Đặt vấn đề: Sự phát triển nhanh của hệ thống y tế đã thải vào môi trường một lượng lớn chất thải y tế
trong đó có một thành phần nhỏ là chất thải nguy hại, dễ lây nhiễm. Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế tại
các cơ sở y tế còn hạn chế và có nhiều bất cập. Việc phơi nhiễm với chất thải y tế có thể gây bệnh tật hoặc thương
tích. Nhân viên y tế cần có kiến thức, thực hành tốt về phân loại, thu gom và ứng phó sự cố để phòng ngừa nguy
cơ lây nhiễm.
Mục tiêu: Xác định kiến thức, thực hành về quản lý và xử lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại năm bệnh
viện tuyến tỉnh tại khu vực phía Nam năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả, sử dụng bộ câu hỏi tự điền trên ba đối
tượng là cán bộ quản lý khoa phòng, nhân viên phân loại và nhân viên thu gom, vận chuyển.
Kết quả: Tỷ lệ các đối tượng trong mẫu nghiên cứu có kiến thức, thực hành đúng về quản lý và xử lý chất
thải y tế là rất thấp: 7,99% đối với nhân viên phân loại, 17,39% đối với cán bộ quản lý khoa phòng và 29,82% đối
với nhân viên thu gom.
Kết luận: Các bệnh viện cần tăng cường tập huấn và có biện pháp can thiệp hiệu quả để nâng cao kiến thức về
công tác quản lý và xử lý chất thải y tế cho các nhân viên y tế qua đó sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ thực hành đúng.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thực hành về quản lý và xử lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại một số bệnh viện tuyến tỉnh năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 104
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH NĂM
2012
Đặng Ngọc Chánh*, Lê Ngọc Diệp*, Lê Việt Anh*, Hồ Nguyễn Thanh Thảo*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sự phát triển nhanh của hệ thống y tế đã thải vào môi trường một lượng lớn chất thải y tế
trong đó có một thành phần nhỏ là chất thải nguy hại, dễ lây nhiễm. Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế tại
các cơ sở y tế còn hạn chế và có nhiều bất cập. Việc phơi nhiễm với chất thải y tế có thể gây bệnh tật hoặc thương
tích. Nhân viên y tế cần có kiến thức, thực hành tốt về phân loại, thu gom và ứng phó sự cố để phòng ngừa nguy
cơ lây nhiễm.
Mục tiêu: Xác định kiến thức, thực hành về quản lý và xử lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại năm bệnh
viện tuyến tỉnh tại khu vực phía Nam năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả, sử dụng bộ câu hỏi tự điền trên ba đối
tượng là cán bộ quản lý khoa phòng, nhân viên phân loại và nhân viên thu gom, vận chuyển.
Kết quả: Tỷ lệ các đối tượng trong mẫu nghiên cứu có kiến thức, thực hành đúng về quản lý và xử lý chất
thải y tế là rất thấp: 7,99% đối với nhân viên phân loại, 17,39% đối với cán bộ quản lý khoa phòng và 29,82% đối
với nhân viên thu gom.
Kết luận: Các bệnh viện cần tăng cường tập huấn và có biện pháp can thiệp hiệu quả để nâng cao kiến thức về
công tác quản lý và xử lý chất thải y tế cho các nhân viên y tế qua đó sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ thực hành đúng.
Từ khóa: kiến thức; thực hành; quản lý, xử lý chất thải y tế.
ABSTRACT
KNOWLEDGE AND PRACTICE OF MEDICAL STAFF ON MANAGING AND DISPOSING OF
MEDICAL WASTE IN SEVERAL PROVINCIAL HOSPITALS, 2012
Dang Ngoc Chanh, Le Ngoc Diep, Le Viet Anh, Ho Nguyen Thanh Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 104 – 110
Background: The rapid development of health care facilities has resulted in huge amounts of medical waste
discharged into the environment. Managing and disposing of medical waste in health care facilities still have some
limitations. Exposure to hazardous health care waste can result in disease or injury. Medical staff must have
appropriate knowledge and practice on categorizing, collecting medical waste and dealing with accidents occuring
during handling it to prevent risks of infection.
