Luận văn Chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế
Đại hội Đảng Công sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 được xemlà một mốc son trong quá trình phát triển nền kinh tế Quốc gia, đây chính là bước ngoặt phát triển nền kinh tế Việt Nam: “phát triển theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo địnhhướng Xã hội chủ nghĩa” Sự lựa chọn sáng suốt đường lối phát triển kinh tế mà Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đề ra là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng bản thân nền kinh tế thị trường cũng không phải là một nền kinh tế hoàn hảo, mà bản thân nó cũng có những khuyết tật vốn có của nó. Một trong những khuyết tật vốn có lớn nhất của nền kinh tế thị trường là ngăn cách giữa giàu nghèo trong xã hội. Kinh tế thị trường ở Việt Nam cho dù đang ở mức độ đầu, nhưng vấn đề phân hóa giàu nghèo trong xã hội cũng là vấn đề cần quan tâm. Như chúng ta đã biết Nhà nước dùng thuế làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội và là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước. Cho dù trong điều kiện kinh tế Việt Nam, thuế gián thu có những vai trò rất to lớn của nó. Nhưng với mục đích điều hòa thu nhập, thực hiệncông bằng xã hội bằng thuế trong nền kinh tế thì thuế trực thu lại thể hiện tính ưu việt hơn, đồng thời tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, hợp hiến. Vì vậy, hướng đến một chính sách thuế thu nhập là điều tất yếu nhằm góp phần điều tiết bớt một phần thu nhập từ các tầng lớp người có thu nhập cao trong xã hội, hìnhthành các quỹ tiền tệ tập trung giúp Nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội của mình. Như phân tích ở trên, đó cũng chính là lý do mà Quốc hộinước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành chính sách thuế thu nhập, cụ thể là Pháp lệnh thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao. Đây là loại thuế được áp dụng từ rấtlâu tại hầu hết các Quốc gia trên thế giới, cho dù tên gọi ở một số nước có khác nhaunhưng bản chất thì đối tượng tính thuế vẫn là thu nhập cá nhân.Đối với Việt Nam thì Pháp lệnh thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao đầu tiên được ban hành vào ngày 27/12/1990, và có hiệu lực thi hành từ 01/04/1991. Qua hơn 15 năm thực thi,Quốc hội nước ta đã trải qua 5 lần sửa đổi, thay thế Pháp lệnh năm 1990 bằng những pháp lệnh mới phùhợp hơn với 2 điều kiện và hoàn cảnh kinh tế xã hội. Bên cạnh những kết quả đạtđược nhất định, chính sách thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày nay vẫncòn những bất cập, thất thu cho Ngân sách Nhà nước đồngthời không công bằng đối với người nộp thuế. Vì vậy, chính sách thuế cần phải tiếp tụcđược hoàn thiện hơn để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế. Xuất phát từ thực tế và suy nghĩ trên, Tôi xin chọn đề tài: “Chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bốicảnh hội nhập kinh tế Quốc tế”làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế. Mục đích chủ yếu của Luận văn này là dựa trên những lý luận cơ bảnvề thuế Thu nhập cá nhân, tập trung phân tích, đánh giáthực trạng việc áp dụng thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao ở nước ta từ năm 1991 đến nay, đồng thời có tham khảo việc áp dụng thuế Thu nhập cá nhân ở một số quốc gia trên thế giới. Từ đó đưa ra những vấn đề cần hoàn thiện và xây dựng một chính sách thuế Thu nhập cá nhân sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam trong thời gian tới. Về mặt phương pháp luận, Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để khái quát lên những lý luận cơ bản về thuế Thu nhập cá nhân và bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệmtừ thực tế, kết hợp thêm phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá quá trình áp dụng Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao trong điều kiện kinh tế Việt Nam. Từ đó đưa ra những nguyên nhân tồn tại và định hướng các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và xây dựng một chính sách thuế Thu nhập cá nhân phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chính sách thuế thu nhập cá nhân. Chương 2:Thực trạng áp dụng chính sách thuế Thu nhập đối với người có thu nhân cao ở Việt Nam. Chương 3:Các giải pháp nhằm xây dựng chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, Luận văn không tránh khỏinhững sai sót, rất mong Quý Thầy, Cô cùng các bạn góp ý bổ sung để đề tài mang tính hiện thực hơn.