1. Nguyễn Tuân là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại.Sự
nghiệp sáng tác của ông trải ra trên hai chặng đường: Trước năm 1945 ông
là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu và sau năm 1945 ông đứng trong đội ngũ
những nhà văn gắn bó với sự nghiệp cách mạng. Sáng tác của Nguyễn Tuân
thuộc nhiểu thể loại: tùy bút, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, phóng sự,
tự truyện, bút kí phê bình Về truyện ngắn ông là cây bút xuất sắc. Vang
bóng một thời của ông được đánh giá như một tác phẩm “gần đạt đến độ
toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Trong truyện ngắn Nguyễn Tuân tồn
tại một thể tài – thể tài yêu ngôn như cách ông đã từng định danh cho nó.
Đây là một thể tài đặc biệt, in đậm dấu vết sáng tạo của Nguyễn Tuân . Sau
một thời gian dài, những truyện này ít được nhắc tới và từ những năm chín
mươi thế kỉ XX mới được tập hợp đầy đủ, được nhìn nhận như một mảng
tác phẩm có những nét riêng độc đáo trong toàn bộ sáng tác của ông.
2. Yếu tố kì ảo, chất huyền kì đang là một hướng đi, một hướng tìm tòi
tạo nên những đột phá quan trọng của nghệ thuật tự sự đương đại. Chất kì ảo
quái dị từng làm nên một dòng truyện đặc sắc nửa đầu thế kỉ XX trong đó có
Yêu ngôn của Nguyễn Tuân đang được tiếp tục dòng chảy của nó vào văn
học đương đại, tạo nên sự khởi sắc của văn xuôi hôm nay.
3. Chọn đề tài “ Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn
Tuân” luận văn mong muốn làm rõ một thế giới nghệ thuật độc đáo trong
văn Nguyễn Tuân, đồng thời góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, vốn được nhìn nhận chủ yếu ở thể tùy
bút cùng với thành tựu đỉnh cao của tập truyện ngắn Vang bóng một thời.
Đồng thời nghiên cứu Yêu ngôn cũng là để làm rõ những giá trị, những kinh
nghiệm và truyền thống của loại “truyện kỳ ảo” mà cây bút bậc thầy Nguyễn
Tuân đã từng khai phá và sáng tạo đang tiếp tục được vận dụng trong văn
học đương đại, và cũng qua đó hiểu thêm và đánh giá đúng hướng đi này
của văn học đương đại .
107 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
---------------------
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
ĐẶC SẮC THỂ TÀI YÊU NGÔN
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. VŨ TUẤN ANH
Thái Nguyên, năm 2007
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
---------------------
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
ĐẶC SẮC THỂ TÀI YÊU NGÔN
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thái Nguyên, năm 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu
I. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1
II. Lịch sử vấn đề 2
III. Phạm vi nghiên cứu 3
IV. Phương pháp nghiên cứu 4
V. Đóng góp của luận văn 4
VI. Cấu trúc luận văn 4
Nội dung
Chương 1: Yêu ngôn - một thế giới nghệ thuật huyền kỳ 5
1.1. Một cõi riêng trong văn chương Nguyễn Tuân và văn chương
đương thời
5
1.2. Một thế giới nghệ thuật đặc thù 14
Chương 2: Đặc trƣng thi pháp Yêu ngôn 19
2.1. Không gian - thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn 19
2.1.1. Không gian nghệ thuật 19
2.1.2. Thời gian nghệ thuật 33
2.2. Thế giới nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường 37
2.3. Phương thức nghệ thuật tạo dựng thế giới Yêu ngôn 54
2.3.1. Nghệ thuật trần thuật 54
2.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 66
2.3.3. Giọng điệu 74
Chương 3: Sự dung hợp, thăng hoa của cái đẹp và những giá trị
nhân bản
77
3.1. Cái đẹp và những giá trị văn hoá 78
3.2. Triết lý nhân sinh, chiều sâu nhân bản 85
Phần kết luận 96
Thƣ mục tham khảo 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Tuân là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại.Sự
nghiệp sáng tác của ông trải ra trên hai chặng đường: Trước năm 1945 ông
là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu và sau năm 1945 ông đứng trong đội ngũ
những nhà văn gắn bó với sự nghiệp cách mạng. Sáng tác của Nguyễn Tuân
thuộc nhiểu thể loại: tùy bút, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, phóng sự,
tự truyện, bút kí phê bình… Về truyện ngắn ông là cây bút xuất sắc. Vang
bóng một thời của ông được đánh giá như một tác phẩm “gần đạt đến độ
toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Trong truyện ngắn Nguyễn Tuân tồn
tại một thể tài – thể tài yêu ngôn như cách ông đã từng định danh cho nó.