Objectives: To assess knowledge, practice of medical staff on managing and disposing of medical waste at
five hospitals in Southern provinces in 2012.
Methods: This is a descriptive cross‐sectional study. The study subjects included Heads of Departments and
medical staffs categorizing, collecting, and transporting medical waste. Self‐rating questionnaire was used.
Results: The proportion of medical staffs with good knowledge, practice on managing and disposing of
medical waste is very low (17.4% for Heads of Departments, 8% for sorters, and less than 30 % for collectors).
Conclusion: Strengthening safe management training should be considered to improve knowledge and
* Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Lê Việt Anh ĐT: 0987123847 Email: vietanhkct@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 105
practice on managing and disposing of medical waste for medical staff.
Key words: knowledge; practice; managing, disposing, medical waste.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển nhanh của hệ thống y tế đã đưa
đến việc thải ra môi trường một lượng lớn chất
thải y tế, trong đó khoảng 10% đến 15% là chất
thải nguy hại, đó là những yếu tố nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường và lan truyền mầm bệnh. Tuy
nhiên công tác phân loại, quản lý, xử lý chất thải
của các cơ sở y tế còn nhiều bất cập và hạn chế.
Hầu hết chất thải y tế chưa được phân loại đúng,
chưa được khử khuẩn trước khi thải bỏ, không
có nhà lưu giữ hoặc có nhưng không đúng tiêu
chuẩn và không bảo đảm vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, hầu hết chất thải được xử lý theo
phương pháp truyền thống như chôn lấp ở các
bãi rác công cộng, đốt bằng lò thủ công đã gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhân viên y
tế. Việc phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có
thể gây ra bệnh tật hoặc thương tích. Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) ước tính, trong năm 2002, có
khoảng 21 triệu bệnh nhân nhiễm vi rút viêm
gan B (HBV), 2 triệu bệnh nhân nhiễm vi rút
viêm gan C (HCV) và ít nhất 260.000 người
nhiễm HIV từ nguồn các ống tiêm bị ô nhiễm(1).
Cũng trong năm 2002, WHO đã tiến hành đánh
giá trên 22 quốc gia đang phát triển cho thấy tỷ
lệ cơ sở y tế không sử dụng các phương pháp xử
lý chất thải phù hợp khoảng từ 18% đến 64%.
Nếu chất thải y tế không được quản lý và tái sử
dụngthì sẽ trực tiếp gây nguy hiểm cho nhân
viên y tế, nhân viên thu gom và cộng đồng. Các
nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, một người bị
lây nhiễm từ bơm kim tiêm của những bệnh
nhân có nguy cơ cao lây nhiễm HBC, HCV, HIV
thì có nguy cơ tương ứng là 30%; 1,8% và 0,3%.
Để tránh những nguy cơ lây nhiễm này đòi hỏi
các nhân viên làm việc tại bệnh viện phải có kiến
thức và thực hành tốt về phân loại, thu gom và
ứng phó sự cố.
Quản lý chất thải y tế được ưu tiên hàng đầu
trong kế hoạch Bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Bộ Y tế đã ban hành quy chế Quản lý chất thải y
tế của Việt Nam theo hướng dẫn của Tố chức Y
tế thế giới (WHO)(2). Tuy vậy, thực hành quản lý
chất thải y tế vẫn chưa tuân thủ chặt chẽ theo
quy chế ban hành(3). Nghiên cứu “Kiến thức và
thực hành của nhân viên y tế về quản lý và xử lý
chất thải rắn” của Viện Vệ sinh‐Y tế Công cộng
thành phố Hồ Chí Minh nhằm phân tích công
tác quản lý chất thải y tế tại Việt Nam về khía
cạnh kiến thức, thực hànhcủa các nhân viên y tế
tại các bệnh viện trong chuỗi các hoạt động quản
lý chất thải y tế tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng
về quản lý và xử lý chất thải y tế tại năm bệnh
viện tuyến tỉnh khu vực phía Nam năm 2012.
