Đặt vấn đề và mục tiêu: Lao niệu sinh dục (LNSD) tại các tỉnh phía Nam Việt Nam còn khá thường gặp
với nhiều biến chứng, di chứng trên đường tiết niệu. Việc chẩn đoán còn khá khó khăn, thời gian điều trị lao,
chiến lược điều trị nội‐ngoại khoa kết hợp là phức tạp và chưa có sự đồng thuận. Bài viết này tổng quan các báo
cáo gốc của Khoa Tiết niệu bệnh viện Bình Dân trong thời gian trên 20 năm về đề tài này để rút ra một số khía
cạnh về dịch tễ, biểu biện lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Đây là báo cáo tổng quan dựa trên 8 báo cáo của ba tác giả trong
nước từ năm 1990 đến nay: bệnh viện Bình Dân với 2 báo cáo tổng quan và 5 báo cáo gốc, bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch với một báo cáo tổng quan. Các quan điểm, kết quả về chấn đoán và điều trị bệnh LNSD được đúc kết tứ
các báo cáo này, có tham khảo 17 báo cáo gốc của các tác giả nước ngòai.
Kết quả: Tại bệnh viện Bình Dân, trung bình có khoảng trên 30 trường hợp LNSD mới được phát hiện
trong một năm. Tuổi trẻ (31–50 tuổi) chiếm đến 43,7% (73 / 167), tỉ lệ nam: nữ là 1,8. LNSD đơn thuần chiếm
77,2% (129/167); LNSD kèm với lao phổi chiếm 19,2% (32/167); LNSD kèm với lao ngồi phổi chiếm 3,54%
(6/167). Lao thận đơn thuần chiếm 13,2% (22/167); lao thận và niệu quản chiếm 25,7% (43/167); lao thận, niệu
quản, bàng quang chiếm 26,3% (44/167); lao thận và mào tinh chiếm 6% (10/167); lao mào tinh chiếm 27,5%
(46/167); lao phối hợp các cơ quan trên chiếm 1,2% (2/167). Trong chẩn đoán, xét nghiệm nước tiểu là chủ lực
với khả năng chẩn đóan lên đến 94% nếu phối hợp cả 3 xét nghiệm: nhuộm Ziehl tìm trực khuẩn kháng acid‐cồn
(AFB), cấy nước tiểu tìm BK, phản ứng PCR nước tiểu, so với chỉ 38% nếu chỉ tìm trực khuẩn kháng acid‐cồn.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có vai trò trong việc phát hiện các tổn thương thận, các biến thể đường tiết
niệu, thận mất chức năng để điều trị can thiệp kịp thời. Trong điều trị bệnh lao dùng công thức ngắn ngày có
kết quả tốt. Thuốc kháng lao dùng theo chương trình chống lao quốc gia gồm 2 phác đồ: phác đồ 1: 2SHRZ /
6HE cho bệnh nhân mới; phác đồ 2: 2SHRZE / 1HRZE / 5H3R3E3 cho bệnh nhân lao tái phát. Tỉ lệ biến chứng
hẹp niệu quản là 29,6% (71/240). Điều trị biến chứng này theo phương pháp can thiệp từng bước với tỉ lệ thành
công của nội soi là 36,1% (13/36), mổ mở tạo hình niệu quản là 85% (17/20), tỉ lệ thành công chung là 79,6%
(39/49), tỉ lệ thất bại là 10,2% (5/49), tỉ lệ phẫu thuật thận thám sát là 10% (5/50). Biến chứng bàng quang co
nhỏ được giải quyết bằng phẫu thuật tạo hình làm rộng bàng quang với kết quả trung bình‐khá, và gần đây đã
được thực hiện thành công qua nội soi ổ bụng. Tỉ lệ thận mất chức năng là 11,9% (7/59). Thận mất chức năng
được chỉ định cắt thận, dùng kỹ thuật mổ mở hay phẫu thuật nội soi với tỉ lệ thành công của nội soi là 64,3%
(9/14).
