Mục tiêu: Trình bày bệnh lý lỗ dò miệng–xoang sau nhổ răng. Qua đó, nêu lên phương pháp phẫu thuật đóng kín lỗ dò miệng–xoang bằng kỹ thuật nắp xoay vòm miệng kết hợp với nạo vét lấy bỏ mô viêm trong xoang hàm và rút ra nhận xét những ưu, nhược điểm cũng như hiệu quả của phương pháp này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ca lâm sàng lỗ dò miệng–xoang sau nhổ răng tại khoa tai mũi họng bệnh viện tỉnh Ninh Thuận. Kết quả: Hai trường hợp lỗ dò miệng–xoang được phẫu thuật đóng kín lỗ dò bằng kỹ thuật nắp xoay vòm miệng đều cho kết quả tốt. Kết luận: Lỗ dò miệng–xoang do răng là một bệnh lý hiếm gặp, có nhiều phương pháp phẫu thuật đóng kín lỗ dò, nếu không lưu ý chọn phương pháp điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến thất bại trong điều trị.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lỗ dò miệng - xoang do răng: Báo cáo nhân hai trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 217
LỖ DÒ MIỆNG – XOANG DO RĂNG: BÁO CÁO
NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP
Thái Phương Phiên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Trình bày bệnh lý lỗ dò miệng–xoang sau nhổ răng. Qua đó, nêu lên phương pháp phẫu thuật
đóng kín lỗ dò miệng–xoang bằng kỹ thuật nắp xoay vòm miệng kết hợp với nạo vét lấy bỏ mô viêm trong xoang
hàm và rút ra nhận xét những ưu, nhược điểm cũng như hiệu quả của phương pháp này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ca lâm sàng lỗ dò miệng–xoang sau nhổ răng tại khoa tai mũi họng
bệnh viện tỉnh Ninh Thuận.
Kết quả: Hai trường hợp lỗ dò miệng–xoang được phẫu thuật đóng kín lỗ dò bằng kỹ thuật nắp xoay vòm
miệng đều cho kết quả tốt.
Kết luận: Lỗ dò miệng–xoang do răng là một bệnh lý hiếm gặp, có nhiều phương pháp phẫu thuật đóng kín
lỗ dò, nếu không lưu ý chọn phương pháp điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến thất bại trong điều trị.
Từ khóa: Lỗ dò miệng–xoang, nắp xoay vòm miệng.
ABSTRACT
TWO CASES OF ORO-ANTRAL COMMUNICATION BY TOOTH
Thai Phuong Phien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 217 – 223
Purpose: Presenting oro-antral communication after tooth extraction. Past due, raising the surgical method
to aim closing oro-antral communication with the technique of palatal transposition flap associated with curetting
to remove inflamed tissues in the antrum and remarking on the advantages, disadvantages and effectiveness of
this approach.
Methods: Case study of oro-antral communication after tooth extraction at ENT Ninh Thuan provincial
hospital.
Results: Two cases of oro-antral communication operated by palatal transposition flap have recognized good
results.
Conclusions: Oro-antral communication affected by teeth is a rare disease. There are many surgical methods
in order closing fistula. If we don’t notice the suitable method, the treatment can be failed.
Keywords: Oro-antral communication, palatal transposition flap.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dò miệng–xoang là một lỗ dò thông từ
khoang miệng lên xoang hàm trên, nó được
hình thành do biến chứng sau khi nhổ răng hàm
trên hoặc do khối u hoặc nhiễm trùng xương(8).
Dò miệng–xoang thường ít gặp và ít gây
nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng gây
ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, công việc và
làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Việc
điều trị dứt điểm lỗ dò miệng–xoang rất cần
thiết cho bệnh nhân trong đó việc phẫu thuật
đóng lỗ dò miệng–xoang là phương pháp điều
trị then chốt.
Việc đóng kín lỗ dò miệng–xoang giúp tái
* Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện tỉnh Ninh Thuận.