Đây là một thể tài đặc biệt, in đậm dấu vết sáng tạo của Nguyễn Tuân. Sau
một thời gian dài, những truyện này ít được nhắc tới và từ những năm chín
mươi thế kỉ XX mới được tập hợp đầy đủ, được nhìn nhận như một mảng
tác phẩm có những nét riêng độc đáo trong toàn bộ sáng tác của ông.
2. Yếu tố kì ảo, chất huyền kì đang là một hướng đi, một hướng tìm tòi
tạo nên những đột phá quan trọng của nghệ thuật tự sự đương đại. Chất kì ảo
quái dị từng làm nên một dòng truyện đặc sắc nửa đầu thế kỉ XX trong đó có
Yêu ngôn của Nguyễn Tuân đang được tiếp tục dòng chảy của nó vào văn
học đương đại, tạo nên sự khởi sắc của văn xuôi hôm nay.
3. Chọn đề tài “ Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn
Tuân” luận văn mong muốn làm rõ một thế giới nghệ thuật độc đáo trong
văn Nguyễn Tuân, đồng thời góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, vốn được nhìn nhận chủ yếu ở thể tùy
bút cùng với thành tựu đỉnh cao của tập truyện ngắn Vang bóng một thời.
Đồng thời nghiên cứu Yêu ngôn cũng là để làm rõ những giá trị, những kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
nghiệm và truyền thống của loại “truyện kỳ ảo” mà cây bút bậc thầy Nguyễn
Tuân đã từng khai phá và sáng tạo đang tiếp tục được vận dụng trong văn
học đương đại, và cũng qua đó hiểu thêm và đánh giá đúng hướng đi này
của văn học đương đại .
4. Đã có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá, nghiên
cứu toàn diện hoặc nhiều khía cảnh nội dung, nghệ thuật tác phẩm Nguyễn
Tuân: quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu,
đặc trưng kí, tùy bút. Tuy vậy, mảng truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân cho
đến nay chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ như một chỉnh
thể, một thể tài riêng với các khía cạnh nội dung và nghệ thuật có tính đặc
thù. Do vậy, đề tài mà luận văn lựa chọn sẽ cố gắng tập trung vào hướng
khảo sát còn mới mẻ này.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong dòng chảy văn học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại,
yếu tố kì ảo đã góp phần tạo nên những nét độc đáo trong diện mạo văn học.
Trong giai đoạn 1930 – 1945 gắn liền với thực tiễn sáng tạo, vấn đề
truyện truyền kì, yếu tố kì ảo đã được đề cập đến trong phê bình văn học.
Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã có các bài phê bình tác giả, tác
phẩm Lan Khai , Tchya , Nguyễn Tuân…
Trong khoảng mười năm trở lại đây, song song với sự phát triển chất
kì ảo, truyền kỳ trong văn học đương đại cùng với việc in lại các truyện
truyền kì, ma quái (Đêm bướm ma, Chuyến xe ma quái, Hồn hoa trở lại,
Truyện không nên đọc vào lúc giao thừa…) đã có các bài giới thiệu, phê
bình loại truyện này.
