude of patient. Health education about foot self-care is necessary to assist patient to strengthen self-care agency Keywords: Diabetes, knowledge, attitude, behavior, foot self-care. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐTĐ là một bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt nam. Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) ước tính trên thế giới có hơn 250 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Con số này sẽ tiếp tục tăng nếu không có sự can thiệp kịp thời(9). Bệnh ĐTĐ có rất nhiều biến chứng nghiêm trọng, biến chứng ở bàn chân là một biến chứng thường xảy ra. Khoảng 15% bệnh nhân ĐTĐ sẽ có những tổn thương, loét ở chân trong khoảng thời gian họ mắc bệnh(9). Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị cắt đoạn chi cao gấp 17 – 40 lần so với bệnh nhân không bị ĐTĐ(6,9). Theo IDF, trung bình cứ 30 giây trên thế giới có 1 bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi (34). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Thị Khánh Thuận ở bệnh viện 115 thành phố Hồ Chí Minh có đến 21% người bệnh ĐTĐ týp 2 có biến chứng về bàn chân(11). Tại khoa Nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy người bệnh ĐTĐ nằm viện vì loét/nhiễm trùng bàn chân chiếm 25 – 35% trong tổng số bệnh nhân điều trị nội trú(5). Điều trị cho những biến chứng bàn chân nghiêm trọng của bệnh nhân ĐTĐ rất tốn kém. Bởi vậy đó là 1 gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và nguồn lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe(8). Theo hiệp hội ĐTĐ Mỹ, tại Mỹ chi phí điều trị cho một vết loét ở chân là 8000 đô la Mỹ, vết loét có nhiễm trùng là 17000 đô la Mỹ, cho 1 trường hợp bị đoạn chi là 45000 đô la Mỹ(2). Đặc biệt khi có biến chứng ở bàn chân bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc tập luyện điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân ĐTĐ. Trong khi đó những biến chứng ở chân của bệnh nhân ĐTĐ có thể hạn chế, phòng ngừa nếu được chăm sóc thích hợp(1,3). Nguy cơ bị đoạn chi của người bệnh ĐTĐ có thể giảm từ 49% đến 85% nếu có những biện pháp phòng ngừa đúng, giáo dục cho người bệnh biết cách tự chăm sóc(4). Bởi vậy người nghiên cứu muốn đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Từ đó người nghiên cứu sẽ đưa ra những kiến nghị xây dựng một chương trình giáo dục sức khỏe về cách chăm sóc bàn chân ĐTĐ để nâng cao kiến thức, thái độ và hành vi của người bệnh và giảm những biến chứng đáng tiếc về bàn chân cho người bệnh ĐTĐ týp 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ rẫy. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang có phân tích Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán là ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại của ADA 2009 đến khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ 2/2010 đến tháng 4/2010. Tiêu chuẩn loại trừ + Bệnh nhân nặng (hôn mê, bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu). + Bệnh nhân câm điếc, bệnh nhân không minh mẫn về tinh thần. + Bệnh nhân đã bị cắt cụt cả 2 chân. + Bệnh nhân từ chối tham gia phỏng vấn hoặc đã phỏng vấn trước đó. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 62 - Chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ kiện được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người bệnh với bộ câu hỏi trong khoảng thời gian 20 phút.Cấu trúc bộ câu hỏi gồm 4 phần: - Phần 1: Bao gồm 17 câu hỏi để đánh giá đặc tính dân số mẫu như các thông tin về tuổi, giới, nơi cư trú, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, tình trạng gia đình, và các nguồn thông tin giáo dục sức khỏe bệnh nhân nhận được. - Phần 2: Gồm 20 câu hỏi để đánh giá kiến thức của người bệnh về cách chăm sóc bàn chân bệnh ĐTĐ týp 2. - Phần 3: Gồm 10 câu hỏi để đánh giá thái độ của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong việc chăm sóc bàn chân họ. - Phần 4: Gồm 21 câu hỏi để đánh giá về hành vi tự chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các tài liệu hướng dẫn chăm sóc bàn chân của ADA năm 2008, IDF năm 2008. Đánh giá mức độ kiến thức, thái độ và hành vi tự chăm sóc bàn chân của người bệnh Mức độ Tiêu chuẩn Kém: <5 điểm Trả lời đúng < 10 câu hỏi Trung bình: 5 – 7 điểm Trả lời đúng ≥ 10 câu hỏi và < 14 câu hỏi Kiến thức Tốt (đúng): ≥ 7 điểm Trả lời đúng ≥ 14 câu. Kém: <5 điểm Trả lời đúng < 5 câu hỏi Trung bình: 5 – 7 điểm Trả lời đúng ≥ 5 câu hỏi và < 7câu hỏi Thái độ Tốt (đúng): ≥ 7 điểm Trả lời đúng ≥ 7 câu hỏi. Kém: <5 điểm Trả lời đúng ≤ 10 câu hỏi Trung bình: 5 – 7 điểm Trả lời đúng ≥ 11 câu hỏi và < 15 câu hỏi Hành vi Tốt (đúng): ≥ 7 điểm Trả lời đúng ≥ 15 câu hỏi Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 và STATA 10.0. Thông tin về kiến thức, thái độ và hành vi của bệnh nhân ĐTĐ liên quan đến tự chăm sóc bàn chân là biến số chính trong nghiên cứu, biến số này sẽ được mã hóa và tính toán ra số điểm của mỗi bệnh nhân, sau đó xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng, thái độ đúng, hành vi đúng. Cuối cùng là phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả để tính toán ra chỉ số phần trăm cho mỗi loại. So sánh mức độ kiến thức thái độ và hành vi liên quan đến tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ trên tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng gia đình, nguồn cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe và thời gian bị bệnh. Các biến số định tính được trình bày dưới dạng tần số, tỷ lệ %. Các biến định lượng có phân phối bình thường được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn – khoảng tin cậy 95%, các biến định lượng không có phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị). Kiểm định mối tương quan giữa các biến định tính bằng phép kiểm Chi bình phương (có hiệu chỉnh theo Exact’s Fisher) và phân tích hồi quy đa biến. Mọi sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05; với khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Điều trị Bảng 1: Phân bố điều trị Điều trị Tần suất Tỷ lệ (%) Nội trú 57 53,8 Ngoại trú 49 46,2 Tổng 106 100 Nhận xét : Có 53,8% bệnh nhân điều trị nội trú và 46,2% bệnh nhân điều trị ngoại trú. Đặc diểm về giới Tỷ lệ nữ/nam >1. Bệnh nhân nam chiếm 34%, bệnh nhân nữ chiếm 66%. Đặc điểm về tuổi Bảng 2: Phân bố nhóm tuổi Nhóm tuổi Tần suất Tỷ lệ (%) <40 6 5,7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 63 40 – 49 13 12,3 50 – 59 35 33 60-69 29 27,4 >70 23 21,7 Tổng 106 100 Nhận xét: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 60 ± 12 (tuổi). Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 32, lớn tuổi nhất là 88. Nhóm bệnh nhân từ 50 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (33%), tiếp theo là nhóm tuổi từ 60 – 70 (27,4%), nhóm tuổi >70 (21,7%), nhóm tuối từ 40 – 49 (12,3%), nhóm bệnh nhân <40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,7%). Đặc điểm nơi cư trú Bảng 3: Phân bố cư trú Nơi cư trú Tần suất Tỷ lệ (%) Thành thị 43 40,6 Nông thôn 63 59,4 Tổng 106 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ ở nông thôn chiếm 59% mẫu nghiên cứu, ở thành phố- thị xã chiếm 41%. Đặc điểm về trình độ học vấn Bảng 4. Phân loại trình độ học vấn Học vấn Tần suất Tỷ lệ (%) Không biết chữ 14 13,2 Tiểu học – THCS 61 57,5 Phổ thông trung học 11 10,4 Trên trung cấp 20 18,9 Tổng 106 100,0 Nhận xét: Trình độ học vấn của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là tương đối thấp. Tỉ lệ bệnh nhân có trình độ tiểu học và trung học cơ sở cao nhất chiếm (57,5%), tiếp đến là trình độ từ trung cấp trở lên chiếm (18,9%), bệnh nhân không biết chữ chiếm tỷ lệ khá cao (13,2%), bệnh nhân có trình độ phổ thông trung học chiếm 10,4% mẫu nghiên cứu. Nghề nghiệp Bảng 5: Nghề nghiệp của người bệnh Nghề nghiệp Tần suất Tỉ lệ (%) Lao động chân tay 33 31,1 Lao động trí óc 9 8,5 Kinh doanh, buôn bán 20 18,9 Già, hưu trí 44 41,5 Tổng 106 100,0 Nhận xét: Bệnh nhân hưu trí và già chiếm tỷ lệ cao nhất (41,5%), tiếp theo đó là lao động chân tay (31,1%). Lao động trí óc chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,5%). Thời gian mắc bệnh Thời gian mắc bệnh trung bình của BN trong mẫu nghiên cứu là 6 năm (3 – 11). Bảng 6. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ Thời gian mắc bệnh Tần suất Tỉ lệ (%) < 5 năm 50 47,2 5 – 10 năm 27 25,5 > 10 năm 29 27,4 Tổng 106 100 Nhận xét : Thời gian mắc bệnh < 5 năm chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%), thời gian mắc bệnh > 10 năm chiếm 27,4%. Khoảng thời gian mắc bệnh từ 5 – 10 năm chiếm 25,5%. Các mối liên hệ Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học với kiến thức chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Bảng 7: Mô tả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức chăm sóc chân Mức độ kiến thức Thông tin Không đúng (n = 62) Đúng (n=44) P OR (95% KTC) Nội trú 30 (48,4) 27(61,4) Điều trị Ngoại trú 32(51,6) 17 (38,6) 0,187 0,59 (0,27- 1,29) <40 2(3,2) 4(9,1) 40 – 49 9(14,5) 4(9,1) 50 – 59 18(29,0) 17(38,6) 60 – 69 18(29,0) 11(25) Tuổi > 70 15(24,2) 8(18,2) 0,316 0,84 (0,59- 1,18) Nam 14(22,6) 22(50) Giới Nữ 48(77,4) 22(50) 0,004* 0,29 (0,13- 0,68) Thành phố 24(38,7) 19(43,2) 4. Nơi cư trú Nông thôn 38(61,3) 25(56,8) 0,644 0,83 (0,38- 1,82) 5. Trình độ học vấn Không biết đọc biết viết 11(17,7) 3 (6,8) Cấp I – II 40(64,5) 