Kết luận: LNSD ở (miền Nam) Việt Nam vẫn còn là vấn nạn vì tỉ lệ bệnh lưu hành cũng như mức độ trầm
trọng của bệnh. Chẩn đoán hiện nay không còn quá khó vì nếu phối hợp AFB, PCR, cấy nước tiểu cho chẩn đoán
dương tính đến 94%. Điều trị kháng lao ngắn hạn cho kết quả tốt và có hiệu quả kinh tế. LNSD là bệnh nội‐
ngọai khoa, sự can thiệp đúng lúc và xử trí thích hợp giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng. Phẫu thuật ít xâm
hại có thể hữu ích ở nhóm bệnh nhân cần điều trị ngoại khoa.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lao niệu sinh dục tại Việt Nam: Chẩn đoán và điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 335
LAO NIỆU SINH DỤC TẠI VIỆT NAM:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Lê Văn Hiếu Nhân**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Lao niệu sinh dục (LNSD) tại các tỉnh phía Nam Việt Nam còn khá thường gặp
với nhiều biến chứng, di chứng trên đường tiết niệu. Việc chẩn đoán còn khá khó khăn, thời gian điều trị lao,
chiến lược điều trị nội‐ngoại khoa kết hợp là phức tạp và chưa có sự đồng thuận. Bài viết này tổng quan các báo
cáo gốc của Khoa Tiết niệu bệnh viện Bình Dân trong thời gian trên 20 năm về đề tài này để rút ra một số khía
cạnh về dịch tễ, biểu biện lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Đây là báo cáo tổng quan dựa trên 8 báo cáo của ba tác giả trong
nước từ năm 1990 đến nay: bệnh viện Bình Dân với 2 báo cáo tổng quan và 5 báo cáo gốc, bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch với một báo cáo tổng quan. Các quan điểm, kết quả về chấn đoán và điều trị bệnh LNSD được đúc kết tứ
các báo cáo này, có tham khảo 17 báo cáo gốc của các tác giả nước ngòai.
Kết quả: Tại bệnh viện Bình Dân, trung bình có khoảng trên 30 trường hợp LNSD mới được phát hiện
trong một năm. Tuổi trẻ (31–50 tuổi) chiếm đến 43,7% (73 / 167), tỉ lệ nam: nữ là 1,8. LNSD đơn thuần chiếm
77,2% (129/167); LNSD kèm với lao phổi chiếm 19,2% (32/167); LNSD kèm với lao ngồi phổi chiếm 3,54%
(6/167). Lao thận đơn thuần chiếm 13,2% (22/167); lao thận và niệu quản chiếm 25,7% (43/167); lao thận, niệu
quản, bàng quang chiếm 26,3% (44/167); lao thận và mào tinh chiếm 6% (10/167); lao mào tinh chiếm 27,5%
(46/167); lao phối hợp các cơ quan trên chiếm 1,2% (2/167). Trong chẩn đoán, xét nghiệm nước tiểu là chủ lực
với khả năng chẩn đóan lên đến 94% nếu phối hợp cả 3 xét nghiệm: nhuộm Ziehl tìm trực khuẩn kháng acid‐cồn
(AFB), cấy nước tiểu tìm BK, phản ứng PCR nước tiểu, so với chỉ 38% nếu chỉ tìm trực khuẩn kháng acid‐cồn.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có vai trò trong việc phát hiện các tổn thương thận, các biến thể đường tiết
niệu, thận mất chức năngđể điều trị can thiệp kịp thời. Trong điều trị bệnh lao dùng công thức ngắn ngày có
kết quả tốt. Thuốc kháng lao dùng theo chương trình chống lao quốc gia gồm 2 phác đồ: phác đồ 1: 2SHRZ /
6HE cho bệnh nhân mới; phác đồ 2: 2SHRZE / 1HRZE / 5H3R3E3 cho bệnh nhân lao tái phát. Tỉ lệ biến chứng
hẹp niệu quản là 29,6% (71/240). Điều trị biến chứng này theo phương pháp can thiệp từng bước với tỉ lệ thành
công của nội soi là 36,1% (13/36), mổ mở tạo hình niệu quản là 85% (17/20), tỉ lệ thành công chung là 79,6%
(39/49), tỉ lệ thất bại là 10,2% (5/49), tỉ lệ phẫu thuật thận thám sát là 10% (5/50). Biến chứng bàng quang co
nhỏ được giải quyết bằng phẫu thuật tạo hình làm rộng bàng quang với kết quả trung bình‐khá, và gần đây đã
được thực hiện thành công qua nội soi ổ bụng. Tỉ lệ thận mất chức năng là 11,9% (7/59). Thận mất chức năng
được chỉ định cắt thận, dùng kỹ thuật mổ mở hay phẫu thuật nội soi với tỉ lệ thành công của nội soi là 64,3%
(9/14).
