Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thái độ của bệnh nhân về viêm loét giác mạc (VLGM) sau chấn thương
nông nghiệp và cách đề phòng chấn thương mắt trong lao động nông nghiệp.
Đối tượng: 107 bệnh nhân được chẩn đoán là VLGM tại bệnh viện Mắt TP. HCM được phỏng vấn theo bộ
câu hỏi được soạn sẵn.
Kết quả: Tỉ lệ kiến thức chung chưa đúng về VLGM là 57,9%; tỉ lệ thái độ chưa đúng của bệnh nhân về
VLGM là 56,1%;;có mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của bệnh nhân, bệnh nhân có kiến thức đúng thì thái
độ đúng cao gấp 11,65 lần so với bệnh nhân có kiến thức không đúng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001)
Kết luận: Thông qua việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe thì kiến thức về VLGM của người bệnh sẽ được
nâng cao, từ đó có thể giảm thái độ chưa đúng của bệnh nhân về vấn đề này.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ về tự chăm sóc và đề phòng tai nạn lao động của bệnh nhân viêm loét giác mạc sau chấn thương nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Mắt 123
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ TỰ CHĂM SÓC VÀ ĐỀ PHÒNG TAI NẠN
LAO ĐỘNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT GIÁC MẠC
SAU CHẤN THƯƠNG NÔNG NGHIỆP
Nguyễn Thị Mai Phương*, Lê Minh Thông**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thái độ của bệnh nhân về viêm loét giác mạc (VLGM) sau chấn thương
nông nghiệp và cách đề phòng chấn thương mắt trong lao động nông nghiệp.
Đối tượng: 107 bệnh nhân được chẩn đoán là VLGM tại bệnh viện Mắt TP. HCM được phỏng vấn theo bộ
câu hỏi được soạn sẵn.
Kết quả: Tỉ lệ kiến thức chung chưa đúng về VLGM là 57,9%; tỉ lệ thái độ chưa đúng của bệnh nhân về
VLGM là 56,1%;;có mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của bệnh nhân, bệnh nhân có kiến thức đúng thì thái
độ đúng cao gấp 11,65 lần so với bệnh nhân có kiến thức không đúng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001)
Kết luận: Thông qua việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe thì kiến thức về VLGM của người bệnh sẽ được
nâng cao, từ đó có thể giảm thái độ chưa đúng của bệnh nhân về vấn đề này.
Từ khóa: viêm loét giác mạc, chấn thương mắt nông nghiệp, kiến thức, thái độ.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE TOWARDS SELF CARE AND LABOR ACCIDENT PREVENTION OF
CORNEAL ULCERATION PATIENTS AFTER AGRICULTURAL TRAUMA
Nguyen Thi Mai Phuong, Le Minh Thong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 123 - 128
Purpose: To describe the levels of knowledge about corneal ulceration and attitude towards self care after eye
trauma and prevention of eye trauma during agricultural work of corneal ulceration patient.
Materials and Method: 107 patients with corneal ulceration at HCM City Eye Hospital answered the
questionnaire about self care and labor accident prevention of corneal ulceration after agricultural trauma.
Results: The percentage of patients’ incorrect knowledge about corneal ulceration was 57.9%; The
percentage of patients’ negative attitude towards corneal ulceration was 56.1%; there was a correlation between
knowledge and attitude towards corneal ulceration. Patients have correct knowledge, their positive attitude
increases 11.65 times. The difference is statistically significant (p<0.001)
Conclusion: Through health education, patient knowledge about corneal ulceration is increased, thereby,
reducing patient negative attitude towards this issue.
Key words: corneal ulceration, labor accident related to agricultural work, knowledge, attitude.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại các nước đang phát triển viêm loét giác
mạc (VLGM) là một trong những nguyên nhân
chính gây giảm thị lực và mù lòa. Trên thế giới
mỗi năm có khỏang 1,2 triệu trường hợp mù
một mắt mới xảy ra qua nghiên cứu ở Châu Phi
và Châu Á(9). Trong khi đó tại Việt Nam số
* Bệnh viện Mắt TP.HCM, ** Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM.
Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Mai Phương , ĐT: 0908330019 Email:
maiphuongmaster@yahoo.com.vn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 124
người mù do di chứng viêm loét giác mạc đứng
hàng thứ năm sau đục thủy tinh thể. Theo số
liệu điều tra của thành phố Hồ Chí Minh thì tỉ lệ
sẹo giác mạc trong cộng đồng chiếm đến 1%. Ở
những tỉnh đồng bằng, chẳng hạn An Giang, tỉ
lệ mù do VLGM chiếm 16% trong tổng số người
mù, cao hơn TP. HCM là 12,4%. Theo báo cáo
của Viện Mắt Hà Nội (1995)(6), 50% số trường
hợp VLGM sau chấn thương do tác nhân thực
vật cóthị lực mù theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y
tế Thế giới. Tại khoa Giác mạc, bệnh viện Mắt
TP. HCM, đa số bệnh nhân nhập viện với chẩn
đoán VLGM do chấn thương mắt trong lao
động nông nghiệp với tác nhân thực vật: hạt
thóc, lá lúa, cành cây, ... Tần suất nhập viện tăng
dần tùy theo mùa vụ. Phần lớn bệnh nhân là
những người làm ruộng, mức sống thấp, ý thức
phòng bệnh kém làm bệnh càng thêm nặng. Vì
nhiều lý do đa số bệnh nhân đến bệnh viện trễ
(gần 78% đến bệnh viện sau một tuần, thậm chí
vài tuần đến vài tháng). Hình thức tự chữa còn
rất tùy tiện, rất nhiều bệnh nhân tự ý dùng
thuốc nhỏ mắt trước khi đến khám tại các bệnh
viện chuyên khoa. Một số nghiên cứu cho thấy
người bệnh vẫn có thói quen chữa trị bằng các
biện pháp dân gian như: đắp lá cây, thuốc nam,
thuốc bắc hoặc nhỏ sữa mẹ vào mắt. Những
hành vi này cùng với việc chẩn đoán và điều trị
muộn làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh(3,5,6).
Tại Việt Nam, VLGM vẫn đang là vấn đề sức
khỏe quan trọng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam về VLGM sau chấn
thương. Nhằm góp phần nhỏ trong công cuộc
phòng chống mù lòa ở phạm vi điều dưỡng
chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu nhằm mục đích
mô tả được mức độ kiến thức và thái độ của
bệnh nhân về VLGM và các biện pháp phòng
ngừa chấn thương mắt trong lao động nông
nghiệp. Qua đó gợi ý những biện pháp tuyên
truyền giáo dục thích hợp trong đó có vai trò
của người điều dưỡng mang lại hiệu quả thiết
thực cho việc phòng chống mù lòa, tránh được
những di chứng xấu cho mắt bệnh, góp phần
nâng cao hiệu quả chăm sóc mắt ban đầu tại
cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng
về bệnh VLGM sau chấn thương nông nghiệp.
Xác định tỉ lệ bệnh nhân có thái độ đúng về
cách phòng ngừa biến chứng của VLGM và các
biện pháp phòng ngừa chấn thương mắt trong
lao động nông nghiệp.
Xác định mối liên quan giữa kiến thức đúng,
thái độ đúng với một số đặc điểm dân số xã hội.
Xác định mối liên quan giữa kiến thức và
thái độ của bệnh nhân về VLGM sau chấn
thương nông nghiệp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn vào
Chọn mẫu thuận tiện 107 bệnh nhân được
chẩn đoán là VLGM sau chấn thương mắt trong
lao động nông nghiệp đến khám tại khoa Giác
mạc, bệnh viện Mắt TP. HCM trong khỏang thời
gian từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2010.
Tiêu chuẩn loại trừ
- VLGM không do chấn thương mắt trong
lao động nông nghiệp: bỏng GM do hóa chất,
đeo kính sát tròng, hở mí, ...
- Bệnh nhân câm điếc, không minh mẫn về
tinh thần.
- Bệnh nhân từ chối tham gia phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu trong nghiên cứu này là 107 bệnh
nhân.
Biến số nghiên cứu
- Các biến số về kiến thức và thái độ (biến
phụ thuộc).
- Các biến số kiến thức về VLGM và cách
phòng ngừa chấn thương mắt trong lao động
nông nghiệp là biến nhị giá với hai giá trị:
kiến thức đúng và kiến thức chưa đúng, bao
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Mắt 125
gồm các biến kiến thức sau đây: nguyên nhân
và triệu chứng của VLGM, hậu quả của biến
chứng VLGM, các hình thức tự chữa sau khi
bị chấn thương mắt trong lao động nông
nghiệp, các biện pháp phòng ngừa chấn
thương mắt trong khi lao động.
