Kinh nghiệm quy hoạch theo mô hình “Sponge city” tại đô thị Thượng Hải, Trung Quốc

Thượng Hải là một thành phố cảng lớn nhất Trung Quốc, ngoài việc tiếp cận với biển, vị trí của Thượng Hải còn nằm trên cửa sông Dương Tử, có sông Hoàng Phố chảy qua, nên có những lợi thế đặc biệt. Thượng Hải có lịch sử lâu đời 700 năm, hiện nay đóng vai trò như một trung tâm thương nghiệp và tài chính quan trọng của Trung Quốc. Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng có độ cao trung bình 4m so với mực nước biển, phía Tây Nam có một số gò đồi thấp với đỉnh cao Đại Kim Sơn cao 104m, cao nhất thành phố. Thành phố có nhiều sông, kênh rạch, suối và hồ và được biết đến với nguồn tài nguyên nước phong phú như một phần của khu vực thoát nước Thái Hồ. Tính chất của đô thị Thượng Hải là một hình mẫu đô thị “mở và đa trung tâm”. Thượng Hải có 9 quận, mỗi quận có trung tâm riêng, hình thành một hệ thống các quận đa chức nãng. Hướng phát triển của quy hoạch đô thị Thượng Hải gần đây nhằm vào hai trọng điểm là phát triển hệ thống kiến trúc dọc theo trục Đông – Tây và quy hoạch khu phố Đông.

pdf26 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh nghiệm quy hoạch theo mô hình “Sponge city” tại đô thị Thượng Hải, Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 KINH NGHIỆM QUY HOẠCH THEO MÔ HÌNH “SPONGE CITY” TẠI ĐÔ THỊ THƯỢNG HẢI, TRUNG QUỐC Ths.KTS Đỗ Thùy Linh Trường Đại Học Kiến Trúc TP.HCM Email: ktsdothuylinh@gmail.com Thượng Hải là một thành phố cảng lớn nhất Trung Quốc, ngoài việc tiếp cận với biển, vị trí của Thượng Hải còn nằm trên cửa sông Dương Tử, có sông Hoàng Phố chảy qua, nên có những lợi thế đặc biệt. Thượng Hải có lịch sử lâu đời 700 năm, hiện nay đóng vai trò như một trung tâm thương nghiệp và tài chính quan trọng của Trung Quốc. Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng có độ cao trung bình 4m so với mực nước biển, phía Tây Nam có một số gò đồi thấp với đỉnh cao Đại Kim Sơn cao 104m, cao nhất thành phố. Thành phố có nhiều sông, kênh rạch, suối và hồ và được biết đến với nguồn tài nguyên nước phong phú như một phần của khu vực thoát nước Thái Hồ. Tính chất của đô thị Thượng Hải là một hình mẫu đô thị “mở và đa trung tâm”. Thượng Hải có 9 quận, mỗi quận có trung tâm riêng, hình thành một hệ thống các quận đa chức nãng. Hướng phát triển của quy hoạch đô thị Thượng Hải gần đây nhằm vào hai trọng điểm là phát triển hệ thống kiến trúc dọc theo trục Đông – Tây và quy hoạch khu phố Đông. 252 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 1: Vị trí thành phố Thượng Hải Nguồn: Sun, Ping (ed.). 1999. The history of Shanghai urban planning. Shanghai: Shanghai Academy of Social Science Press. 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI SÔNG HOÀNG PHỐ: Trước khi thành lập thành phố Thượng Hải, Thượng Hải là một phần của huyện Tùng Giang, thuộc phủ Tô Châu. Từ thời Nhà Tống (960- 1279), Thượng Hải dần trở thành một hải cảng sầm uất, vượt lên trên vai trò chính trị là một địa phương thuộc huyện. Ngày nay, Tùng Giang là một quận thuộc thành phố Thượng Hải. Trong thời kỳ Càn Long nhà Thanh, Thượng Hải đã trở thành một khu vực cảng quan trọng của