Luận án Triển vọng quan hệ Việt Nam - Eu đến năm 2020

Ngày 28/11/2010, Việt Nam và EU kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau 20 năm, EU đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị, Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng hợp tác nhiều mặt, tương xứng với tiềm năng và vị thế của Việt Nam và EU. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chuyến thăm rất thành công tới EU và các nước thành viên. Nguyên thủ nhiều nước thành viên EU, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) và các Ủy viên Ủy ban Châu Âu về đối ngoại, thương mại, môi trường. đã đi thăm Việt Nam. Nhiều cơ chế, khuôn khổ hợp tác, đối thoại đã được thiết lập và triển khai hiệu quả, trong đó có Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU. Đặc biệt, gần đây ta và một số nước thành viên EU (Tây Ban Nha, Anh, Đức) đã nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược, thể hiện chiều hướng phát triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ Việt Nam - EU nói chung và giữa Việt Nam với các nước thành viên EU nói riêng. Quan hệ với EU góp phần giúp Việt Nam triển khai thành công chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986.

doc154 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Triển vọng quan hệ Việt Nam - Eu đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của Đề đề tài: Về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những trung tâm quan trọng hàng đầu trên thế giới. EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP năm 2010 đạt 16,1 nghìn tỷ USD (chiếm 26% GDP toàn thế giới). Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32.7900 USD/năm. EU là đối tác thương mại lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 3.200 tỷ USD (không tính thương mại nội khối), chiếm khoảng 17% kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới (Mỹ đứng thứ hai với 14% và Trung Quốc 11,6%). Tổng vốn các nước EU đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 40% toàn thế giới năm 2007. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, năm 2010, FDI của EU trên toàn thế giới chỉ đạt 107 tỷ Euro, so với 281 tỷ Euro của năm 2009. Năm 2009, cả khối đã cung cấp 49 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) cho các nước (chiếm 60% tổng ODA của các nước trên thế giới). Theo số liệu sơ bộ năm 2010, ODA do EU cung cấp đã tăng khoảng 4,5 tỷ Euro so với năm 2009, lên tới tổng số 53,8 tỷ Euro. Như vậy, EU là nhà tài trợ ODA lớn nhất trên thế giới, cung cấp hơn một nửa viện trợ chính thức trên toàn cầu. EU còn là trung tâm hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ, sở hữu công nghệ nguồn trong nhiều lĩnh vực tiên tiến, là nơi có nhiều phát kiến khoa học có tính cách mạng. Mặc dù không sánh ngang với sức mạnh kinh tế song về chính trị, EU cũng là một trong những đối tác có “sức mạnh mềm”, có tiềm lực quốc phòng và tầm ảnh hưởng lớn hàng đầu trên thế giới với 2 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, 2 cường quốc hạt nhân, 4/8 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G8), 4/20 nước Nhóm G20 với cách tiếp cận hòa bình, đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế. Sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực (12/2009), EU đang đẩy mạnh nỗ lực tăng cường vai trò và ảnh hưởng trên thế giới. Đặc biệt, EU đi đầu trong việc thúc đẩy các giải pháp đa phương trong các vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ, nhân quyền… Với tiềm lực mạnh và tầm ảnh hưởng lớn, EU có vị trí rất quan trọng trên trường quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước. Ngày 28/11/2010, Việt Nam và EU kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau 20 năm, EU đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị, Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng hợp tác nhiều mặt, tương xứng với tiềm năng và vị thế của Việt Nam và EU. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta Việt Nam đã có những chuyến thăm rất thành công tới EU và các nước thành viên. Nguyên thủ nhiều nước thành viên EU, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) và các Ủy viên Ủy ban Châu Âu về đối ngoại, thương mại, môi trường... đã đi thăm Việt Nam. Nhiều cơ chế, khuôn khổ hợp tác, đối thoại đã được thiết lập và triển khai hiệu quả, trong đó có Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU. Đặc biệt, gần đây ta và một số nước thành viên EU (Tây Ban Nha, Anh, Đức) đã nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược, thể hiện chiều hướng phát triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ Việt Nam - EU nói chung và giữa Việt Nam với các nước thành viên EU nói riêng. Quan hệ với EU góp phần giúp Việt Nam triển khai thành công chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Về kinh tế, EU đã nhanh chóng trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh từ 1,5 tỷ USD năm 1995 lên 17,7 tỷ USD năm 2010. Riêng trong năm năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 50%. EU là đối tác đầu tiên dành Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam, mặc dù thời gian qua một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU phải chịu một số hạn chế chưa phù hợp xuất phát từ lợi ích bảo hộ mậu dịch từ EU. Hiện nay, hai bên đang chuẩn bị đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế thực chất và góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và EU. Về đầu tư, đến hết năm 2010, EU đã có 1.544 dự án với tổng vốn đăng ký là 31,32 tỷ USD trong đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân khá cao (khoảng 60%, gấp hơn 3 lần mức trung bình là 18%). Về hợp tác phát triển, trong nhiều năm liền EU là nhà tài hàng đầu cho Việt Nam và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất. Tổng vốn ODA cam kết giai đoạn 1996 - 2010 là 11 tỷ USD (giải ngân khoảng 5 tỷ USD) chủ yếu trong các lĩnh vực ưu tiên của ta như xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, hội nhập kinh tế quốc tế... ODA của EU góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế và giúp Việt Nam sớm đạt được nhiều chỉ tiêu trong các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) của LHQ. Với định hướng Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đề ra là phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế thì quan hệ của ta với EU càng có ý nghĩa hơn vì EU là đối tác có thế mạnh trong các lĩnh vực này mà ta có thể tranh thủ. Do tầm quan trọng của EU (đứng riêng hoặc đặt trong tổng thể các đối tác lớn của Việt Nam) và đóng góp tích cực của quan hệ Việt Nam - EU đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta, việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - EU sau 20 năm thiết lập quan hệ cũng như dự báo triển vọng của cặp quan hệ này trong 10 năm tới là hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhằm rút ra những bài học, kinh nghiệm có giá trị để đề xuất những kiến nghị chính sách phù hợp đưa quan hệ Việt Nam - EU tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu phù hợp với đà phát triển và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam và EU trong nhiều năm tới; giúp ta tranh thủ sự hỗ trợ nhiều mặt của EU phục vụ các mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đề ra. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích bối cảnh, tình hình thế giới và khu vực, tình hình EU và Việt Nam; những nhân tố thuận lợi và khó khăn thúc đẩy hoặc cản trở việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa EU và Việt Nam vào năm 1990. Lý giải tại sao đến năm 1990, 25 năm sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, Việt Nam và EU mới thiết lập quan hệ ngoại giao. Phân tích, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu của quan hệ Việt Nam - EU qua các giai đoạn từ 1990 đến 2010. Đánh giá ý nghĩa của quan hệ Việt Nam - EU trong việc triển khai chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam và vai trò của EU đối với công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam đặt trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và tình hình phát triển nhanh chóng của cả Việt Nam và EU. Trên cơ sở chiều hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - EU 20 năm qua, triển vọng phát triển của tình hình quốc tế, khu vực cũng như phát triển nội tại của EU và Việt Nam để đưa ra những dự báo về quan hệ Việt Nam - EU trong 10 năm tới. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để kiến nghị những phương hướng, chính sách, biện pháp cụ thể trong quan hệ giữa ta với EU trong những năm tới nhằm tranh thủ vai trò của EU trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của ta. Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài khá dài 30 năm (từ 1990 đến 2020). Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của EU, gắn với những mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ quốc tế cũng như trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên đề tài của Vụ Châu Âu đặt vấn đề nghiên cứu toàn bộ chiều dài quan hệ Việt Nam - EU kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như dự báo triển vọng phát triển của quan hệ đến năm 2020. Đây vừa là yếu tố thuận lợi vì có thể giúp đạt được cái nhìn tổng thể về quan hệ song cũng là thách thức vì là quãng thời gian dài, khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhóm nghiên cứu cũng xác định giới hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài là EU như một khối, một thực thể đặc thù có tư cách pháp nhân, là bên ký kết các điều ước quốc tế với các nước thứ ba, được hình thành từ các điều ước quốc tế giữa các nước thành viên. Qua quá trình phát triển được gọi với các tên: Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC từ năm 1957); Cộng đồng Châu Âu (EC từ năm 1993) và Liên minh Châu Âu (EU từ năm 2009). Để thuận tiện cho việc theo dõi và phù hợp với quy định của Hiệp ước Lisbon, trong suốt đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng thống nhất tên gọi EU. Quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên EU là một phần không tách rời của quan hệ Việt Nam với EU nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này. Mặc dù vậy, một số chỗ trong đề tài cũng đề cập đến các quan hệ này nhằm minh họa và bổ sung cho những nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam với EU. Trong phạm vi của một đề tài cấp cơ sở, nhóm nghiên cứu không đặt ra mục tiêu giải quyết toàn bộ các vấn đề trong quan hệ Việt Nam - EU, vốn rất rộng lớn và phức tạp, mà chỉ phần nào các vấn đề chính và gợi mở thêm nhiều vấn đề khác để tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn sau này. Tình hình nghiên cứu Đề đề tài trong và ngoài nước: Trong nước: Do EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam và có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới, quan hệ Việt Nam - EU đã được đề cập trong nhiều bài viết trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành (một trong các tạp chí thường xuyên có bài về EU là Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu). Vụ Châu Âu cũng đã hoàn thành một số đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ, trong đó có phần liên quan đến EU, quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu và với EU tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt, tập trung vào quan hệ Việt Nam - EU kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay… cũng như những phát triển mang tính bước ngoặt của quan hệ Việt Nam - EU với việc ký kết tắt Hiệp định PCA (2010) và thống nhất (2010) khởi động Hiệp định FTA song phương trong thời gian tới. Ngoài nước: Các nghiên cứu về EU chủ yếu tập trung vào các cặp quan hệ EU - Mỹ, EU - Nga, EU - Trung Quốc hoặc giữa EU với các nhóm nước như với các nước Châu Phi, Ca-ri-bê… hay với các tổ chức khu vực như ASEAN, Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC)… Chưa có công trình nghiên cứu toàn diện về cặp quan hệ EU - Việt Nam và triển vọng của cặp quan hệ này. Phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đĐề tài: Nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, chứng minh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu các tư liệu lịch sử, số liệu thống kê của các nguồn trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng kết hợp lý luận với kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra nhận xét, đánh giá làm luận điểm cho đề tài, từ đó đưa ra các kiến nghị chính sách phù hợp. Triển vọng áp dụng đĐề tài: Đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm các tài liệu tham khảo về quan hệ Việt Nam - EU và về EU; góp phần vào sự hiểu biết về quan hệ Việt Nam - EU cũng như EU; trước hết để phục vụ công tác nghiên cứu cũng như triển khai chính sách đối ngoại của ta liên quan đến EU; tham mưu chính sách đối với EU và phát triển quan hệ Việt Nam - EU; đồng thời đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy quan hệ quốc tế về Châu Âu. Bố cục của đĐề tài: - Chương I. Thiết lập quan hệ ngoại giao: Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, xuất hiện xu hướng hòa hoãn, đối thoại. Đối với Việt Nam, đây là giai