Tác giả liên lạc: BS CKII Thái Phương Phiên, ĐT: 0913709978, email: phientmhbvnt@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 218
lập lại cấu trúc bình thường của xoang hàm,
ngăn cách xoang hàm với khoang miệng giúp
niêm mạc xoang hàm trở lại trạng thái sinh lý,
chấm dứt viêm xoang hàm tái diễn và giúp
bệnh nhân trở lại với cuộc sống cộng đồng và
công việc.
Trên thế giới, có nhiều nhà nghiên cứu đã
đưa ra phương pháp phẫu thuật đóng lỗ dò
miệng–xoang với nhiều cách khác nhau và kết
quả thành công rất cao.
Tuy nhiên ở Việt Nam, cho đến những năm
gần đây chúng tôi vẫn chưa tìm thấy có bài viết
nào đăng trên các trang web, tạp chí y khoa
nhằm trình bày và nhận xét hiệu quả của các kỹ
thuật này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi
tiến hành đề cập đến phương pháp phẫu thuật
này với mục tiêu: Trình bày phương pháp phẫu
thuật đóng kín lỗ dò miệng–xoang bằng kỹ
thuật nắp xoay vòm miệng kết hợp với phẫu
thuật nạo vét lấy bỏ mô viêm trong xoang hàm
và rút ra nhận xét những ưu, nhược điểm cũng
như hiệu quả của phương pháp này báo cáo
nhân hai trường hợp bệnh nhân điều trị tại khoa
tai mũi họng bệnh viện tỉnh Ninh Thuận.
Sơ lược giải phẫu
Xoang hàm trên
Là xoang lớn nhất trong các xoang, mỗi
xương hàm trên có 1 xoang. Mỗi xoang có một
trần, một đỉnh và ba thành. Thành trong là
thành ngoài hố mũi. Thành trước tương ứng với
mặt trước xương hàm trên.Thành sau là mặt
dưới thái dương của xương hàm trên. Đỉnh là
mỏm gò má của xương hàm trên. Trần là mặt ổ
mắt của xương hàm trên.
Nền là mỏm huyệt răng của xương hàm
trên, xoang hàm trên liên quan trực tiếp với răng
cối lớn thứ nhất do đó sâu răng có thể dẫn đến
viêm xoang hoặc gây ra lỗ dò miệng–xoang sau
khi lấy bỏ răng này. Niêm mạc xoang hàm trên
liên tục với niêm mạc của ổ mũi. Lỗ của xoang
hình bầu dục đổ vào ngách mũi giữa ở phễu
xương sàng.
Ổ miệng
Ổ miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hoá,
chứa nhiều cơ quan như tuyến nước bọt, răng,
lưỡi, có chức năng quan trọng trong nhai, tiết
nước bọt, nuốt, nếm và nói.
Phía trước thông với bên ngoài qua khe
miệng. Phía sau thông với hầu qua eo họng. Các
thành bên là má và môi. Phía trên là khẩu cái
cứng và khẩu cái mềm. Phía dưới hay còn gọi là
nền miệng có xương hàm dưới, lưỡi và vùng
dưới lưỡi.
Ổ miệng được chia làm hai phần bởi cung
răng lợi. Phía trong là ổ miệng chính, phía ngoài
là tiền đình miệng. Tiền đình miệng là một
khoang hình móng ngựa nằm giữa môi, má và
cung răng lợi. Ổ miệng chính có lưỡi di động, có
các ống của tuyến nước bọt dưới hàm và dưới
lưỡi đổ vào.
Cung răng lợi gồm có lợi và răng. Lợi che
phủ tất cả các lỗ huyệt răng của xương hàm trên
và xương hàm dưới, được cấu tạo bởi mô xơ,
phủ bởi niêm mạc và liên tục với niêm mạc tiền
đình miệng ở phía ngoài và niêm mạc khẩu cái,
nền miệng ở phía trong. Răng là một cấu trúc
đặc biệt có nhiệm vụ cắt, xé và nghiền thức ăn
khi nhai. Răng sữa chỉ mọc từ 6 tháng đến 30
tháng tuổi, có tất cả 20 răng sữa. Răng vĩnh viễn
bắt đầu thay thế răng sữa từ lúc 6 tuổi và hoàn
toàn thay thế răng sữa khi 12 tuổi, có tất cả 32
răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗ dò miệng–
xoang nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là
sau khi răng hàm trên đựơc nhổ bỏ chiếm 48%.
