Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền ĐNB, nằm trong toạ độ địa lý : 10o5r7' đến 11o47' vĩ độ Bắc và 10o49' đến 106o23' kinh độ Đông. Lãnh thổ của tỉnh trải dài theo hướng Bắc - Nam khoảng 88 km và hướng Đông - Tây khoảng 50 km .
Phía Bắc và phái tây tiếp giáp với tỉnh:
Sway riêng và Côpông chàm của Campuchia, đương biên giới dài 240 km, với hai cửa khẩu quốc tế :
Mộc bài và Xa Mát .
Phía Đông tiếp giáp với tinh Bình Phước và Bình Dương với danh giới tự nhiên là sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng, tổng chiều dài là 66 km .
Phía Đông Nam tiếp giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh, đường biên giới dài hơn 20 km .
Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Long An ( Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ) chiều dài 30 km .
Tây Ninh nằm ở phía Tây Nam của đất nước, cách thủ đô Hà Nội 1,818 km , cách Thành Phố Hồ Chí Minh - Trung tâm khu vực phía Nam là 99 km .
Tây Ninh có vị trí quan trọng : là cửa ngõ của khu vực trong điểm phía Nam , là cầu nối của hai trung tâm kinh tế lớn vào bậc nhất của bán đảo Đông Dương: Thành Phố Hồ Chí Minh và thành phố Phnôm pênh nằm trên tuyến đường xuyên Á, có cửa khẩu kinh tế Mộc Bài va Xa Mát. Tạo nên điều kiện cho Tây Ninh phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hoá, vơi Campuchia, tạo mối giao thông quốc tế với các nước trong khu vực ĐNA. Tuy nhiên với đường biên giới dài cũng có không ít khó khăn cho tỉnh, đó là bảo vệ an ninh quốc gia chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình hiện nay.
44 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của vùng kinh tế Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: KHÁI QUÁT CHUNG (4,028,12)
Diện tích: 4,028,12 km2 ( chiếm 1,22% diện tích của cả nước.)
Dân số : 1,017,100 người .( chiếm 1,25 % dân số cả nước (2003).
Dân tộc : Việt ( kinh ), Khơme Hoa, chăm .
Tỉnh lị : Thị xã tây ninh và 8 huyện:
1. Vị trí lãnh thổ
Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền ĐNB, nằm trong toạ độ địa lý : 10o5r7' đến 11o47' vĩ độ Bắc và 10o49' đến 106o23' kinh độ Đông. Lãnh thổ của tỉnh trải dài theo hướng Bắc - Nam khoảng 88 km và hướng Đông - Tây khoảng 50 km .
Phía Bắc và phái tây tiếp giáp với tỉnh:
Sway riêng và Côpông chàm của Campuchia, đương biên giới dài 240 km, với hai cửa khẩu quốc tế :
Mộc bài và Xa Mát .
Phía Đông tiếp giáp với tinh Bình Phước và Bình Dương với danh giới tự nhiên là sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng, tổng chiều dài là 66 km .
Phía Đông Nam tiếp giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh, đường biên giới dài hơn 20 km .
Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Long An ( Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ) chiều dài 30 km .
Tây Ninh nằm ở phía Tây Nam của đất nước, cách thủ đô Hà Nội 1,818 km , cách Thành Phố Hồ Chí Minh - Trung tâm khu vực phía Nam là 99 km .
Tây Ninh có vị trí quan trọng : là cửa ngõ của khu vực trong điểm phía Nam , là cầu nối của hai trung tâm kinh tế lớn vào bậc nhất của bán đảo Đông Dương: Thành Phố Hồ Chí Minh và thành phố Phnôm pênh nằm trên tuyến đường xuyên Á, có cửa khẩu kinh tế Mộc Bài va Xa Mát. Tạo nên điều kiện cho Tây Ninh phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hoá, vơi Campuchia, tạo mối giao thông quốc tế với các nước trong khu vực ĐNA. Tuy nhiên với đường biên giới dài cũng có không ít khó khăn cho tỉnh, đó là bảo vệ an ninh quốc gia chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình hiện nay.
2. Khu vực hành chính
Tây Ninh có một thị xã Tây Ninh và 8 huyện : Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Hoà Cầu, Trảng Bàng.