Xác định tỷ lệ nhân viên y tế có thực hành
đúng về quản lý và xử lý chất thải y tế tại năm
bệnh viện tuyến tỉnh khu vực phía Nam năm
2012.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhân viên y tế tham gia vào công tác quản lý
và xử lý chất thải y tế tại năm bệnh viện tuyến
tỉnh, bao gồm: Bệnh viện đa khoa Long An; Bệnh
viện đa khoatrung tâm Tiền Giang; Bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu‐Bến Tre; Bệnh viện đa khoa
Đồng Tháp và Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả
trên ba đối tượng trong chuỗi hoạt động quản lý
và xử lý chất thải thải y tế bao gồm: Cán bộ quản
lý khoa/phòng, nhân viên làm công tác phân loại
và nhân viên làm công tác thu gom, vận chuyển.
Thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi tự điền
cho từng loại đối tượng. Nội dung bộ câu hỏi
bao gồm ba phần: Thông tin chung về đối tượng
(tuổi, giới tính, thời gian công tác, vị trí công tác,
bộ phận công tác, tham gia tập huấn về công tác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 106
quản lý chất thải y tế); kiến thức về quản lý và
xử lý chất thải y tế; thực hành về quản lý và xử
lý chất rắn y tế).
Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu
và phần mềm Stata 10.0 để phân tích số liệu.Sử
dụng bảng phân phối tần suất để mô tả kiến
thức, thực hành của các đối tượng.
Phương pháp đánh giá kiến thức và thực
hành
Phần kiến thức được chia các tiêu chí lớn
dựa trên QĐ 43/2007/QĐ‐BYT, sau đó mỗi 1 tiêu
chí sẽ xây dựng những câu hỏi riêng để đánh
giá.Trả lời đúng 70% các câu hỏi trong 1 tiêu chí
thì tiêu chí đó đạt. Đối tượng có 70% số tiêu chí
đạt thì đạt về kiến thức. Phần thực hành cũng
được chia thành các tiêu chí dựa trên việc thực
hiện QĐ 43/2007/QĐ‐BYT, và mỗi 1 tiêu chí lớn
được đánh giá qua việc trả lời các tình huống giả
định.Trả lời chính xác trong 70% các tình huống
giả định thì tiêu chí thực hành đó đạt.Đối tượng
có 70% tiêu chí đạt thì đạt về thực hành.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Thông tin chung của đối tượng tham gia
nghiên cứu
Bảng 1: Các đặc tính của cán bộ quản lý khoa/phòng
(n = 207)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi <40 29 14,01
40-49 100 48,31
≥50 78 37,68
Giới tính Nam 83 40,10
Nữ 124 59,90
Thời gian
công tác
<1 năm 03 1,45
1 – 5 năm 07 3,38
6 – 10 năm 20 9,66
10 – 20 năm 63 30,43
>20 năm 114 55,07
Bộ phận công
tác
Ngoại, sản, phòng mổ 32 15,46
Nội, nhi, truyền nhiễm 53 25,60
Điều trị tích cực, cấp cứu 20 9,66
Mắt, tai mũi họng, răng
hàm mặt
16 7,73
Xét nghiệm 19 9,18
Khác 67 32,37
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Chức vụ Trưởng khoa 91 43,96
Phó khoa 52 25,12
Điều dưỡng trưởng 64 30,92
Vị trí công tác Điều dưỡng hành chính 17 8,21
Điều dưỡng chăm sóc 16 7,73
Nữ hộ sinh 07 3,38
Bác sĩ, y sĩ phẫu thuật 31 14,98
Bác sĩ, y sĩ nội khoa 76 36,71
Kỹ thuật viên 08 3,86
Dược sĩ 08 3,86
Khác 44 21,26
Được tập
huấn về quản
lý chất thải y tế
Có 129 62,32
Không 78 37,68
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết cán bộ
quản lý khoa/phòng là trên 40 tuổi (85,99%), tỷ lệ
cán bộ quản lý là nữ cao hơn nam, đa số có thời
gian làm việc tại bệnh viện trên 10 năm (85,5%).
Hơn một nửa số cán bộ trong mẫu nghiên cứu là
bác sĩ, y sĩ phẫu thuật và bác sĩ, y sĩ nội khoa
(chiếm tỷ lệ 51,69%). 62,32% cán bộ quản lý
trong năm vừa qua đã được tập huấn về công
tác quản lý chất thải y tế.
