Qua điều tra cho thấy, 15/28 nhà lãnh đạo đọc sách rất chậm. 3/28 nhà lãnh đạo thú nhận đọc cả tháng mới xong một cuốn. Và cộng thêm bận mãi khiến họ đã bỏ dần thói quen đọc sách. Tại sao lãnh đạo lại ít mua sách và đọc sách vậy? Vấn đề đầu tiên cần bàn là nhiều nhà lãnh đạo không có mục đích rõ ràng khi đọc sách. Thật đáng tiếc rằng 11/28 nhà lãnh đạo trả lời rằng họ đọc bất cứ cuốn nào có trên tay, hoặc ai đó đưa cho, hay ai đó giới thiệu, miễn là có liên quan đến lãnh đạo và quản lý hoặc chuyên ngành của họ. Điều này cũng cho thấy rằng, rất nhiều lãnh đạo thực tế đãkhông có mục đích rõ ràng khi đọc sách. Điều này làm cho họ đọc tràn lan, tốn thời gian và công sức. Khi đọc sách các nhà lãnh đạo nên tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Đọc để làm gì? Cần đọc loại sách gì, cuốn nào, đọc như thế nào? Ngay cả trong những cuốn sách đã có trên tay cũng nên xác định đọc đoạn nào, mục nào. Nếu biết mục đích của lần đọc sách này nhà lãnh đạo sẽ có cách đọc phù hợp: đọc để tìm con số, dữ liệu hay đọc để giải trí; đọc để tìm kiếm thông tin hay đọc để nắm nội dung; đọc để nghiên cứu hay đọc để biết; đọc để ứng dụng, xử lý tình huống ngay hay học để phê phán, tìm điểm bất hợp lý; đọc để học trên những điểm hay, cái mạnh của người khác hay tìm những điểm chưa hay, điểm không tốt của người khác để tránh
12 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng chọn sách và đọc sách cho nhà lãnh đạo marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng chọn sách và
đọc sách cho nhà
lãnh đạo marketing
Qua điều tra cho thấy, 15/28 nhà lãnh đạo đọc sách rất chậm. 3/28 nhà
lãnh đạo thú nhận đọc cả tháng mới xong một cuốn. Và cộng thêm bận
mãi khiến họ đã bỏ dần thói quen đọc sách. Tại sao lãnh đạo lại ít mua
sách và đọc sách vậy?
Vấn đề đầu tiên cần bàn là nhiều nhà lãnh đạo không có mục đích rõ
ràng khi đọc sách. Thật đáng tiếc rằng 11/28 nhà lãnh đạo trả lời rằng
họ đọc bất cứ cuốn nào có trên tay, hoặc ai đó đưa cho, hay ai đó giới
thiệu, miễn là có liên quan đến lãnh đạo và quản lý hoặc chuyên ngành
của họ. Điều này cũng cho thấy rằng, rất nhiều lãnh đạo thực tế đã
không có mục đích rõ ràng khi đọc sách. Điều này làm cho họ đọc tràn
lan, tốn thời gian và công sức.
Khi đọc sách các nhà lãnh đạo nên tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
Đọc để làm gì? Cần đọc loại sách gì, cuốn nào, đọc như thế nào? Ngay
cả trong những cuốn sách đã có trên tay cũng nên xác định đọc đoạn
nào, mục nào. Nếu biết mục đích của lần đọc sách này nhà lãnh đạo sẽ
có cách đọc phù hợp: đọc để tìm con số, dữ liệu hay đọc để giải trí; đọc
để tìm kiếm thông tin hay đọc để nắm nội dung; đọc để nghiên cứu hay
đọc để biết; đọc để ứng dụng, xử lý tình huống ngay hay học để phê
phán, tìm điểm bất hợp lý; đọc để học trên những điểm hay, cái mạnh
của người khác hay tìm những điểm chưa hay, điểm không tốt của người
khác để tránh
Sau khi đã có mục tiêu đọc sách rõ ràng nhà lãnh đạo cần biết cách chọn
sách. Trên thực tế 21/28 nhà lãnh đạo khẳng định họ không biết chọn
sách nào cho phù hợp trước một rừng sách. 17/28 nhà lãnh đạo nói rằng
họ thấy tên sách hay thì mua về nhưng khi đọc thì lại là sách "xào" lại,
có nội dung tầm thường. Nhiều người đã có cảm giác bị lừa khi mua
sách!