Tây Ninh 79 xã, 5 phường , 8 thị trấn, trong đó có 5 huyện và 19 xã biên giới giáp Campuchia.
Bảng các đơn vị hành chính của Tây Ninh.
Các huyện thị
Diện tích Km2
Đơn vị hành chính
Số xã
Số phường
Số thị trấn
Toàn Tỉnh
4028,12
79
5
8
Thị xã Tây Ninh
34,71
5
5
-
Huyện Tân Biên
825,96
9
-
1
Huyện Tân Châu
957,45
1
-
1
Huyện Dương MinhChâu
606,46
10
-
1
Huyện Châu Thành
573,15
12
-
1
Hoà Thành
183,57
7
-
1
Bến Cầu
233,32
8
-
1
Gò Cầu
251,83
8
-
1
Trảng Bàng
334,61
9
-
1
II . LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG
Quá trình khai phá và hình thành địa vực đơn vị hành chính của tỉnh Tây Ninh gắn với quá trình hình thành và phát triển của cư dân người Việt đến Tây Ninh,đó là thời kỳ khẩn hoang, mở mang bờ cõi nước ta về phía nam của tổ quốc.
- Vào thời Nguyễn và triều Nguyễn ( Thế kỷ thứ XVII đến giữa thế kỷ XIX ). Với những đợt di dân đầu tiên của người Việt đến Tây Ninh , bắt đầu 1658, và đến 1698 nơi đây được chúa Nguyễn đặt Quang Phong thuộc phủ Gia Định, phủ gia định được gọi là trấn Gia Định rồi thành Gia Định .
1832 vua Minh Mạng đổi thành Gia Định làm tỉnh Phiên An.Thành tỉnh Gia Định. Tây Ninh là một phủ của Gia Định . Phủ Tây Ninh có hai huyện : Tân Minh và Quang Hoá.
-Thời kỳ pháp thuộc và kháng chiến chống pháp ( giữa thế kỷ XIX đến 1954).
1858 pháp xâm lược nước ta. 1861 chúng ta chuyển phủ Tây Ninh sát nhậpvào Sài Gòn - Gia Định, pháp cho hai đoàn quân đến cai quản ở hai huyện : Tân Minh và Quảng Hoá. 1868 hai đoàn quân này được thay bằng 2 ti thành chính . Trụ sở đặt tại Trảng Bàng và thị xã Tây Ninh hiện nay .
1876 Thực dân pháp chia nam bộ thành 4 khu vực : Sài Gòn, Mỹ Tho, Bát Xắc, Vĩnh Long, Tây Ninh nằm trong khu vực Sài Gòn. 1890 chính phủ thực dân chia hai khu vực Sài Gòn, Gia Đinh thành 4 tỉnh mới : Gia Định, Chợ Lớn, Tân A , và Tây Ninh.
Ngày 1,1,1900 Tây Ninh mới chính thức là một tỉnh của miền Đông Nam Bộ với 2 quận và 10 tổng 2 quận : Trảng Bàng và Thái Bình , 10 tổng : Hoà Ninh, Hàm Ninh Thượng, Hàm Ninh Hạ, Giai Ho , Triêm Hóa, Mỹ ninh, Chơm Bà Đen, Tabeluyn, Băng Chớ Riêm, Khàng Xuyến.
Thời kháng chiến chống Pháp và chống đế quốc Mỹ ; Nguỵ quyền Sài Gòn và chính quyền kháng chiến nhiều lần thây đổi danh giới và số lượng đơn vị hành chính, nhưng sự thay đổi không lớn. Thời Mỹ ngụy Tây Ninh có 4 quận : Phú Khương, Phước Ninh, Hiến Thiện, Khiêm Hanh.
Sau khi tái thống nhất cả nước ,tỉnh Tây Ninh giữ nguyên đơn vị hành chính đến nay. Hiện nay Tây Ninh có 1 thị xã và 8 huyện:
Cách đây 300 năm Tây Ninh còn là vùng hoang vu, vắng bóng người, nhưng qua lịch sử, vùng đất này được khai hoang, lập ngiệp, đến nay là một tỉnh đang hoà nhập trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Cấu trúc địa chất và địa hình Tây Ninh
a. Cấu trúc địa chất:
Trên nền đá gốc sa-diệp thạch trung sinh là lớp phù sa cổ chiếm diện tích rất lớn ở Tây Ninh và cả Đông Nam Bộ, chúng lan ra về phía Tây đến tận Công Pông Chăm và Crachê (Campuchia). Các phù sa mới ở những nơi mà phù sa cổ này bị hạ thấp xuống dưới mực nước biển.
