Luận văn Đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010

Mặc dù trong những năm qua Luật BVMT năm 1993 đã được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả đối với các công trình cụ thể nhưng môi trường vẫn ngày càng bị ô nhiễm hơn, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái hơn, một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên là do đánh giá tác động môi trường đối với các dự án công trình cụ thể chỉ có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của từng công trình cụ thể, chưa xem xét đánh giá tác động môi trường tổng hợp, tích luỹ và tương hỗ trong mối liên quan tổng thể của tất cả các dự án công trình, các chương trình và các dự án hoạt động của các dự án chiến lược, quy hoạch hay kế hoạch phát triển. Vì vậy đã nảy sinh nhu cầu cần có thêm công cụ quản lý môi trường, có tính tổng hợp hơn, đó là “Đánh giá môi trường chiến lược”. Luật BVMT năm 2005 và Nghị định 175/CP của chính phủ đã quy định các “quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, các quy hoạch đô thị và khu dân cư” phải thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược. Đánh giá môi trường chiến lược nhằm mục đích cung cấp các thông tin về các hậu quả môi trường của các quyết định về các chính sách, chiến lược, quy hoạch và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, cũng như lựa chọn các phương án và giải pháp có tính chiến lược nhằm giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài bảo vệ Luận văn thạc sỹ “Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010”.

doc152 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Mặc dù trong những năm qua Luật BVMT năm 1993 đã được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả đối với các công trình cụ thể nhưng môi trường vẫn ngày càng bị ô nhiễm hơn, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái hơn, một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên là do đánh giá tác động môi trường đối với các dự án công trình cụ thể chỉ có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của từng công trình cụ thể, chưa xem xét đánh giá tác động môi trường tổng hợp, tích luỹ và tương hỗ trong mối liên quan tổng thể của tất cả các dự án công trình, các chương trình và các dự án hoạt động của các dự án chiến lược, quy hoạch hay kế hoạch phát triển. Vì vậy đã nảy sinh nhu cầu cần có thêm công cụ quản lý môi trường, có tính tổng hợp hơn, đó là “Đánh giá môi trường chiến lược”. Luật BVMT năm 2005 và Nghị định 175/CP của chính phủ đã quy định các “quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, các quy hoạch đô thị và khu dân cư” phải thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược. Đánh giá môi trường chiến lược nhằm mục đích cung cấp các thông tin về các hậu quả môi trường của các quyết định về các chính sách, chiến lược, quy hoạch và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, cũng như lựa chọn các phương án và giải pháp có tính chiến lược nhằm giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài bảo vệ Luận văn thạc sỹ “Đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010”. * Mục tiêu của luận văn: Xuất phát từ phương pháp luận đánh giá môi trường chiến lược để đánh giá các tác động môi trường của Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. Từ đó tìm các giải pháp có tính chiến lược chắc chắn để lựa chọn các phương án thay thế thích hợp để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. * Ý nghĩa của đề tài - Về mặt khoa học Đánh giá, phát hiện những tác động, ảnh hưởng môi trường của quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến 2010, tầm nhìn đến 2020. - Về mặt thực tiễn Đánh giá và đề xuất các giải pháp có tính chiến lược cho quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến 2010, tầm nhìn 2020, nhằm phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. * Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 chương (chưa bao gồm phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục). Chương 1: Tổng quan Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Dự báo tác động môi trường xảy ra khi thực hiện quy hoạch CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm chung về đánh giá môi trường chiến lược trong các dự án quy hoạch 