Là một thểloại tựsự, truyện ngắn có những đặc trưng riêng vềtính chất, về
dung lượng so với các thểloại khác. Truyện ngắn ra đời gắn chặt với hoạt động báo
chí nên dễphổbiến đến người đọc. Với hình thức ngắn gọn, cơ động, truyện ngắn
phù hợp việc đáp ứng nhu cầu của độc giảtrong thời đại công nghiệp. Là “một lát
cắt của đời sống”, nhưgiọt nước nhỏdung chứa cả đại dương, những truyện ngắn
hay dễ đểlại nhiều dưâm, ám ảnh trong lòng người đọc. Gần nhưnhà văn nào cũng
ít nhiều thửmình qua truyện ngắn. Truyện ngắn Việt Nam đã trải qua một lịch sử
trên một thếkỷvà có nhiều thành tựu nhất định, đã trởthành món ăn tinh thần
không thểthiếu của công chúng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn văn học
đương đại.
179 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4244 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________
Hồ Kim Phụng
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học và Đào tạo Sau đại học, Quý Thầy Cô ở Khoa Văn
trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn thành
phố Hồ Chí Minh, đã giảng dạy chúng tôi trong suốt ba năm học cao học tại trường;
Ban giám hiệu và Quý Thầy Cô ở Tổ Văn Trường THPT Trần Phú, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong công tác để tôi có thể theo học chương trình sau đại học.
Xin cám ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân vì Cô đã hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài này. Cô đã giúp tôi tiếp cận đề tài và triển khai luận văn với một tinh
thần cởi mở và luôn khuyến khích tôi thể hiện ý kiến cá nhân. Cô cũng dành thời
gian đọc và sửa chữa luận văn của tôi.
Đặc biệt, tôi xin cám ơn nhà văn Lý Lan đã trả lời phỏng vấn, nhiệt tình cung
cấp cho tôi tài liệu và hình ảnh có liên quan đến đề tài.
Xin cám ơn gia đình đã hết sức tận tụy giúp đỡ tôi và hỗ trợ tôi trong quá
trình tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, cho tôi được nói lời tri ân tất cả.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện ngắn
Là một thể loại tự sự, truyện ngắn có những đặc trưng riêng về tính chất, về
dung lượng so với các thể loại khác. Truyện ngắn ra đời gắn chặt với hoạt động báo
chí nên dễ phổ biến đến người đọc. Với hình thức ngắn gọn, cơ động, truyện ngắn
phù hợp việc đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại công nghiệp. Là “một lát
cắt của đời sống”, như giọt nước nhỏ dung chứa cả đại dương, những truyện ngắn
hay dễ để lại nhiều dư âm, ám ảnh trong lòng người đọc. Gần như nhà văn nào cũng
ít nhiều thử mình qua truyện ngắn. Truyện ngắn Việt Nam đã trải qua một lịch sử
trên một thế kỷ và có nhiều thành tựu nhất định, đã trở thành món ăn tinh thần
không thể thiếu của công chúng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn văn học
đương đại.
1.2. Trong truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn của các nhà văn nữ là một
bộ phận rất đáng chú ý. Có thể nói, trong giai đoạn văn học đương đại, các nhà văn
nữ có phần lấn át nam giới trên phương diện truyện ngắn. Xã hội càng cởi mở,
người nữ càng có cơ hội bộc lộ khả năng suy nghĩ và diễn đạt bằng văn bản. Tiếp
nhận cái mới nhanh nhạy, táo bạo trong cách viết, không ngừng đi về phía trước,
nhiều nhà văn nữ đã làm nên sự kiện: Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê,Võ Thị
Hảo, Phạm Thị Hoài, Ngô Thị Kim Cúc,Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc,
Phan Thị Vàng Anh… trong đó, Lý Lan là trường hợp tỏ rõ khả năng chuyên
nghiệp, và là người viết truyện ngắn mang đậm bản sắc phương Nam.
Từ năm 2003, tác phẩm của Lý Lan được đưa vào giảng dạy ở trường trung
học cơ sở trong chương trình ngữ văn lớp 7 với tản văn “Cổng trường mở ra”.
1.3. Có thể nghiên cứu truyện ngắn trên nhiều phương diện, ở đây với đề tài
Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan, chúng tôi tiếp cận thể loại trong phạm vi một tác
giả và tập trung vào phương diện đặc trưng. Có thể nói, nội hàm của khái niệm đặc
trưng ở đây gần với khái niệm phong cách (style). Chúng tôi nghiên cứu phong cách
tác giả qua một thể loại cụ thể là truyện ngắn.