Ở phía Bắc miền Đông Nam Bộ, dưới lớp Badan dày 100 m là một lớp phù xa cổ, dưới đó cho đến độ sâu 200 m là đá gốc xa diệp Thạch Trung Sinh và Cổ Sinh Thượng. Một vài nơi gốc đá bị xé đứt bởi các xâm nhập granit như:
Ở các vùng núi cao trong vùng Ba Đen ( 986 m ) ở Tây Ninh, Rạch Rá (736 m ) ở Bắc Phú Riêng. Chứ a Than ( 558 m ) bên phải quốc lộ 1 gần Phan Thiết.
b. Địa hình:
- Tây Ninh nằm trên một khu vực có tính chất chuyển tiếp giữa: Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, với Đồng Bằng Sông Cửu Long - Địa hình Tây Ninh thấp từ Đông Bắc xuống phía Tây Nam. Ở phía Bắc phần lớn diện tích có độ cao 20-50m, phần trung tâm giảm xuông từ 10 - 20 m, phia Nam chỉ còn 1-10 m.
+ Địa hinh núi: Núi Bà Đen (986m) cao nhất tỉnh và cao nhất Đông Nam Bộ
+ Địa hình đồi: Tập trung thường xuyên ở sông Sài Gòn, dọc theo dảnh giới hai tỉnh Tây Ninh va Bình Phước.
+ Địa hình đồi dôc thoải: Độ cao từ 15 - 20m có nơi cao từ 3m so với mặt nước biển, có ít ở Nam Tân Biên, ở Bến Cầu, có nhiều ở Dương Minh Chau, Hoà Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu.
+ Địa hình đồng bằng : là dạng địa hình ở các bãi bồi, tạo thành từng dẫy rộng 20 đến 150m, chiều dài vài km, phân bố theo hai bờ sông vàm cỏ thuộc huyện Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu , Trảng Bàng. Một số nới bị úng lụt trong mùa mưa.
2. Khi Hậu
- Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khác hẳn khi hậu nước ta. Trong năm không có mùa đông lạnh, mùa mưa và mua khô rõ rệt trong năm, đã tạo nên sắc thái riêng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng.
- Tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thể hiện :
a. Nhiệt độ:
TB năm 27o C, lượng bức xạ mặt trởi phong phú tổng lượng bức xạ cao : 130 - 135 kcal/cm2/năm
Cán cân bức xạ đạt 70 - 75 kcal/cm2/năm. tổng nhiệt độ hoạt động xê dịch hàng năm là: 8000 đến 10,000oC, đạt tiêu chuẩn Á xích đạo.
- Chế độ nhiệt: Tây Ninh có độ nhiệt khá ổn định vì hệ thống gió mùa luân phiên ảnh hưởng tới lãnh thổ điều là những khố không khí nhiệt đới hay cận xích đạo với những đặc trưng nhiệt đặc xẫp xĩ nhau. Vì thế nền lãnh thổ có nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bìng các tháng ít xuống 260C và hiếm khí vượt quá 29o C. Chỉ có khu vực núi Bà Đen do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên có những nhiệt độ xuống 20oC. Biên độ giao động giữa các tháng không lớn chỉ 2 đến 3oC trong khi các biên độ giao động nhiệt lại khá cao, vào các tháng mùa khô có thể lên đến 10 đến 20oC. Lượng ánh sáng quanh năm dồi dào. Mỗi ngày trung bình có tới 6h nắng , tối đa có thể lên tới 12h nắng.
Gió Tây Ninh phản ánh được chế độ hoàn lưu gió mùa của các khu vực, của vùng.
b. Gió:
Gió mùa mùa khô ( từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ). Từ tháng 11 đến thang 2 do ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực dưới phía Bắc hướng gió thịnh hành các tháng này chủ yếu : Hướng Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc.