- Các biến số thái độ về VLGM và các biện
pháp phòng ngừa chấn thương mắt trong lao
động nông nghiệp. Là biến nhị giá với hai giá
trị: Thái độ đúng (đồng ý) và thái độ không
đúng (không đồng ý và không có ý kiến), bao
gồm các biến thái độ đối với: các biện pháp
phòng ngừa VLGM, các biện pháp phòng
ngừa chấn thương mắt trong lao động nông
nghiệp, các biện pháp tự chữa sau khi bị chấn
thương mắt trong khi lao động.
- Các biến số về đặc điểm dân số xã hội:
Tuổi: chia thành 5 nhóm tuổi là dưới 30, 31-
40, 41-50, 51-60, trên 60 tuổi. Giới tính: 2 nhóm
là nam và nữ. Nơi cư trú chia làm 2 vùng là
trung tâm thị trấn và các xã vùng ven. Trình
độ học vấn chia làm 2 loại: Biết chữ và không
biết chữ. Tình trạng kinh tế (theo phân loại
của chính quyền địa phương) chia làm 2 loại
nghèo và không nghèo. Nguồn hướng dẫn sử
dụng kính bảo hộ lao động chia làm 3 nhóm:
người thân hoặc bạn bè, thông tin báo đài,
nhân viên y tế. Nơi điều trị sau khi bị chấn
thương: được chia làm 2 nơi: bệnh nhân tự
chữa tại nhà, đến cơ sở y tế. Các biện pháp tự
chữa: tự mua thuốc tây về nhà nhỏ hoặc uống,
rửa mắt bằng nước sinh họat, nhỏ nước muối
hoặc nước chanh vào mắt, đắp lá hoặc các loại
côn trùng lên mắt, nhỏ các loại thuốc nam
hoặc thuốc bắc vào mắt.
Phương pháp
Phỏng vấn theo bộ câu hỏi.
Phỏng vấn được thực hiện bởi nhân viên y
tế theo mẫu câu hỏi được soạn sẵn. Kết quả
phỏng vấn sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần
mềm SPSS 16.0 for windows.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm của nhóm bệnh nhân tham gia
nghiên cứu
Tổng cộng có 107 bệnh nhân. Nữ: 26 bệnh
nhân (24,3%); Nam: 81 (75,7%). Tuổi trung bình:
44,03±12,48. Số người mắc bệnh nhiều nhất
trong độ tuổi 41 – 50 (35,5%). Đa số bệnh nhân
trong độ tuổi lao động điều này phù hợp với
nghiên cứu của tác giả Dương Thị Cam (2004)
khi khảo sát về đặc điểm dịch tể học VLGM tại
Cần Thơ(2).Trình độ văn hóa, đa số bệnh nhân
(>80%) biết chữ, có thể đọc và viết, bệnh nhân
biết chữ thì khả năng nhận thức về bệnh của
bệnh nhân cao hơn và bệnh nhân có cơ hội tiếp
cận nhiều hơn với các chương trình giáo dục sức
khỏe(9). Tình trạng kinh tế, hầu hết bệnh nhân
thuộc diện nghèo (84,1%). Nhận thông tin
hướng dẫn sử dụng kính bảo hộ lao động thì có
đến 45,8% số bệnh nhân chưa tiếp cận được với
thông tin giáo dục sức khỏe và nguồn thông tin
bệnh nhân nhận được từ nhân viên y tế là rất
thấp điều này cho thấy công tác tuyên truyền
giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân vẫn chưa
được chú trọng đúng mức.
Bảng 1: Đặc điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu
(n=107)
Đặc điểm cá nhân Tần suất Tỉ lệ
Giới tính
Nam 81 75,7%
Nữ 26 24,3%
Tuổi < 30 15 14,0%
30-40 20 18,7%
41-50 38 35,5%
51-60 18 16,8%
> 60 16 15,0%
Nơi cư ngụ Các xã vùng ven 105 98,1%
Trung tâm thị trấn 02 1,9%
Trình độ học
vấn
Biết chữ 21 19,6%
Không biết chữ 86 80,4%
Tình trạng
kinh tế
Nghèo 90 84,1%
Không nghèo 17 15,9%
Trình độ học
vấn
Mù chữ 21 19,6%
Biết chữ 86 80,4%
Nhận thông tin hướng dẫn sử dụng kính bảo hộ lao động.
