Nói đến văn học đô thịmiền Nam giai đoạn 1954 - 1975 là nói đến một bộ
phận văn học ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai
cấp hết sức gay gắt. Trong đó, văn học yêu nước cách mạng nổi bật nhưmột
khuynh hướng ngược dòng. Văn học yêu nước cách mạng đã tập hợp nhiều lực
lượng viết khác nhau. Một sốvăn nghệsĩtừng thamgia kháng chiến chống Pháp ở
miền Nam: Lý Văn Sâm, Nguyễn Trọng Tuyển, Lê Vĩnh Hòa, Thiếu Sơn, Dương
TửGiang, VũHạnh, Sơn Nam . Có sựgóp mặt một sốcây bút là những nhà hoạt
động tôn giáo: Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ.
Tinh thần dân tộc còn qui tụmột sốngòi bút trước nay tưởng nhưchỉchuyên tâm
đến văn chương, học thuật nhưGiản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Võ Hồng, . Trong sự
qui tụlực lượng đặc sắc này, Nguyễn Văn Xuân thuộc nhóm thứba. Ông đã góp
những trang viết độc đáo vềcuộc sống chiến đấu, lao động sinh tồn của nhân dân
đất Quảng.
Nguyễn Văn Xuân vừa là nhà văn, nhà báo vừa là nhà nghiên cứu giảng dạy
lịch sử, biên khảo và cũng là một soạn giảtuồng có tiếng trên văn đàn Sài Gòn - Đà
Nẵng từnhững năm 1940. Vốn được sinh ra từ“miền xương xẩu của đất nước Việt
Nam” (chữdùng của Nguyễn Văn Xuân), được mọi người xưng tụng một cách trìu
mến: “nhà Quảng Nam học”, “một con người từmột ngôi làng”, Nguyễn Văn Xuân
rất am hiểu vềquê hương Quảng Nam, từlịch sửhình thành, con người Quảng Nam
trong đấu tranh chống xâm lược đến quá trình lao động sinh tồn trên vùng đất “cày
lên sỏi đá”. Từnhững hiểu biết ấy, những trang viết của ông đã đem lại trong lòng
người đọc ấn tượng sâu sắc vềtruyền thống đấu tranh, truyền thống văn hóa, tính
cách con người vùng đất “phên giậu” của Tổquốc. Được chắt lọc từ“sỏi đá”,
“xương xẩu”, từsóng gió của biển, bí ẩn của rừng . những trang viết của Nguyễn
Văn Xuân giản dị, mực thước mà đậm đà chất Quảng.
Cuộc đời và những trang viết của Nguyễn Văn Xuân dường nhưrất ít lần
vượt khỏi phạm vi “Quảng Nam quốc”. Đối với ông, mỗi nhà văn phải thểhiện kiến
văn sâu sắc trên trang viết của mình. Bằng cách đó, nhà văn không cần đi xa, đi
nhiều, chỉviết vềquê hương chôn nhau cắt rốn của mình, cũng có thể đủlàm nên
tên tuổi. Điều kỳlạlà Nguyễn Văn Xuân chỉviết vềmột vùng, một miền nhưng tầm
vóc của những sáng tác ấy đã vượt khỏi phạm vi hạn hẹp sinh ra nó, vươn tới những
vấn đềlớn lao, cao cả, đầy chất nhân văn ởmỗi con người, trên khắp mọi miền Tổ
quốc. Đó chính là sức mạnh của văn chương mà không phải ngòi bút sáng tác nào
cũng có thểlàm được.