Điều này được giải thích bằng mối quan hệ chặt
chẽ giữa chân của những chiếc răng hàm trên
với độ mỏng của nền xoang hàm. Sau khi răng
sâu được lấy bỏ, việc điều trị không tích cực, hố
chân răng sau nhổ bị nhiễm trùng và hình thành
lỗ dò mệng-xoang về sau. Tiếp theo là sau khi
phẫu thuật lấy bỏ khối u hoặc u nang hàm trên
chiếm 18,5%, nhiễm trùng xương là 11%. Biến
chứng của phẫu thuật xoang hàm trên bằng
phương pháp Caldwell-luc chiếm 7,5%. Chấn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 219
thương chiếm 7,5%, u nang chân răng 3,7%,
chỉnh sửa lỗ vách ngăn chiếm 3,7%(8). Thông
thường lỗ dò có đường kính nhỏ hơn 2mm thì
tự đóng lại sau một thời gian ngắn với hỗ trợ
tích cực của thuốc kháng sinh chống nhiễm
trùng. Nếu lỗ dò có đường kính lớn từ 2mm trở
lên thì sau một thời gian sẽ tiến triển thành
đường dò vĩnh viễn, cần phải can thiệp bằng
phẫu thuật để đóng lỗ dò lại(5).
Triệu chứng
Lâm sàng(1,5)
Viêm xoang hàm do lỗ dò miệng–xoang là
tình trạng viêm niêm mạc xoang, không có
tổn thương xương. Chỉ xoang hàm một bên
viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ khoang
miệng qua lỗ dò vào xoang. Mủ chảy vào
mũi, có mùi hôi. Bệnh thường gặp ở người
lớn do nhổ răng bị tai biến tạo thành đường
dò đưa vi khuẩn từ miệng vào xoang hàm
hoặc sau khi loại bỏ khối u và u nang xoang
hàm, nhiễm trùng xương, chấn thương
Bệnh có thể biểu hiện dưới 2 thể:
Viêm xoang hàm cấp: Bệnh nhân thường sốt
cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đặc biệt là cơn
đau, đau từng cơn lan rộng cả hàm trên, mắt,
thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh
hoặc khi người bệnh cúi đầu, đau lan đến các
răng hàm trên, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng
hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên xoang bị bệnh,
lúc đầu loãng sau trở thành nhầy mủ, mủ có
mùi thối. Niêm mạc xoang sẽ bị viêm và một
thời gian sau xoang hàm có thể bị viêm mạn
tính. Viêm xoang hàm mạn: Người bệnh đôi khi
mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ màu vàng xanh
bên bị bệnh, chảy nhiều vào buổi sáng sớm,
ngửi có mùi thối làm cho người bệnh buồn nôn,
đau ít hơn viêm xoang cấp, thường tắc mũi bên
xoang bệnh. Thức ăn và nước uống thường theo
lỗ dò vào xoang và chảy ra mũi làm cho bệnh
nhân hay bị sặc mỗi khi ăn uống. Niêm mạc
xoang dày lên và mất độ bóng.
Các hình ảnh thực thể lỗ dò miệng–xoang:
(Hình 1)
Hình 1: Các hình ảnh lỗ dò miệng – xoang do biến
chứng sau nhổ răng.
Cận lâm sàng
Hình ảnh XQ và CT scan: Niêm mạc xoang
dày, lòng xoang có tụ dịch và đặc biệt là hình
ảnh gián đoạn xương tại vị trí nền xoang nơi
tiếp giáp với chân răng đã cho thấy một hình
ảnh thông nhau giữa khoang miệng và xoang
hàm trên (Hình 2).