khu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Phố. Thành phố cũng trở thành hải cảng chính của các tỉnh Giang Tô và Triết Giang gần đấy dù trao đổi mậu dịch với nước ngoài thời kỳ này bị triều đình cấm. Một khu vực lịch sử quan trọng của thời kỳ này là Ngũ Giác Trường (ngày nay là quận Dương Phố) là nền tảng của trung tâm thành phố. Khoảng cuối thời Càn Long, Thập Lục Phố (ngày nay là quận Hoàng Phố) trở thành cảng lớn nhất Đông Á. Giai đoạn thời kỳ khai phá (từ tiền khai phá đến 1850) kể từ khi Thượng Hải với tư cách là một huyện, một huyện thành sau đó đến có những tô giới. Tiếp sau đó là giai đoạn thời kỳ hình thành sơ bộ đô thị cận đại (1850 – 1889), giai đoạn thời kỳ kiến trúc cận đại phát triển ồ ạt (1890 – 1919), giai đoạn thời kỳ đỉnh cao và tiếp đó là suy thoái của kiến trúc cận đại (1920 – 1949). 253 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 2: Phố Đông vào năm 1987 và năm 2013 với Tháp Thượng Hải gần như hoàn chỉnh, thuộc quận tài chính Pudong ở Thượng Hải Nguồn: Lanning, G., and S. Couling. 1921. The history of Shanghai. Shanghai: Kelly & Walsh. Đến nay Thượng Hải đã được lập và phê duyệt quy hoạch 5 lần: năm 1953, 1959, 1986, 2001, 2010 và 1017. Quy hoạch năm 2001 được Quốc vụ viện phê duyệt là “đô thị lớn quốc tế hiện đại hóa XHCN, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và vận tải đường thủy Quốc tế”; “phát triển toàn diện dọc sông Hoàng Phố, sông Tô Châu, ven biển vịnh Hàng Châu”, “phát triển cụm đô thị đa trục, đa tầng và đa hạt nhân”, “đa trung tâm thoáng mở”. Quy hoạch chung Thượng Hải bao gồm những nét khái quát chung sau đây: - Phát triển và cấu trúc lại các khu đô thị sẵn có, dành đất để phát triển khu vực phía Đông sông Hoàng Phố. - Phát triển các thành phố vệ tinh dần dần mở rộng theo hai cánh (một cánh là về phía Bắc vịnh Hàng Châu, một cánh là về phía Nam của sông Dương Tử). - Xây dựng các thị trấn ngoại vi, hoàn thiện mạng lưới đô thị bốn cấp: thành phố nội đô, các thành phố vệ tinh, các thị trấn nhỏ và các thị tứ nông thôn. - Hình mẫu của đô thị Thượng Hải là một hình mẫu đô thị “mở và đa trung tâm”. Thượng Hải có 9 quận, mỗi quận có trung tâm riêng, hình thành một hệ thống các quận đa chức năng. - Hướng phát triển của quy hoạch đô thị Thượng Hải gần đây nhằm vào hai trọng điểm: phát triển kiến trúc dọc theo trục Đông – Tây và quy hoạch khu phố Đông. Sự mở rộng và nối dài trục đô thị Đông – Tây Thượng Hải cũng là minh chứng cho tính ưu việt của các hệ thống không gian mở của nó so với trục Bắc Nam. Hình 3: Sự mở rộng không gian đô thị của Thượng Hải đến năm 2020 Nguồn: gov.cn/ 254 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 4: Quy hoạch và thiết kế cảnh quan đô thị Thượng Hải gắn liền với mặt nước Nguồn: 255 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 5 :Sự mở rộng không gian đô thị của Thượng Hải năm 1989 và 2000. Hình 6: Sự mở rộng không gian đô thị của Thượng Hải đến năm 2020. Nguồn: nghai.gov.cn/ 256 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Tầm nhìn phát triển đô thị đến năm 2040: Vào năm 2040, mục tiêu của Thượng Hải là xây dựng "thành phố toàn cầu lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, vận chuyển, đổi