Từ tháng 2 đến tháng 4 khối không khí lạnh yếu dần và tiếp chụi ảnh hưởng của không khí Tây, Thái Bình Dương và Biển tạo thời tiết nóng ẩm, hướng gió : Đông Nam và Tây Nam.
c. Mưa và ẩm:
Gió mùa làm nảy sinh chế độ mùa mưa, lượng mưa và và độ ẩm có mối quan hệ chặt chẽ giữa các mùa trong năm.
- Độ ẩm tương đối cả năm khá cao; khoảng 87,4 %. Độ ẩm không đều giữa các tháng: Độ ẩm thấp nhất tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô).
- Lượng mưa trung bình cả năm khá cao; 1900 mm - 2300mm, số mưa bình quân cả năm khoảng 116 ngày. Lượng mưa phân bố không đông đều giữa các mùa trong năm: 80 - 90 % tổng lượng mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 11 (mùa mưa). mỗi tháng có 20 ngày mưa , lượng mưa bình quân từ 200 - 250 mm, thừa ẩm trong những tháng này, tháng có mưa là cao nhất là tháng 9 (453). Mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) rất ít mưa, có năm 1998, 3 tháng liền (tháng 1,2,3) không mưa gây hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưỏng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Mùa mưa có cường độ lớn gây sói mòn, rủa trôi mạnh nhất là những nơi có thảm thức vật trơ trụi, độ dốc lớn.
d. các hiện tượng thời tiết đặc biệt:
- Dông: bắt đầu cuối mùa khô (tháng 4 đến hết tháng 11 ) trung bình có 110 đến 125 ngày dông trong năm. Tháng dông nhiều: 5,6,7 có 12 đến 20 ngày dông. Dông thương xuất hiện buổi chiều tối kèm theo gió mạnh và mưa rào, nhiều khi gây lũ.
- Bão: do Tây Ninh nằm sâu trong đất liền của Nam Bộ nên ít có bão. tuy vậy đôi khi Tây Ninh cũng chụi ảnh hưởng của bã, kể cả những trận bão đổ vào Nam Trung Bộ (tháng 8 đến tháng 10). Thể hiện qua những cơn mưa kéo dài và lũ trên sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn.
- Mưa Đá: Xuất hiện vùng phía Bắc và Đông Bắc, phía Nam của Tây Ninh, lượng không lớn, thể tích đá rơi nhỏ và cường độ không cao, ít gây ảnh hưởng đến sản xuất Nông Nghiệp.
e. Với Khí Hậu Tây Ninh như vậy: thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới, cây trồng phong phú: cây Công Nghiệp lương thực thực phẩm có giá trị cao, phát triển rừng chăn nuôi và nhiều ngày kinh tế khác.
- Nhiệt độ cao đều, độ ẩm lớn làm cho cây cối Động Vật sinh trưởng và phát triển quanh năm, có thế tăng vụ gối vụ, xen canh ... Cho năng xuất cao và tăng thu hoạch trên diện tích đất hạn chế.
- Mùa khô kéo dài, nhiệt độ cao thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm, đặc biệt trong hoàn cảnh cây Công Nghiệp chế biến của tỉnh còn hạn chế ít phát triển.
- Tuy nhiên khí hậu cũng gây khó khăn: với độ ẩm cao gây ra nấm mốc sâu bệnh sinh trưởng phát triển han gỉ máy móc, gây bệnh cho người và vật nuôi trong giai đoạn giao mùa.
- Mưa phân bố không đều giữa các mùa gây lũ lụt, sói mòn. Mùa khô lại hạn hán. Gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất.
3. Tài Nguyên Đất:
- Theo tư liệu điều tra thổ nhưỡng của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại khác nhau.
+ Đất xám diện tích 338,833 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất, hơn 84% diện tích đất tự nhiên là tài nguyên quan trong nhất để phát triển Nông Nghiệp và trồng cây Công Nghiệp. Đất xám phân bố thuộc địa hình cao ở: Tân Châu, Trảng Bàng, Châu Thành , ở địa hình thấp phía Nam huyện Dương Minh Châu, phía Tây Băc thị xã Tây Ninh.