Hình 2: Các hình ảnh xoang hàm tụ dịch và khuyết
xương do biến chứng sau nhổ răng.
Phương pháp phẫu thuật
Về phần xoang hàm
Chúng tôi áp dụng phương pháp phẫu
thuật tiệt căn xoang hàm (Phương pháp
Caldwell–Luc(7)).
Tiến hành vô cảm bằng lindocain 2% tiêm tê
tại 4 điểm: Gây tê dây thần kinh hàm trên, gây tê
dây thần kinh dưới ổ mắt, gây tê ở hố nanh và
gây tê trong hốc mũi.
Bộc lộ rãnh lợi môi, dùng dao rạch niêm
mạc sát xuống tận xương hố nanh theo chiều
ngang, bắt đầu từ vị trí cách dây hãm môi 1 cm,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 220
rạch một đường dài 4 cm và cách bờ chân răng 1
cm.
Đục mở xoang hàm.
Lấy sạch các bệnh tích trong xoang.
Đục mở lỗ dẫn lưu từ xoang sang mũi.
Đặt bấc trong xoang dẫn lưu.
Tiến hành phẫu thuật vùng khoang miệng:
Chúng tôi áp dụng phương pháp ph.ẫu
thuật đóng lỗ dò bằng kỹ thuật nắp xoay vòm
miệng(2,3,6,10,11)
Nạo vét sạch đường dò. Lấy bỏ hết màng
nhầy, mô viêm cho tới mô khoẻ mạnh thì
ngưng.
Dùng dao rạch niêm mạc vòm khẩu cái cạnh
lỗ dò theo hướng từ sau ra trước rồi quay vòng
về lại phía sau tạo thành hình parapol, kích
thước tương ứng với kích thước miệng lỗ dò.
Sau đó bóc tách niêm mạc đến tận xương tạo
thành một mảnh ghép có cuống .Xoay mảnh
ghép có cuống này đặt lên miệng lỗ dò giống
như một nắp xoay đậy kín miệng lỗ dò. Dùng
chỉ khâu đính mép mảnh ghép và miệng lỗ dò
lại với nhau (Hình 3A,D,C,D).
Hút sạch dịch và máu ở trong ổ miệng và kết
thúc phẫu thuật.
Hình 3: A: Lỗ dò miệng – xoang do răng. B: Nạo vét
sạch đường dò và định dạng mảnh ghép. C: Bóc tách
và xoay mảnh ghép đậy lên miệng lỗ dò. D: Khâu
đính mép mảnh ghép và miệng lỗ dò lại với nhau.
BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP
Trường hợp 1
Bệnh nhân: Nguyễn Văn P., 35 tuổi, nam.
Địa chỉ: Phường Đài Sơn–TP Phan Rang-
Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.
Vào viện 8 h ngày 08 tháng 12 năm 2008.
Lý do vào viện: Sưng đau má phải tái phát
nhiều lần.
Bệnh sử: Bệnh khởi phát cách ngày nhập
viện 1 năm sau khi bệnh nhân đi nhổ răng sâu
1.6 về thì thường bị sưng đau má phải kèm chảy
dịch mủ ra mũi phải có mùi hôi, điều trị nội
khoa nhiều đợt nhưng bệnh không khỏi hẳn,
thường hay tái phát nhiều lần, Cách ngày nhập
viện 6 tháng bệnh nhân đi khám tại bệnh viện
tuyến Trung Ương TP Hồ Chí Minh và được
chẩn đoán là lỗ dò miệng–xoang do biến chứng
sau nhổ răng 1.6, bệnh viện đã tiến hành phẫu
thuật lấy sụn vách ngăn đóng lỗ dò nhưng kết
quả thất bại và để lại biến chứng thủng vách
ngăn mũi.
Bệnh nhân vẫn bị viêm xoang hàm phải tái
phát, có nước và thức ăn đi vào xoang, chảy ra
mũi phải sau mỗi lần ăn uống, ảnh hưởng đến
sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân. Lần này
bệnh nhân xin vào nhập viện để được phẫu
thuật điều trị.