mới công nghệ và đô thị văn hóa" và xây dựng "thành phố mong muốn, thành phố văn hóa của sự đổi mới, thành phố sinh thái". Những đòi hỏi của nền kinh tế không còn là duy nhất, công nghệ và văn hóa được đề bạt lên vị trí quan trọng như vậy. Bên cạnh đó, "Thượng Hải 2040" là hiện thân của những nguyên tắc của khái niệm phát triển lấy "người làm trung tâm" và quan tâm tới mong muốn của cộng đồng. Các mục tiêu phát triển đô thị đến năm 2040 nhìn chung là khả năng cạnh tranh toàn cầu, phát triển bền vững và sự hấp dẫn về văn hoá. Hình 7: Tầm nhìn phát triển đô thị Thượng Hải đến năm 2040 Nguồn: 257 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 2. SPONGE CITY, MÔ HÌNH THÀNH PHỐ BỌT BIỂN: Sponge City không phải là tên gọi riêng của một đô thị nào trên thế giới mà là khái niệm cho một mô hình đô thị sinh thái được công nhận chung là một trong những mô hình thích hợp cho tương lai của đô thị. Trong vài thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc đang phải chịu những hậu quả nghiêm trọng từ vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi lũ lụt xảy ra thường xuyên và trầm trọng hơn. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các thành phố đông dân đang phát triển ở Trung Quốc, nhất là những vùng trũng. Để chống lại vấn đề này, Trung Quốc đang phát triển các mô hình Sponge City - thành phố bọt biển. Chương trình thí điểm thành phố bọt biển đã được triển khai vào cuối năm 2014, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp của Bộ Nhà ở và Phát triển Nông thôn - Đô thị (MOHURD), Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên nước (MWR). Mục tiêu tổng thể: 70% nước mưa sẽ được hấp thụ và tái sử dụng, bằng các biện pháp trên cải thiện khả năng thấm nước, giữ nước, trữ nước, lọc nước, thoát nước và tiết kiệm nước và tái sử dụng nước. Mục tiêu này sẽ được đáp ứng bởi 20% các khu vực đô thị vào năm 2020 và bởi 80% các khu vực đô thị vào năm 2030. Thông qua dự án thành phố bọt biển, tác động của đô thị xây dựng trên hệ sinh thái tự nhiên dự kiến sẽ được giảm nhẹ. Hình 8: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu theo mô hình Sponge City - thành phố bọt biển Nguồn: 258 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Mô hình này tập trung vào việc xử lý các vấn đề nước cho đô thị, hạn chế lụt lội, cải thiện nguồn cung ứng nước sạch và kiềm chế, kiểm soát tình trạng ô nhiễm nước trong đô thị. Tất cả những mục tiêu này đều có thể đạt được bằng cách tạo ra môi trường sinh thái thích hợp để nước được "thấm" theo cách tự nhiên và tái tạo thành nguồn nước sạch tự nhiên cho đô thị. Môi trường ấy bao gồm cây xanh và thảm cỏ, mặt đất không bị bê tông hoá hay trải nhựa asphalt mặt đường. Tức là muốn xây dựng và phát triển đô thị theo hướng trở thành những "Thành phố thấm" này thì trước hết phải giải cho đúng và kịp thời bài toán về quy hoạch phát triển đô thị. Để có được những hiệu ứng tích cực của mô hình Sponge City, trong đô thị phải có diện tích cho cây xanh và thảm cỏ đủ để nước tự nhiêm thẩm thấu xuống chứ không trôi chảy trên bề mặt, phải có những vị trí thu gom nước theo định hướng dòng chảy mỗi khi có mưa lớn và thẩm thấu theo cách tự