Luận văn Chuyển biến về kinh tế - Xã hội huyện phú lương tỉnh thái nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005)

Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì thế mà tất cả các quốc gia dù đi theo thể chế xã hội nào thì cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước. Sau thắng lợi của của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975), nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm do Đại hộI IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa, đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới. Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001). Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, đất nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng. Cách thành phố Thái Nguyên 22km về phía tây bắc với hệ thống đường giao thông thuận lợi, Phú Lương có tiềm năng là một thị trường lớn về cung cấp và tiêu thụ. Trải qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Phú Lương đã có nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Điều đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, cũng như sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh địa phương của nhân dân Phú Lương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương trong giai đoạn đổi mới (1986 - 2005) không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà cả về thực tiễn. Thông qua các nguồn tài liệu, luận văn dựng lên bức tranh về kinh tế -xã hội huyện Phú Lương từ 1986 đến 2005, trên cơ sở đó rút ra những bài học thành công cùng những hạn chế chủ quan và khách quan. Đồng thời, mong muốn góp ý kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số giải pháp và phương hướng phát triển của huyện trong tương lai. Nghiên cứu đề tài này còn để làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hoá của nhân dân Phú Lương trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo dục thế hệ trẻ của huyện thê m trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó. Một số nội dung của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy lịch sử địa phương. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh T

pdf109 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển biến về kinh tế - Xã hội huyện phú lương tỉnh thái nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN MINH THU CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2005) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - 2010 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN MINH THU CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI ( 1986 - 2005) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Hoàng Ngọc La Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.3 Nhiệm vụ đề tài 4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu 4.2 Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp của luận văn 6. Kết cấu luận văn Chƣơng 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TRƢỚC ĐỔI MỚI 1.1 Khái quát huyện Phú Lương (Thái Nguyên) 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.2 Tình kinh kinh tế - xã hội huyện Phú Lương trước 1986 1.2.1 Tình hình kinh tế 1.2.2 Tình hình xã hội Chƣơng 2 CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ HUYỆN PHÚ LƢƠNG TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2005) 2.1 Huyện Phú Lương trong thời kì đổi mới đất nước 2.1.1 Bối cảnh lịch sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 2.1.2 Đường lối đổi mới của Đảng 2.2 Chuyển biến về kinh tế huyện Phú Lương 2.2.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp 2.2.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 2.2.3 Thương mại, dịch vụ 2.2.4 Tài chính, ngân hàng 2.2.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng Chƣơng 3 CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI ( 1986 - 2005 ) 3.1 Giáo dục - đào tạo, văn hoá - thông tin - thể thao 3.2 Y tế - môi trường 3.3 Lao động - việc làm 3.4 Thu nhập - đời sống 3.5 Thực hiện các chính sách xã hội 3.6 Công tác an ninh - quốc phòng KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì thế mà tất cả các quốc gia dù đi theo thể chế xã hội nào thì cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước. Sau thắng lợi của của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm do Đại hộI IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa, đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới. Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001). Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, đất nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng. Cách thành phố Thái Nguyên 22km về phía tây bắc với hệ thống đường giao thông thuận lợi, Phú Lương có tiềm năng là một thị trường lớn về cung cấp và tiêu thụ. Trải qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Phú Lương đã có nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Điều đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, cũng như sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 hợp với hoàn cảnh địa phương của nhân dân Phú Lương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương trong giai đoạn đổi mới (1986 - 2005) không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà cả về thực tiễn. Thông qua các nguồn tài liệu, luận văn dựng lên bức tranh về kinh tế - xã hội huyện Phú Lương từ 1986 đến 2005, trên cơ sở đó rút ra những bài học thành công cùng những hạn chế chủ quan và khách quan. Đồng thời, mong muốn góp ý kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số giải pháp và phương hướng phát triển của huyện trong tương lai. Nghiên cứu đề tài này còn để làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hoá của nhân dân Phú Lương trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo dục thế hệ trẻ của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó. Một số nội dung của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy lịch sử địa phương. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 - 2005)” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức viết về đề tài kinh tế - xã hội. Liên quan đến đề tài là các văn kiện nghị quyết của Đảng, nhất là văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu lên hai nội dung rất quan trọng, mang tính chất định hướng cho sự phát triển là “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” và “Phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005”; đặc biệt là “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 xã hội đến năm 2000” của Ban chấp hành trung ương Đảng do Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội xuất bản năm 1991. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước viết về vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại” của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987; cuốn “Sự nghiệp đổi mới của chủ nghĩa xã hội” của Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1992; hai cuốn của Nguyễn Văn Linh là “ Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987 và “Đổi mới để tiến lên”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1991…Những tài liệu trên đã nêu lên yêu cầu và định hướng đổi mới kinh tế - xã hội cho cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Phản ánh quá trình vận động cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở tỉnh Thái Nguyên, có: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái - tập 1” (xuất bản năm 1980);” Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái - tập 2 “ (xuất bản năm 1991) của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái. Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 1 (1936 - 1965)” (xuất bản năm 2003); “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 2 (1965 - 2000)” (xuất bản năm 2005); của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Năm 1996, Huyện uỷ Phú Lương xuất bản “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương 1930 - 1954”. Cuốn sách đã giới thiệu về huyện Phú Lương trong lịch sử, công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cách mạng tháng 8/1945 và tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Năm 2005, huyện uỷ Phú Lương xuất bản “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương tập 2 (1955 - 2000)”. Cuốn sách đã dựng lại quá trình xây dựng, trưởng thành và thành tích lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - an ninh - quốc phòng trong 10 năm sau khi hoà bình lập lại, trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và thực hiện công cuộc đổi mới ở huyện Phú Lương. Năm 2001, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương đã xây dựng và đề nghị tỉnh phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương thời kì 2001 - 2010”. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương khoá 14, 15, 16, 17, 18, 20,21 đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế, chỉ ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu khoá trước, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp cho nhiệm kỳ tiếp theo nhằm đưa huyện phát triển toàn diện, vững chắc. Báo cáo tổng kết hàng năm của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương nêu lên kết quả đạt được về công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường. Trên cơ sở đó, có những đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm trước, đề ra nhiệm vụ mục tiêu trong năm tới. Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Bắc Thái, tỉnh Thái Nguyên và phòng thống kê huyện Phú Lương cũng phản ánh tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương từ 1986 đến năm 2005. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương từ 1986 đến năm 2005 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương trong thời kì đổi mới từ 1986 - 2005. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ 1986 khi đất nước bắt đầu bước vào thời kì đổi mới đến năm 2005. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ sự chuyển biến kinh tế của huyện, luận văn còn đề cập khái quát tình hình kinh tế - xã hội trước đổi mới. Về không gian: Luận văn giới hạn trong huyện Phú Lương thuộc tỉnh Thái Nguyên. Địa giới huyện gồm 14 xã và hai thị trấn (Giang Tiên và Đu). 3.3 Nhiệm vụ đề tài Thứ nhất, khái quát về huyện Phú Lương: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, thành phần dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội của huyện trước 1986. Thứ hai, nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện từ 1986 đến 2005. Qua đó, rút ra, mặt mạnh và những hạn chế của huyện Phú Lương trong phát triển kinh tế - xã hội từ 1986 - 2005. 4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài gồm: các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Huyện uỷ Phú Lương, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương; các số liệu thống kê của các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh và huyện Phú Lương. Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về đổi mới kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 tế - xã hội đăng trên báo và tạp chí, đặc biệt là các cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu điều tra thực địa. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so sánh, điều tra, điền dã, phân tích. 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn trình bày hệ thống, sinh động quá trình phát triển, chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương trong giai đoạn đổi mới (1986 - 2005). - Luận văn đánh giá những thành công của công cuộc đổi mới của huyện Phú Lương, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và nêu lên một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương. Với những đóng góp đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ huyện Phú Lương trong việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời, có thể làm tư liệu giảng dạy lịch sử địa phương. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia làm 3 chương: - Chương 1: Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú lương trước đổi mới. - Chương 2: Chuyển biến về kinh tế huyện Phú Lương trong thời kì đổi mới (1986 - 2005). - Chương 3: Chuyển biến về xã hội huyện Phú Lương trong thời kì đổi mới (1986 - 2005). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TRƢỚC ĐỔI MỚI 1.1 Khái quát về huyện Phú Lƣơng 1.1.1 Điều kiện tự nhiên Phú Lương là huyện miền núi nằm ở vùng phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, trong tọa độ địa lý từ 21o 36’ đến 21o 55’ vĩ bắc, 105o 37’ đến 105o 46’ kinh đông; phía bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), phía nam và đông nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía tây giáp huyện Định Hóa, phía tây nam giáp huyện Đại Từ, phía đông giáp huyện Đồng Hỷ [86, tr 969]. “Dưới thời Hùng Vương huyện Phú Lương thuộc bộ Vũ Định, đến thời Lý huyện Phú Lương thuộc phủ Phú Lương, thời thuộc Minh là huyện, thuộc phủ Thái Nguyên. Thời Lê cũng gọi là huyện Phú Lương, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời cai trị. Năm Minh Mạng thứ 16 (1836) triều Nguyễn cắt Phú Lương về phủ Tòng Hóa, gồm 6 tổng, 20 xã trang, phường. Đến năm Tự Đức thứ 4 (1851), triều Nguyễn bổ chức tri huyện Phú Lương. Từ đó vùng đất này thuộc quyền cai quản của tri huyện Đại Từ” [81,tr.160]. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Phú Lương trở thành một châu của tỉnh Thái Nguyên gồm 7 tổng, 20 xã. Theo các nghị định của Toàn quyền Đông Dương (20/8/1891, 24/8/1891, 9/9/1891) tỉnh Thái Nguyên bị cắt và chia thành hai phần: phủ Tòng Hóa gồm 3 huyện Đại Từ, Phú Lương, Văn Lãng và châu Định Hóa; phủ Phú Bình nhập với một số địa hạt khác thuộc tỉnh Lục Nam và tỉnh Bắc Ninh, lập thành khu quân sự Thái Nguyên, thuộc đạo quân sự thứ nhất [5,tr.6]. Theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tháng 10/1892 tỉnh Thái Nguyên được tách khỏi các đạo quân sự và kể từ ngày 01/11/1892 lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 được lập thành 3 phủ, 8 huyện, 2 châu. Phú Lương là một trong 3 huyện thuộc phủ Tòng Hóa. Ngày 25/6/1901, theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tổng Yên Đĩnh được tách khỏi huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) để nhập vào châu Bạch Thông (tỉnh Bắc Cạn). Sau Cách mạng tháng Tám, một số xã nhỏ được sáp nhập lại, Phú Lương chỉ còn 12 xã. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và sau khi hòa bình lập lại năm 1954, một số xã lớn lại được chia ra, xã Tân Phú được chia thành xã Tức Tranh và Phú Đô; xã Tam Hợp được chia thành 3 xã: Hợp Thành, Phủ Lý và Ôn Lương. Sau khi Bắc Cạn và Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái (1965), đến năm 1967, 9 xã và thị trấn Chợ Mới thuộc huyện Bạch Thông lại được sát nhập vào huyện Phú Lương. Ngày 06/11/1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, quyết định chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Cạn; 9 xã và thị trấn Chợ Mới thuộc huyện Phú Lương lại được trả về huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn. Hiện nay, huyện Phú Lương có 14 xã ( Ôn Lương, Phú Đô, Yên Lạc, Tức Tranh, Sơn Cẩm, Động Đạt, Phủ Lý, Vô Tranh, Phấn Mễ, Yên Ninh, Hợp Thành, Cổ Lũng, Yên Đổ, Yên Trạch ) và hai thị trấn (Đu, Giang Tiên) , huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía bắc (theo quốc lộ 3) Về địa hình: Nằm trong hệ thống kiến tạo hình thành địa hình của tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương thuộc phần cuối của cánh cung Ngân Sơn. Cho nên, đồi núi Phú Lương có độ cao vừa phải, ngoài một số núi đá vôi phần nhiều là đồi núi thấp được cấu tạo bằng các loại sa phiến thạch, sườn thoải, dạng đồi bát úp, hoặc đã được khai phá thành các ruộng bậc thang như hiện nay. Địa hình Phú Lương chia thành hai vùng rõ rệt: các xã ở phía bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 thuộc vùng núi, có địa hình phức tạp, đi lại gặp nhiều khó khăn, thảm thực vật dầy, diện tích tán che phủ rộng phần nhiều là rừng xanh quanh năm. Các xã phía Nam huyện thuộc dạng địa hình vùng núi thấp và đồi. Vì thế, địa hình của Phú Lương độ cao giảm dần từ bắc xuống nam. Do hình thái địa hình bằng phẳng hơn so với các huyện khác trong tỉnh nên mạng lưới giao thông vận tải từ trước đến nay của huyện Phú Lương phát triển ở cả hai loại hình: đường thủy và đường bộ, song chủ yếu là đường bộ. Đường số 3 chạy suốt theo chiều dọc của huyện theo hướng bắc, lên các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng, và biên giới Việt - Trung, theo hướng nam về Hà Nội. Ngoài trục đường chính này, Phú Lương còn có mạng lưới đường liên xã, liên bản, liên huyện đã và đang được củng cố và mở rộng tạo điều kiện cho Phú Lương mở rộng quan hệ giao lưu với các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội. Về khí hậu: Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, thường xuyên có các các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22C, tổng tích nhiệt khoảng 8000C. Lượng mưa trung bình từ 1800 - 2000 mm/ năm, độ ẩm trung bình 80%. Đặc biệt gió mùa đông bắc trung bình mỗi năm có khoảng từ 21 - 22 đợt tràn qua làm cho nhiệt độ giảm xuống đột ngột, có giông đi kèm, nhất là vào đầu tháng chín, tháng mười, cuối tháng tư, tháng năm. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi.Ngoài ra, Phú Lương còn chịu ảnh hưởng của thời tiết nồm vào mùa xuân, nóng khô vào mùa hè. Với khí hậu trên, xưa kia “các châu huyện Vân Lãng, Đại Từ và Phú Lương có cấy lúa bốn mùa, cứ ba tháng một lần thu hoạch, đấy là một điều hơi khác. Các huyện Tư Nông, Đồng Hỷ, Phú Lương và Bình Xuyên, khí lam chướng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 hơi nhẹ còn các huyện khác thì nặng mà huyện Đại Từ và Võ Nhai nặng hơn cả” [81,tr.162 -163] Phú Lương là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, được thiên nhiên ưu đãi. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, ở Phú Lương :“ Cỏ tranh, lá cọ, các loại mây, hậu phác sa nhân, tre nứa, tre gai, tre hoa (tức ban trúc có vân tròn, hình trôn ốc, rất cứng rắn, người ta dùng làm đòn càng), gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ táu, gỗ xoan. Chè nam, củ nâu, nhung hươu, mật gấu, sáp ong, chim công đều có” [81, tr.181- 182] Tuy nhiên, trải qua thời gian, rừng cây bị phá, những sản vật quí cũng khan hiếm dần. Hiện nay, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phong trào trồng cây gây rừng được mở rộng, nhờ đó môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện. Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc thì Phú Lương có các loại khoáng sản sau: Nhóm khoáng sản nguyên liệu: Than có ở nhiều xã điển hình ở mỏ than Phấn Mễ có trữ lượng 2.177.000 tấn. Nhóm khoáng sản kim loại: Sắt, magan, titan, thiếc…đặc biệt Titan thuộc xã Động Đạt có trữ lượng 48,3 triệu tấn. Nhóm nguyên liệu và vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét ximăng, sét gạch ngói mà điển hình sét gạch ngói có ở các xã Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Vô Tranh. Về đất đai: Phú Lương có ba loại đất chính: đất feralit vàng đỏ trên phần thạch sét, đất feralit vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây dài ngày, chủ yếu là các cây chè, cà phê, cây ăn quả và được huyện bố trí theo hướng nông - lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích đất tự nhiên của huy
Tài liệu liên quan