Song song với sự phát triển chất kì ảo, truyền kì trong văn học
đương đại, đã có nhiều bài phê bình, luận án đề cập đến vấn đề này. Có thể
kể các bài viết chuyên sâu, các luận án đề cập đến vấn đề này: Truyện kì ảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
hiện đại – dư ba của truyện truyền kì truyền thống (Bùi Thị Thiên Thai),
Nghiên cứu văn bản và đánh giá tác phẩm truyền kì Việt Nam (Phạm Văn
Thắm), Huyền thoại , một điều thú vị (Trần Duy Châu) , Phương thức huyền
thoại trong văn học Việt Nam từ sau 1975 (Lê Thị Hường), Truyện thần linh
ma quái và vấn đề giáo dục con người (Vũ Ngọc Khánh), Ma và vô thức –
bức tranh sáng tối của hương hồn (Trần Thanh Ngoạn).
Từ trước 1945, Nguyễn Tuân đã dự định in Yêu ngôn, một tuyển tập
những đoản thiên có tính huyền bí nhưng chưa kịp làm. Nhiều năm sau khi
Nguyễn Tuân qua đời, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm, giới
thiệu và cho in Yêu ngôn (Nhà xuất bản Hội nhà văn – 1998).
Sau khi Yêu ngôn được xuất bản, đã có một vài bài của các nhà nghiên
cứu, phê bình đề cập đến tác phẩm: Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Như Mai,
Vương Trí Nhàn, Thụy Khuê, Trương Chính...ở những bài viết này thường
tập trung nói về những nét độc đáo của một số truyện mà chưa có sự đánh
giá khái quát về toàn bộ những sáng tác có tính chất yêu ngôn của Nguyễn
Tuân. Lời giới thiệu Yêu ngôn của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng
chỉ dừng lại ở chỗ phác họa diện mạo cơ bản của yêu ngôn. Một số bài viết
của các nhà nghiên cứu người Việt ở nước ngoài cũng chú ý tới một số vấn
đề trong Yêu ngôn. Nhìn chung mỗi người mỗi thế mạnh riêng, góp phần
dẫn dắt người đọc đi sâu vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân, nhưng
chưa hoàn toàn tập trung vào việc xem Yêu ngôn như một thế giới nghệ
thuật đặc thù trong văn chương Nguyễn Tuân.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Tập Yêu ngôn do Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm tuyển chọn-nhà xuất
bản Hội nhà văn, 1998, gồm tám truyện: Khoa thi cuối cùng, Trên
đỉnh non Tản, Đới roi, Xác ngọc lam, Rượu bệnh, Lửa nến trong
tranh, Loạn âm, Tâm sự của nước độc (tức Chùa Đàn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Một số truyện ngắn khác của Nguyễn Tuân gần gũi với Yêu ngôn (Tóc
chị Hoài, Bữa rượu máu, Vườn xuân lan tạ chủ…)
- Một số truyện của các tác giả khác thuộc thể loại này: Thần Hổ, Ai
hát giữa rừng khuya (Tchya), Suối đàn (Lan Khai)…
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thi pháp học thể loại:
Vận dụng thi pháp thể loại (các yếu tố không gian- thời gian nghệ thuật,
nhân vật, nghệ thuật và hình thức tự sự), để làm sáng tỏ thể tài Yêu ngôn.
2. Phương pháp phân tích tác phẩm:
Nhằm làm rõ nội dung và nghệ thuật trong các truyện Yêu ngôn
3. Phương pháp hệ thống:
Xem xét thể tài yêu ngôn như một hệ thống hoàn chỉnh với những đặc
điểm riêng như một thế giới nghệ thuật đặc thù trong văn Nguyễn Tuân.
4. Phương pháp so sánh đối chiếu:
Các truyện Yêu ngôn sẽ được nhìn nhận và đánh giá trong sự so sánh
đối chiếu với nhau và với các loại truyện kỳ ảo đương thời của các tác giả
đương thời để làm rõ những đặc sắc riêng trong tương quan chung.
