Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển
với mức thu nhập trung bình trong một nền kinh tế năng động và có mức hội
nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Với dân số gần 95 triệu người, Việt
Nam hiện là nước đông dân thứ 14 trên thế giới [5] và đang bước vào thời kỳ
cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ thanh thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt
Nam. Cơ cấu dân số này sẽ vừa là lực lượng sản xuất chủ lực, vừa là lực
lượng tiêu dùng chính trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh đã giúp cho thị trường tiêu thụ được
mở rộng. Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thị
trường hóa nền kinh tế, đô thị hóa ở Việt nam đã diễn ra nhanh hơn. Mục tiêu
đến năm 2020, dân số đô thị sẽ là khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số
cả nước, năm 2025 dân số đô thị sẽ là khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân
số cả nước [28]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên ở mức cao đi kèm
với sự cải thiện chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội
là điều kiện làm gia tăng chất lượng đời sống mọi mặt của cư dân đô thị, tạo
nên sức hút mạnh cho các dòng di dân lớn từ nông thôn vào đô thị. Thêm vào
đó, sự xuất hiện nhiều đô thị mới do sự hình thành các khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu thương mại, trung tâm hành chính. khiến cho tỷ trọng dân cư đô
thị ở Việt Nam tăng nhanh hơn nhiều so với các thời kỳ trước [10].
Sự phát triển dân số cùng quá trình dịch chuyển dân cư vào các trung tâm
đô thị lớn đang tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại
Việt Nam. Việc gia tăng lực lượng lao động và hộ gia đình hạt nhân sẽ là
động lực kích thích tiêu dùng và đưa tiêu dùng trở thành một yếu tố lớn trong
tổng thể nền kinh tế. Điều đó không chỉ tạo điều kiện gia tăng về số lượng
hàng tiêu dùng và dịch vụ mà còn đa dạng hóa về chủng loại, hình thức,2
khuyến khích các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động sang nhiều ngành nghề,
lĩnh vực, nâng cao đổi mới chất lượng sản phẩm, tận dụng tối đa lợi thế của
thị trường. Bên cạnh đó, những tiện ích về cơ sở hạ tầng và sự kết nối xã hội
thuận lợi đã tạo điều kiện làm gia tăng năng lực mua sắm và thay đổi hành vi
tiêu dùng của người Việt. Lối tiêu dùng của người Việt đang chuyển mạnh từ
tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp sang lối tiêu dùng của một xã hội
công nghiệp.
190 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (Từ năm 1945 đến năm 1960), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ THU HẰNG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG
MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1960)
Ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 9229011
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. TRẦN THỊ VINH
Hà Nội - 2019
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư
liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng
được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Lê Thị Thu Hằng
iii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Thị Vinh,
giáo viên hướng dẫn, người đã ủng hộ ý tưởng nghiên cứu khoa học của tôi
và là chỗ dựa tinh thần quan trọng giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Nghiên cứu Châu Mỹ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và công tác, các thầy cô
trong Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử,
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội và đồng nghiệp Viện Nghiên cứu Châu Mỹ đã quan tâm, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, chồng, các con và
bạn bè thân thiết đã là nguồn động viên lớn lao và động lực để tôi hoàn thành
luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................iv
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU........................................................... v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .................. 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................. 7
7. Cơ cấu của luận án .................................................................................. 9
CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....... 10
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................... 10
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................ 12
1.2.1. Công trình về những vấn đề lý thuyết ............................................ 13
1.2.2. Các công trình nghiên cứu kinh điển .............................................. 15
1.2.3. Các công trình nghiên cứu đương đại ............................................. 19
1.2.4. Các công trình nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến 22
1.2.5. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của xã hội tiêu dùng Mỹ28
Một số nhận xét ......................................................................................... 32
CHƯƠNG 2-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ ................................................................. 35
2.1. Cơ sở lý luận về xã hội tiêu dùng .................................................... 35
2.1.1. Khái niệm xã hội tiêu dùng ............................................................. 35
2.1.2. Các lý thuyết về sự tồn tại và phát triển của xã hội tiêu dùng ........ 37
2.2. Cơ sở lịch sử của xã hội tiêu dùng Mỹ ........................................... 43
2.2.1. Thời kỳ lập quốc (1620-1775) ........................................................ 43
ii
2.2.2. Thời kỳ Cách mạng Mỹ (1776-1854) ............................................. 45
2.2.3. Thời kỳ đầu công nghiệp hóa (1885-1920) .................................... 47
2.3. Cơ sở hình thành xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960 ....... 52