Vì vậy, việc đầu tiên người mua sách nên làm là xem tên sách. Không
quên đọc tít phụ. Tít phụ nằm phía dưới cuốn sách và giúp bạn hiểu rõ,
hiểu nhanh nhất nội dung cuốn sách. Ví dụ cuốn “Bùng cháy hay tàn lụi”
có tít phụ là “Làm thế nào để nhóm lên ngọn lửa say mê, sáng tạo và
nhiệt tình trong công việc”. Tên sách và tít phụ giúp cho người đọc “sơ
tuyển” và biết cuốn sách đó có nằm trong danh sách những sách mình
cần đọc hay không.
Nhà lãnh đạo cũng cần xem ngay tên tác giả. Tên tác giả chính là thương
hiệu lớn và quyết định rất quan trọng đến nội dung và chất lượng cuốn
sách. Và cũng nên xem ngay bìa 4. Thường trên bìa 4 này có những lời
nhận xét hay khen tặng. (Cũng có khi bìa 4 viết tóm tắt về tác giả). Hãy
xem ai viết những lời nhận xét đó, họ có uy tín hay không, họ có kinh
nghiệm và hoạt động trong lĩnh vực đó hay không và nhận xét thế nào
về cuốn sách. Cũng nên lưu ý đến năm xuất bản và cuốn sách đã tái bản
lần thứ mấy. Cuốn sách càng mới xuất bản thường thông tin càng nóng
hổi, càng được cập nhật. Cuốn sách được tái bản nhiều lần, nhất là trong
thời gian càng ngắn chứng tỏ cuốn sách hay. Sẽ rất tốt nếu đọc những
cuốn sách tái bản có bổ sung.
Việc cần làm tiếp là tìm tên công ty sách hay nhà xuất bản.
Nếu là những công ty sách có tên tuổi, có thương hiệu thì thông thường
sách sẽ đảm bảo về chất lượng, hình thức, nội dung và giá trị.
Nhiều công ty sách hiện nay có đội ngũ nhân viên rất tốt, nhất là biên tập
viên. Cũng nên lưu ý trang bản quyền, thường là trang đầu tiên xem
cuốn sách này có bản quyền hay là sách biên soạn, xào nấu. Và bản
quyền này mua của tác giả nào hay nhà xuất bản nào, có nổi tiếng hay
không.
Vấn đề người dịch và người hiệu đính cũng khá quan trọng (nếu là sách
mua bản quyền). Cuốn sách dù rất hay nhưng nếu người dịch và hiệu
đính không tốt cũng có thể làm giảm chất lượng và giá trị cuốn sách đi
một cách đáng kể. Những nhà xuất bản lớn trên thế giới, nhất là những
nhà xuất bản có tuổi đời hàng trăm năm là một thương hiệu lớn, có thể
giúp bạn tin cậy hơn vào cuốn sách đang cầm trên tay.
Liên quan đến tác giả, hoặc ngay trong những trang đầu của cuốn sách,
hoặc trong tay gấp hoặc trên bìa 4 thường có giới thiệu về tác giả. Hãy
xem để biết về người viết ra cuốn sách này. Cũng rất nên đọc lời tựa, lời
giới thiệu. Những bài viết ngắn gọn này rất quan trọng để bạn hiểu về
cuốn sách. Về nội dung, mục tiêu, nhóm độc giả mà cuốn sách nhằm tới.
Một việc không thể thiếu được là xem mục lục cuốn sách. Mục lục
không chỉ giúp các nhà lãnh đạo hiểu nội dung cuốn sách mà còn giúp
bạn quyết định chất lượng cuốn sách, rằng liệu có phải là kiểu “treo đầu
dê bán thịt chó không”, rằng liệu có phải tên thì hay nhưng nội dung
không ra gì không. Nếu xem và quan sát tốt mục lục, chúng ta biết được
các vấn đề tác giả trình bày trong cuốn sách này. Sự lô gích của mục lục
cũng rất quan trọng.