V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của loại truyện yêu ngôn
trong sáng tác của Nguyễn Tuân, xác định những giá trị của nó trong sự
phát triển loại truyện truyền kì hiện đại.
- Từ việc khẳng định những đặc sắc của thể tài yêu ngôn trong sáng tác
của Nguyễn Tuân, thấy được những kinh nghiệm nghệ thuật của nhà văn
như một truyền thống hòa nhập vào văn xuôi đương đại.
VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được viết
theo 3 chương sau:
Chương 1: Yêu ngôn – Một thế giới nghệ thuật huyền kỳ.
Chương 2: Đặc trưng thi pháp yêu ngôn.
Chương 3: Sự thăng hoa của cái đẹp và những giá trị nhân bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chương 1:
YÊU NGÔN - MỘT THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT HUYỀN KỲ
Huyền kì, kì ảo là những điều lạ lùng, huyền bí mà đặc trưng của
nó là sự tưởng tượng, hư cấu có sức lay động hứng thú thẩm mĩ của người
đọc. Vấn đề này đã hiện diện trong văn học nhân loại tự cổ sơ và “không hề
chết đi khi bước sang thế kỉ XX” [53, tr25 ].
Trong văn học hiện đại, kì ảo được hiểu như một phạm trù tư duy
nghệ thuật, một phương tiện hữu hiệu để nhận thức và phản ánh cuộc sống
nhằm mang lại cho tác phẩm những giá trị thẩm mĩ nhất định.
Thế giới nghệ thuật là “sản phẩm sáng tạo mang tính cảm tính, có
thể cảm thấy được của người nghệ sĩ, một kiểu tồn tại đặc thù, vừa trong
chất liệu, vừa trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của
mọi yếu tố đang dạng trong tác phẩm” [53, tr28]. Với tư cách là thủ pháp
nghệ thuật chủ đạo, yếu tố huyền kì, kì ảo đã tác động đến mọi phương diện
của truyện, mang lại cho nó những đặc trưng riêng tạo nên một thế giới nghệ
riêng, làm nên sự phong phú, đa dạng của đời sống văn học. Yêu ngôn của
Nguyễn Tuân cũng không nằm ngoài những đặc điểm ấy.
1.1. Một cõi riêng trong văn chƣơng Nguyễn Tuân và văn chƣơng
đƣơng thời
1.1.1. Tính riêng biệt độc đáo của Yêu ngôn trong loại truyện
truyền kì, ma quái đương thời
Yếu tố kì ảo không hề xa lạ với văn học Việt Nam từ xa xưa của
lịch sử cho tới bây giờ. Ngay từ lúc mới hiện diện, văn học Việt Nam đã gắn
liền với kì ảo: “Kì ảo là một trong những đặc trưng của truyện dân gian,
không có kì ảo thì không thể có truyện dân gian vậy” [50, tr55]. Khả năng
tiềm tàng của thần thoại, cổ tích là dưỡng chất nuôi dưỡng nền văn hóa hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
đại. Với tư cách là “văn hóa gốc”, nguồn mạch dân gian bất tận suốt bao đời
vẫn không ngừng nghỉ bồi đắp cho dòng chảy của văn học, đồng thời có vai
trò quan trọng trong việc tạo nên tâm thức cộng đồng dân tộc: gần gũi và có
xu hướng thiên về những cái kì lạ, khác thường, biểu hiện thế giới quan thần
linh, tư duy huyền thoại trong quan điểm của người sáng tác văn học mọi
thời đại. Bên cạnh đó, đặc điểm của một xã hội nông nghiệp phương Đông
là nơi “tràn đầy những màu sắc lãng mạn thần kì”, cũng là môi trường thuận
lợi để yếu tố kì ảo này sinh, trường tồn. Những truyện kì lạ, hoang tưởng
còn được nâng cánh bởi cái nhìn thế giới với một niềm tin hồn nhiên là có
sự tương thông, tương giao giữa người sống và người chết, giữa thế giới
thực tồn và thế giới siêu nhiên. Người ta xem những chuyện quái dị, hoang
đường là có thật. Niềm tin mang tính chât tâm linh vào những lực lượng
thần bí, siêu nhiên này đã góp phần tạo thành dòng tín ngưỡng ghi dấu ấn
sâu đậm vào mọi hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động sáng tạo
nghệ thuật. Nghĩa là trong mỗi con người Việt Nam hiện đại vẫn tiềm ẩn
một tâm hồn phương Đông cổ xưa, đây chính là cơ sở tạo ra “tầm đón đợi”
thuận lợi đối với bộ phận văn học tiếp cận cuộc sống bằng những yếu tố kì
lạ, siêu nhiên nói trên.