Thăm khám hiện tại:
Toàn thân: Tổng trạng trung bình, da và
niêm mạc hồng, không sờ thấy hạch ngoại vi,
không thấy biểu hiện thần kinh khu trú.
Tại chỗ: Bệnh nhân không có biểu hiện triệu
chứng viêm xoang điển hình, không đau nhức,
không chảy dịch mủ, Tại vị trí răng 1.6 đã được
nhổ bỏ có một lỗ dò, dùng que tăm dò thì thấy
lỗ dò thông lên xoang hàm phải.
Cận lâm sàng: XQ và CT scan cho hình ảnh
dày niêm mạc xoang hàm phải, khuyết xương
tại vị trí nền xoang hàm phải nơi tiếp giáp với
chân răng 16.
Tường trình phẫu thuật
Bệnh nhân được vô cảm tiền mê và gây tê tại
chỗ bằng lindocain 2%. Bộc lộ rãnh lợi môi trên,
dùng dao rạch một đường ngang dài 4 cm cách
dây hãm môi trên là 1cm và cách bờ chân răng 1
cm. Bóc tách niêm mạc đến tận xương, bộc lộ hố
nanh sau đó đục mở xoang hàm và lấy hết các
mô viêm trong xoang hàm và rửa sạch xoang.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 221
Đặt mèche dẫn lưu và khâu đóng niêm mạc
bằng chỉ cromic 4.0.
Tiến hành nạo vét làm sạch đường dò, lấy
hết các chất nhầy dính và mô viêm.
Dùng dao rạch niêm mạc vòm miệng từ sau
ra trước rồi quay vòng lại về phía sau vòm
miệng ngay cạnh miệng lỗ dò theo hình parapol
với kích thước chiều ngang tương ứng với kích
thước miệng lỗ.
Sau đó bóc tách niêm mạc đến tận xương tạo
thành một mảnh ghép có cuống. Xoay mảnh
ghép này đặt lên miệng lỗ dò giống như một
nắp xoay đậy kín miệng lỗ dò, khâu đính mép
mảnh ghép với miệng lỗ dò bằng chỉ vicryl 4.0.
Sau mổ bệnh nhân được dùng kháng sinh
(Cefotaxim), kháng viêm (Medotase) và giảm
đau (Paracetamol) trong 10 ngày, vệ sinh răng
miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý,
không hỉ mũi và không hút thuốc lá. Tái khám
sau 15 ngày, 1 tháng, 3 tháng.
Sau 1 tháng bệnh nhân tái khám thì có kết
quả rất tốt: Lỗ dò đã được đóng hoàn toàn.
Chấm dứt tình trạng viêm xoang hàm tái diễn
Trường hợp 2
Bệnh nhân: Nguyễn Minh B., 42 tuổi, nam.
Địa chỉ: Phường Đô Vinh–TP Phan Rang-
Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.
Vào viện 8 h ngày 20 tháng 07 năm 2009.
Lý do vào viện: Hay bị sặc trong lúc ăn
uống.
Bệnh sử: Cách ngày nhập viện khoảng 2
năm, bệnh nhân có đi nhổ răng bị sâu 1.7 ở
phòng mạch tư. Sau đó về nhà hay bị đau
nhức má phải kèm chảy dịch mũi phải có mùi
hôi, điều tri nội khoa nhiều đợt bệnh không
khỏi hẳn, hay tái phát và đặc biệt mỗi khi
bệnh nhân ăn uống là thức ăn và nước hay
chảy vào mũi gây sặc rất bất lợi cho sinh hoạt
hàng ngày vì vậy bệnh nhân xin nhập viện để
được phẫu thuật.
Thăm khám hiện tại
Toàn thân: Tổng trạng trung bình, không
phát hiện gì bất thường.
Tại chỗ: Bệnh nhân không đau nhức, mũi
khô, thông thoáng. Tại vị trí răng 1.7 đã được
lấy bỏ có một lỗ dò đường kính khoảng 8 mm.