Bảng 2: Các đặc tính của nhân viên phân loại (n = 1.564)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi <30 747 47,76
30-39 367 23,47
40-49 290 18,54
≥50 160 10,23
Giới tính Nam 375 23,98
Nữ 1.189 76,02
Thời gian công
tác
<1 năm 183 11,70
1 – 5 năm 568 36,32
6 – 10 năm 304 19,44
10 – 20 năm 240 15,35
>20 năm 269 17,20
Bộ phận công
tác
Ngoại, sản, phòng mổ 414 26,47
Nội, nhi, truyền nhiễm 444 28,39
Điều trị tích cực, cấp
cứu
170 10,87
Mắt, tai mũi họng, răng
hàm mặt
74 4,73
Xét nghiệm 104 6,65
Khác 358 22,89
Vị trí công tác Điều dưỡng hành chính 183 11,70
Điều dưỡng chăm sóc 808 51,66
Nữ hộ sinh 72 4,60
Bác sĩ, y sĩ phẫu thuật 65 4,16
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 107
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Bác sĩ, y sĩ nội khoa 95 6,07
Kỹ thuật viên 158 10,10
Dược sĩ 20 1,28
Khác 163 10,42
Được tập huấn
về quản lý chất
thải y tế
Có 1.197 76,53
Không 367 23,47
Kết quả khảo sát cho thấy nhân viên phân
loại có độ tuổi <30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(47,76%), nữ chiếm đa số (76,02%), đa phần có
thời gian làm việc dưới 10 năm (67,46%), hơn
một nửa số đối tượng là điều dưỡng chăm sóc
(51,66%). Tỷ lệ nhân viên phân loại được tham
dự lớp tập huấn về quản lý chất thải y tế trong
năm vừa qua là 76,53%.
Bảng 3: Các đặc tính của nhân viên thu gom, vận
chuyển (n = 218)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi <30 30 13,76
30-39 75 34,4
40-49 98 44,95
≥50 15 6,89
Giới tính Nam 25 11,47
Nữ 193 88,53
Thời gian
công tác
<1 năm 32 14,68
1 – 5 năm 92 42,2
6 – 10 năm 48 22,02
10 – 20 năm 34 15,6
>20 năm 12 5,5
Bộ phận công
tác
Ngoại, sản, phòng mổ 47 21,56
Nội, nhi, truyền nhiễm 45 20,64
Điều trị tích cực, cấp cứu 43 19,72
Mắt, tai mũi họng, răng
hàm mặt
28 11.47
Xét nghiệm 24 11,01
Khác 31 15,6
Vị trí công tác Hộ lý 76 34,86
Nhân viên vệ sinh môi
trường
128 58,72
Khác 14 6,42
Được tập
huấn về quản
lý chất thải y tế
Có 128 58,72
Không 100 41,28
Số nhân viên thu gom tiến hành khảo sát tại
năm bệnh viện là 218 người. Trong đó, độ tuổi
chiếm tỷ lệ chủ yếu là từ 40 đến 49 tuổi (44,95%),
độ tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 50 tuổi
(6,89%). Trong mẫu nghiên cứu, nữ chiếm đa số
(88,52%),đa phần có thời gian làm việc dưới 10
năm (64,22%). Số nhân viên đã từng được tham
gia vào tập huấn về quản lý chất thải y tế là 128
người chiếm 58,72%.