Đặc điểm đất xám: Có thành phần cơ giới nhẹ dễ thoát nước, mức độ giữ nước và chất dinh dương kém, ở các địa hình cao dễ bị rưả trôi, sói mòn vào mùa mưa.
Tuỳ thuộc vào tính chất vật lý, thành phân Hoá Học mà chia ra các loại đất xám: Đất xám điển hình, đất xám có tầng loang lổ và đất xám có tầm kết von Đá Ong, đất xám Mùn, đất xám Glây và đất xám dòng mùn Glây.
Với đất xám địa hình cao thuận lợi cho phát triển cây Công Nghiệp: Cao su Mía, Tiêu; Địa hình thấp thuận lợi cho phát triển: Trồng lúa, hoa mầu, cây Công Nghiệp ngắn ngày.
+ Đất phèn: có diện tích 25,359 ha chiếm 6,29% phân bố chủ yếu ở ven sông Vàm Cỏ Đông và những vùng trũng thấp.
Đặc điểm: Nhóm đất chua, nhiều độc tố, gây trở ngại cho sản xuất Nông Nghiệp. Đất phèn có các loại sau: Đất phèn tiềm năng, đất phèn hoạt động, đất phèn thuỷ phân.
Đất phèn được sử dụng trồng lúa: từ 1 đến 2 vụ, các cây hoa mầu nhưng năng xuất còn thấp, nên cần có biện pháp thuỷ lợi làm tiêu úng rửa trôi bón vôi để khử chua, cải tạo đất.
+ Đất đỏ vàng: Diện tích 6,670 ha. Chiếm 1,66% phân bố ở Bắc Tân Châu, Tây Biên, Chân núi Bà Đen. Đất Đỏ Vàng có 3 loại:
Đất đỏ nâu ba dan: Có đặc điểm: Thành phân cơ giới nặng, tầng đất dày, giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho phát triển cây Công Nghiệp: Cao su, Cafe, Cacao trồng cây ăn quả : nhãn, táo chôm chôm, sầu riêng.
Đất vàng đỏ Granit: đặc điểm: thô, chua, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng để sử dụng trồng rừng, 1 ít trồng cây ăn quả: mãng cầu, chuối.
Đất đỏ vàng trên đá phiến: có thành phần ư giới nhẹ, dễ rữa chôi, ít ý nghĩa đối với sản xuất Nông Nghiệp, nhưng để khai thác đá rải đường và trồng bạch đằn, chàm.
+ Đất phù xa: 3 = 1,775 ha, chiếm 0.44% tập trung quanh sông Sài Gòn thuộc: Trang Bảng, Dương Minh Châu, Châu Thành;
Đặc điểm: đất giàu dinh dưỡng sử dụng trồng lúa hai vụ hoặc một vụ lúa, một vụ mầu. Có 2 loại đất phù sa: Đất phù sa có tầng loang lổ và đất phù sa Glây;
+ Than Bùn: có diện tích S = 1072 ha chiếm 0,26%, tập trung nhiều ở hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông thuộc Châu Thành, Nam Gò Dầu, Bến Cầu.
Có đặc điểm: chua, hàm lượng hữu cơ cao, độ phân giải kém. Thuận lợi trồng lúa, rau mầu, khai thác than bùn.
- Hiện trạng sử dụng đất: quỹ đất được khai thác phục vụ đời sống và sản xuất khá cao . Số đất này chiếm 91,9 % lãnh thổ của tỉnh.
Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên vào năm 2002:
Các loại đất
Diện Tích (nghìn ha )
% so với diện tích toàn tỉnh
Đất Nông Nghiệp
287,5
70,9
Đất Lâm Nghiệp
41,5
10,3
Đất chuyên dùng
37,0
9,2
Đất thổ cư
7,2
1,8
Đất chưa sử dụng
31,2
7,8
Tổng Cộng
402,8
100.0
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TÂY NINH 2002 .
- Trong cơ cấu sử dụng đất: Nông nghiệp diện tích lớn nhất, hơn 70,9%. Huyện có đất sử dụng vào việc trồng lúa, cây lương thực nhiều nhất là: Huyện Trang Bảng (39,6 nghìn ha ) rồi đến huyện Châu Thành 30,8 ngìn ha, Bến Cầu ( 25,7% nghìn ha. Đất sử dụng nhiều nhất ở huyện Tân Châu ( 13,775 ha) Tân Biên (9,2% nghìn ha ).