1.1.1. Định nghĩa về đánh giá môi trường chiến lược Khái niệm “Đánh giá tác động môi trường chiến lược” (ĐMC) (thuật ngữ quốc tế: Strategic Environmental Assessment - SEA) được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được quan niệm là một quá trình phân tích và đánh giá mang tính hệ thống các tác động ảnh hưởng tới môi trường từ các chính sách, chương trình và kế hoạch. Quá trình đánh giá và phân tích này được thực hiện trước khi ra một quyết định và khi đã có những phương án thay thế khác. ĐMC cũng có thể mở rộng và áp dụng xem xét trong các vấn đề liên quan đến kinh tế và xã hội. Trên thực tế có rất nhiều cách hiểu về ĐMC. Khái niệm cơ bản và đầu tiên về ĐMC được hiểu là sự mở rộng việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của một dự án ở tầm chiến lược, tập trung vào các tác động môi trường của các dự án đã được trình duyệt. ĐMC bao gồm cả các yếu tố xã hội, và cả yếu tố kinh tế, hay nói một cách khác ĐMC được xem như là một công cụ chính cho phát triển bền vững (Clayton và Sadler, 2005). Hiện tại trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về ĐMC tuỳ theo những nhận thức khác nhau về việc mục đích của việc đánh giá môi trường. Dưới đây nêu ra ba định nghĩa phổ biến về đánh giá môi trường chiến lược: Định nghĩa 1: Sadler và Verheem (1996) định nghĩa: “Đánh giá tác động môi trường chiến lược là một quá trình có tính hệ thống để đánh giá những hậu quả môi trường của các chính sách, chương trình và kế hoạch được đề xuất nhằm đảm bảo những đánh giá này được đưa vào ở giai đoạn sớm nhất của quá trình ra quyết định ngang hàng với các xem xét về kinh tế và xã hội” Định nghĩa 2: Therivel et al (1992) và Therivel Partidario (1996) định nghĩa: “Đánh giá môi trường chiến lược là một quá trình chính thức mang tính hệ thống và toàn diện để đánh giá các tác động môi trường của các chính sách, chương trình và kế hoạch và các phương án thay thế cùng với việc chuẩn bị các báo cáo về những kết qủa đánh giá (phát hiện) và việc sử dụng các kết qủa trong qúa trình gia quyết định. Định nghĩa 3: Theo Ngân hàng Thế giới: “Đánh giá tác động môi trường chiến lược là phương pháp đánh giá ngược lại các vấn đề môi trường và xã hội ảnh hưởng từ các quy hoạch phát triển, quá trình ra quyết định và qúa trình thực hiện ở mức chiến lược” (Mercier, 1994). Tóm lại có thể khái quát “Đánh giá tác động môi trường chiến lược” (ĐMC) là một quá trình khoa học mang tính hệ thống đánh giá các hậu qủa môi trường của các chính sách, kế hoạch và chương trình nhằm đảm bảo lồng ghép một cách đầy đủ các xem xét môi trường một cách sớm nhất và ngang bằng với các xem xét về kinh tế và xã hội vào trong quá trình hoạch định các chính sách, chương trình, kế hoạch đó. Chính vì vậy ĐMC được sử dụng như là một công cụ giống như đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở cấp độ chiến lược và được chấp nhận như là một biện pháp không thể thiếu trong việc cung cấp các thông tin môi trường làm căn cứ cho những quyết định phê duyệt các dự án phát triển. Đánh giá môi trường chiến lược đã được định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường (2005) là: ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững. ĐMC liên quan đến các thuật ngữ chính sách, kế hoạch, chương trình và chúng được phân biệt như sau: Chính sách là một quá trình hành động tổng quát theo một phương hướng tổng thể được đề xuất mà Chính phủ hay cấp chính quyền sẽ theo đuổi và hướng dẫn quá trình ra quyết định đang diễn ra. Chương trình được thiết lập để thực hiện một mục tiêu cụ thể, bao gồm các mốc thời gian thực hiện, hoàn thành, các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện cụ thể. Có thể gồm một hay nhiều các dự án với các mục tiêu đã xác định. Kế hoạch là một chiến lược hay một thiết kế có chủ đích và hướng về phía trước thường đề ra các thứ tự ưu tiên, các giải pháp lựa chọn và các biện pháp, được soạn thảo tỉ mỉ và thực hiện chủ trương. Ở nước ngoài ĐMC được thực hiện đối với 3P (chính sách, kế hoạch, chương trình), ở nước ta quy trình xây dựng các dự án phát triển như sau: từ đường lối, định hướng phát triển chung sẽ tiến hành xây dựng các chiến lược phát triển, từ chiến lược phát triển tiến hành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển. Như vậy, ở đây từ “chiến lược” của nước ta tương đương với “policy” và từ “Quy hoạch, kế hoạch” tương đương với từ “plan” theo tài liệu về ĐMC của nước ngoài. Do đó luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định ĐMC đối với “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch” tương ứng với quốc tế là ĐMC đối với “Chính sách, kế hoạch và chương trình”. 