Có nhận 58 54,2%
Không nhận được 49 45,8%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 126
Đặc điểm cá nhân Tần suất Tỉ lệ
Nguồn thông tin hướng dẫn sử dụng kính
Phương tiện truyền thông, báo đài 31 53,4%
Người thân, bạn bè 34 63,8%
Nhân viên y tế 14 24,1%
Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng
về VLGM, các biện pháp tự chữa sau chấn
thương và các biện pháp phòng ngừa chấn
thương mắt trong lao động nông nghiệp
Kiến thức về bệnh VLGM
Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về bệnh
VLGM khá khiêm tốn (59,8%). Nghiên cứu này
cho thấy chỉ có 1/3 số người tham gia nghiên
cứu biết là VLGM có thể phòng ngừa được.Vì
vậy, đây là một điểm cần nhấn mạnh trong công
tác giáo dục sức khỏe nhằm phòng ngừa VLGM.
Kiến thức về tự chữa sau chấn thương mắt
Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về cách tự
chữa sau chấn thương là 32,7%. Điều cần lưu ý
là tại các nước đang phát triển và Việt Nam vẫn
còn tình trạng bệnh nhân vừa đến trạm y tế vừa
đến thầy lang chữa bệnh hoặc sau khi chữa bệnh
tại các cơ sở y tế lại quay về điều trị bằng
phương pháp dân gian đây cũng chính là lý do
góp phần làm tăng nguy cơ VLGM. Lý do bệnh
nhân thường đến khám trễ là vì tại các tuyến y
tế cơ sở vấn đề chăm sóc mắt ban đầu chưa
được phổ biến rộng rãi, đội ngũ y bác sĩ chuyên
khoa mắt còn ít. Ngoài ra nếu phải đi đến bệnh
viện tỉnh thì bệnh nhân phải tốn tiền tàu xe và
phải nghỉ một hoặc nhiều ngày công lao động vì
đường đi đến bệnh viện xa, chi phí khám và
điều trị VLGM lại tốn kém. Vì vậy đa số bệnh
nhân sử dụng các biện pháp dân gian hoặc nhờ
nhân viên bán thuốc tư vấn để tự mua thuốc về
nhỏ mắt chữa bệnh trước nếu thấy bệnh không
giảm mới đi đến bệnh viện. Điều này rất nguy
hiểm và là một trong những nguyên nhân góp
phần làm tăng tỉ lệ VLGM ở mức độ nặng và mù
lòa. Hầu hết bệnh nhân đều có xu hướng tự giải
quyết bằng các phương pháp rất tùy tiện, trong
đó có nhiều việc làm có thể coi là những yếu tố
nguy cơ làm nặng thêm các tổn thương sẵn có
như: dùng lá cây hoặc côn trùng đắp vào mắt,
nhỏ nước chanh hoặc nước sinh họat, nhỏ thuốc
nam, thuốc bắc hoặc thuốc không rõ loại.
Những việc làm này rất nguy hiểm nhưng vẫn
đang tồn tại, nhất là ở các vùng nông thôn xa
trung tâm y tế. Đã có rất nhiều bệnh nhân mù
do xử trí không đúng.Vì thế tuyên truyền các
biện pháp xử trí sau chấn thương mắt là việc
làm hết sức quan trọng.