Cuối cùng, nếu có thời gian nên xem lướt qua nội dung, hoặc đọc thử vài
trang trong phần mình quan tâm. Nếu có điều kiện tra cứu, hoặc nếu bạn
được giới thiệu một cuốn sách nào đó, nhất là sách tiếng nước ngoài nên
bỏ ra vài phút vào amazon.com để tra xem mức độ đánh giá cuốn này
thế nào, đạt mấy sao. Nếu bạn biết ngoại ngữ, nên vào phần insight để
xem qua nội dung bằng tiếng gốc. Đến đây bạn đã có thể quyết định mua
hay không mua cuốn sách đó.
Về kỹ năng đọc sách cần lưu ý rằng chúng ta cần có tư duy tích cực
khi đọc sách. Khi đọc nên hình dung những ý chính, ý tưởng trong sách.
Nên tạo ra những hình ảnh, biểu tượng trong đầu. Nên luôn so sánh, đối
chiếu các đoạn sau với trước, những gì mới thu nhận được với những gì
đã biết từ trước. Khi đọc với tư duy tích cực sẽ tìm ra những vấn đề mấu
chốt, quan trọng của từng đoạn, từng chương. Sẽ biết cái nào cần bỏ qua
hay đọc lướt. Nhà lãnh dạo cũng có thể rút ra kết luận cho chính mình.
Trong việc đọc sách việc quan trọng là phải rút ra điểm gì cho chính
mình. Phải tìm ra cái mới, có góc nhìn mới. Điều này tối quan trọng cho
các nhà lãnh đạo. Việc tìm ra những ý, những sáng kiến, những kinh
nghiệm hay nguyên tắc để có thể áp dụng vào cuộc sống và công việc
hàng ngày của chính các nhà lãnh đạo. 25/28 nhà lãnh đạo khẳng định
rằng họ rất quan tâm đến tính ứng dụng của cuốn sách vào thực tế.
Khi đọc nên ghi chép. Người đọc nên có bút mực hoặc bút chì trên tay.
Nên có quyển sổ ghi chép. Cũng có thể gạch chân dưới những đoạn hay,
quan trọng, câu thú vị nếu sách là của chính mình. Việc ghi chép lại
cũng giúp cho não ghi nhớ thêm nội dung cuốn sách, nội dung vấn đề.
Mẩu bút chì hơn trí nhớ tốt.
21/28 nhà lãnh đạo khẳng định họ thường không tập trung khi đọc sách.
Lý do đưa ra là họ có quá nhiều công việc, có quá nhiều thứ chi phối họ.
Khi đọc sách rất cần thiết phải gác bỏ mọi công chuyện sang một bên.
Cần cố gắng hướng toàn bộ tâm trí, liên tục vào việc đọc sách. Khi tập
trung sẽ ghi nhớ nhanh, hiểu thấu đáo vấn đề, không bị hiểu nhầm,
không phải đọc lại. Khi đọc tập trung sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian.
14/28 nhà lãnh đạo khẳng định, họ đã từng phải đọc lại một đoạn, thậm
chí cả trang sách lại bởi vì sau khi đã đọc xong mà không hiểu gì cả. Lý
do là vì không tập trung khi đọc. Khi gặp vấn đề khó hiểu nên cố gắng
suy nghĩ hoặc ghi chép lại để tìm hiểu sau. Và lại tiếp tục đọc.
Nên chọn một nơi đọc sách hợp lý, tốt nhất cho bạn. Nơi mà bạn có thể
thư giãn và tập trung. Nên chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, ấm cúng, dễ
chịu và thư giãn nếu có thể. Nên tránh những nơi thiếu ánh sáng hay quá
ồn ào. Nhiều gia đình, cơ quan có phòng đọc riêng, điều này rất tốt. Khi
đọc sách nên tắt điện thoại hoặc để điện thoại ở chế độ rung. Không nên
đọc sách trong tư thế nằm vì dễ buồn ngủ, hơn nữa ảnh hưởng không tốt
đến trí nhớ, lại không thuận lợi cho ghi chép. Nên để sách vừa tầm mắt.