1.1.2. Lợi ích và tồn tại của ĐMC 1. Lợi ích Đề cập đến nguyên nhân gây ra tác động môi trường nhiều hơn là đề cập đến việc xử lý đơn thuần các nhân tố làm huỷ hoại môi trường Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cho ĐTM bằng cách: Đề cập đến hàng loạt các phương án, đến các hoạt động tích luỹ thông qua việc xác định các giới hạn biến đổi có thể chấp nhận được đối với một vùng hoặc một lĩnh vực cụ thể. Tạo thuận lợi cho việc duy trì và củng cố mức chất lượng môi trường đã lựa chọn đáp ứng yêu cầu cho việc xác định phạm vi tiến hành ĐTM. Có sự tham gia của công chúng, của các tổ chức phi Chính phủ và các cơ quan khác ở giai đoạn rất sớm. Sự liên quan nhiều phía này sẽ tạo thuận lợi để tham gia tăng sự chấp nhận của công chúng đối với chính sách, kế hoạch hoặc chương trình. 2. Tồn tại Các quy hoạch, dự án, chương trình thường được phê duyệt với những quyết định mang tính chủ quan và không theo một khuôn mẫu rõ ràng. Vấn đề trong ranh giới hệ thống giữa các cấp: nếu có càng nhiều các quyết định thực hiện ở các cấp cao nhất, sẽ có càng nhiều cách khai triển, thực hiện cho một chính sách hay chương trình, kế hoạch cụ thể ở các cấp thấp hơn. Điều này khiến cho việc theo dõi, đánh giá và phân tích trở nên khó khăn hơn. Khi không có đầy đủ thông tin về điều kiện môi trường của các dự án hiện tại cũng như của các dự án trong tương lai, quy mô, vị trí của những khu có tiềm năng phát triển trong tương lai do vậy việc dự báo các tác động sẽ kém chính xác. Có rất nhiều những phương án thay thế được đưa ra cân nhắc trong những bước khác nhau của quá trình ra quyết định. Mỗi phương án có một ưu, nhược điểm riêng, do vậy việc cân nhắc chọn lựa giữa các phương án rất khó và phức tạp. Thiếu thông tin chia sẻ về ĐMC ở cấp độ chiến lược, cũng như kinh nghiệm thực tế đặc biệt là các chính sách. Tính không chắc chắn về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định. Những vấn đề chính trị trong quá trình ra quyết định. 1.1.3. Các nguyên tắc chính của đánh giá môi trường chiến lược 1.1.3.1. Theo Sadler (1998) [7], Tonk và Verheem (1998) [7] ĐMC cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Đạt được mục đích, đồng thời phải xây dựng để có thể áp dụng ở cấp chiến lược, kế hoạch hoặc chương trình; Đảm bảo trung thực và hiệu quả có thể áp dụng vào mục tiêu và đIều kiện đặt ra; Tập trung vào việc cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định, hướng tới những vấn đề mấu chốt. Tuân theo những nguyên tắc của PTBV (Tính đến các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội); Được lồng ghép với các tính toán kinh tế, xã hội và trong quá trình lập quy hoạch cũng như đánh giá khác; Liên hệ với ĐTM dự án thích hợp theo sơ đồ phân cấp; Công khai; Có tính thực tế, dễ thực thi, hướng tới việc giảI quyết các vấn đề và tiết kiệm Có tính khả quan, đồng thời là một quá trình tích luỹ và kinh nghiệm. 1.1.3.2. Theo Cơ quan đánh giá môi trường của Canada. Các nguyên tắc của Canada được nêu trong “Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Chính phủ về ĐMC” [8]. Có sự hoà nhập sớm: Việc phân tích các vấn đề MT phải được hoà nhập đầy đủ với quá trình xây dựng một chính sách, kế hoạch hoặc chương trình và việc xem xết các ảnh hưởng về MT phảI được bắt đầu sớm từ giai đoạn có ý tưởng lập quy hoạch, kế hoạch; Có sự kiểm tra các phương án khác nhau: Việc đánh giá và so sánh các ảnh hưởng về MT của các phương án khác nhau trong quá trình xây dựng một chính sách, kế hoạch hoặc chương trình là một trong những khía cạnh quan trọng nhất hoặc bất kỳ quá trình ĐMC nào; Có tính linh hoạt: Hướng dẫn thực hiện ĐMC là vvăn bản có tính tư vấn và không bắt buộc. Các cơ quan, các ngành được tự do xác định cách tiến hành ĐMC; Có sự tự đánh giá: Mỗi cơ quan về ngành có trách nhiệm áp dụng ĐMC đối với các đề xuất về chính sách, kế hoạch, chương trình của mình. Xác