Kiến thức về phòng ngừa chấn thương mắt
trong lao động nông nghiệp
Kiến thức về phòng ngừa chấn thương mắt
trong lao động nông nghiệp của bệnh nhân rất
thấp, chỉ có 10,3% bệnh nhân có kiến thức đúng
trong phần này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đeo
kính bảo hộ lao động là biện pháp hữu hiệu
nhất để phòng ngừa chấn thương mắt trong lao
động. Hầu hết, bệnh nhân đều ngại đeo kính
bảo hộ lao động vì những lý do sau: nhìn mờ, có
người bị nhức đầu, có người cho rằng kính bảo
hộ làm công việc của họ chậm lại bởi vì kính có
thể rơi trong khi cúi xuống làm việc hoặc bệnh
nhân không biết làm sao để có thể mang kính
theo và bảo quản kính khi lao động. Vì vậy, bên
cạnh việc cung cấp kiến thức về bệnh và cách xử
trí khi bị bệnh thì việc hướng dẫn bệnh nhân sử
dụng các phương tiện bảo hộ lao động cũng rất
quan trọng. Ngoài ra, việc thiết kế mẫu mã và
giá cả hợp lý các loại kính bảo hộ lao động cho
phù hợp với đặc điểm văn hóa và mức thu nhập
của người nông dân Việt Nam cũng góp phần
khuyến khích họ sử dụng các biện pháp để bảo
vệ mắt trong khi lao động. Theo phân tích đơn
biến có nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng
kinh tế và nhận thông tin hướng dẫn ảnh hưởng
tới kiến thức của người bệnh. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 2: Tỷ lệ kiến thức chung về viêm loét giác mạc
Kiến thức Trả lời Tần số Tỷ lệ%
KT Bệnh
Không đúng 64 59,8%
Đúng 43 40,2%
KT về xử trí
Không đúng 72 67,3%
Đúng 35 32,7%
KT về phòng
ngừa
Không đúng 96 89,7%
Đúng 11 10,3%
KT chung Không đúng 62 57,9%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Mắt 127
Kiến thức Trả lời Tần số Tỷ lệ%
Đúng 45 42,1%
Bảng 3: Mối liên quan giữa kiến thức và đặc điểm
nhân khẩu học
Đặc điểm
Kiến thức
p
OR
(KTC 95%)
Không
đúng
(n=62)
Đúng
(n=45)
Nhóm tuổi
<50 47 (64,4) 26 (35,6) 0,048 2,29
(0,99 – 5,25) 50 15 (44,1) 19 (55,9)
Trình độ học
vấn
Mù chữ 20 (95,2) 1 (4,8) <0,001 20,95
(2,69 – 163,14) Biết chữ 42 (48,8) 44 (51,2)
Tình trạng
kinh tế
Không nghèo 6 (35,3) 11 (64,7) 0,039 0,33
(0,11 – 0,98) Nghèo 56 (62,2) 34 (37,8)
Nhận thông
tin hướng dẫn
Không 34 (68,0) 16 (32,0) 0,048 2,2
(1,00 – 4,85) Có 28 (41,9) 29 (50,9)
Thái độ về tự xử trí và phòng ngừa chấn
thương mắt trong lao động nông nghiệp
Tỷ lệ bệnh nhân có thái độ đúng về bệnh
viêm loét giác mạc, xử trí sau chấn thương và
cách phòng ngừa chấn thương mắt trong lao
động nông nghiệp là 43,9%. Chỉ có 38,3%
bệnh nhân đồng ý với ý kiến cho rằng đeo
kính bảo hộ trong suốt quá trình lao động là
cần thiết. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới
hành vi đeo kính để bảo vệ mắt của người
bệnh. Chính vì thế ngoài việc cung cấp kiến
thức cho bệnh nhân về bệnh VLGM cùng các
biến chứng nguy hiểm của bệnh thì việc tuyên
truyền cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc đeo kính bảo hộ trong khi lao động.
Chỉ có 45,8% bệnh nhân đồng ý không nên tự
ý mua thuốc nhỏ mắt sau khi bị chấn thương.
Thái độ này thường gặp ở nông thôn Việt
Nam cũng như các nước chậm phát triển ở
châu Á, châu Phi và được cảnh báo bởi nhiều
tác giả(1,2,3,7,8,10). Điều này có thể ảnh hưởng
đến hành vi của bệnh nhân. Theo phân tích
đơn biến có yếu tố giới và trình độ học vấn
ảnh hưởng tới thái độ của người bệnh. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, với OR lần lượt
là 4,52 và 6,29.