Dùng que thăm dò thì thấy lỗ dò được thông lên
xoang hàm trên cùng bên.
Cận lâm sàng: XQ và CT scan cho hình ảnh
dày niêm mạc, tụ dịch xoang hàm phải và hình
ảnh khuyết xương tại vị trí nền xoang nơi tiếp
giáp với răng 1.7
Tường trình phẫu thuật
Bệnh nhân được vô cảm tiền mê và gây tê tại
chỗ bằng lindocain 2%. Bộc lộ rãnh lợi môi trên,
dùng dao rạch niêm mạc một đường ngang
khoảng dài 4 cm. Bóc tách niêm mạc đến tận
xương, bộc lộ hố nanh sau đó đục mở xoang
hàm và lấy hết các mô viêm trong xoang hàm và
rửa sạch xoang. Đặt meche dẫn lưu và khâu
đóng niêm mạc bằng chỉ cromic 4.0.
Sau đó mở khoét rộng đường dò lấy hết các
chất nhầy dính và mô viêm làm sạch đường dò.
Tiếp theo dùng dao rạch niêm mạc vòm
miệng từ sau ra trước ngay cạnh miệng lỗ dò
theo hình parapol với kích thước chiều ngang
tương ứng với kích thước miệng lỗ dò. Sau đó
bóc tách niêm mạc đến tận xương tạo thành một
mảnh ghép có cuống. Xoay mảnh ghép này đặt
lên miệng lỗ dò giống như một nắp xoay đậy
kín miệng lỗ dò, khâu đính mép mảnh ghép với
miệng lỗ dò bằng chỉ vicryl 4.0.
Sau mổ bệnh nhân được dùng kháng sinh,
kháng viêm và giảm đau trong 10 ngày, vệ sinh
răng miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý,
không được hỉ mũi hoặc hút thuốc lá. Tái khám
sau 15 ngày, 1 tháng, 3 tháng thấy vết mổ liền
sẹo tốt, lỗ dò được đóng hoàn toàn và không
còn viêm xoang hàm tái phát.
BÀN LUẬN
Dò miệng–xoang được hình thành nguyên
nhân chủ yếu là do biến chứng sau nhổ răng
hàm trên. Các mối quan hệ giải phẫu liên quan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 222
mật thiết giữa răng hàm trên với xoang hàm đã
lý giải được sự ảnh hưởng của răng hàm trên
sau khi được nhổ đi có ảnh hưởng rất lớn đến
xoang hàm. Sau khi răng hàm trên kề cận xoang
hàm được lấy đi, kết hợp với các yếu tố ngoại
cảnh không tốt, vệ sinh răng miệng kém, thuốc
kháng sinh uống không đúng liều và thời
gianTại vị trí răng nhổ đi, lỗ dò được hình
thành, không khí, nước, thức ăn, vi khuẩn từ
khoang miệng sẽ đi vào xoang. Lúc đầu sẽ gây
tình trạng bệnh lý viêm xoang hàm cấp, sau
nhiều lần tái phát và kéo dài sẽ chuyển sang
viêm xoang hàm mạn tính. Nếu việc điều trị chỉ
tập chung vào điều trị bệnh viêm xoang mà
không tiến hành phẫu thuật đóng lỗ dò miệng–
xoang lại thì kết quả điều trị sẽ thất bại. Chính vì
vậy để kết thúc vòng bệnh lý này, ngoài việc
điều trị viêm xoang hàm thì việc phẫu thuật
đóng cửa lỗ dò miệng–xoang luôn được ưu tiên
và quan tâm hàng đầu.
Trong đề tài này, chúng tôi báo cáo dẫn
chứng hai trường hợp dò miệng–xoang đều có
nguyên nhân do nhổ răng. Chúng tôi tiến hành
phẫu thuật xoang hàm tiệt căn, nạo vét lấy hết
các mô viêm và kết hợp với phẫu thuật đóng
cửa lỗ dò miệng–xoang bằng kỹ thuật nắp xoay
vòm miệng. Như vậy vừa điều trị bệnh lý và
vừa giải quyết nguyên nhân. Và kết quả sau
điều trị, cả hai trường hợp đều thành công tốt
đẹp và không gây biến chứng gì.