Kết luận: LNSD ở (miền Nam) Việt Nam vẫn còn là vấn nạn vì tỉ lệ bệnh lưu hành cũng như mức độ trầm
trọng của bệnh. Chẩn đoán hiện nay không còn quá khó vì nếu phối hợp AFB, PCR, cấy nước tiểu cho chẩn đoán
dương tính đến 94%. Điều trị kháng lao ngắn hạn cho kết quả tốt và có hiệu quả kinh tế. LNSD là bệnh nội‐
ngọai khoa, sự can thiệp đúng lúc và xử trí thích hợp giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng. Phẫu thuật ít xâm
hại có thể hữu ích ở nhóm bệnh nhân cần điều trị ngoại khoa.
Từ khóa: lao niệu sinh dục (LNSD), điều trị được nhân viên y tế giám sát trực tiếp, ngắn hạn (DOTS);
Hẹp niệu quản do lao; Thận mất chức năng do lao
* Khoa Niệu B bệnh viện Bình Dân ** Khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346 Email: npchoang@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 336
ABSTRACT
GENITOURINARY TUBERCULOSIS IN VIETNAM: DIAGNOSIS AND TREATMENT
Nguyen Phuc Cam Hoang, Le van Hieu Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 334 ‐ 344
Introduction and objective: Genitourinary tuberculosis (GUTB) in the South Vietnam remains common
with many complications on the urinary tract. The diagnosis remains difficult, duration of antituberculous
treatment, the combination of medical and surgical treatment remains controversial. This paper reviews the
original reports of the Department of Urology of Binh Dan hospital in the past 20 years on this issue to draw
some conclusions on epidemiology, clinical manifestations, diagnosis and treatment.
Materials and Methods: This is an overview on 8 reports of 3 domestic authors since 1990: 2 overviews
and 5 original reports of Binh Dan hospital, 1 overview of Pham Ngoc Thach hospital. The view‐points, results of
diagnosis and treatment of GUTB were drawn from these reports, consulting 17 original reports of foreigner
authors.
Results: At Binh Dan hospital, there is about more than 30 new cases of GUTB detected annually. Young
age (31‐50 years old) accounted for 43.7% (73 / 167), male to female ratio: 1.8. Isolate GUTB accounted for
77.2% (129/167), GUTB concomitant with pulmonary tuberculosis accounted for 19.2% (32/167), GUTB
concomitant with other extra‐pulmonary tuberculosis accounted for 3.54% (6/167). Isolate kidney disease
accounted for 13.2% (22/167 cases); kidney and ureter disease accounted for 25.7% (43/167 cases); kidney,
ureter, bladder disease accounted for 26.3% (44/167 cases); kidney and epididymis: 6% (10/167 cases);
epididymis: 27.5% (46/167 cases); complex involvements: 1.2% (2/167). In the diagnosis, urine examination is
the cornerstone because using the combination of AFB, urine culture, and PCR, 94% of patients (47/50) had
mycobacterium positive urine in comparison with only 38% patients with AFB (+) in our former series. The role
of imaging studies is to detect the renal lesions, the deformities of the urinary tract, nonfunctioning kidneys. to
indicate interventions. Short course chemotherapy had good outcomes. Patients were provided with the drugs
from the National antituberculous program comprising two regimens: regimen 1: 2 SHRZ / 6 HE for new GUTB
patients; regimen 2: 2 SHRZE / 1 HRZE / 5 H3 R3 E3 for recurrent GUTB patients. The rate of ureteric
stricture was 29.6% (71/240). This complication was managed by staged treatment with the success rate of
ureteroscopy of 36.1% (13/36), open ureteral reconstruction of 85% (17/20), overall success rate of 79.6%
(39/49), poor outcome of 10.2% (5/49). The rate of renal exploration due to poorly functioning kidney was 10%
(5/50). Contracted TB bladder was managed by augmentation cystoplasty with mediocre to pretty‐good outcomes
and recently succesfully performed by laparoscopy. The rate of nonfunctioning kidney was 11.9% (7/59). This
was managed by nephrectomy, by open or laparocopic surgeries, with the success rate of laparoscopy of 64.3%
(9/14).