172 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân giai đoạn 1954 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phan Thị Thu Hồng
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phan Thị Thu Hồng
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN HỮU TÁ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi
luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô giáo, bạn
bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
- PGS.TSKH. Trần Hữu Tá, người hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Phòng
Khoa học Công nghệ & Sau Đại học, Khoa Ngữ văn, quý Thầy Cô
giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè
thân hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ tôi học tập, nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn
Phan Thị Thu Hồng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chương 1: NGUYỄN VĂN XUÂN VỚI VÙNG ĐẤT VÀ CON
NGƯỜI QUẢNG NAM; VỚI VĂN HỌC ĐÔ THỊ
MIỀN NAM 1954 - 1975
1.1.Vùng đất Quảng Nam và con người Quảng Nam ...............................................11
1.1.1. Vùng đất Quảng Nam ..............................................................................11
1.1.2. Con người Quảng Nam............................................................................18
1.2. Nhà văn xứ Quảng Nguyễn Văn Xuân với văn học đô thị miền Nam
1954 - 1975.........................................................................................................24
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 ................24
1.2.2. Sáng tác của một trong những nhà văn tiêu biểu cho văn học yêu
nước đô thị miền Nam .............................................................................28
1.2.3. Nguyễn Văn Xuân - nhà văn của vùng đất và con người Quảng
Nam .........................................................................................................30
Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ YẾU CỦA NGUYỄN
VĂN XUÂN QUA TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN
NGẮN GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
2.1.Cảm hứng khám phá vùng đất xứ Quảng............................................................37
2.1.1. Một thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội........................................................39
2.1.2. Vùng đất của những cuộc đụng độ quyết liệt trong lịch sử dựng
và giữ nước của dân tộc ...........................................................................46
2.1.3. Vùng đất của sự tiếp biến văn hoá...........................................................50
2.2.Cảm hứng ca ngợi tính cách, phẩm chất con người xứ Quảng ...........................58
2.2.1. Những con người cần cù, dũng cảm kiếm sống, sinh tồn trên
vùng quê nghèo khó.................................................................................59
2.2.2. Những con người yêu nước nồng nàn có ý thức trách nhiệm với
Tổ quốc ....................................................................................................66
2.2.3. Những con người cứng cỏi, ngang tàng, bộc trực thẳng thắn .................84
2.2.4. Những con người có tính tình cởi mở, nhạy bén với cái mới..................94
2.2.5. Những con người nhân hậu, đa cảm đa tình ............................................99
2.3.Cảm hứng tố cáo phê phán................................................................................110
2.3.1. Tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp và tay sai.........................110
2.3.2. Lên án ách áp bức bóc lột của bọn thực dân, giai cấp tư sản ................113
2.3.3. Lên án thủ đoạn xâm lăng văn hoá của đế quốc Mỹ .............................116
Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT
3.1.Tiểu thuyết đậm chất hiện thực.........................................................................119
3.1.1. Nội dung phản ánh.................................................................................119
3.1.2. Miêu tả nhân vật, xây dựng chi tiết .......................................................122
3.2.Truyện ngắn giàu chất kí...................................................................................125
3.2.1. Nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử ..............................................126
3.2.2. Đề tài - cốt truyện ..................................................................................133
3.3.Kết cấu độc đáo.................................................................................................134
3.3.1. Cốt truyện giàu kịch tính .......................................................................135
3.3.2. Tình huống truyện đặc biệt ....................................................................135
3.3.3. Kết thúc bất ngờ đầy yếu tố lạc quan ....................................................136
3.4.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ...........................................................................139
3.4.1. Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.........................139
3.4.2. Việc vận dụng phương ngôn trong sáng tác của Nguyễn văn
Xuân…...................................................................................................143
3.4.3. Vận dụng thành ngữ...............................................................................148
KẾT LUẬN ..........................................................................................................154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................159
PHỤ LỤC..............................................................................................................164
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nói đến văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 là nói đến một bộ
phận văn học ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai
cấp hết sức gay gắt. Trong đó, văn học yêu nước cách mạng nổi bật như một
khuynh hướng ngược dòng. Văn học yêu nước cách mạng đã tập hợp nhiều lực
lượng viết khác nhau. Một số văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến chống Pháp ở
miền Nam: Lý Văn Sâm, Nguyễn Trọng Tuyển, Lê Vĩnh Hòa, Thiếu Sơn, Dương
Tử Giang, Vũ Hạnh, Sơn Nam…. Có sự góp mặt một số cây bút là những nhà hoạt
động tôn giáo: Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ..…
Tinh thần dân tộc còn qui tụ một số ngòi bút trước nay tưởng như chỉ chuyên tâm
đến văn chương, học thuật như Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Võ Hồng, .… Trong sự
qui tụ lực lượng đặc sắc này, Nguyễn Văn Xuân thuộc nhóm thứ ba. Ông đã góp
những trang viết độc đáo về cuộc sống chiến đấu, lao động sinh tồn của nhân dân
đất Quảng.