Việc nghiên cứu này đáp ứng nhu cầu trang bị những kiến thức về thể loại,
phong cách tác giả, vốn cần thiết cho công việc giảng dạy ở nhà trường phổ thông
của chúng tôi, đồng thời giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về tính chất của đời sống văn
học và văn hóa Việt Nam đương đại, đặc biệt là văn học và văn hóa Nam Bộ.
1.4. Trên góc độ một công tình chuyên khảo hay một luận văn, đây là một
đề tài mới, hoàn toàn chưa có ai thực hiện. Chúng tôi nhận thấy, hiện nay những bài
nghiên cứu, phê bình về tác giả này chưa nhiều, chỉ có một số bài giới thiệu sách
trên báo, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về truyện ngắn Lý
Lan. Tìm đến văn xuôi Lý Lan, nhất là qua truyện ngắn của bà, tôi phần nào cảm
nhận được sâu sắc hơn những tâm tình của người phụ nữ, của tuổi trẻ miền
Nam…và hiểu thêm văn học miền Nam và những giá trị văn hóa Nam Bộ hiện đại
vẫn luân chảy, tiếp nối trong sáng tác của bà. Hơn nữa, là giáo viên giảng dạy ở
trường phổ thông, việc tìm hiểu truyện ngắn Lý Lan đối với tôi có một ý nghĩa thiết
thực là qua đó, tôi đã được trang bị thêm những kiến thức cần thiết và bổ ích cho
việc giảng dạy truyện ngắn nói chung và các tác phẩm của nhà văn này nói riêng.
Những nguyên nhân trên là động lực khiến tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu
những truyện ngắn của Lý Lan, cũng như muốn khẳng định sự đóng góp của bà cho
văn học Nam Bộ hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung qua
đề tài Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhà văn Lý Lan viết nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tiểu
luận phê bình…nhưng gắn bó lâu dài và làm nên tên tuổi Lý Lan chính là ở thể
tài truyện ngắn. Trọng tâm khảo sát của luận văn là toàn bộ truyện ngắn của
Lý Lan, tính đến thời điểm hiện nay (10 - 2009) gồm 102 truyện ngắn, tập trung
trong các tập truyện đã xuất bản như: Cỏ hát, Chút lãng mạn trong mưa,
Truyện Nguyễn Hải Chí, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Lý Lan (in chung), Chiêm
bao thấy núi, Đất khách, Dị mộng, Quá chén, Người đàn bà kể chuyện, Hồi
xuân và các truyện ngắn đăng trên báo: Chàng nghệ sĩ, Sau buổi họp, Cái trở
mình trong đêm về sáng, Trích sổ chủ nhiệm, Một năm, Cha, con, thầy và trò;
Nắng buổi sáng, Đêm sao, Điện thoại, Đi du lịch, Đau tim.
Ngoài ra, chúng tôi tiếp cận thêm tác phẩm thuộc thể loại khác của Lý Lan:
Một góc phố Tàu (tuyển tập truyện và ký)
Chân dung người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh (chân dung văn học)
Lệ Mai (tiểu thuyết)
Khi nhà văn khóc (chân dung văn học)
Dặm đường lang thang (ký)
Sài Gòn – Chợ Lớn rong chơi (ký)
Miên man tùy bút (tùy bút)
Bày tỏ tình yêu (tùy bút)
Tiểu thuyết đàn bà (tiểu thuyết)
Là mình (Thơ)
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu các tài liệu lý thuyết về truyện ngắn và
đọc một số truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam cùng thời có ít nhiều liên quan
với Lý Lan như Lưu Thị Lương, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần
Thùy Mai, Dạ Ngân, Lê Minh Khuê,…để so sánh nhằm rút ra đặc trưng của truyện
ngắn Lý Lan.
3. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về truyện ngắn Lý
Lan ngoài những bài giới thiệu thay cho lời tựa các tập truyện ngắn, những bài
điểm sách, những bài phỏng vấn đăng rải rác trên các báo. Cụ thể là:
Trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 253, ra ngày 3-12-1982,
Nguyễn Thu Hương có bài “Đọc “Bụi phấn” nghĩ về những nhà giáo trẻ”. Tác giả
bài báo đã đề cập một truyện ngắn của Lý Lan viết về đề tài nhà giáo: “Trong
“Trích sổ chủ nhiệm”, Lý Lan đã phê phán cái quan niệm lỗi thời chỉ cần biết “lên
lớp là đủ”, cũng như thái độ “khéo léo che đậy khuyết điểm, thổi phồng thành tích”
còn hậu quả như thế nào thì mặc kệ. Nhà trường xã hội chủ nghĩa không thể chấp
nhận những quan điểm, thái độ như vậy. Người thầy giáo muốn làm tốt nhiệm vụ
“trồng người”, ngoài những giờ lên lớp ra, còn cần “phải đi sát từng em, phải cẩn
thận trong mỗi lời nói, hành động của mình”, phải hướng dẫn cho các em trở nên
những con người có những phẩm chất đạo đức trong sáng, những tình cảm cao
thượng, biết “phân biệt sự giả dối, lừa bịp là sai và dám đấu tranh cho điều mình
tin là đúng”.
Trên báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, số 24, ra ngày 15- 06 -1985,
Nguyễn Thị Thanh Xuân có bài viết: “Về những cây bút nữ thành phố Hồ Chí
Minh”. Đặt Lý Lan bên cạnh nhưng cây bút nữ trẻ của thành phố, Nguyễn Thị
Thanh Xuân đã nhận xét: “Lý Lan là cây bút sớm được dư luận chú ý. Với cách viết
giản dị mà linh hoạt, đậm đà chất Nam Bộ, Lý Lan thể hiện phong cách của mình
ngay từ tác phẩm đầu tay” [115, tr. 203].
Cũng trong năm 1985, trong tập tiểu luận và phê bình “Những trang viết,
những nhịp cầu”, Nxb Mũi Cà Mau, Nguyễn Thị Thanh Xuân có bài “Truyện ngắn
viết về cuộc sống và con người thành phố Hồ Chí Minh (1975-1985)”. Trong bài
này, bên cạnh nói về những ưu điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn
thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Thanh Xuân còn nhận định về những hạn chế
của truyện ngắn giai đoạn này “…Một vài truyện trong khi khắc họa tính cách nhân
vật chỉ mới dừng lại ở một vài hiện tượng không cơ bản và vội vàng kết luận nên
sức thuyết phục của chủ đề cũng giảm đi nhiều (Qua đèo của Lý Lan)” [115, tr.217]
Năm 1994, cũng trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 18-08-
1994, Nguyễn Thị Thanh Xuân có bài phê bình“Hai cây bút nữ một tập truyện”, về
tập truyện ngắn Cỏ hát ( in chung của Lý Lan, Trần Thùy Mai). Bên cạnh giới thiệu
với độc giả cây bút trẻ Lý Lan đầy tiềm năng, bài viết còn ghi nhận ba phương diện
trong truyện ngắn Lý Lan: Thứ nhất là Cảm hứng nghệ thuật: “Cảm hứng chủ đạo
bao trùm lên toàn bộ truyện ngắn Lý Lan là từ chỗ đứng hôm nay, tìm hiểu về cuộc
chiến đấu vĩ đại đã qua của nhân dân ta với lòng biết ơn sâu sắc”; thứ hai là Nhân
vật: “Nổi lên trong truyện ngắn Lý Lan là bóng dáng của những cô gái, những
người phụ nữ lặng lẽ âm thầm đóng góp phần mình vào công cuộc xây dựng đất
nước sau hòa bình”, thứ ba là Phong cách “Trong những trang viết của cây bút
mới vào nghề như Lý Lan, chúng ta bắt gặp đây đó hình ảnh tác giả: Lý Lan đang
trong giai đoạn tự ngắm mình” [115, tr.197-198]. Về sau các bài viết này được đưa
vào tập tiểu luận và phê bình “Tiếng vọng những mùa qua”.