- Việc sử dụng đất ở Tây Ninh còn phát huy thế mạnh sản xuất Nông Lâm Nghiệp, tận dụng diện tích đất chưa sử dụng và đất hoang hoá, cải tạo đưa vào sản xuất, Tiến hành: Trồng rừng, bón phân, làm tốt công tác cải tạo giống, chuyển đổi cơ câu cây trồng phù hợp, thực hiện tốt các chỉ thị của nhà nước để sử dụng đất có quy hoạch và hiệu quả.
4. Tài nguyên nước
- Tây Ninh là nơi có nhiều mưa, đây là nguồn nước dồi dào để nuôi dưỡng hệ thống sông ngòi, tạo ra các dòng sông có hệ thống dòng chảy trung bình khá lớn từ 20 đến 30 l/s km2. Lượng nước trong năm của Sông Ngòi thay đổi rõ rệt. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 chiếm 85% tổng lượng cả năm, lũ lớn nhất vào tháng 9.
- Sông ngòi ở Tây Ninh chủ yếu bắt nguồn từ Campuchia với tổng số chiều dài 460 km . Đây là nơi có mật độ, mạng lưới sông vào loại thấp nhất so với nhiều nơi khác, chỉ đạt 0,134 km/km2. Nhưng sông ngòi phân bố tương đối đồng đều.
a. Sông rạch: Tây Ninh có 2 con sông chính:
+ Sông Sài Gòn: Chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam là ranh giới giữa: Tây Ninh với tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Chiều dài sông khoảng 280 km , trong đó 135 km chảy trên lãnh thổ Tây Ninh. Diện tích lưu vực khoảng 4500 km, lưu lượng nước bình quân hàng năm là 85 m3/s. Sông có hai chi lưu: suối Đôi và suối Bà Chiêm.
+ Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ vùng đồi cao khoảng 150 m, ở trên đất Campuchia chảy qua tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với nhiều con rạch lớn: Rạnh Điền Đá, rạch Tây Ninh, rach Trang Bảng... các rạch đều có độ dốc nhỏ, rộng khả năng tiêu nước hạn chế. Sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 202 km, có 151 km, chảy qua tỉnh Tây Ninh, diện tích lưu vực sông là 8500 km2 với lưu lượng trung bình khoảng 96 m2/s. Sông Vàm Cỏ Đông đi qua huyện Tân Bình, Châu Thành , Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Cầu, Trảng Bàng.
- Hạ lưu sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Đông chụi ảnh hưởng mạnh của chế độ bản nhật triều, không đều với 2 đỉnh chiều xấp xĩ bằng nhau, hai chân chiều cách nhau tương đối lớn. Về mùa khô chế độ thuỷ chiều ảnh hưởng tới tân Gò Dầu trên sông Vàm Cỏ Đông và Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn.
b. Ao, Hồ, Kênh, Mương.
- Tây Ninh có diện tích ao hồ đầm lầy là: 1,184 ha chủ yếu là ao, hồ nhỏ tha cá trong các hộ gia đình, phân bố rải rác trong tỉnh. Diện tích đầm lầy 3,5 nghìn ha nằm ở vùng trung sông Vàm Cỏ Đông.
- Ở thượng lưu sông Sài Gòn có hồ Dầu Tiếng được xây dựng với mục tiêu làm thuỷ lợi. Là công trình hồ thuỷ lợi lớn nhất nước ta, tích hưu ích khoảng 14,5 tỉ m3, có khả năng cấp nước tưới cho 175,000 ha đất canh tác, Hồ Dầu Tiếng còn ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường, sự phát triển ngư nghiệp và du lịch của tỉnh.
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 1800 ha, đã sử dụng nuôi trồng 490 ha.
C. Nước Ngầm: Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố riêng, chiều dài tầng ổn định chất lượng nước tốt, độ sâu trung bình 4 đến 11 m. Tổng lượng nước ngầm có thể khai thác có thể khai thác được là: 50 - 100 nghìn m3 giờ. Vào mùa khô vẫn có thể được khai thác nước ngầm bảo đảm chất lượng phụ thuộc cho sản xuất và đời sống.