Nguyễn Văn Xuân vừa là nhà văn, nhà báo vừa là nhà nghiên cứu giảng dạy
lịch sử, biên khảo và cũng là một soạn giả tuồng có tiếng trên văn đàn Sài Gòn - Đà
Nẵng từ những năm 1940. Vốn được sinh ra từ “miền xương xẩu của đất nước Việt
Nam” (chữ dùng của Nguyễn Văn Xuân), được mọi người xưng tụng một cách trìu
mến: “nhà Quảng Nam học”, “một con người từ một ngôi làng”, Nguyễn Văn Xuân
rất am hiểu về quê hương Quảng Nam, từ lịch sử hình thành, con người Quảng Nam
trong đấu tranh chống xâm lược đến quá trình lao động sinh tồn trên vùng đất “cày
lên sỏi đá”. Từ những hiểu biết ấy, những trang viết của ông đã đem lại trong lòng
người đọc ấn tượng sâu sắc về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hóa, tính
cách con người vùng đất “phên giậu” của Tổ quốc. Được chắt lọc từ “sỏi đá”,
“xương xẩu”, từ sóng gió của biển, bí ẩn của rừng….. những trang viết của Nguyễn
Văn Xuân giản dị, mực thước mà đậm đà chất Quảng.
Cuộc đời và những trang viết của Nguyễn Văn Xuân dường như rất ít lần
vượt khỏi phạm vi “Quảng Nam quốc”. Đối với ông, mỗi nhà văn phải thể hiện kiến
văn sâu sắc trên trang viết của mình. Bằng cách đó, nhà văn không cần đi xa, đi
nhiều, chỉ viết về quê hương chôn nhau cắt rốn của mình, cũng có thể đủ làm nên
tên tuổi. Điều kỳ lạ là Nguyễn Văn Xuân chỉ viết về một vùng, một miền nhưng tầm
vóc của những sáng tác ấy đã vượt khỏi phạm vi hạn hẹp sinh ra nó, vươn tới những
vấn đề lớn lao, cao cả, đầy chất nhân văn ở mỗi con người, trên khắp mọi miền Tổ
quốc. Đó chính là sức mạnh của văn chương mà không phải ngòi bút sáng tác nào
cũng có thể làm được.
Nhưng như một nghịch lý, một trớ trêu hay trò đùa của tạo hóa đối với những
bậc chân tài, tên tuổi của nhà văn dường như ít được nhắc đến. Tác phẩm văn
chương của ông cũng không có tiếng vang như lẽ ra nó phải có. Có thể vì tầm kiến
thức uyên bác trên các lãnh vực lịch sử, xã hội, dân tộc, trong các công trình biên
khảo.… nên ông thường được nhìn nhận ở một góc độ nhà nghiên cứu lịch sử, nhà
“Quảng Nam học” hơn là một nhà văn. Mặt khác, cuộc đời lặng lẽ làm việc cật lực
để nuôi sống một gia đình nhiều bất hạnh khiến nhà văn không có điều kiện quảng
bá sáng tác của mình.
Tuy không sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Nam, nhưng lịch sử hình
thành đất Quảng và cuộc Nam tiến vĩ đại của dân tộc đã thôi thúc tôi đọc, tìm hiểu
những sáng tác của Nguyễn Văn Xuân. Việc làm đó như hành trình tìm về cội
nguồn văn hóa của dân tộc và thể hiện lòng trân trọng biết ơn của những người ở
thế hệ sau đối với những bậc Tiền hiền có công khai phá, mở rộng, giữ gìn bờ cõi
đất nước ta liền một dãy từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Việc làm này còn thể
hiện sự kính trọng đối với một nhà văn lão thành, một nhà giáo tâm huyết, một nhà
nghiên cứu uyên bác.
Đó là lý do mà sau những ngày đọc những tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân,
đặc biệt là mảng tiểu thuyết và truyện ngắn, tôi muốn đi sâu nghiên cứu những giá
trị tiềm ẩn, để khẳng định sự đóng góp của ông đối với văn học nước nhà. Mặt khác,
nếu được, tôi xem đây như là những nén tâm hương mà một hậu bối như tôi trân
trọng thắp lên trước hương hồn của Người và nói rằng: “Ông đã sống một cuộc đời
đáng sống!”.
2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Văn chương của Nguyễn Văn Xuân thực sự là một mảnh đất còn đang bỏ ngỏ.
Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu trọn vẹn về văn chương của ông. Do
thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, nhằm rút ra những đặc
điểm chủ yếu của tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân giai đoạn 1954
- 1975 trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân phần lớn được sáng tác
trong giai đoạn 1954 - 1975. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, chúng tôi chỉ tiếp
cận được hệ thống tác phẩm của ông tập hợp trong Tuyển tập Nguyễn Văn Xuân
gồm một tiểu thuyết và 17 truyện ngắn (do nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm
2001), ngoài ra còn có hai truyện ngắn trong giai đọan thử bút: Ngày giỗ cha, Ngày
cuối năm trên đảo sáng tác trước 1945, được in trong Tổng tập văn học Việt Nam,
Tập 33, xuất bản năm 2000.
3. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Văn Xuân là một nhà văn được nhiều người biết đến trong giai đoạn
văn học 1954 - 1975. Có thể nói đây là “thời kỳ bùng nổ thành hiện tượng vang dội
trên văn đàn” của nhà văn với nhiều tác phẩm và công trình biên khảo có giá trị.
Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 33, ông có hai truyện ngắn được tuyển
chọn. Người ta còn giới thiệu Nguyễn Văn Xuân với truyện ngắn Tiếng đồng được
xếp vào 43 truyện ngắn hay trong tuyển Văn học miền Trung thế kỷ XX, xuất bản
năm 1988. Cũng trong năm 1988, Địa chí Văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh, một
công trình lớn, có giá trị, do Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên ( Nhà xuất
bản Thành Phố Hồ Chí Minh), được xuất bản. Sách đã dành một chương để nói về
“Văn học yêu nước công khai ở Sài Gòn trong ba mươi năm cách mạng và kháng
chiến” do các tác giả Tầm Vu, Nguyên Thanh, Viễn Phương, Hồ Sĩ Hiệp, Trần Hữu
Tá đồng biên soạn. Nguyễn Văn Xuân được nhắc đến như một nhà văn tiêu biểu
cùng với các cây bút yêu nước, những trí thức, những nghệ sĩ cao niên như Trần
Tuấn Khải, Nguyễn Hiến Lê; các nhà thơ Hà Kiều, Phương Đài, Phong Sơn; các
nhà văn Võ Hồng, Phan Du, Sơn Nam…
Đến năm 2000, quyển Nhìn lại một chặng đường văn học ra đời do giáo sư
Trần Hữu Tá nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn (NXB Thành Phố Hồ Chí Minh).
Trong thế so sánh với nhà văn Sơn Nam - tác giả của những tác phẩm sinh động về
vùng đất cực nam của Tổ Quốc - Nguyễn Văn Xuân được giới thiệu là một nhà văn
“gắn bó chặt chẽ với vùng quê Quảng Nam thân thương của ông. Với sự hiểu biết
sâu sắc về sử học, dân tộc học, xã hội học, ông đã làm sống lại những sự kiện vang
dội mà đau xót cũng như đã khắc họa sự thành công hình ảnh những con người ưu
tú của đất Quảng” [49, tr.102]. Và giáo sư cũng đánh giá Nguyễn Văn Xuân là một
nhà văn có phong cách đặc biệt với “cái nhìn lịch sử của tác giả khá độc đáo”, với
“giọng kể của Nguyễn Văn Xuân cũng đa dạng” và “cảm quan lịch sử đúng đắn”,
“chi tiết nghệ thuật khác cũng rất đáng chú ý”…. [49, tr.102 - 104]. Có thể nói giáo
sư đã thâu tóm một cách khái quát, cô đọng đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong
sáng tác của Nguyễn Văn Xuân. Trong tổng số 1089 trang sách, giáo sư đã dành
hẳn 3 trang để viết về Nguyễn Văn Xuân. Có thể xem đây là tài liệu có dung lượng
lớn nhất từ trước đến nay đề cập đến nhà văn, đủ thấy sự đánh giá trân trọng của
giáo sư dành cho ông, một cây bút tiêu biểu góp phần làm nên diện mạo của khuynh
hướng văn học yêu nước cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 .