Năm 2001, Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội cho ra mắt độc giả quyển sách
“Một góc phố Tàu” do Vương Trí Nhàn tuyển chọn và viết phần giới thiệu. Đây là
bài viết công phu, mang những nhận định tổng quát nhất về văn xuôi Lý Lan (về
sau in lại trong tập phê bình “Cánh bướm và đóa hướng dương”) với những điểm
đáng chú ý: Trước hết là về Phong cách văn xuôi Lý Lan: “chính là nằm trong cái
mạch của văn xuôi Nam Bộ. Cây bút này đã tiếp nhận một cách hồn nhiên kinh
nghiệm của người đi trước, để rồi, trong hoàn cảnh của mình, them vào đó những
sắc thái mới, làm nên một giọng điệu mới… là một tiếng nói điềm đạm, không làm
điệu làm ồn, tự tin ở sự tồn tại của mình, do đó là một tiếng nói dễ gần, dễ thông
cảm…chị đã viết được đều, viết nhanh, viết khỏe, có thể tin là trước mắt chúng ta,
một phong cách đã hình thành, một mạch văn đã khơi nguồn và đang chảy xiết, chứ
không phải một sự “viết cho vui”hoặc ghe qua nghê nghiệp chốc lát rồi lại bỏ”.
[89, tr.12].
Về nhân vật, Vương Trí Nhàn đã chỉ ra: “Ngoài những ông già tốt bụng,
những em nhỏ dễ thương…có một loại nhân vật thường trở đi trở lại trong văn xuôi
Lý Lan , đó là những cô gái trẻ…Họ giữ được nhẫn nại và chịu đựng. Họ giữ được
bình tĩnh để lắng nghe và phân tích đời sống” [89, tr.8-9].
.
Về nghệ thuật, Vương Trí Nhàn đã nhận định: “trên một số phương diện
văn xuôi Lý Lan đã có được dáng vẻ hiện đại. Chất hiện đại này trước tiên bắt
nguồn ở một cảm giác tự do và sự âm thầm tìm kiếm không chịu bó mình trong
những khuôn khổ có sẵn. Khi chuyển thành hình thức, chất hiện đại này bộc lộ rõ
nhất qua lối tự sự đứt nối, bột phác, mà người ta tìm thấy trong một số thiên truyện
như Dị mộng, Những viên sỏi cầm chơi, Biển trong mưa, Công tử vườn…”[89,
tr.12-13].
Ngoài ra, Vương Trí Nhàn có một nhận định rất đáng chú ý về một mảng đề
tài nổi bật trong văn xuôi Lý Lan: “Riêng với Lý Lan, do hoàn cảnh riêng là lớn lên
ở một miền đất mà người Hoa sinh sống tập trung, chị lại có dịp nói kỹ về sinh hoạt
của cộng đồng này, từ chuyện làm ăn, một tiệm chạp phô, tiệm nước, tới việc viết
chữ ghi lại bút tích ngày xuân…với những con người bảo ban nhau làm ăn, những
con người nghèo nghèo, tội tội, đang vật lộn kiếm sống và tìm cách thích nghi với
mảnh đất mới” [89, tr.15].
Năm 2002, Nhà xuất bản Văn học ra mắt độc giả “Truyện ngắn bốn cây bút
nữ” do Bùi Việt Thắng tuyển chọn và giới thiệu. Trong bài viết “Tứ tử trình làng”,
Bùi Việt Thắng phác vẽ đôi nét về cây bút truyện ngắn Lý Lan: “Lý Lan thuộc số
không nhiều những nhà văn tạo nên được nhữn đối thoại hay trong truyện ngắn”.
Ông cũng nhận xét về nghệ thuật: “Truyện ngắn Lý Lan vừa như cái gì liên tục mà
đứt đoạn, mơ hồ mà rõ ràng – có thể đó là lối viết dựa vào dòng ý thức. Lý Lan
không quá chuyên chú, miêu tả chính xác các hiện tượng đời sống mà thường cố
gắng “ướm” mình vào nhân vật và hay “giả sử” để xử sự trong mọi trường hợp”.
Năm 1991, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh in tập truyện ngắn
“Chiêm bao thấy núi” của Lý Lan với “Lời giới thiệu” của nhà văn Sơn Nam. Ông
ghi nhận: “Cảm tưởng của tôi khi đọc Lý Lan là cảm tưởng khi ngắm xem những
tranh thủy mặc và những bức sơn mài mới lạ. Chập chờn nhưng rõ nét, đơn giản
nhưng phức tạp, làm nét đơn sơ nhưng không bừa bãi”. Ngoài ra, Sơn Nam còn
nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn Lý Lan “Tôi thấy bóng dáng những người
thường dân ngồi ăn bữa cơm trưa bên lề đường hoặc dừng chân, uống ly nước mía,
ăn trái ổi, trái mận. Cái tươi trẻ, cái bình dân và dân chủ và sự ranh mãnh của
những cô gái trẻ Sài Gòn xưa và nay. Nhất là có phẩm cách”. [85, tr.4].