Kiến thức về quản lý và xử lý chất thải y
tế
Bảng 4: Tỷ lệ cán bộ quản lý khoa/phòng có kiến thức
đúng về quản lý và xử lý chất thải y tế(n = 207)
Kiến thức Tần số Tỷ lệ (%)
Kiến thức cơ bản về chất thải y tế 159 76,81
Kiến thức về các quy định chung liên
quan đến quản lý chất thải y tế
48 23,19
Kiến thức về giảm thiểu chất thải y tế
trong khoa, phòng, đơn vị
178 85,99
Kiến thức về mã màu, dán nhãn và
tiêu chuẩn dụng cụ chứa đựng và xe
vận chuyển chất thải y tế
14 6,76
Kiến thức về các quy định phân loại,
thu gom, vận chuyển chất thải y tế
76 36,71
Kiến thức về an toàn lao động và
ứng phó sự cố
99 47,83
Kiến thức về các chức năng quản lý
liên quan đến chất thải y tế
174 84,06
Kết quả khảo sát 207 cán bộ là lãnh đạo
khoa/phòng tại năm bệnh viện cho thấy cán bộ
quản lý khoa/phòng còn hạn chế các kiến thức:
Kiến thức về an toàn lao động và ứng phó sự cố
(47,83%), kiến thức về các quy định phân loại,
thu gom, vận chuyển chất thải y tế (36,71%), kiến
thức về các quy định chung liên quan đến quản
lý chất thải y tế (23,19%), kiến thức về mã màu,
dán nhãn và tiêu chuẩn dụng cụ chứa đựng và
xe vận chuyển chất thải y tế (6,76%). Cán bộ
quản lý khoa phòng là những người phụ trách
chung, chịu trách nhiệm chính về hoạt động của
đơn vị, truyền đạt và giám sát nhân viêndo đó
nếu không có kiến thức tốt thì sẽ rất khó để công
tác quản lý và xử lý chất thải tại đơn vị mình
hoạt động hiệu quả.
Bảng 5: Tỷ lệ nhân viên phân loại có kiến thức đúng
về quản lý và xử lý chất thải y tế(n = 1,564)
Kiến thức Tần số Tỷ lệ (%)
Kiến thức cơ bản về chất thải y tế 1.180 75,45
Kiến thức về các quy định chung liên
quan đến quản lý chất thải y tế
260 16,62
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 108
Kiến thức Tần số Tỷ lệ (%)
Kiến thức về giảm thiểu chất thải y tế
trong khoa, phòng, đơn vị
1.405 89,83
Kiến thức về mã màu, dán nhãn và tiêu
chuẩn túi, thùng đựng chất thải y tế
268 17,14
Kiến thức về quy trình phân loại, thu
gom chất thải y tế trong khoa, phòng
252 16,11
Kiến thức về an toàn lao động và ứng
phó sự cố
209 13,36
Kết quả khảo sát 1.564 nhân viên y tế trực
tiếp làm công tác phân loại chất thải y tế tại năm
bệnh viện cho thấy ngoại trừ kiến thức cơ bản về
chất thải y tế (chiếm 75,45%) và kiến thức về các
quy định chung liên quan đến quản lý chất thải
y tế (chiếm 89,93%), các nhóm kiến thức còn lại
chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến
thức về an toàn lao động và ứng phó sự cố
chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,36%), nhân viên y tế có
kiến thức về các quy định chung liên quan đến
quản lý chất thải y tế, kiến thức về mã màu, dán
nhãn và tiêu chuẩn túi, thùng đựng chất thải y tế
và kiến thức về quy trình phân loại, thu gom
chất thải y tế trong khoa phòng chiếm tỷ lệ
tương đương nhau. Nhân viên phân loại nếu
không nắm được mã màu, dán nhãn và quy
trình phân loại, thu gom chất thải y tế thì sẽ dẫn
đến phân loại sai chất thải qua đó làm quá tải
lượng chất thải phải xử lý đồng thời phương
pháp xử lý chất thải có thể không còn hiệu quả.
Bảng 6: Tỷ lệ nhân viên thu gom có kiến thức đúng
về quản lý và xử lý chất thải y tế (n=218)
Kiến thức Tần số Tỷ lệ (%)
Kiến thức cơ bản về chất thải y tế 127 58,26
Kiến thức về các quy định chung liên
quan đến quản lý chất thải y tế
95 43,58
Kiến thức về giảm thiểu chất thải y
tếnguy hại trong khoa, phòng, đơn vị
148 67,89
Kiến thức về mã màu, dán nhãn và
tiêu chuẩn dụng cụ chứa đựng và xe
vận chuyển chất thải y tế
55 25,23
Kiến thức về quy trình thu gom, vận
chuyển chất thải y tế
162 74,31
Kiến thức về an toàn lao động và
ứng phó sự cố
54 24,77
Tỷ lệ các nhân viên thu gom có kiến thức
cơ bản về chất thải y tế, quy trình thu gom,
vận chuyển chất thải y tế khá tốt (lần lượt là
58,26% và 74,31%). Tuy nhiên, kiến thức về mã
màu, dán nhãn và tiêu chuẩn dụng cụ chứa
đựng và xe vận chuyển chất thải y tế, mã màu,
dán nhãn và tiêu chuẩn dụng cụ chứa đựng và
xe vận chuyển chất thải y tế thì khá kém với
25,23%, điều này một phần là do hiện tại cả 5
bệnh viện được điều tra đều chưa trang bị các
dụng cụ chứa đựng và xe vận chuyển chất thải
y tế đúng theo tiêu chuẩn, cho nên dù đã được
tập huấn nhưng do không được tiếp xúc với
các dụng cụ đúng chuẩn nên họ vẫn chưa năm
được. Kiến thức về an toàn lao động và ứng
phó sự cố của các nhân viên thu gom cũng còn
khá thấp (24,77%).