2.3.1. Yếu tố chính trị ............................................................................... 52
2.3.2. Yếu tố kinh tế .................................................................................. 57
2.3.3. Yếu tố xã hội ................................................................................... 61
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 66
CHƯƠNG 3-SỰ VẬN ĐỘNG CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ (1945 -
1960) ................................................................................................................ 67
3.1. Những thay đổi trong phương thức tiêu dùng của nước Mỹ
(1945-1960) ............................................................................................... 67
3.1.1. Thay đổi về nhà ở ........................................................................... 67
3.1.2. Thay đổi về phương tiện di chuyển ................................................ 72
3.1.3. Thay đổi về thiết bị tiêu dùng tiết kiệm lao động ........................... 78
3.1.4. Thay đổi về các loại hình giải trí .................................................... 85
3.2. Sự phát triển của các công cụ thúc đẩy tiêu dùng ở Mỹ .............. 88
3.2.1. Quảng cáo và truyền thông ............................................................. 89
3.2.2. Thẻ tín dụng .................................................................................... 94
3.2.3. Trung tâm thương mại .................................................................... 97
3.2.4. Phương thức chăm sóc và giáo dục trẻ em ................................... 102
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 106
CHƯƠNG 4-MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ .... 108
4.1. Tác động của xã hội tiêu dùng Mỹ ............................................... 108
4.1.1. Tác động kinh tế ........................................................................... 108
4.1.2. Tác động xã hội ............................................................................. 114
4.1.3. Tác động môi trường..................................................................... 124
4.2. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ và gợi ý cho Việt Nam 129
iii
4.2.1. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960 .... 129
4.2.2. Xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay .................................... 135
4.2.3. Một số gợi ý đối với Việt Nam ..................................................... 142
Tiểu kết chương 4 .................................................................................... 148
KẾT LUẬN .................................................................................................. 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................. 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 154
PHẦN PHỤ LỤC ...............................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AT&T - American Telephone &
Telegraph
Tập đoàn viễn thông Mỹ
CEDA - Clean Energy Deployment
Administration
DDT – Dichloro Diphenyl Trichloroethane
Cơ quan triển khai năng lượng sạch
Thuốc trừ sâu
EPA - Environmental Protection
Agency
Hiệp hội bảo vệ môi trường Mỹ
FHA - Federal Housing Administration Cơ quan quản lý nhà liên bang
G.I. Bill - Genera Issue Bill Luật dành cho cựu chiến binh Mỹ
IMF - International Monetory Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IT&T - International Telephone and
Telegraph
Tập đoàn viễn thông quốc tế
LEED - Leadership in Energy and
Environmental Design
Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về
kiến trúc xanh
MIT - Massachusetts Institute of
Technology
Viện công nghệ Masachusettes
NATO - The North Atlantic Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương
NDEA - National Defense Education
Act
Luật giáo dục quốc phòng
NPR - National Public Radio Đài phát thanh quốc gia
OECD - Organisation for Economic
Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
v
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
1.Hình 2.1.Bùng nổ trẻ sơ sinh thời kỳ hậu chiến.......................................... 171
2.Hình 2.2.Số trẻ em được sinh ra mỗi năm ở Mỹ (1940-1980).................... 61
3.Hình 3.1.Nhà ở khu đô thị Levittown, Pennsylvania................................. 171
4.Hình 3.2.Tỉ lệ hộ gia đình Mỹ sở hữu xe hơi và sở hữu nhà (1890-
1980)...............................................................................................................
72
5.Hình 3.3.Một số mẫu xe hơi phổ biến trong thập niên 1950....................... 172
6.Hình 3.4.Căn bếp Mỹ thập niên 1950........................................................ 172
7.Hình 3.5.Giấc mơ Mỹ thập niên 1950......................................................... 173
8.Hình 3.6.Rạp chiếu phim ngoài trời cho các gia đình đi xe hơi.................. 174
9.Bảng 3.1.Một số nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng ra đời trong thập niên
1950.................................................................................................................
82
10.Bảng 3.2.Các trung tâm thương mại được xây dựng ở Mỹ thập niên
1950.................................................................................................................
174
11.Hình 4.1.Diện tích nhà trung bình ở Mỹ qua các năm (1980-2013).......... 116
12.Hình 4.2.Thời gian làm việc trung bình của một số quốc gia phát triển,
năm 2014.......................................................................................................
175
13.Hình 4.3.Kỳ nghỉ và ngày nghỉ được trả lương của Mỹ so với các nước
OECD..............................................................................................................
