Trong mọi ngành nghề, để
thành công, người lao động cần
có sự hợp tác,bổ trợ, giúp đỡ,hay tối thiểu là góp ý từ nhiều
phía. Tuy nhiên, để các bên
phối hợp hiệu quả, đúng lúc,
dúng “liều lượng”, cần phải có
sự trao đổi thông tin chính xác.
Ngày nay, nhiều công cụ, công
nghệ hiện đại vẫn đang được ưu
tiên phát triển để phục vụ cho
quá trình giao tiếp của con
người. Tất cả đều nói lên tầm
quan trọng của việc trao đổi,
luân chuyển thông tin, cụ thể là
kỹ năng, kỹ thuật giao tiếp.
Quan trọng như vậy, nhưng làm
sao để học hết các bí quyết để
thành công trong giao tiếp, giao
tiếp gồm có những hạng mục
gì, hay đơn giản là bản thân
mình đã giao tiếp tốt chưa, làmthế nào để có thể giao tiếp cho
tốt Tất cả đều là một quá
trình rèn luyện, tích lũy và tiến
bộ.
21 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ Năng Giao Tiếp và Ứng Xử
Giao tiếp – hoạt động cơ bản của con người, là công cụ quan trọng nhất để
con người có thể chung tay xây dựng một xã hội ngay từ thời nguyên thủy.
Ngày nay, giao tiếp vẫn là kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đòi
hỏi và tìm kiếm ở ứng viên của mình. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ, khả
năng truyền đạt thông tin vẫn đang là một khiếm khuyết chung trong phần
lớn nhân lực lao động của Việt Nam.
Trong mọi ngành nghề, để
thành công, người lao động cần
có sự hợp tác,bổ trợ, giúp đỡ,
hay tối thiểu là góp ý từ nhiều
phía. Tuy nhiên, để các bên
phối hợp hiệu quả, đúng lúc,
dúng “liều lượng”, cần phải có
sự trao đổi thông tin chính xác.
Ngày nay, nhiều công cụ, công
nghệ hiện đại vẫn đang được ưu
tiên phát triển để phục vụ cho
quá trình giao tiếp của con
người. Tất cả đều nói lên tầm
quan trọng của việc trao đổi,
luân chuyển thông tin, cụ thể là
kỹ năng, kỹ thuật giao tiếp.
Quan trọng như vậy, nhưng làm
sao để học hết các bí quyết để
thành công trong giao tiếp, giao
tiếp gồm có những hạng mục
gì, hay đơn giản là bản thân
mình đã giao tiếp tốt chưa, làm
thế nào để có thể giao tiếp cho
tốt Tất cả đều là một quá
trình rèn luyện, tích lũy và tiến
bộ.
Chuyên đề kỹ năng giao tiếp
lần này của chuyên trang mang
đến cho các bạn những bài trắc
nghiệm rất cơ bản về kỹ năng
giao tiếp. Tick trắc nghiệm để
xem được những thông số rõ
ràng nhất của quá trình giao
tiếp, biết rõ mình đang có mức
độ giao tiếp tương đối như thế
nào, Các video của các
chuyên gia từ các tập đoàn lớn
bày tỏ sự quan tâm của mình
đối với các ứng viên có
khả năng biểu đạt thông tin.
Giao tiếp hay bất kỳ kỹ năng
nào khác đều là kết quả của quá
trình tích lũy và học hỏi, có khi
là cả một cuộc sống.
Trắc nghiệm: Kỹ năng giao tiếp
trong cuộc sống
1. Khi trò chuyện với một
người nào đó:
* Bạn thường là người nói
nhiều nhất.
* Bạn thường để người khác
nói nhiều hơn.
* Cố gắng cân bằng trong suốt
cuộc đối thoại.
2. Khi bạn gặp một người lần
đầu, bạn sẽ:
* Đợi người khác giới thiệu.
* Bạn sẽ mỉm cười, tự giới
thiệu và chủ động bắt tay.
* Vui mừng và ôm chặt người
đó.
3. Trong suốt câu chuyện bạn:
* Liên tục gật đầu.
* Gật đầu ở những thời điểm
thích hợp
* Giữ yên đầu.
4. Bạn có khuynh hướng:
* Nghiêm trang và không mỉm
cười trong suốt cuộc trò
chuyện.
* Luôn cười lúc trò chuyện.
* Cười đúng lúc trong cuộc trò
chuyện.
5. Để kết thúc một cuộc trò
chuyện:
* Bạn kết thúc những vấn đề
trên với một phát biểu đóng.
* Bạn bắt đầu trông thiếu kiên
nhẫn và hy vọng người đó sẽ
gợi ý.
* Bạn thường bỏ đi.
6. Khi bạn nhận được ý kiến
phản đối từ người khác, bạn sẽ:
* Quan tâm đến những gì họ
nói và xin lời khuyên từ họ.
* Tập trung vào những điều bạn
không thích ở họ.
* Đơn giản bạn chỉ nói với họ
rằng bạn đã làm đúng.
7. Khi người khác nói với bạn
về những điều bất hạnh hoặc
những kinh nghiệm buồn, bạn
sẽ:
* Không bình luận thêm gì về
điều đó.
* Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc
nói chuyện.
* Cố gắng cảm thông với cảm
giác của người đó và chứng tỏ
rằng họ đã quá nhạy cảm
với mọi tình huống.
8. Cách tốt nhất để kiểm tra
xem thông tin có được người
nghe hiểu đúng nghĩa không
là?
* Quan sát ngôn ngữ cơ thể của
người nghe.
* Đặt các câu hỏi mở cho người
nghe.
* Hỏi người nghe xem họ có
hiểu bạn không.