21(47,7) 0,002* 2,09 (1,32- 3,30) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 64 Mức độ kiến thức Thông tin Không đúng (n = 62) Đúng (n=44) P OR (95% KTC) Cấp III 5(8,1) 6(13,6) Trên trung cấp 6(9,7) 14(31,8) 6. Nghề nghiệp Lao động chân tay 21(33,9) 12(27,3) Lao động trí óc 5(8,1) 4(9,1) Kinh doanh buôn bán 13(21,0) 7(15,9) Già, hưu trí 23(37,1) 21(47,7) 0,37 1,15 (0,85- 1,56) 7. Thời gian mắc bệnh < 5 năm 27(43,5) 23(52,3) 5 – 10 năm 16(25,8) 11(25) > 10 năm 19(30,6) 10(22,7) 0,316 0,79 (0,49- 1,26) 8. Biến chứng và các bệnh kèm theo Có 40(64,5) 26(59,1) Không 22(35,5) 18(40,9) 0,57 0,79 (0,36- 1,76) 9. Tiền căn ĐTĐ Có 16(25,8) 20(45,5) Không 46(74,2) 24(54,5) 0,037* 2,39 (1,05- 5,45) 10. Tình trạng gia đình Sống 1 mình 5(8,1) 1(2,3) Với gia đình 56(90,3) 42(95,5) Khác 1(1,6) 1(2,3) 0,246 2,61 (0,51- 13,1) 11. Nhận hướng dẫn về CSBC Có 12(19,4) 32(72,7) Không 50(80,6) 12(27,3) <0,001 * 11,11 (4,45- 27,74) 12. Tổn thương bàn chân Có 29(46,8) 12(27,3) Không 33(53,2) 32(72,7) 0,044* 0,43 (0,19- 0,98) (*) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Nhận xét: Qua bảng phân tích đơn biến trên thấy giới tính, trình độ học vấn, tiền căn ĐTĐ, nhận hướng dẫn chăm sóc chân và tổn thương bàn chân có ảnh hưởng đến kiến thức của người bệnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 8: Mô tả kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức. Yếu tố OR hiệu chỉnh 95% KTC P Giới 0,15 0,04 - 0,52 0,003 Trình độ học vấn 0,91 0,48 - 1,72 0,762 Tiền căn ĐTĐ 1,74 0,59 - 5,11 0,312 Nhận hướng dẫn chăm sóc chân 18,04 5,35 - 60,88 <0,001 Có tổn thương bàn chân 0,24 0,07 - 0,83 0,025 Trong 5 yếu tố giới, trình độ học vấn, tiền căn gia đình mắc bệnh ĐTĐ, nhận hướng dẫn chăm sóc chân và có tổn thương ở chân, qua phân tích đa biến chỉ có 3 yếu tố là giới, nhận hướng dẫn chăm sóc chân và có tổn thương bàn chân là có ảnh hưởng tới kiến thức của bệnh nhân với OR hiệu chỉnh lần lượt là 0,15; 18,04; và 0,24. Bệnh nhân là nữ thì kiến thức đúng giảm 85% so với bệnh nhân nam (p=0.003). Bệnh nhân nhận được hướng dẫn chăm sóc chân có kiến thức đúng tăng gấp 18,04 lần (p<0,001). Bệnh nhân có tổn thương chân kiến thức đúng giảm 76% (p= 0,025). Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học với thái độ chăm sóc bàn châncủa bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Bảng 9: Mô tả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ chăm sóc chân Mức độ thái độ Thông tin Không đúng (n = 58) Đúng (n=48) P OR (95% KTC) Nội trú 32(55,2) 25(52,1)Điều trị Ngoại trú 26(44,8) 23(47,9) 0,751 1,13 (0,53- 2,44) <40 1(1,7) 5(10,4) 40 – 49 6(10,3) 7(14,6) 50 – 59 20(34,5) 15(31,2) 60 – 69 18(31) 11(22,9) Tuổi > 70 13(22,4) 10(20,8) 0,138 0,77 (0,54- 1,09) Nam 16(27,6) 20(41,7)Giới Nữ 42(72,4) 28(58,3) 0,13 0,53 (0,24- 1,20) Thành phố 22(37,9) 21(43,8)Nơi cư trú Nông thôn 36(62,1) 27(56,2) 0,54 0,78 (0,36- 1,71) Trình độ học vấn Không biết đọc biết viết 11(19) 3(6,2) Cấp I – II 38(65,5) 23(47,9) Cấp III 4(6,9) 7(14,6) Trên trung cấp 5(6,8) 15(31,2) 0,001 * 2,28 (1,42- 3,68) Nghề nghiệp Lao động chân tay 25(43,1) 