Trong y văn Việt Nam cho đến nay chúng
tôi chưa tìm thấy tài liệu nào đề cập đến phương
pháp phẫu thuật này một cách có hệ thống.
Tìm trong y văn thế giới đã có nhiều đề tài
ngiên cứu của nhiều tác giả đưa ra với nhiều
phương pháp phẫu thuật khác nhau nhưng đều
nhằm mục đích chung là đóng cửa lỗ dò miệng–
xoang và chấm dứt tình trạng viêm xoang hàm
tái diễn. Năm 1936, Rehrmann lần đầu tiên công
bố một phương pháp đóng cửa lỗ dò miệng–
xoang bằng một kỹ thuật đơn giản và hiệu quả
đó là kỹ thuật nắp miệng. Năm 1975 Killey và
Kay báo cáo thành công với kỹ thuật này là 93%
trường hợp(1). Tiếp theo lần lượt các kỹ thuật
khác ra đời như nắp xoay vòm miệng, nắp mỡ
miệng, kỹ thuật ghép xương tự thân như dùng
xương cằm để ghép phần xương bi khuyết của
lỗ dò hoặc kỹ thuật bánh sandwich như vừa
ghép mô cứng (xương) và mô mềm.mỗi
phương pháp đều có những ưu điểm và nhược
điểm của nó. Trong đó phương pháp phẫu thuật
đóng lỗ dò miệng–xoang bằng kỹ thuật nắp
xoay vòm miệng là một kỹ thuật đơn giản, dễ
thực hiện và hiệu quả rất cao. Vào năm 1939,
Ashley là người đầu tiên mô tả phương pháp
phẫu thuật đóng lỗ dò miệng–xoang bằng kỹ
thuật nắp xoay vòm miệng, sau đó nắp xoay
vòm miệng đã được áp dụng rộng rãi và rất
thành công và được chứng minh trong các tài
liệu y tế thế giới(1,2,11). Do vị trí giải phẫu của nó
nên nó có đặc điểm có lợi để sử dụng như một
mảnh ghép nhỏ có cuống để tái tạo lại những
khuyết tật trong khoang miệng đặc biệt là lỗ dò
miệng–xoang do biến chứng sau nhổ răng. Nắp
xoay vòm miệng này có ưu điểm là độ dày cao,
có một lượng máu cung cấp rất tốt(3,10) .Năm
1980, Ehrl kết luận rằng phương pháp này có thể
áp dụng đóng lỗ dò miệng–xoang có đường
kính lớn hơn 1cm, đây cũng là một lợi thế của
phương pháp này(4). Tuy nhiên phương pháp
này cũng có một bất lợi nhỏ là làm cho bệnh
nhân đau đớn, rỉ máu sau mổ và tạo sẹo làm
mất độ bóng của vòm miệng về sau (1).
KẾT LUẬN
Dò miệng–xoang phần lớn là biến chứng sau
nhổ răng gây nên, nó làm cho khoang miệng va
xoang hàm thông thương với nhau từ đó mà
không khí, nước, thức ăn, vi khuẩn từ khoang
miệng xâm nhập vào xoang hàm trên làm cho
tình trạng viêm xoang hàm tái phát nhiều lần,
kéo dài và khó điều trị. Việc đóng cửa lỗ dò
miệng–xoang để chấm dứt tình trạng viêm
xoang và khôi phục lại chức năng sinh lý mũi
xoang là nhiệm vụ hàng đầu. Và phương pháp
phẫu thuật đóng lỗ dò miệng–xoang bằng kỹ
thuật nắp xoay vòm miệng là phương pháp
được ưu tiên chọn lựa. Đây là một phương pháp
đơn giản, dễ thực hiệ