Thời kì văn học 1930 – 1945 vẫn tiếp tục dòng chảy kì ảo của văn
học truyền thống, với xu hướng thiên về những cái kì lạ, khác thường, với
những câu chuyện li kì, ma quái. Trong văn chương hiện đại đã hình thành
một kiểu tư duy nghệ thuật về cuộc sống không phải bằng chất liệu hiện
thực quen thuộc mà bằng cái kì ảo, hư ảo. Mỗi nhà văn mỗi vẻ, bằng tài
năng và sự sáng tạo của mình đã làm nên sự phong phú, đa dạng ở thể tài
này. Có thể kể tên những tác phẩm nổi bật: “Ba hồi kinh dị”; “Trại Bồ tùng
linh” của Thế Lữ , “Ai hát giữa rừng khuya” của Tchya , “Tiền kiếp” của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Đỗ Huy Nhiệm, “Kim Ba chí dị” của Kim Ba, “Suối Đàn” và “Truyện
đường rừng” của Lan Khai…
Truyện của Lan Khai chủ yếu hấp dẫn người đọc bằng màu sắc xứ
lạ phương xa, tạo cảm giác ghê rợn đối với người miền xuôi bằng một
không gian miền núi là rừng rú, là chốn sơn cùng thủy tận. Trong “Nhà văn
hiện đại”, Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Mặc dầu Lan Khai viết nhiều loại, từ
trước đến nay, ông chỉ đáng được nổi tiếng về tiểu thuyết đường rừng hơn
cả” [47, tr298]. Những truyện của ông đều là những truyện khác thường,
nếu không phải là hoang đường thì cũng là những việc, những người không
phải hàng ngày trông thấy. Chủ ý của nhà văn là “kích thích sự tò mò, trí
tưởng tượng của người đọc”, “khiến người ta ghê sợ về những cái bí hiểm
của rừng núi”.
Đi vào chốn non cao rừng thẳm của Lan Khai, ta gặp một thế giới
hoang sơ kì thú của Suối Đàn – một dòng suối thơ mộng như mối tình của
chàng trai thành phố với cô sơn nữ . Mối tình đẹp nhưng dang dở , người
con gái chết âm thầm như bông hoa héo rũ, trong cái vắng lặng của núi
rừng, để từ đó trong nỗi niềm thương nhớ não nùng, chàng trai luôn nghe
thấy trong âm thanh của suối, của rừng có khúc đàn ai oán, phảng phất nỗi
niềm oan ức của người trinh nữ rừng xanh…
Nếu Suối Đàn khiến người đọc tràn đầy cảm xúc về tâm hồn ngây
thơ chất phác của người sơn nữ bao nhiêu, thì trong Truyện đường rừng Lan
Khai lại làm cho người ta ghê sợ về những cái bí hiểm của rừng núi bấy
nhiêu. Đó là chốn ma thiêng nước độc, người mandi còn ở lẫn với thú dữ và
với… ma: nào là “Ma thuồng luồng”, nào là “Người hóa hổ”, nào là “Gò
thần”,…, chỉ những cái tên đọc lên đã gợi sự rùng rợn, kì quái.