Như Vậy với mạng lưới sông ngòi, ao hồ đó đã cung cấp nước tưới cho sản xuất Nông Nghiệp phục vụ Công Nghiệp, Lâm Nghiệp, cuộc sông sinh hoạt của con người, lượng nước ngọt đó chống được sự xâm nhập của nước biển ;
Tạo cho giao thông đườnn thuỷ thuận lợi trong tỉnh , ngoài tỉnh dễ dàng .
Tuy nhiên mật độ sông ngòi thấp chưa đáp ứng được với sự phát triển Nông Lâm Công Nghiệp, GTVT, sinh hoạt con người. Cần phải bảo vệ môi trường và có biện pháp chông dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước.
5. Tài nguyên sinh vật
a. Thực Vật:
- Rừng của Tây Ninh, mang nhiều đặc tính sinh thái của rừng nhiệt đới miền Đông Nam Bộ với thực vật rừng đa dạng gồm nhiều chủng loại. Điển Hình là cây họ dầu: kiến kiến , xăng lẻ , 1 một số loại cây khác dáng hương, trắc cẩm lai, gỗ đỏ, mun, huynh đường ...
- Các loại rừng:
+ Rừng thưa ít ẩm lá rộng: phân bố ở địa hình nuí thấp và đồi phía bắc vùng XaMát Lộ Giò, phía tây Châu Thành, và một phần ở phía Bắc Tống Lê Chân ( Tân Châu), lượng mưa trên 1900 mm/ năm;
Diện tích rừng này 41,067 ha, cây gỗ không quá cao 15 -20 m, thân thẳng chủ yếu là họ: Dầu, hoa na, bàng, gỗ quý: gụ, sao, trắc, cây vỏ dày, cây cỏ, dây bo, bụi.
+ Dừng hỗn giao tre, nứa và cây gỗ: phân bố ở địa hình đồi núi có độ cao, từ 60 đến 80 m, thuộc Đông Nam Bộ huyện Tân Biên, Bắc Dương Minh Châu, có diện tích từ 2085 ha rừng này xuất hiện do ảnh hưởng của phá rừng , sau nay khi cây lớn thì tre, nứa, lò ô nhanh chóng chiếm không gian vừa giải phóng đó là xen kẽ với chúng là cây gõ nhỏ.
+ Trang cây bụi: phân bố rải rác ở các địa hình đồi nui thấp, hoặc trên bề mặt lượn sóng chuyển tiếp đến đồng bằng, dọc biên giới Tây Ninh, Capuchia, sườn dốc núi Bà Đen, ở trung và huyên Dương Minh Châu.
+ Cây cỏ thuỷ sinh: xuất hiện trên bề mặt bền trũng, đầm lầy, rải tác dọc trên thung lũng sông, Vàm Cỏ Đông phía nam huyện Châu Thành đến Bến Cầu mọc các cây cỏ thuỷ sihh như: súng, cỏ bất, cỏ nghề, cỏ mầm, bàng sậy...
- Hiện trạng sử dụng rừng:
Thời kỳ chiến tranh: Tây Ninh là căn cứ của trung ương cục Miền Nam nên rừng đã bị tàn phá nhiều.Thảm thực vật rừng nguyên sinh hầu như không còn, thay vào đó là thảm thực vật thư sinh.
Hiện nay, rừng Tây Ninh đã bị suy giảm nhiều cả số lượng và chất lượng.Diện tích đất có rừng che phủ khoảng 10%, diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là rừng thứ sinh và trồng, theo số liệu thống kê 2002.
Tổng diện tích rừng Tây Ninh là 53,3 nghìn ha. Trong đó rừng tự nhiên là 46,2 nghìn ha, rừng tổng 7,1 nghìn ha. So với năm 1993 diện tích rừng sau 10 năm đã tăng lên gần 10 nghìn ha. Đây là một cố gắng lớn nhất của tỉnh trong lĩnh vực phục hồi trồng rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ cho hai dòng sông Sài Gòn. và sông Vàm Cỏ Đông cho công trình thuỷ lợi Hồ Dầu Tiếng.
b. Động vật:
Tây Ninh