đoạn bắt đầu triển khai chính sách đổi mới, mở cửa, phá thế bao vây cấm vận. Vấn đề Campuchia được giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối ngoại, ta thiết lập quan hệ ngoại giao với EU. - Chương II. Quan hệ Việt Nam - EU qua các thời kỳ: Quan hệ Việt Nam - EU các giai đoạn 1990 - 1995 và từ 1995 - 2010 trong bối cảnh tình hình thế giới, EU và Việt Nam có nhiều chuyển biến. Một số mốc quan trọng như Hiệp định khung 1995; EU ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO; đàm phán PCA… Sự phát triển nhanh chóng, sâu rộng, toàn diện của quan hệ; những đóng góp thiết thực của quan hệ Việt Nam - EU đối với phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như những tồn tại, thách thức trong vấn đề dân chủ nhân quyền, tranh chấp thương mại, dân chủ nhân quyền… - Chương III. Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020: Dự báo xu hướng phát triển của tình hình quốc tế; triển vọng phát triển của EU và Việt Nam đến năm 2020; căn cứ các khuôn khổ pháp lý hai bên đã thiết lập; kết quả hợp tác đạt được trong 20 năm qua quan hệ và chiều hướng quan hệ để dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020. Những thuận lợi, thách thức và kiến nghị giải pháp thúc đẩy quan hệ. CHƯƠNG I. THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO 1.1. Tình hình thế giới và khu vực những năm 80 và đầu thập kỷ 90: Những năm 80 và đầu thập niên 90 tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế. Nhiều nhân tố mới xuất hiện tác động mạnh đến trật tự thế giới hai cực. Trong giai đoạn này, thế và lực của Mỹ suy giảm tương đối trong khi Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế lớn của thế giới, trực tiếp cạnh tranh với Mỹ. Trung Quốc bước vào giai đoạn mới cải cách, mở cửa kinh tế, tranh thủ đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật và các nước phương Tây phục vụ các mục tiêu phát triển, hiện đại hóa của mình. Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Liên Xô gặp nhiều khó khăn do những sai lầm chiến lược trong phát triển kinh tế và chạy đua vũ trang với Mỹ; công cuộc cải tổ do Gorbachev khởi xướng thất bại gây ra tình trạng hỗn loạn về chính trị và làm cho kinh tế Liên Xô ngày càng yếu kém hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội tại Liên Xô tác động sâu sắc đến các nước XHCN Đông Âu khác. Quan hệ giữa Liên Xô với các nước này xuất hiện mâu thuẫn, xu hướng tách khỏi Liên Xô tăng lên với sự ủng hộ rộng rãi của phần lớn dân chúng. Khủng hoảng về kinh tế, nội bộ khó khăn, chạy đua vũ trang ngày càng hao tiền tốn của trong khi kinh tế Nhật và phương Tây mạnh lên tạo sức ép cạnh tranh gay gắt khiến cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô buộc phải đẩy mạnh cải cách bên trong và điều chỉnh chiến lược quan hệ, nhân nhượng lẫn nhau và đi vào thỏa hiệp. Tình trạng đối đầu từng bước được thay thế bằng đối thoại. Xu thế hòa hoãn, đối thoại và hợp tác giữa hai siêu cường xuất hiện và ngày càng được củng cố, tác động tích cực đến các nước khác. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và những năm sau khi ta giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, các nước ASEAN thi hành chính sách hòa bình, trung lập, nghiêng về quan hệ với Mỹ, Nhật và phương Tây. Đông Nam Á bị chia thành hai nhóm nước đối đầu về chính trị: ASEAN và Đông Dương. ASEAN lo ngại sau khi Mỹ rút khỏi khu vực, Liên Xô và Trung Quốc sẽ nhảy vào lấp khoảng trống, Chủ nghĩa Cộng sản sẽ có điều kiện lan rộng. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 càng làm tăng thêm lo ngại của ASEAN. Mặc dù vẫn giữ cầu quan hệ ngoại giao, thương mại song ASEAN lên án, chỉ trích ta gay gắt trên các diễn đàn quốc tế. 1.2. Tình hình Việt Nam, EU và quan hệ Việt Nam với một số nước Tây Âu: 1.2.1. Tình hình Việt Nam: Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước đi vào xây dựng CNXH. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã giúp nâng cao uy tín và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế với thuận lợi cơ bản là có hòa bình. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả của chiến tranh còn nặng nề, cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp không còn phù hợp cản trở, hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, đặc biệt là những sai lầm chủ quan nghiêm trọng trong xây dựng và quản lý kinh tế nên đất nước ta đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội kéo dài, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt khó khăn về đối ngoại. Ngay sau khi giải phóng miền Nam, đất nước ta đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam do Pol Pot với sự hậu thuẫn của Trung Quốc gây ra. Đến tháng 2/1979, Trung Quốc lại gây ra cuộc chiến tranh biên giới, xua quân đánh 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Vấn đề Campuchia chưa có giải pháp, ta rơi vào thế bị cô lập về ngoại giao, các nước ASEAN chỉ trích, lên án trong khi Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận. Trước tình hình trên, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1981 1986 đã đề raxác định chính sách đối ngoại tranh thủ và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ cho xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trọng tâm là tranh thủ giúp đỡ về kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ và lực lượng thù địch. Đại hội cũng đã đề ra chính sách đổi mới, xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển dần sang một nền kinh tế gắn liền hơn với thị trường. Về đối ngoại, một trong những nhiệm vụ hàng đầu Đại hội tiếp tục khẳng định là “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” đồng thời xác định rõ “mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”. Chính sách đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng đã mang lại những chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực. Về kinh tế, xã hội, từ chỗ phải nhập lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng nhiều và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm, lạm phát được kiềm chế dần dần. Về đối ngoại, mấu chốt để giải tỏa bế tắc trong quan hệ đối ngoại là giải quyết vấn đề Campuchia. Bước ngoặt chính trị được đánh dấu vào tháng 8/1985 khi Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Đông Dương đưa ra lập trường năm điểm làm cơ sở cho một giải pháp chính trị bao gồm toàn bộ vấn đề hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á và vấn đề Campuchia, trong đó có việc Việt Nam sẽ rút hết quân khỏi Campuchia vào năm 1990 và nếu có giải pháp thì rút sớm hơn. Đại hội Đảng lần thứ VI tuyên bố rút quân ra khỏi Campuchia đồng thời sẵn sàng cộng tác với tất cả các bên để đi đến giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia. Vấn đề Campuchia được giải quyết đã đóng góp quan trọng vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á, giúp Việt Nam thoát khỏi bị cô lập trên trường quốc tế, có điều kiện tập trung sức xây dựng đất nước, tạo điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với EU, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cũng như hội nhập vào ASEAN. 1.2.2. Tình hình EU: Trong giai đoạn này, kinh tế các nước thành viên EU phát triển mạnh mẽ, củng cố vị trí của EU như một trung tâm kinh tế thế giới. EU đứng trước nhu cầu mới mở rộng hơn nữa thị trường phù hợp với khả năng sản xuất vượt trội do ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Trên cơ sở tin cậy chính trị ngày càng được củng cố trong giai đoạn hội nhập trước đó, các nhà Lãnh đạo EU đã quyết định đẩy nhanh hơn việc xây dựng và phát triển EU cả về bề rộng lẫn chiều sâu nhằm gia tăng quy mô và khả năng cạnh tranh của cả khối đồng thời phát huy mạnh hơn tiềm năng trao đổi thương mại, hợp tác giữa các nước thành viên. Năm 1981, EU mở rộng lần hai, tiếp nhận thêm Hy Lạp và 5 năm sau kết nạp thêm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (1986) nâng tổng số nước thành viên giai đoạn này lên 12 nước, bao gồm phần lớn các nước Tây Âu, tạo nên một thực thể kinh tế, chính trị khu vực có tiềm năng, quy mô và vị trí hàng đầu trên thế giới. Năm 1987, Đạo luật về thị trường thống nhất (European Single Act) ra đời. Mục tiêu là thiết lập “một thị trường thống nhất” trong vòng năm năm. Đạo luật đã gỡ bỏ các hàng rào thương mại, hài hòa hóa luật pháp các nước thành viên và gỡ bỏ những khác biệt về chính sách mậu dịch. Đây là bước tiến có ý nghĩa thực chất đóng vai trò quan trọng trong việc làm sâu sắc hơn tiến trình hội nhập Châu Âu, đặt nền tảng cho một thị trường EU thống nhất rộng lớn hàng đầu thế giới hôm nay. Đạo luật không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế nội khối, tăng cường vai trò EU như một đối tác thương mại lớn mà còn làm sâu sắc hơn quan hệ chính trị giữa