Thực hành về quản lý và xử lý chất thải y
tế
Bảng 7: Tỷ lệ cán bộ quản lý khoa/phòng có thực
hành đúng về quản lý và xử lý chất thải y tế(n = 207)
Thực hành Tần số Tỷ lệ (%)
Thực hành được các chức năng quản lý
liên quan đến chất thải y tế
98 47,34
Thực hiện được việc xây dựng, cập nhật
kế hoạch hàng năm về quản lý chất thải
y tế trong khoa, phòng
130 62,80
Thực hiện được việc triển khai kế hoạch
quản lý chất thải y tế trong khoa phòng
118 57,00
Thực hiện được việc theo dõi, đánh giá
thực hành quản lý chất thải y tế trong
khoa, phòng
76 36,71
Thực hiện được việc đào tạo hoặc làm
việc với giảng viên để đảm bảo tất cả
nhân viên trong khoa, phòng, đơn vị
được đào tạo
164 79,23
Thực hiện được việc xác định, gây dựng
và ủng hộ các phong trào bảo vệ môi
trường
116 56,04
Thực hiện được việc theo dõi, đánh giá,
điều chỉnh và dự báo chi phí quản lý
chất thải y tếtrong khoa, phòng, đơn vị
32 15,46
Tỷ lệ cán bộ quản lý thực hành được các
chức năng liên quan đến chất thải y tế chiếm tỷ
lệ 47,34%. Tỷ lệ cán bộ quản lý thực hiện được
việc theo dõi, đánh giá thực hành quản lý chất
thải y tế trong khoa phòng và thực hiện được
việc theo dõi, đánh giá, điều chỉnh và dự báo
chi phí quản lý chất thải y tế trong khoa,
phòng, đơn vị là khá thấp (lần lượt là 36,71%
và 15,46%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 109
Bảng 8: Tỷ lệ nhân viên phân loại có thực hành đúng
về quản lý và xử lý chất thải y tế (n = 1.564)
Thực hành Tần số Tỷ lệ (%)
Thực hành phân loại đúng các loại
chất thải y tế vào các túi và thùng
đựng chất thải
1.041 66,56
Thực hành được quy trình báo cáo
cho người giám sát những vấn đề
liên quan đến phân loại sai, thùng
rác bị quá đầy
34 2,17
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 66,56% nhân
viên y tế thực hành đúng về phân loại chất thải y
tế vào các túi, thùng đựng chất thải. Tỷ lệ nhân
viên y tế thực hiện được quy trình báo cáo cho
người giám sát những vấn đề liên quan đến
phân loại sai, thùng rác bị quá đầy là rất thấp
(2,17%). Phần lớn nếu phân loại sai hoặc thùng
rác bị quá đầy thì nhân viên sẽ tự xử lý. Tuy
nhiên điều này là không đúng vì nếu chất thải
thông thường lẫn vào chất thải lây nhiễm thì
không được phân loại lại mà phải cần tiến hành
xử lý như chất thải lây nhiễm.
Bảng 9: Tỷ lệ nhân viên thu gom có thực hành đúng về quản lý và xử lý chất thải y tế (n=218)
Thực hành Tần số Tỷ lệ (%)
Thực hiện được việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển 91 41,74
Làm sạch và khử trùng thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải y tế đúng quy định 170 77,98
Thực hiện được các quy trình ứng phó sự cố khi có đổ tràn, rơi vãi chất thải 24 11,01
Thực hiện được quy trình báo cáo cho người giám sát cá