Nếu Lan Khai “đưa người ta vào tận rừng thẳm, dắt người ta một
cách thân mật vào các gia đình Thổ Mán, và cho người ta được thấy những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
tâm tính kì dị” [47, tr 298] thì truyện của Tchya Đái Đức Tuấn lại hấp dẫn
bằng sự kì quái, ghê rợn với cốt truyện thần bí, phi thường: “Cái lối truyền
kì của ông là một lối thần quái, một lối quái đản như những truyện trong
“Liêu trai” trong “Truyền kì mạn lục”. Cái xã hội ma và xã hội người trong
tiểu thuyết của ông chỉ là một …”[47, 319].
Thần Hổ và Ai hát giữa rừng khuya của Tchya chính là những tập
“Liêu trai Việt Nam”, những tập viết riêng về vài loài yêu quái ở đường
rừng đất Việt chứ không phải về tất cả các loài yêu ma như của Bồ Tùng
Linh. Cái giống ma ở hai cuốn truyện thần quái của Tchya là ma trành và cái
loại thần trong đó là thần Hổ , những con hổ đã ăn thịt hàng trăm người,
trong tai nổi lên hàng trăm tia máu đỏ, nghe được ngàn dặm. Vị thần Hổ đây
là con hổ xám, hổ vàng, khi họp hội đồng cơ mật dưới gốc cây đại thụ, vị
thần Hổ thường trút bỏ bộ lông, biến thành một ông già đầu râu tóc bạc
đường bệ. Bị hổ vồ là có số, những kẻ bị giống mãnh thú ấy ăn thịt là đã có
tên trong quyển sổ do thần Hổ giữ - định mệnh ấy không sao trốn thoát
được. Cái họ Đèo trong Thần Hổ mà tất cả con cháu phải làm mồi cho hổ
chỉ vì ông tổ của họ đã dám phạm đến một con hổ già, làm nó chột một mắt
và tuyệt đường duy trì nòi giống. Sự báo thù thật là ghê gớm, tất cả con cháu
họ Đèo khi đã sa vào nanh vuốt hổ, người nào cũng bị móc mất một mắt và
cắn xé mất hạ bộ. Thần Hổ ra oai và gieo vạ cho cả dòng giống những người
đã dám phạm đến thần.
Bọn ma trành phải hầu hạ thần Hổ rất khổ sở. “Ma trành là những
thứ ma bất đắc kì tử, hoặc bị hổ ăn, hoặc bị dìm đuối hoặc vì thắt cổ, hoặc vì
bị chẹt xe… Chết như thế thì linh hồn vất vưởng bị đầy đọa không đi đầu
thai được mà không được tự do. Nếu muốn thoát khỏi vòng kìm hãm, cũng
phải tìm kẻ thế cho mình. Nếu không thì mãi mãi, mình sẽ phải làm ma
trành, đói khát khổ sở”. Muốn có kẻ thế chân mình, họ phải run rủi những kẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
có số bị hổ vồ vào nanh vuốt thần Hổ để họ được sống cái đời ma độc lập,
gần gụi với gia đình, với họ mạc.
Cả truyện Thần Hổ và Ai hát giữa rừng khuya đều thuộc loại
truyện ma quái, truyền kì được xây dựng và hư cấu trên những mẩu chuyện
truyền kì ở miền núi. “Những tình tiết li kì trần tục xen lẫn sắc thái hoang
đường thần thoại, tao nên một câu chuyện kích thích mạnh trí tưởng tượng
và giác quan người đọc. Đằng sau câu chuyện li kì, bí hiểm và ghê rợn về
mối quan hệ người – mãnh thú, người – ma là dấu vết của một thế giới quan
thơ mộng và mông muội còn lưu giữ lại”. Tất cả đã tạo nên sự hấp dẫn riêng
trong những truyện đường rừng của Tchya.