nhiên. Mô hình Sponge City đòi hỏi nhà cửa và phố xá trong đô thị phải được quy hoạch kiến trúc và xây dựng sao cho có thể phủ xanh rộng rãi và triệt để như có thể được - ở trên mái nhà và ven đường, ở các khu vui chơi giải trí và hệ thống ao, hồ, sông ngòi trong đô thị. Nguyên tắc số 1: Tái cung cấp nước mưa Mô hình sử dụng đất truyền thống dẫn đến giảm đáng kể khả năng thoát nước đô thị. Sự gia tăng của bề mặt không thấm nước đô thị làm thay đổi hợp lưu quá trình lượng mưa ở các thành phố. Do dòng chảy bề mặt tăng và lưu lượng đỉnh, các thành phố đang phải đối mặt với một mối đe dọa của ngập úng. Mặt khác, thiếu tài nguyên nước và ô nhiễm nước đã trở thành rào cản môi trường đối với sự phát triển bền vững đô thị. Phân tích thủy văn Do mức độ và phương pháp phát triển khác nhau, tác động của lượng mưa trên rừng, khu vực nông thôn, thị trấn và thành phố là khác nhau. Thành phố Sponge nhằm mục đích duy trì một khu vực với đặc điểm thủy văn trước và sau phát triển. Chúng bao gồm dòng chảy bề mặt và thời gian chảy, xả, tốc độ, kích thước và thời gian cao điểm. Đồng thời, thông qua kết nối giữa mạng lưới thoát nước đô thị và hệ thống nước xung quanh nhằm mục đích bảo vệ các thành phố khỏi lũ lụt và cải thiện việc lưu trữ công suất tài nguyên nước đô thị. Thiết kế đất ngập nước Đất ngập nước có thể được chia thành hai loại: tự nhiên và nhân tạo. Một vùng đất ngập nước tự nhiên có thể được chia thành đầm lầy sông và đầm lầy ven biển. Sự phát triển của một Thành phố Sponge có thể tận dụng tối đa giá trị môi trường của vùng đất ngập nước, bao gồm điều hòa khí hậu, ngăn lũ lụt và lọc nước. Thiết kế vùng đất ngập nước phải tuân theo nguyên tắc ưu tiên bảo vệ sinh thái tự nhiên nguyên thuỷ. Hơn nữa, chúng ta cần xem xét thẩm mỹ khi thiết kế một vùng đất ngập nước để đảm bảo cảnh quan cung cấp cơ hội cho vui chơi và giải trí cho cộng đồng. 259 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 9: Sự trở lại của các loài chim địa phương sau khi tái thiết môi trường sống tại vùng đất ngập nước tự nhiên Nguồn: https://www.asla.org/ 260 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 10: Vùng đất ngập nước tự nhiên cung cấp cơ hội cho vui chơi và giải trí cho cộng đồng Nguồn: https://www.asla.org/ - Nguyên tắc số 2: Quản lý nước sinh thái Quản lý sinh thái nước phải đảm bảo tính lưu động, lưu lượng và chất lượng của hệ thống nước. Mục tiêu bao trùm là khôi phục môi trường sinh thái của hệ thống nước sau khi phát triển và sử dụng đất đai. Trong quá trình thiết kế Thành phố bọt biển, chúng ta có thể tận dụng lợi thế khả năng tự làm sạch của nước và áp dụng thiết kế bờ sông phù hợp để làm sạch chất lượng nước và tạo ra một cảnh quan sông hấp dẫn, khỏe mạnh. Hệ thống tự lọc nước Thông thường, cả hai vùng nước tự nhiên và nhân tạo nằm trong khu vực đô thị đều phải đối mặt như nhau vấn đề chất lượng và số lượng nước kém, thường dẫn đến hiện tượng phú dưỡng. Thiết kế của một Thành phố Sponge bao gồm chất lượng nước cao là một trong những mục tiêu giải quyết vấn đề này. Do đó, việc xây dựng hệ thống tự lọc nước đại diện cho một phương pháp phục hồi sinh thái quan trọng. Có ba loại hệ thống tự lọc nước: vật