Năm 2001, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội thảo: “Văn hóa Quảng Nam”. Kết
quả của cuộc hội thảo này là sự ra đời tập Kỉ yếu về Quảng Nam với tên gọi Văn
hóa Quảng Nam – những giá trị đặc trưng (Sở văn hóa thông tin Quảng Nam xuất
bản). Trong số 56 bài tham luận, tên tuổi của Nguyễn Văn Xuân được giới thiệu qua
hai bài viết với tư cách là nhà nghiên cứu về văn hóa Quảng Nam: Những người
Quảng Nam đóng góp cho Thăng Long, Bắc Thành - Hà Nội trước 1945 và bài
Người Quảng Nam với sự phát triển các ngành nghề ở miền Nam.
Cũng trong năm 2001, nhân dịp mừng thượng thọ 80 tuổi của nhà văn, nhằm
ngày nhà giáo 20/11 mở đầu thiên niên kỷ mới, nhà xuất bản Đà Nẵng đã tập hợp
các tác phẩm văn chương của Nguyễn Văn Xuân sáng tác giai đoạn 1954 - 1975 vào
Tuyển tập Nguyễn Văn Xuân. Và nhà văn Đà Linh, ủy viên thường vụ Hội liên hiệp
văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng đã giới thiệu về những đóng góp của
Nguyễn Văn Xuân. Ông nhận xét: “Trên lãnh vực nào, từ bài báo, câu chuyện nhỏ,
đến công trình lớn chúng ta đều thấy rõ dấu ấn tài năng tâm huyết thuở nào bởi vẫn
còn đó những phát hiện, nét sáng tạo độc đáo, vẫn còn đó sự thông tuệ. Trên hết là
tấm lòng và nhân cách người cầm bút” [63, tr.11].
Năm 2004 trong Từ điển văn học (bộ mới), Bùi Thị Thiên Thai đã giới thiệu
Nguyễn Văn Xuân như trả lại cho ông chỗ đứng xứng đáng với những gì mà ông đã
đóng góp (bộ Từ điển văn học cũ không giới thiệu về Nguyễn Văn Xuân). Tác giả
đã nhận xét: “Hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân đều thể hiện một vốn
kiến văn sâu rộng, một giọng văn giản dị hồn hậu, đậm đặc chất Quảng Nam, và
đặc biệt, một tấm lòng yêu thương tha thiết đối với quê hương Quảng Nam”
[18, tr.127].
Đặc biệt những bài viết về Nguyễn Văn Xuân đồng loạt ra đời như những nén
tâm hương mà những người yêu mến ông thắp lên tưởng nhớ vong linh nhà văn sau
ngày 4/7/2007. Có thể kể đến những bài viết tiêu biểu trên các nhật báo Thanh niên,
Tuổi trẻ….. của các nhà văn, nhà sử học, nhà báo: Đặng Tiến, Dương Trung Quốc,
Nguyễn Quí Đại, Thanh Thảo, Trần Trung Sáng, Trần Tuấn, Thái Bá Lợi, Trương
Điện Thắng… Nhìn chung, tất cả các bài viết đều giới thiệu về những đóng góp của
Nguyễn Văn Xuân trên nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, tuồng hát, nghiên cứu biên
khảo…. Và qua đây, các tác giả cho người đọc hiểu hơn về con người của nhà văn
cũng như cuộc đời lao động cần mẫn để thỏa mãn việc: “nghiện đọc, nghiện học và
viết”, để nuôi sống cả một gia đình kém may mắn. Trong dịp này, các tác giả đã
điểm qua những sáng tác tiêu biểu trong cuộc đời cầm bút của Nguyễn Văn Xuân:
từ Bão rừng, Hương máu đến Khi những lưu dân trở lại, Phong trào Duy Tân. Tác
giả Trần Tuấn viết về Bão rừng như sau: “tiểu thuyết đầu tay viết năm 1957, khi
nhà văn tham gia kháng chiến và vừa thoát khỏi nhà lao Thừa Phủ (Huế) kể về cuộc
sống cơ cực ở một đồn điền thời Pháp thuộc mà tác giả từng sống, và cũng là ít ỏi
những tiểu thuyết đầu tiên viết về đời sống phu phen ở các đồn điền Tây Nguyên”
[73]. Còn Hương máu (1969) là “Tập truyện đặc sắc toàn bộ dành viết về những cái
chết lẫm liệt của những anh hùng ưu hạng của đất Quảng” [73]. Phong trào Duy
Tân được tác giả “coi là cuốn sách đầy đủ và thấu đáo nhất về một phong trào có
ảnh hưởng sâu sắc tới những cuộc cách mạng sau này” [73].