Khác với truyện của Lan Khai, của Tchya hấp dẫn người đọc bằng
lối truyện đường rừng hoang sơ kì thú và bí hiểm, truyện của Nguyễn Tuân
lại cuốn hút độc giả bằng những nét lãng mạn riêng, giàu chất thẩm mĩ,
chất văn hóa, nhân bản: “Ông là một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng,
cả về lối văn lẫn về tư tưởng” [47, tr 415]. Yêu ngôn là tác phẩm như thế.
1.1.2. Một thể tài độc đáo trong toàn bộ sáng tác Nguyễn Tuân.
Vang bóng một thời là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Tuân được Vũ
Ngọc Phan đánh giá là “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” [47, tr
415].Vang bóng một thời khơi lại đống tro tàn của một quá khứ chưa xa, tác
phẩm thể hiện sự nuối tiếc cái đẹp với những con người, lối sống, thú chơi
của một thời. Đó là các cụ nghè, cụ cử, cụ tú, lớp nho sĩ cuối mùa với những
sinh hoạt cầu kì, những thú chơi tiêu dao, nhàn tản và qua đó tái hiện nhiều
nét văn hóa của người Việt. Ở tập truyện ngắn này, người ta đã thấy rõ tài
năng và phong cách của Nguyễn Tuân: phóng túng-tài hoa-uyên bác.
Đọc Yêu ngôn, có thể nhận thấy những nét quen thuộc, gần gũi
trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân mà ta đã gặp trong Vang bóng
một thời và những tác phẩm về sau này. Vẫn là một Nguyễn Tuân nhạy cảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
với cái đẹp và nhìn sự vật nghiêng về góc độ thẩm mĩ, vẫn là những con
người tài hoa nghệ sĩ như thuở một thời vang bóng: những người thợ mộc
Chàng Thôn với đôi tay tài nghệ được chúa Ngàn Thiêng vời lên sửa đền ở
chốn non cao thần tiên ( Trên đỉnh non Tản ); một Bá Nhỡ - kẻ dám đi đến
tận cùng của nghệ thuật, dùng mạng mình để đổi lấy tiếng đàn đạt tới tuyệt
đỉnh nghệ thuật (Tâm sự của nước độc – Chùa Đàn ); một Bố Ô – vua lưu
linh sống trong rượu và chết cũng trong rượu ( Rượu bệnh – Bố Ô )… Nếu
trong Vang bóng một thời, ta gặp những nếp sinh hoạt và thú chơi cầu kì mà
thanh đạm, tao nhã: uống trà, uống rượu Thạch Lan Hương, đánh thơ, thả
thơ, chơi chữ… thì trong Yêu ngôn, vẫn là những lối sống, những thú chơi
cầu kì tao nhã ấy: một người chủ đồn điền nhưng lại có cái “cốt tài tử” say
mê những bức cổ họa, sẵn sàng bỏ ra rất nhiểu tiền để có được bức họa vẽ
tướng Hàn Kỳ ngồi đọc binh thư bên ngọn bạch lạp; anh em ông Đầu xứ
Anh, Đầu xứ Em nổi danh về tài học vẫn mải miết với nghiệp đèn sách thi
cử dẫu biết rằng có thể bị hồn ma báo oán giữa trường thi (Khoa thi cuối
cùng )…
Đọc Yêu ngôn, vẫn gặp những cảnh sắc, những đồ vật quen thuộc
của một thời: vùng Sơn Nam hạ mùa thi cử hoa hòe nở vàng ( Khoa thi cuối
cùng ), những cửa ô thân thuộc của chốn kinh kì ( Rượu bệnh ), những roi
chầu, đàn đáy, tiếng tơ tiếng trúc (Chùa Đàn)… có nghĩa là vẫn là văn
Nguyễn Tuân, kiến thức Nguyễn Tuân, mảnh hồn Nguyễn Tuân in hằn một
dấu triện riêng không thể lẫn.
Là con người luôn thèm khát những cảm