Việc rèn kỹ năng đọc sách rất quan trọng. Các nhà lãnh đạo lưu ý rằng
mình chỉ nên đọc bằng mắt và não chứ không nên đọc bằng miệng. Như
vậy tốc độ nhanh hơn. Thậm chí nhanh hơn rất nhiều nếu có thói quen
và kinh nghiệm. Không nên đọc ngược trở lại quá nhiều. Nên đọc cả
đoạn để hiểu cả ý chung. Vừa đọc vừa ghi chép, thu tóm ý chính, không
nên để ý đến từng chữ, từng từ.
Khi đọc sách cần tập thói quen phán đoán khi đọc. Thả hồn vào cuốn
sách vào từng trang sách.Nên biến mình thành người viết hoặc thành
nhân vật trong cuốn sách. Người đọc quen và có kinh nghiệm chỉ cần
lướt mắt qua từng trang mà thôi. Lenin là người có tài đọc sách nhanh
như mở sách, tuy nhiên ông vẫn biết nội dung, vẫn nắm được vấn đề,
vẫn nhớ rất tốt.
Khi đọc sách nên có hai công đoạn: Đọc sơ và đọc kỹ. Khi đọc sơ nên
đọc lướt, đọc thật nhanh. Chỉ để nắm ý chính, điểm cốt yếu. Khi đọc sơ
ta không nên nghiền ngẫm cuốn sách. Còn khi đọc kỹ thì ta chỉ đọc kỹ,
sâu những phần những ý ta rất quan tâm. Khi đó cần dành nhiều thời
gian hơn cho suy ngẫm và ghi chép. Cũng cần chọn đọc những phần
trọng điểm. Khi đó bạn nên đọc những đoạn, những phần đã được lựa
chọn từ trước để nắm sâu nội dung cần thiết. Khi đọc sâu người đọc có
thể nghiền ngẫm nội dung đoạn sách, trang sách sách, để hiểu sâu, đầy
đủ, kỹ lưỡng vấn đề.
Việc đọc sách chủ động cũng rất quan trọng. Người đọc chủ động tìm
những ý, những nội dung mình cần. Khi đọc chủ động người đọc dễ
dàng có thể rút ra những kết luận phù hợp với nhu cầu của mình. Đọc
sách chủ động là vấn đề mấu chốt của việc đọc sách nhanh và hiệu quả.
Người đọc chủ động tìm kiếm cái mình cần chứ không phải cái mà tác
giả cung cấp trong cuốn sách.
Các nhà lãnh đạo nên tập đọc và tập tăng tốc độ đọc. Nên tăng tốc độ
đọc theo thời gian. Khi đọc lưu ý không nên đọc theo chiều ngang, từ
trái sang phải mà nên đọc theo chiều dọc, từ trên xuống dưới. Chúng tôi
gọi đó là phương pháp đọc scan. Đọc scan giúp chúng ta đọc được
nhanh nhất, với tốc độ cao nhất.
Cuối cùng, khi đọc xong cuốn sách nên tự mình ngẫm nghĩ lại nội
dung chính của cuốn sách, những ý hay bổ ích. Rất nên ghi chép lại các
ý chính, câu hay ra giấy, vào sổ. Một kinh nghiệm của tôi mà tôi thấy rất
hữu ích khi đọc sách là tập kể lại. Hãy kể lại cho các đồng nghiệp, cán
bộ cấp dưới, bạn bè, có thể cả lãnh đạo cấp trên. Khi kể lại giúp ta nhớ
lại nội dung và biến kiến thức đó thành kiến thức của mình, đưa tri thức
vào tàng thức. Thậm chí nếu thấy những cuốn sách thực sự hay, bổ ích
nên tổ chức trao đổi, bàn luận về cuốn sách.
Nếu các nhà lãnh đạo biết rõ mục đích đọc cho từng cuốn, tại từng thời
điểm, nếu biết chọn cho mình những cuốn sách đúng, có môi trường đọc
sách tốt, biết đọc tập trung và có phương pháp, họ sẽ đọc rất nhanh và
hiệu quả. Hiện nay, trong thời đại hội nhập, khi chúng ta sống và làm
việc trong thế giới phẳng thì đọc sách vẫn là một trong những cách tiếp
cận với tri thức hiệu quả.
Nguyễn Mạnh Hùng