9. Khi nào thì giao tiếp bằng
văn bản phù hợp hơn giao tiếp
trực tiếp?
* Khi bạn muốn đưa ra nhiều
câu hỏi.
* Khi bạn muốn nhanh chóng
nhận được ý kiến trả lời về một
vấn đề.
* Khi bạn muốn trình bày một
ý tưởng phức tạp.
10. Hành động ngồi ngả người
về phía trước ám chỉ điều gì khi
giao tiếp?
* Người đó đang có thái độ hạ
mình hoặc thái độ hách dịch.
* Người đó rất tự tin.
* Người đó đang rất hứng thú
và sẵn sàng hồi đáp.
Trắc nghiệm: Kỹ năng giao tiếp
(tiếp theo)
Câu 1: Theo bạn để truyền tải
một thông điệp khi giao tiếp
trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau
đây chiếm vai trò quan trọng
nhất.
* Nội dung thông điệp.
* Giọng nói.
* Hình ảnh và cử chỉ.
Câu 2: Bạn hãy cho biết những
định nghĩa nào sau đây mô tả
chính xác nhất bản chất của
giao tiếp.
* Giao tiếp là sự tương tác và
trao đổi thông tin giữa người
nói và người nghe.
* Giao tiếp chỉ mang tính chất
thời điểm khi những đối tượng
giao tiếp tiếp xúc cùng nhau.
* Giao tiếp là quá trình truyền
tải thông điệp một cách chính
xác từ người nói
đến người nghe.
* Giao tiếp bao gồm sự tương
tác giữa người nói và người
nghe trong một hoàn cảnh nhất
định.
* Giao tiếp là một quá trình
truyền tải, chia sẻ thông điệp từ
người nói đến người nghe nhằm
đảm bảo thông điệp được
truyền đi một cách chuẩn xác
nhất, tránh gây hiểu nhầm.
Câu 3: Theo bạn, hiệu suất lắng
nghe trung bình của những
người tham gia vào quá trình
giao tiếp là bao nhiêu.
* 80%
* 30%
* 50%
* 20%
Câu 4: Khi hai đồng nghiệp của
bạn xung đột với nhau. Theo
bạn quy trình nào sau đây mô tả
phương pháp giải quyết xung
đột trong giao tiếp một cách
hiệu quả nhất.
* Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu
thập thông tin – Đưa ra giải
pháp.
* Tách ra – Uống nước – Lắng
nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra
giải pháp.
* Đặt câu hỏi – Lắng nghe –
Đưa ra giải pháp.
* Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa
ra giải pháp.
Câu 5: Lắng nghe và nghe thấy
là hai khái niệm giống nhau
theo bạn đúng hay sai.
* Đúng
* Sai
Câu 6: Trong quá trình giao
tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian
để gây ấn tượng tốt cho người
khác?
* 20 giây.
* 5 phút.
* 1 phút.
Câu 7: Khi giao tiếp xã giao với
phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người
chủ động được quyền bắt tay
người kia?
* Bạn.
* Phụ nữ.
Câu 8: Theo bạn kỹ năng giao
tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu
sự thành công của bạn trong
công việc và cuộc sống?
* 20%
* 50%
* 85%
* 70%
Câu 9: Cách tư duy nào sau đây
sẽ luôn giúp bạn thành công
hơn trong quá trình giao tiếp?
* Hãy đơn giản hóa vấn đề.
* Luôn nhìn người khác với
con mắt tích cực.
* Xem người khác sai gì để
mình trách.
* Luôn xem mình có thể học
được gì từ người khác và mình
sẽ giao tiếp như thế nào để tốt
hơn.
Câu 10: Ba bí quyết nào sau
đây sẽ luôn giúp bạn thành
công, luôn được những người
khác yêu mến trong cuộc sống
và công việc?
* Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe
và Tôn trọng.
* Luôn tươi cười, Học cách
khen ngợi, Lắng nghe.
* Đặt câu hỏi, Giúp đỡ nhiệt
tình, Phê bình khi có sai sót.
Câu 11: Đáp án nào sau đây mô
phỏng chuẩn xác nhất quy
trình lắng nghe trong
giao tiếp?
* Tập trung – Tham dự - Hiểu –
Ghi nhớ - Hồi đáp – Phát triển
* Tập trung – Hiểu – Hồi đáp
* Tập trung – Hiểu – Tham dự -
Hồi đáp – Phát triển
* Tập trung – Quan sát – Hiểu
– Hồi đáp – Tham dự
Câu 12: Khi bạn giao tiếp, ấn
tượng đầu tiên bạn ghi điểm là
yếu tố nào?
* Dáng điệu, cử chỉ và trang
phục.
* Cách nói chuyện hài hước.
* Lời chào thân ái.
* Cách mở đầu câu chuyện của
bạn.
Câu 13: Giao tiếp không hiệu
quả sẽ dẫn đến hậu quả chính
nào?
* Xảy ra hiểu nhầm.
* Người nói không thể đưa ra
chỉ dẫn rõ ràng.
* Mọi người không làm theo
bạn.
Câu 14: Tại sao khi giao tiếp
bạn nên tập trung vào ngôn ngữ
hành vi và các biểu hiện của cơ
thể.
* Cử chỉ và hành vi truyền đạt
thông điệp quan trọng.
* Rất ít thông điệp được truyền
đạt qua hành vi.
* Ngôn ngữ hành vi thường khó
hiểu.
* Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc
vào văn hóa.
Câu 15: Trong các yếu tố gây
nhiễu trong quá trình giao tiếp,
đâu là các yếu tố chính?
* Môi trường ồn ào.
* Yếu tố bên trong.
* Thiếu tập trung.
* Sức khỏe.