176
14.Bảng 4.1.Một vài số liệu về mức tiêu dùng của người Mỹ........................ 176
15.Bảng 4.2.Mô hình mua sắm xanh ở Mỹ..................................................... 178
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển
với mức thu nhập trung bình trong một nền kinh tế năng động và có mức hội
nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Với dân số gần 95 triệu người, Việt
Nam hiện là nước đông dân thứ 14 trên thế giới [5] và đang bước vào thời kỳ
cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ thanh thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt
Nam. Cơ cấu dân số này sẽ vừa là lực lượng sản xuất chủ lực, vừa là lực
lượng tiêu dùng chính trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh đã giúp cho thị trường tiêu thụ được
mở rộng. Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thị
trường hóa nền kinh tế, đô thị hóa ở Việt nam đã diễn ra nhanh hơn. Mục tiêu
đến năm 2020, dân số đô thị sẽ là khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số
cả nước, năm 2025 dân số đô thị sẽ là khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân
số cả nước [28]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên ở mức cao đi kèm
với sự cải thiện chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội
là điều kiện làm gia tăng chất lượng đời sống mọi mặt của cư dân đô thị, tạo
nên sức hút mạnh cho các dòng di dân lớn từ nông thôn vào đô thị. Thêm vào
đó, sự xuất hiện nhiều đô thị mới do sự hình thành các khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu thương mại, trung tâm hành chính... khiến cho tỷ trọng dân cư đô
thị ở Việt Nam tăng nhanh hơn nhiều so với các thời kỳ trước [10].
Sự phát triển dân số cùng quá trình dịch chuyển dân cư vào các trung tâm
đô thị lớn đang tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại
Việt Nam. Việc gia tăng lực lượng lao động và hộ gia đình hạt nhân sẽ là
động lực kích thích tiêu dùng và đưa tiêu dùng trở thành một yếu tố lớn trong
tổng thể nền kinh tế. Điều đó không chỉ tạo điều kiện gia tăng về số lượng
hàng tiêu dùng và dịch vụ mà còn đa dạng hóa về chủng loại, hình thức,
2
khuyến khích các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động sang nhiều ngành nghề,
lĩnh vực, nâng cao đổi mới chất lượng sản phẩm, tận dụng tối đa lợi thế của
thị trường. Bên cạnh đó, những tiện ích về cơ sở hạ tầng và sự kết nối xã hội
thuận lợi đã tạo điều kiện làm gia tăng năng lực mua sắm và thay đổi hành vi
tiêu dùng của người Việt. Lối tiêu dùng của người Việt đang chuyển mạnh từ
tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp sang lối tiêu dùng của một xã hội
công nghiệp.
Do điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần thay đổi, thu nhập và mức
sống được cải thiện, hệ thống dịch vụ xã hội được mở rộng nên dân cư đô thị
có nhiều cơ hội để phát triển, hoàn thiện văn hóa và lối sống của mình. Trong
đó, biểu hiện rõ nhất là chi tiêu cho nhà ở, giáo dục - đào tạo, y tế, thông tin,
văn hóa, du lịch, văn học nghệ thuật....trong tổng cơ cấu chi tiêu của các gia
đình ở đô thị đang ngày càng cao hơn so với trước. Các đô thị đang hình
thành một cấu trúc đa văn hóa, gắn với quá trình phân hóa xã hội và đa dạng
hóa thành phần dân cư [10].
Nước Mỹ cũng đã từng trải qua thời kỳ công nghiệp hóa với sự bùng nổ
kinh tế, đô thị và dân số trong 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trở
thành quốc gia có đặc trưng là một xã hội tiêu dùng hiện đại bậc nhất thế giới.
Thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, từ năm 1945 đến năm 1960, được
xem là thời kỳ vàng của nước Mỹ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến
những thay đổi xã hội lớn chưa từng thấy, cho phép người Mỹ phá vỡ những
khuôn khổ của lối sống cũ. Sự hưng thịnh của nền kinh tế cùng với sự phát
triển của các công cụ chính sách trên nhiều phương diện trong hơn một thập
kỷ này đã đưa đời sống tiêu dùng của nước Mỹ đến một cấp độ mới. Nước
Mỹ bước vào thời kỳ khi các giá trị tiêu dùng thống lĩnh và chi phối nền kinh
tế, văn hóa, xã hội Mỹ. “Cuộc sống tươi đẹp” được định nghĩa bằng các giá trị
kinh tế hay đời sống vật chất. Cuộc sống của người lao động Mỹ cũng thay
đổi mạnh mẽ cùng với sự chuyển mình của một nước Mỹ được công nghiệp
3
hóa với số người tham gia vào các ngành dịch vụ ngày một gia tăng. Sự phát
triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai
một mặt đã tạo ra chất xúc tác thúc đẩy sản xuất, khoa học kỹ thuật, nâng cao
mức sống, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn kinh tế,
xã hội và môi trường cho quốc gia này trong những thập kỷ sau.