lý, hóa học và sinh học. So với hai phương pháp còn lại, thanh lọc sinh học là thân thiện với môi trường nhất và hiệu quả. Thông qua quá trình trao đổi chất của quần thể sinh vật nước, các chất ô nhiễm có thể được phân hủy hiệu quả, và nồng độ chất gây ô nhiễm có thể giảm. Trong thực tế thực hành, chúng ta cần chú ý đến bốn yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến việc tự lọc nước: (1) thủy động lực, chủ yếu ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước và di chuyển và trộn các chất ô nhiễm; (2) đất, có thể loại bỏ các chất ô nhiễm thông qua sự hấp thụ, bồi lắng và lọc; (3) thực vật, có thể hấp thụ trực tiếp nitơ, phốt pho và kim loại nặng khác chất ô nhiễm; và (4) vi sinh vật, một yếu tố quan trọng trong suy thoái chất gây ô nhiễm. Bờ sông đại diện cho sự kết nối giữa đất và nước, bao gồm cả hai tính năng dưới nước và trên cạn. Trong thiết kế của Thành phố bọt biển, tạo ra cả bờ sông sinh thái là lợi thế trong việc bảo vệ bờ sông khỏi mưa xói mòn và xây dựng hệ thống tự lọc nước sông. Kè sông đề cập đến cấu trúc dốc trên bờ hoặc vách đá để hấp thụ năng lượng của nước đến. Cải tạo thực vật kết hợp với các yếu tố thiết kế kè cứng là chiến lược chính áp dụng trong thiết kế bờ sông. Thân cây và hệ thống rễ có thể được sử dụng để ổn định cấu trúc kè và giảm bề mặt dòng chảy. Phương pháp này có thể giảm chi phí sửa chữa xuống còn 1/3 so với chi phí kè cứng. 261 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Thiết kế kè cứng truyền thống trái ngược với nguyên tắc bờ sông sinh thái thiết kế. Các vật liệu như bê tông, vữa và đá đóng vai trò là rào cản đối với môi trường kết nối giữa nước và đất. Do đó, hệ thống kè khối bê tông đại diện cho một cải tiến thay thế cho kè bê tông truyền thống. Phương pháp này liên quan đến việc trồng thảm thực vật trong các không gian trong mỗi khối bê tông, điều này không chỉ hữu ích cho sự phát triển của một môi trường sinh thái, nhưng cũng đủ mạnh mẽ để ngăn chặn lòng sông xói mòn Hình 11: Xây dựng hệ thống tự lọc nước bao gồm 3 loại: vật lý, hóa học và sinh học Nguồn: https://www.asla.org/ Thiết kế bờ sông sinh thái . Hình 12: Hệ thống lọc sinh thái liên kết với sông, tạo thành một loạt các hồ chứa nước và các vùng đầm lầy thanh lọc với các khả năng khác nhau Nguồn: https://www.tapchikientruc.com.vn/ 262 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 13: Hành lang thảm thực vật và cỏ bảo vệ lũ lụt trong 20 năm Nguồn: https://www.asla.org/ 263 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 14: Thiết kế bờ sông sinh thái cho thành phố Thượng Hải Nguồn: https://www.asla.org/ 264 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 15: Thiết kế bờ sông sinh thái cho thành phố Thượng Hải Nguồn: https://www.asla.org/ 265 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 - Nguyên tắc số 3: Cơ sở hạ tầng xanh Như đã đề cập trước đây, phát triển đô thị gây ra một loạt các vấn đề môi trường như khói mù, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Các nguyên tắc của cơ sở hạ tầng xanh là thúc đẩy ý tưởng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các khái niệm cốt lõi liên quan đến việc tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng xanh để thanh lọc, khôi phục, điều chỉnh và tái sử dụng lượng mưa. Các nguyên tắc của cơ sở hạ tầng xanh có thể được sử dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh của phát triển và tái phát triển đô thị. Các giải pháp cơ sở hạ tầng xanh có thể được áp dụng trên các quy mô khác nhau: Ở cấp địa phương, cơ sở hạ tầng xanh bao gồm: vườn mưa, vỉa hè thấm, mái nhà màu xanh lá cây, cây và hộp cây, và các hệ thống thu nước mưa; Ở quy mô lớn hơn, việc bảo tồn và phục hồi cảnh quan thiên nhiên (như rừng, đồng bằng ngập nước và đất ngập nước) là những thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng xanh. Hạ tầng xanh tại các đô thị có thể thu gom được trên 90% nước chảy tràn trên đường phố, từ đó chuyển hướng nước mưa ra khỏi cơ sở hạ tầng truyền thống (hệ thống cống bê tông cốt thép) và tạo điều kiện để tái sử dụng. Mái nhà xanh Nước là nguồn tài nguyên chính được cung cấp bởi dòng chảy của một tòa nhà. Quản lý mưa rơi trên mái nhà một cách khoa học và hiệu quả có thể làm giảm đáng kể dòng chảy thành thị. Sau một cơn bão, hầu hết nước mưa được phục hồi được hấp thụ và phần còn lại bay hơi và thoát nước đi. Mặt đường và vỉa hè Tùy thuộc vào đất bản địa và các ràng buộc vật lý, mặt đường thấm có thể được áp dụng. Được phép lát nền cho phép lọc, lưu trữ hoặc xâm nhập dòng chảy và có thể làm giảm (hoặc loại trừ) bề mặt chảy tràn so với các bề mặt vỉa hè truyền thống như bê tông và nhựa đường. Vỉa hè thấm có thể được áp dụng cho đường giao thông thấp, bãi đỗ xe, đường lái xe, quảng trường dành cho người đi bộ và lối đi bộ. 266 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 16: Phát triển cơ sở hạ tầng xanh ở thành phố Thượng Hải Nguồn: https://www.asla.org/ 267 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 3. THỰC THI QUY HOẠCH: 3.1. Quy hoạch và thiết kế công viên Houtan, Thượng Hải, Trung Quốc Quy mô: 14 ha. Đã hoàn thành vào năm 2010 Được xây dựng trên một cánh đồng nâu của một khu công nghiệp cũ, Công viên Houtan là một cảnh quan được phục hồi trên bờ sông Hoàng Phố, Thượng Hải. Công viên xây dựng vùng đất ngập nước, kiểm soát lũ sinh thái, các công trình và vật liệu công nghiệp, nông nghiệp đô thị là những thành phần không thể thiếu trong chiến lược thiết kế phục hồi tổng thể để xử lý nước sông bị ô nhiễm và phục hồi bờ sông xuống cấp. Mục tiêu thiết kế của công viên là tạo ra một hội chợ triển lãm xanh, phù hợp với lượng khách lớn trong thời gian diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, trình diễn các công nghệ xanh, biến một không gian độc đáo với những sự kiện khó quên. Công viên có diện tích 14 ha nằm dọc theo bờ sông Hoàng Phố ở Thượng Hải, Trung Quốc. Cánh đồng nâu này, trước đây thuộc sở hữu của một nhà máy thép và xưởng đóng tàu, chỉ còn lại một số cấu trúc công nghiệp và địa điểm này chủ yếu được sử dụng làm bãi chôn lấp vật liệu công nghiệp. Nước sông Hoàng Phố bị ô nhiễm nặng với xếp hạng chất lượng nước quốc gia là Cấp dưới V, loại thấp nhất theo thang I-V và được coi là không an toàn cho bơi lội, giải trí và không có thủy sinh. Thách thức thiết kế khu vực có cảnh quan xuống cấp này thành một không gian