Bảng 4: Tỷ lệ thái độ của bệnh nhân về viêm loét giác
mạc
Thái độ Tần số Tỷ lệ%
Đúng 47 43,9
Không đúng 60 56,1
Tổng 107 100,0
Bảng 5: Khảo sát mối liên quan giữa thái độ đúng với
đặc điểm nhân khẩu học
Đặc điểm
Thái độ
P
OR
(KTC 95%)
Không
đúng
(n=60)
Đúng
(n=47)
Giới 0,004 4,52
(1,55 – 13,16) Nữ 21 (80,8) 5 (19,2)
Nam 39 (48,1) 42 (51,9)
Trình độ học
vấn
0,002
6,29
(1,73 – 22,91) Mù chữ 18 (85,7) 3 (14,3)
Biết chữ 42 (48,8) 44 (51,2)
Bảng 6: Mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ của
bệnh nhân về VLGM
Kiến thức
Thái độ
P
OR
(95% KTC) Không đúng Đúng
Không
đúng
49 (79,0) 13 (21,0)
<0,001
11,65
(4,67-29,07)
Đúng 11 (24,4) 34 (75,6)
Kết quả phân tích khi xét mối tương quan
giữa kiến thức và thái độ của bệnh nhân cho
thấy bệnh nhân có kiến thức đúng thì thái độ
đúng cao gấp 11,65 lần so với bệnh nhân có kiến
thức không đúng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,001). Như vậy, muốn giảm thái độ sai
của bệnh nhân thì việc đầu tiên là chúng ta cần
tích cực và tăng cường các biện pháp cung cấp
kiến thức đúng đến bệnh nhân. Thông qua việc
tuyên truyền giáo dục sức khỏe thì kiến thức
của người bệnh sẽ được nâng cao, từ đó làm
thay đổi nhận thức của họ, cuối cùng sẽ dẫn đến
sự thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức
khỏe người bệnh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 107 bệnh nhân bị VLGM
sau chấn thương nông nghiệp chúng tôi kết
luận như sau:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 128
- Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức chung chưa
đúng về bệnh VLGM còn khá cao.
- Tỉ lệ bệnh nhân có thái độ đúng về
VLGM và các biện pháp phòng ngừa chấn
thương mắt trong lao động nông nghiệp còn
thấp. Có mối liên quan giữa kiến thức và thái
độ của bệnh nhân.
Như vậy muốn tăng thái độ đúng của
bệnh nhân thì việc đầu tiên là chúng ta cần
cung cấp những kiến thức đúng về VLGM cho
bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Courtright P, Lewellan S, Kanjaloti S (1994).
“Traditional eye medicines use among patients
with corneal disease in rural Malawi”. Br J
Ophthalmol; 78: 810 – 812.
2. Dương Thị Cam (2004). “Khảo sát đặc điểm lâm
sàng và yếu tố dịch tễ viêm loét giác mạc tại
Trung tâm Mắt – Răng Hàm Mặt Cần Thơ. Luận
án chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP HCM.
3. Fraunfelder FW (2004). “Ocular side effects of
herbal medicines and nutritional supplements”.
Am J Ophthalmol; 138(4): 639 – 647.
4. Lê Quang Hoành, Phạm Văn Tần (1991). “Tình
hình chấn thương mắt điều trị tại bệnh viện
Thái Bình 2 năm 1986-1987”. Kỷ yếu hội nghị khoa
học kỹ thuật ngành mắt. Hà Nội.
5. Nguyễn Duy Hòa (1967). “Cần đề phòng lóet
giác mạc do vi trùng mủ xanh”. Y học thực hành,
số 1, tập 3: 110 – 114.
6. Nguyễn Duy Hòa, Hà Huy Tiến, Lê Thành
Thân, Vũ Công Long, Võ Quang Nghiêm (1995).
“Nhận xét tình hình sang chấn tại Viện Mắt
năm 1960”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu mắt hột
và nhãn khoa, số 1.
7. Osahon AI (1995). “Consequences of traditional
eye medication in U.B.T.H., Benin City”.
Nigerian Journal of Ophthalmology: 51 – 54.
8. Venkatesh NP, Manju RP, Manimegalai TK,
Srinivasan M (1999). “Use of traditional eye
medicines by corneal ulcer patients presenting
to a hospital in South India”. Indian J Ophthalmol;
Mar 47(1): 15 – 18.
9. Whitcher JP, Srinivasan M, Madan P (2002).
“Prevention of Corneal Ulceration in the
Developing World”. International opthalmology
clinics; Volume 42(1): 71 – 77.
10. Yorston D, Foster A (1994). “Traditional eye
medicines and corneal ulceration in Tanzania”. J
Trop Med Hyg; Aug 97(4): 211 – 214.