8(16,7) Lao động trí óc 1(1,7) 8(16,7) Kinh doanh buôn bán 10(17,2) 10(20,8) Già, hưu trí 22(37,9) 22(45,8) 0,07 1,32 (0,98- 1,80) Thời gian mắc bệnh < 5 năm 28(48,3) 22(45,8) 0,906 1,03 (0,65- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 65 Mức độ thái độ Thông tin Không đúng (n = 58) Đúng (n=48) P OR (95% KTC) 5 – 10 năm 14(24,1) 13(27,1) > 10 năm 16(27,6) 13(27,1) 1,62) Biến chứng và các bệnh kèm theo Có 36(62,1) 30(62,5) Không 22(37,9) 18(37,5) 0,96 1,02 (0,46- 2,24) Tiền căn ĐTĐ Có 10(17,2) 26(54,2) Không 48(82,8) 22(45,8) <0,00 1* 5,67 (2,34- 13,77) Tình trạng gia đình Sống 1 mình 4(6,9) 2(4,2) Với gia đình 54(93,1) 44(91,7) Khác 0(0) 2(4,2) 0,213 2,78 (0,56- 13,98) Nhận hướng dẫn về CSBC Có 11(19) 33(68,8) Không 47(81) 15(32,2) <0,00 1* 9,4 (3,84- 23,04) Tổn thương bàn chân Có 29(50) 12(25) Không 29(50) 39(75) 0,010 * 0,333 (0,15- 0,77) (*) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Nhận xét: Trình độ học vấn, tiền căn ĐTĐ, nhận hướng dẫn chăm sóc về bàn chân, và có tổn thương bàn chân có ảnh hướng tới mức độ thái độ của người bệnh ĐTĐ với OR lần lượt là 2,28; 5,67; 9,4; và 0,33. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 10: Mô tả kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. Yếu tố OR hiệu chỉnh 95% KTC P Trình độ học vấn 1,53 0,83-2,81 0,171 Tiền căn ĐTĐ 5,43 1,85-15,94 0,002 Nhận hướng dẫn chăm sóc chân 9,82 3,23-29,86 <0,001 Có tổn thương bàn chân 0,30 0,09-0,95 0,041 Nhận xét: Trong 4 yếu tố, trình độ học vấn, tiền căn gia đình mắc bệnh ĐTĐ, nhận hướng dẫn chăm sóc chân và có tổn thương ở chân, qua phân tích đa biến chỉ có 3 yếu tố là tiền căn ĐTĐ, nhận hướng dẫn chăm sóc chân và có tổn thương bàn chân là có ảnh hưởng tới thái độ của bệnh nhân với OR hiệu chỉnh lần lượt là 5,43; 9,82; và 0,30. Bệnh nhân có tiền căn ĐTĐ thái độ đúng tăng 5,43 lần so với bệnh nhân không có tiền căn ĐTĐ (p=0,002). Bệnh nhân nhận được hướng dẫn chăm sóc chân có thái độ đúng tăng gấp 9,82 lần so với bệnh nhân không nhận được thông tin hướng dẫn (p<0,001). Bệnh nhân có tổn thương chân thái độ đúng giảm 70% so với bệnh nhân không có tổn thương chân (p= 0,041). Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân chủng học, xã hội học với hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Bảng 11: Mô tả kết quả phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi Mức độ hành vi Thông tin Không đúng (n = 78) Đúng (n=28) P OR (95% KTC) Nội trú 42(53,8) 15(53,6) Điều trị Ngoại trú 36(46,2) 13(46,4) 0,98 1,01 (0,43- 2,40) <40 4(5,1) 2(7,2) 40 – 49 10(12,8) 3(10,7) 50 – 59 24(30,8) 11(39,3) 60 – 69 21(26,9) 8(28,6) Tuổi > 70 19(24,4) 4(13,3) 0,412 0,85 (0,58- 1,25) Nam 25(32,1) 11(39,3) Giới Nữ 53(67,9) 17(60,7) 0,489 0,73 (0,30- 1,78) Nơi cư trú Thành phố 31(39,7) 12(42,9) Nông thôn 47(60,3) 16(57,1) 0,774 0,88 (0,37- 2,11) Trình độ học vấn Không biết đọc biết viết 11(14,1) 3(10,7) Cấp I – II 50(64,1) 11(39,3) Cấp III 6(7,7) 5(17,9) Trên trung cấp 11(14,1) 9(32,1) 0,018* 1,74 (1,09- 2,67) Nghề nghiệp Lao động chân tay 28(35,9) 5(17,9) Lao động trí óc 5(6,
Tài liệu liên quan