Conclusions: GUTB in South Viet Nam remains a topical issue because of its incidence as well as its
severity. The diagnosis nowadays is no more too difficult because the combination of the AFB, PCR, and urine
culture can make a diagnosis up to 94% of cases. Short course antituberculous treatment is cost‐effective. GUTB
is a medico‐surgical disease, the timing and appropriate intervention can prevent severe complications.
Minimally‐invasive procedures could be useful to the subgroup of patients who requires surgery.
Keywords: Genitourinary tuberculosis (GUTB); Directly observed treatment, short course (DOTS);
Tuberculous ureteric stricture, Tuberculous nonfunctioning kidney.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 337
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao niệu sinh dục (LNSD) tại các tỉnh phía
Nam Việt Nam còn khá thường gặp với nhiều
biến chứng, di chứng trên đường tiết niệu. Chẩn
đoán LNSD vẫn còn khá khó khăn, thời gian
điều trị lao, chiến lược điều trị nội‐ngoại khoa
kết hợp là phức tạp và chưa có sự đồng thuận.
Bài viết này tổng quan các báo cáo gốc của Khoa
Tiết niệu bệnh viện Bình Dân trong thời gian
trên 20 năm về đề tài này để rút ra một số khía
cạnh về dịch tễ học, biểu biện lâm sàng, chẩn
đoán và điều trị bệnh LNSD.
Mục tiêu
Bài viết này tổng quan các báo cáo gốc của
Khoa Tiết niệu bệnh viện Bình Dân trong thời
gian trên 20 năm qua về lao niệu sinh dục
nhằm rút ra một số kết quả về dịch tễ, biểu
biện lâm sàng, thái dộ chẩn đoán và phương
pháp điều trị.
TƯ LIỆU ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là báo cáo tổng quan dựa trên 8 báo cáo
của ba tác giả trong nước từ năm 1990 đến nay:
bệnh viện Bình Dân với 2 báo cáo tổng quan và 5
báo cáo gốc, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch với
một báo cáo tổng quan. Các quan điểm, kết quả
về chấn đoán và điều trị bệnh LNSD được đúc
kết tứ các báo cáo này, có tham khảo 17 báo cáo
gốc của các tác giả nước ngoài.
KẾT QUẢ ‐ BÀN LUẬN
Dịch tễ ‐ Phân bố cơ quan
Tại bệnh viện Bình Dân, trung bình có 35
trường hợp LNSD mới được phát hiện trong
một năm(8). Trong 5 năm (1989 – 1994) có 167
trường hợp LNSD mới được phát hiện(9). Tuổi
trẻ (31 – 50 tuổi) chiếm đa số: 73/167 trường hợp
(43,7%), với tỉ lệ nam: nữ là 1,8 (Hình 1).Trong
loạt này, LNSD đơn thuần chiếm 77,2%
(129/167); LNSD kèm với lao phổi chiếm 19,2%
(32/167); LNSD kèm với lao ngoài phổi chiếm
3,54% (6/167) (Hình 2). Lao thận đơn thuần
chiếm 13,2% (22/167); lao thận và niệu quản
chiếm 25,7% (43/167); lao thận, niệu quản, bàng
quang chiếm 26,3% (44/167); lao thận và mào
tinh chiếm 6% (10/167); lao mào tinh chiếm
27,5% (46/167); lao phối hợp các cơ quan trên
chiếm 1,2% (2/167) (Hình 3).
Biến chứng của LNSD trong loạt bệnh nhân
này: suy thận: 9,6%; thận mủ: 8,9%; thận mất
chức năng do lao: 3%; hẹp niệu quản: 12,6%;
bàng quang nhỏ do lao: 7,2%; áp xe bìu: 16,2%;
các biến chứng kết hợp: 5,4%. (Hình 4).
Hình 1. Phân bố tuổi của 167 bệnh nhân LNSD(9).
Hình 2. Phân bố LNSD kết hợp với lao các cơ quan
khác trong 167 trường hợp. (GUTB: Lao niệu sinh
dục; PTB: Lao phổi; EPTB: Lao ngoài phổi)(9).