Do vậy, việc nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960 và tác
động đa chiều của nó đến nước Mỹ trong những thập kỷ tiếp theo có ý nghĩa
cấp thiết về khoa học và thực tiễn đối với Việt Nam. Về khoa học, việc nghiên
cứu làm rõ những vấn đề cốt lõi về sự phát triển của xã hội tiêu dùng từ góc
độ lịch sử vẫn còn là một khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về
Mỹ ở Việt Nam. Về thực tiễn, việc nghiên cứu đánh giá những tác động của
xã hội tiêu dùng Mỹ và những ảnh hưởng lâu dài của nó sẽ góp phần nhận
diện, giải mã xu hướng phát triển của xã hội và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam
hiện nay để từ đó đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ nhận định này, tác giả đã lựa
chọn vấn đề về xã hội tiêu dùng Mỹ làm đề tài nghiên cứu, đặc biệt là thời kỳ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945 đến năm 1960), khi nước Mỹ
đang trong giai đoạn hưng thịnh về kinh tế và thực thi chính sách khuyến
khích tiêu dùng, nhằm tăng cường tri thức về lịch sử Mỹ và gợi mở cho Việt
Nam nhiều gợi ý quan trọng trong việc định hướng chính sách về phát triển
kinh tế, văn hóa tiêu dùng hiện nay và trong những thập niên tới phù hợp với
xu thế phát triển chung của thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ sự vận động và thay đổi của xã hội tiêu
dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến (1945-1960). Trên cơ sở đó, luận án đánh giá
những tác động của xã hội tiêu dùng đối với sự phát triển của nước Mỹ và đưa
ra những gợi ý kinh nghiệm cho Việt Nam.
4
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Hệ thống hóa tư liệu trong và ngoài nước có liên quan đến xã hội
tiêu dùng Mỹ
- Phân tích cơ sở lý thuyết về xã hội tiêu dùng Mỹ và những yếu tố
chi phối, tác động đến sự hình thành của xã hội tiêu dùng Mỹ trong
thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai
- Phân tích sự vận động và thay đổi của xã hội tiêu dùng Mỹ trong
giai đoạn 1945 – 1960 để thấy rõ xu hướng tiêu dùng của quốc gia
này và những vấn đề đặt ra
- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của xã hội tiêu dùng
đối với nước Mỹ và đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế và phát triển xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng ở
nước Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945 đến năm
1960).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian, luận án nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ; những biến đổi mạnh
mẽ về điều kiện phát triển, sự vận động và hệ quả của xã hội tiêu dùng Mỹ
trong phạm vi 50 bang của nước Mỹ giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ
hai.
- Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội tiêu
dùng Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1960). Tuy nhiên,
để có một cách nhìn tổng thể trong tiến trình lịch sử nhằm rút ra những đánh
5
giá, kết luận xác đáng, tác giả cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến
giai đoạn trước và sau thời gian nêu trên. Luận án chọn thời điểm nghiên cứu
xã hội tiêu dùng Mỹ bắt đầu từ năm 1945 vì đây là năm Chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc, đánh dấu sự khởi đầu một thời kỳ lịch sử mới của nước Mỹ
khi bước vào thời kỳ hoàng kim của sản xuất công nghiệp và sự bùng nổ của
nhu cầu tiêu dùng bị kìm nén trong thập niên 1930 do khủng hoảng kinh tế và
thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Thời điểm nghiên cứu được
lựa chọn kết thúc vào năm 1960 vì đây là thời điểm kết thúc 15 năm nước Mỹ
tập trung phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc, là thời kỳ người dân thực hiện
“Giấc mơ Mỹ” của họ. Đây được xem là thời kỳ nền kinh tế Mỹ đạt được tốc
độ tăng trưởng cao và ổn định xã hội thời kỳ hậu chiến, trước khi chuyển sang
những năm 60 của thế kỷ XX với những biến động lớn trong đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa và xã hội.
- Về nội dung, luận án sẽ tổng quan tình hình nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ;
phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển và quá trình vận động của
xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ 1945-1960; đánh giá tác động của xã hội tiêu
dùng đến nước Mỹ trong thời kỳ này và ảnh hưởng của nó trong những thập
kỷ sau để từ đó rút ra một số gợi ý cho Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật
lịch sử để nghiên cứu, phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận nhằm làm rõ
mối liên hệ và các tác động của bối cảnh lịch sử đối với xã hội Mỹ trong thời
kỳ 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ
đạo được sử dụng trong luận án nhằm giải quyết những nhiệm vụ
của luận án. Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử để tái hiện trung
6
thực bức tranh về xã hội Mỹ từ năm 1945 đến năm 1960. Phương
pháp logic được sử dụng kết hợp để luận giải các vấn đề trong lịch
sử và tìm ra bản chất, sự vận động không ngừng của xã hội tiêu
dùng Mỹ.
- Phương pháp so sánh cũng được vận dụng nh