Năm 1999, báo Sài Gòn giải phóng thứ bảy, số 444 (14-08-1999) đăng
truyện ngắn Núi không của Lý Lan cũng với lời giới thiệu của Phan Thị Vàng Anh.
Phan Thị Vàng Anh nhận xét về tập truyện Dị mộng của Lý Lan như sau: “14
truyện viết trong khoảng hai năm,… chị đã làm được cái việc rất khó trong viết lách
là “làm mới mình”, làm được một cuộc “cách mạng” nho nhỏ với mình”
Trên báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 25/04/2000, ở mục “Đọc sách”,
Thanh Nguyên có bài “Quá chén và những tâm cảnh”. Thanh Nguyên đã nhận xét
về nội dung tập truyện “Quá chén” của Lý Lan: “Là những tâm cảnh với mối giằng
xé nội tâm giữa “điều muốn làm”và điều “được phép làm” của từng con người,
từng nhân vật mang tính chất mô tả hiệu ứng của thời đương đại…của hội chứng đô
thị hóa,…và phát hiện ra những bi kịch nhiều màn về sự không hoàn thiện của con
người và cuộc sống”. Tác giả bài báo cũng nhận xét: “Truyện ngắn mới của chị
đầy ắp thông tin mang nội dung cảnh báo thú vị, được kể một cách lững thững mà
nghe khúc chiết, hóm hỉnh lại có vị chua cay”.
Cùng năm 2000, Báo Thanh niên số 69/2000 trong mục “Đọc sách”, có bài
“Góp nhặt những nỗi buồn” của Ngô Thị Kim Cúc. Tác giả bài báo đã nhận xét
về tập truyện ngắn Quá chén của Lý Lan: “Chỉ trong 114 trang sách, cuộc sống
thành thị hiện lên một cách sống động với bao nhiêu loại người cùng tâm trạng, số
phận của họ. Bằng những câu văn ngắn không chút cầu kỳ, bằng kết cấu truyện
giản dị nhưng hiện đại, Lý Lan làm chủ ngòi bút của mình một cách bản lĩnh”.
Năm 2002, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt bạn đọc công
trình “Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỉ XX” do nhóm nghiên cứu Nguyễn Kim Anh,
Vũ Ngọc, Hà Thanh Vân và Hoàng Tùng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Người
biên soạn công trình này đã nhận xét: Lý Lan “viết nhiều về người Hoa, về con
cháu của một dân tộc đã sinh sống gắn bó , hòa nhập với mảnh đất này từ bao đời
nay …nhưng không thấy hiển hiển nỗi niềm xa xứ, nỗi sầu mênh mang của một
người xa lạ, “thiếu quê hương”(chữ dùng của Nguyễn Tuân), hay u trầm, huyền bí,
mà chỉ thấy vẻ hiền lành, đơn sơ, mộc mạc của một cộng đồng người giàu đức tính
chia sẻ và cảm thông.” Trong phần giới thiệu, các nhà soạn sách cũng khái quát về
phong cách Lý Lan: “không chủ tâm đi tìm một sự “lạ hóa”trong cả nội dung và
hình thức tác phẩm của mình. Chị viết dung dị, không gọt giũa , không trau chuốt,
không cầu kì chữ nghĩa. Đọc văn chị, chúng ta có cảm tưởng như xem một người
cầm bút thờ ơ ghi lại những mẩu chuyện đời. Nhưng đằng sau vẻ thờ ơ ấy là một sự
sắc sảo, thông minh thầm lặng, phải chăng đó là phong cách viết riêng có của Lý
Lan, khiến cho đọc giả không dễ lẫn lộn chị với những giọng văn khác”[4, tr.686].
Năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh in lại tập truyện
ngắn Chiêm bao thấy núi của Lý Lan bằng song ngữ Pháp Việt, vẫn giữ lời giới
thiệu của Sơn Nam như khi tập truyện này in lần đầu tiên năm 1991 và thêm vào bài
giới thiệu của dịch giả Marina Prevot. Theo Marina Prevot nhận định: “Không có
những mánh khoé, tình tiết éo le vì vậy mà 10 câu chuyện thành ra nhẹ nhàng trong
đó các nhân vật có vẻ như cam chiụ số phận, các lời đối thoaị bị chia cắt bởi các
khoảng lặng như diễn đạt những rạn nứt bên trong những nhân vật đánh mất
phương hướng. Chính bởi sự giữ gìn ý tứ, sự kiềm lòng, kiềm lời của họ mà những
câu chuyện rất giản đơn này khiến chúng ta nhận ra một mặt khác cuả xã hội Việt
Nam đang rùng rùng chuyển mình” [102, tr.13].