Hình 3. Phân bố lao các cơ quan niệu sinh dục trong
167 trường hợp(9).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 338
Hình 4. Phân bố biến chứng trong 167 trường hợp(9).
Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng: Trong loạt 50 bệnh
nhân LNSD gần đây có biến chứng hẹp nệu
quản được phát hiện trong 7 năm (1998‐2005)(8),
triệu chứng đau lưng và tiểu khó chiếm đa số.
Thời gian trung bình kể từ khi có triệu chứng
đến khi phát hiện bệnh là 6,3 tháng (1‐36). Năm
bệnh nhân có tiền sử lao phổi (10%), 1 có lao
hạch (2%) và 1 LNSD tái phát. Bốn mưới bảy
bệnh nhân có BK nước tiểu dương tính, 2 có
nước tiểu âm tính trong đó 1 bệnh nhân nhiễm
trùng niệu sinh dục đặc hiệu được điều trị thuốc
kháng lao trước đó ở cơ quan y tế khác.
Bảng 1. Biểu hiện lâm sàng của 50 bệnh nhân LNSD
có biến chứng hẹp niệu quản(8).
Triệu chứng lâm sàng Số trường hợp %
Đau lưng 37 74
Tiểu máu 10 20
Tiểu nhiều 22 44
Tiểu đục 8 16
Tiểu khó 25 50
Triệu chứng đường tiểu dưới kéo dài 7 14
Xuất tinh máu 1/12* 8,3
* Trong 12 bệnh nhân nam.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán LNSD, tại bệnh viện Bình Dân
các xét nghiệm sau được làm thường qui(12):
Tốc độ lắng máu và Tuberculin test
X‐quang ngực
Tìm AFB trong đàm ở những trường hợp
nghi ngờ lao trên XQ phổi.
Xét nghiệm nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểu: tìm hồng cầu và
bạch cầu; pH, tỉ trọng nước tiểu.
Cấy nước tiểu để tìm vi khuẩn không đặc
hiệu.
Nhuộm Ziehl‐Neelsen để tìm AFB (3 đến 6
mẫu nước tiểu liên tục).
Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction)
để phát hiện M.tuberculosis (IS6110‐PCR).
Cấy trên môi trường Lowenstein‐Jensen để
phân lập M.tuberculosis và M. nontuberculosis (3
mẫu nước tiểu liên tiếp).
Trong 50 bệnh nhân LNSD biến chứng hẹp
niệu quản được phát hiện trên 7 năm (1998‐
2005)(8), chúng tôi có kết quả sau: Nhuộm Ziehl‐
Neelsen để tìm AFB trong nước tiểu: dương
tính: 39/50 (78%); âm tính: 11/50 (22%). Cấy nước
tiểu trên môi trường Lowenstein‐Jensen: dương
tính với M.tuberculosis: 20/47 (42,6); dương tính
với M.nontuberculosis: 4/47 (8,5); mẫu nước tiểu
bị lỗi: 1/47 (2,1%). PCR để tìm M.tuberculosis
(IS6110‐PCR) ở 33 bệnh nhân: dương tính: 14/33
(42,4); âm tính là 19/33 (57,6%) với độ nhạy PCR
khoảng 45,2‐73,7%. Độ nhạy này được xem là
thấp hơn so với các tác giả khác. Moussa(16) dùng
2 phản ứng IS6110‐PCR và 16SrRNA gene‐PCR
có độ nhạy lần lượt là 95,59% và 87,05%.
Nếu phối hợp AFB, cấy nước tiểu, và PCR,
có đến 47/50 bệnh nhân (94%) có nước tiểu
dương tính Mycobacterium(8). Phối hợp 3 xét
nghiệm làm cho chẩn đoán LNSD dễ dàng hơn
so với chỉ 38% bệnh nhân có AFB dương tính
trong loạt 167 bệnh nhân trước đây (1989‐
1994)(9).
Xét nghiệm X‐quang
Chụp hệ niệu tiêm thuốc cản quang (IVU) để
khảo sát thận.