Có thể nói Trần Tuấn đã giới thiệu hầu hết các sáng tác làm nên tên tuổi của
Nguyễn Văn Xuân cũng như trình bày một cách ngắn gọn tâm điểm của mỗi sáng
tác. Có những bài viết giới thiệu sáng tác mới nhất và cũng là cuối cùng của nhà văn
một cách khá công phu như bài Nhà văn Nguyễn Văn Xuân: một mảnh đất, một đời
người của Trần Trung Sáng. Tác giả viết:
Vài năm gần đây, tên tuổi của nhà văn Nguyễn Văn Xuân được bàn luận,
nhắc đến với tác phẩm mới nhất của ông “Kỳ nữ họ Tống”. Đây là một đề tài được
ông ấp ủ, xây dựng khá lâu, dựa theo câu chuyện về một người đàn bà có thật trong
lịch sử xứ Đàng trong, đã có một thời làm đảo điên cả triều đại Chúa Nguyễn, suýt
xóa bỏ cả tên triều đại này trong lịch sử Việt Nam ngay những thập niên đầu của
thế kỷ17. Hiếm thấy người đàn bà nào lại có cuộc đời sóng gió, ghi dấu ấn sâu sắc,
rùng rợn, tác động mãnh liệt đến xã hội, chính trị, quân sự, đạo đức như vậy. Bà
Chúa Chè làm điên đảo cơ nghiệp Trịnh Sâm ghê gớm là thế, cũng chỉ là bóng mờ
bên cạnh Tống Thị. Đặng Thị Huệ chỉ tác động được chúa Trịnh bỏ trưởng lập thứ.
Còn Tống Thị thật sự chủ động, tích cực trong việc hại dân, tích lũy thành phú gia
địch quốc, thay ngôi chúa bằng những hành động táo bạo [69].
Và dường như đây là thời điểm các học giả có dịp nhìn lại để ngạc nhiên và
thán phục sức làm việc dẻo dai, tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, ý chí tự
học để đạt đến độ thâm viễn, một phẩm chất làm người trong sáng, ngay thẳng của
Nguyễn Văn Xuân. Nhà nghiên cứu Trần Tuấn cho rằng: Công việc lao động nghệ
thuật nghiêm túc, sáng tạo trong cuộc đời của Nguyễn Văn Xuân như một thứ
“thuốc nghiện” “Nghiện đọc và nghiện học (phần lớn tự học) đã giúp ông trở thành
một nhà giáo đáng kính với nhiều thế hệ học trò tên tuổi, rồi thành một nhà nghiên
cứu tiếng tăm ở miền Nam trước và sau giải phóng[…] Nghiện “Viết” đã giúp ông
trở thành một nhà văn có giọng văn riêng đặc sắc qua hàng loạt truyện ngắn, tiểu
thuyết”[73].
Còn Thanh Thảo với bài Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Văn Xuân thì nhận định:
Nếu con người có hai lỗ tai để nghe, thì Nguyễn Văn Xuân có một lỗ tai của
nhà văn và một lỗ tai của nhà sử học. Cả hai đều tinh tường, tinh tế, đều rất “biết
nghe”. Biết nghe và biết lọc. Biết lọc và biết chế tác. Như người thợ đúc đồng quê
ông biết chế tác những chiếc chiêng mà tiếng ngân u trầm của chúng như còn đọng
mãi trong những vòm cây ngọn suối [71].
Bài viết của Nguyễn Quí Đại đã trích dẫn hồi ký của nhà văn Nguyễn Hiến
Lê nhận xét về Nguyễn Văn Xuân: “ông Nguyễn Văn Xuân quê ở Quảng Nam, lần
đầu tiên gặp ông, thấy ông phảng phất có vài nét của cụ Phan Sào Nam. Ông viết
nhiều truyện dài, truyện ngắn…. ông có tinh thần quốc gia, khảo về phong trào Duy
Tân ở Trung có một số tập truyện về nhà Nho, kháng Pháp”[65].
Các bài viết tưởng nhớ về Nguyễn Văn Xuân không những thố