Trên mạng internet tại trang: www.vietnamlit.org.com, LiLy Chiu thực
hiện phỏng vấn trực tiếp và viết bài giới thiệu về văn phong và các sáng tác của Lý
Lan với ba truyện ngắn cụ thể: Con ma, Chị ấy lấy chồng chưa?, Tai nạn.
Về các công trình nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi nhận thấy có một số
nhận định, đánh giá có liên quan đến truyện ngắn Lý Lan:
Năm 2002, Hồ Thị Liễu thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài: “Khảo sát
truyện ngắn của các nhà văn nữ từ 1986 đến 1996” tại trường Đại Học Khoa Học
Xã Hội Và Nhân Văn. Luận văn cung cấp một cái nhìn hệ thống về truyện ngắn nữ
Việt Nam 10 năm thời kì đổi mới, bước đầu đưa ra những nhận định về nội dung,
nghệ thuật và đóng góp của các nhà văn nữ. Trong luận văn có đề cập đến truyện
ngắn Lý Lan. Đặc biệt tác giả luận văn có phân tích truyện ngắn Diễn viên hạng ba
khi đề cập đến đề tài gia đình trong truyện ngắn nữ giai đoạn 1986- 1996 như sau:
“Tình cảm cha con có thể dung đồng tiền mua được. Người bố của những đứa con
trong Diễn viên hạng ba của Lý Lan là một trường hợp như thế…”.
Năm 2003, cũng tại trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành
phố Hồ Chí Minh, Hoàng Thị Hồng Hà thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài: “Những
đặc điểm của văn xuôi nghệ thuật những năm 80 – đầu những năm 90”. Khi
trình bày về những đổi mới trong kết cấu cốt truyện của văn xuôi Việt Nam giai
đoạn 1980 -1990, Hoàng Thị Hồng Hà có sử dụng truyện ngắn Ngựa ô của Lý Lan
để làm dẫn chứng minh họa.
Năm 2007, trong luận văn thạc sĩ bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh nghiên cứu về đề tài: “Người phụ nữ hiện đại trong sáng tác
của các cây bút nữ, Trần Thùy An có đề cập đến một số mặt sau trong truyện ngắn
của Lý Lan: Về điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng đối thoại và hình ảnh
người phụ nữ hiện đại qua hai truyện ngắn Tai nạn, Mẹ và con trong luận văn.
Năm 2008, Kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng vào sáng
Chủ nhật ngày 9/3/2008 trong chương trình Văn hóa, sự kiện và nhân vật, phóng
viên Mỹ Linh đã thực hiện phỏng vấn Lý Lan. Trong chương trình này, người đọc
được gặp gỡ Lý Lan tâm sự về một điều có liên quan đến sáng tác như thế giới nhân
vật, đề tài sáng tác…
Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy một số bài phỏng vấn trên truyền hình và trên
các báo, viết về sáng tác của Lý Lan nhưng tập trung ở các mảng kí, tiểu thuyết và
dịch thuật tập truyện Harry Potter. Nhưng các bài báo đó không phù hợp với phạm
vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi không trích dẫn ở đây.
Tóm lại, trên đây chúng tôi đã điểm lại những nội dung chính của lịch sử
nghiên cứu vấn đề về Truyện ngắn của Lý Lan. Từ đó có thể thấy rằng, những
nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Lý Lan, nhất là truyện ngắn trong suốt mấy
chục năm qua vẫn còn rất ít, đa số chỉ dừng lại ở những bài báo lẻ, những bài giới
thiệu thay cho lời tựa hoặc một vài nhận xét chung, chưa có một công trình nào
nghiên cứu công phu và toàn diện. Do đó, chúng tôi ghi nhận, tham khảo và học hỏi
những ý kiến trên, đồng thời bổ sung và đi đến hoàn thiện đề tài Đặc trưng truyện
ngắn Lý Lan.
4. Đóng góp của luận văn
- Qua luận văn, trước hết, chúng tôi cố gắng trong khả năng giới h