Siêu âm và IVU
Được thực hiện cho tất cả trường hợp nghi
ngờ LNSD. Làm IVU tiêu chuẩn để xác định
thận ứ nước, hẹp và dãn niệu quản, chức năng
thận riêng rẽ (Hình 5). Trong trường hợp chất
lượng phim IVU xấu hoặc chức năng thận kém,
sẽ chỉ định chụp bể thận ngược dòng. Trong 50
bệnh nhân LNSD có biến chứng hẹp niệu quản
trong 7 năm (1998‐2005)(8), chụp bể thận ngược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 339
dòng được chỉ định 26/50 bệnh nhân (52%)
(Hình 6).
Chụp bàng quang‐niệu đạo lúc đi tiểu (VCUG)
Được chỉ định để phát hiện những biến
dạng của bàng quang và/hoặc ngược dòng bàng
quang‐niệu quản (VUR) (Hình 7). Chụp bàng
quang có bơm thuốc cản quang được chỉ định
trên 9/50 bệnh nhân, phát hiện bàng quang co
nhỏ 1/50 trường hợp, VUR 9/50 trường hợp(8).
CT/MSCT
Được chỉ định trong những trường hợp tổn
thương thận khó. (Hình 8). CT được chỉ định
trong 4/50 bệnh nhân: 1 có áp xe thận và dò, 2 có
thận ứ nước.
Soi bàng quang và/ hoặc sinh thiết bàng
quang
Ít có giá trị chẩn đoán (Hình 9). Soi bàng
quang được chỉ định trong 34/50 bệnh nhân
trong đó sinh thiết được thực nhiện 2 trường
hợp và cho kết quả viêm mạn không đặc hiệu(8).
Hình 5. IVU trên bệnh nhân LNSD. A. Hẹp niệu
quản trái sát bàng quang. B. Thận ứ nước hai bên với
biến dạng bàng quang. C. Thận ứ nước bên trái và
bàng quang co nhỏ.
Hình 6. Chụp bể thận ngược dòng A. Hẹp niệu quản
trái đoạn giữa và đoạn gần. B. Hẹp niệu quản đọan xa
bên trái.
Hình 7. Chụp bàng quang‐niệu đạo lúc đi tiểu. A.
Bàng quang co nhỏ với ngược dòng bàng quang niệu
quản hai bên ở bệnh nhân nữ 59 tuổi. B. Hình ảnh
tương tự ở bệnh nhân khác.
Hình 8. CT, MSCT. A. Áp xe quanh thận phải. B.
Hình ảnh giả bướu của thận phải mất chức năng do
lao. C. MSCT dựng hình thấy bàng quang co nhỏ, vôi
hóa ở thận trái mất chức năng.
Hình 9. A. B. Niêm mạc bàng quang “như nhung” trong viêm lao bàng quang. C. Miệng niệu quản hình “lỗ
đánh golf”.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 340
Điều trị
Bệnh nhân được điều trị dưới sự giám sát
trực tiếp của nhân viên y tế, dùng phác đồ
kháng lao ngắn hạn (DOTS). Bệnh nhân được
giới thiệu đến cơ sở chống lao địa phương để
nhận thuốc lao nhưng vẫn được bác sĩ Tiết
niệu theo dõi bệnh trong suốt quá trình điều
trị. Chương trình chống lao quốc gia gồm 2
phác đồ(5). Phác đồ 1: 2SHRZ/6HE cho bệnh
nhân LNSD mới; phác đồ 2:
2SHRZE/1HRZE/5H3R3E3 cho bệnh nhân lao
tái phát. Bệnh nhân với biến chứng hẹp niệu
quản được khuyến cáo không dùng
Streptomycine để ngăn ngừa tình trạng làm
tăng xơ hóa mô đưa đến bế tắc đường tiểu trên
cấp tính.
Phẫu thuật được chỉ định cho bệnh nhân có
biến chứng biến dạng đường tiểu như hẹp niệu
quản, bàng quang co nhỏ, cơ quan bị phá hủy
như thận mất chức năng, áp xe mào tinh. Phẫu
thuật triệt để được chỉ định sau 2 tháng hóa trị
tấn công(3,14,24).
Trong loạt 167 bệnh nhân tại bệnh viện Bình
Dân (1989‐1994)(9), hóa trị đơn thuần chiếm 70%,
hóa trị kết hợp phẫu thuật chiếm 30% với kết
quả khả quan sau cùng là 85,1%.
Bế tắc đường tiểu trên (hẹp niệu quản) được
xử trí theo phác đồ từng bước(8,15): dùng thuốc
kháng lao trước, nếu tình trạng hẹp xấu hơn
hoặc không cải thiện sau 3 tuần, dùng thêm
corticosteroids (presnisolone 20mg x 3 lần trong
1 ngày) từ 4 đến 6 tuần. Nếu tình trạng hẹp xấu
hơn hoặc không cải thiện sau 6 tuần, sẽ nong
niệu quản, từ 1 đến 3 lần. Nếu không cải thiện
sau 3 lần nong thì chỉ định phẫu thuật tạo hình.
Trong loạt 50 bệnh nhân LNSD biến chứng
hẹp niệu quản (59 niệu quản hẹp)(8), điều trị nội
khoa mang lại kết quả khả quan chỉ trong
trường hợp thận ứ nước trung bình (11/12 niệu
quản, 91,7%) với kết qủa khả quan chung là
26,8% (11/41 niệu quản). Vai trò của
corticosteroids không có ý nghĩa thống kê với tỉ
lệ kết quả khả quan chỉ 41,5% (17/41 niệu quản)
(p=0,162).
Bennani và cộng sự(2) có kết quả tốt khi dùng
corticosteroids với 8/16 niệu quản hẹp (50%), 5/8
bàng quang co nhỏ, 2/3 bể thận hẹp. Ông
khuyến cáo dùng corticosteroids và nong niệu
quản nội soi. Hamburger(7) khuyến cáo dùng
prednisone 30‐40 mg / ngày, thời gian không
quá 2 tháng vì sợ bệnh lao bùng phát.
Le Guillou và cộng sự(6) không dùng
corticosteroids để ngăn ngừa hoặc điều trị xơ
hóa do lao ở bệnh nhân LNSD. Ông chỉ dùng
trong trường hợp viêm bàng quang cấp do lao.
Bảng 2. Phương thức điều trị 50 bệnh nhân LNSD
có biến chứng hẹp niệu quản (59 niệu quản hẹp) (8).
Điều trị Số NQ Tỉ lệ %
Kháng lao 11 18,6
Kháng lao, Corticoids 6 10,2
Kháng lao, Corticoids, nong NQ 10 16,9
Kháng lao, nong NQ 11 18,6
Kháng lao, corticoids, nong niệu quản,
phẫu thuật tạo hình 14 23,7
Kháng lao, corticoids, phẫu thuật tạo hình 3 5,1
Kháng lao, nong NQ, phẫu thuật tạo hình 1 1,7
Kháng lao, phẫu thuật tạo hình 3 5,1
Tổng cộng 59 100
Trong số 33 / 50 bệnh nhân (66%)(8) với 36
niệu quản hẹp được điều trị bằng nội soi (1 đến
4 lần/1 niệu quản, trung bình 1,47 lần). Nội soi
có thể là đặt thông JJ (6 niệu quản) đến nong
niệu quản bằng thông bong bóng hoặc bằng ống
thông (14 niệu quản), đến xẻ niệu quản bằng nội
soi (10 niệu quản) (Bảng 3). Tỉ lệ thất bại của
nong niệu quản nội soi là 16,7% (6 niệu quản).
Vai trò của nội soi có ý nghĩa thống kê với kết
quả khả quan là 65,9% (27/41 niệu quản)
(p=0,0267). Trong 36 niệu quản được xử trí bằng
nong niệu quản nội soi, 13 niệu quản có kết quả
khả quan (36,1%). 6/10 niệu quản (60%) với
chiều dài đoạn hẹp ≤ 1cm có kết quả khả quan.
Bảng 3. Hẹp niệu quản: Nong niệu quản nội soi ở 33
bệnh nhân với 36 niệu quản.
Kỹ thuật nội soi niệu Số NQ Tỉ lệ %
Đặt thông JJ 6 16,7
Nong NQ bằng máy soi 6 16,7
Nong NQ bằng thông bong bóng 1 2,8
Nong NQ bằng ống thông 7 19,4
Xẻ rộng NQ qua nội soi 6 16,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 341
Xẻ rộng NQ qua nội soi + Nong bằng
bóng 1 2,8
Xẻ rộng NQ qua nội soi + Nong bằng