định cách thức đánh giá, tiến hành đánh giá và báo cáo kết quả; Có mức độ phân tích phù hợp: Phạm vi và quy mô phân tích phải tương xứng với mức độ ảnh hưởng đã được dự báo trước; Có tính trách nhiệm: ĐMC phảI là một phần của quá trình ra quyết định có trách nhiệm trong Chính phủ liên bang; Sử dụng các cơ chế hiện có: Các cơ quan, các ngành phải sử dụng những cơ chế hiện có khi tiến hành phân tích các nảh hưởng về MT, huy động cộng đồn tham gia khi cần thiết, đáng giá việc thực hiện và báo cáo kết quả. 1.1.3.3. Theo Hiệp hội Quốc tế về Đánh giá tác động (IAIA). Một quá trình ĐMC có chất lượng tốt phải đảm bảo các nguyên tắc sau[8]: Phải được hoà nhập (VD: đặt vấn đề và giải quyết được mối quan hệ qua lại của các khía cạnh về tự nhiên, kinh tế và xã hội); Phải được định hướng theo tính bền vững (VD: tạo thuận lợi cho việc xác định các lựa chọn về phát triển sao cho được bến vững hơn); Có trọng tâm, trọng đIểm (VD: là đối tượng có thể kiểm tra độc lập và phảI chỉ ra rằng làm thế nào để các vấn đề về tính bền vững được tính đến trong quá trình ra quyết định); Có sự tham gia (VD: cung cấp thông tin và lôi kéo sự tham gia của các cơ quan Chính phủ và công chúng có sự quan tâm hoặc bị ảnh hưởng trong suốt quá trình ra quyết định); Có sự lặp đi lặp lại (VD: bảo đảm rằng các kết quả đánh giá có được một cách sớm nhất để có tác động đến quá trình ra quyết định và lập kế hoạch). 1.1.4. Khác biệt giữa đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) về bản chất đều dựa trên nguyên tắc rất cơ bản đó là dự báo những tác động tiềm tàng của một hoạt động phát triển có thể gây ra cho môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý các tác động này tới mức thấp nhất có thể. Quy trình thực hiện ĐTM và ĐMC đều được thực hiện qua các bước sàng lọc, xác định phạm vi, đánh giá tác động, xác định các biện pháp giảm thiểu, bước sàng lọc, xác định phạm vi, thẩm định, ra quyết định và cuối cùng là quan trắc và giám sát. Mặc dù có những điểm tương đồng nêu trên song giữa ĐTM và ĐMC cũng có nhiều sự khác biệt rất cơ bản. Trước hết là về đối tượng nghiên cứu, mục tiêu, mục đích cần đạt được và sau đó là sự khác biệt về nội dung báo cáo. Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng sự khác biệt này không phải là sự phủ định lẫn nhau, mà chúng lại là những mặt bổ sung, hỗ trợ cho nhau và ĐMC đối với các chính sách, chương trình, kế hoạch ở cấp độ vĩ mô, và ĐTM ở cấp độ các dự án thực hiện cụ thể . Sự khác biệt đầu tiên giữa ĐTM và ĐMC là loại hình ra quyết định mà cả hai phương pháp này liên quan. ĐTM liên quan đến các quyết định ở cấp dự án và thường là các quyết định trước khi bắt đầu thực hiện dự án (thi công). Các quyết định này thường là các quyết định chi tiết chủ yếu về mặt vị trí và thiết kế một dự án và về các biện pháp giảm thiểu hơn là ngăn ngừa các tác động môi trường. Các giải pháp thay thế khả thi ở giai đoạn dự án thường giới hạn đối với các biến số nhỏ (ví dụ vạch chỉnh các tuyến đường, lựa chọn các tuyến tránh các điểm nhạy cảm môi trường …) trên cơ sở hướng tuyến đường và quy mô của nó đã được xác định. Trong khi đó ĐMC lại liên quan đến các quyết định mang tính chiến lược, ở cấp độ vĩ mô. Mục đích của ĐMC là cân nhắc kỹ hơn các vấn đề về môi trường (các cản trở và thuận lợi) và làm cho quy trình quyết định minh bạch hơn nhờ các biện pháp tư vấn và tham vấn cộng cộng. Như vậy ở cấp độ này các tuyến khác nhau và các phương thức giao thông khác nhau cũng như quản lý nhu cầu là các giải pháp có tính thay thế khả thi. Những tính chất, nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa ĐTM một dự án và ĐMC đối với chính sách, chương trình, kế hoạch được thể hiện ở bảng so sánh dưới đây: Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa Đánh giá tác động môi trường - ĐTM và Đánh giá môi trường chiến lược – ĐMC TT Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) 1 Đối tượng: Đối tượng của ĐTM là một dự án phát triển cụ thể, như là các dự án đầu tư công trình hạ tầng cầu đường, cảng … với các tác động môi trường có tính đặc thù, có tính địa phương và có thể giảm thiểu bằng các giải pháp kỹ thuật Đối tượng nghiên cứu của ĐMC là các chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, vùng, địa phương, đô thị, nghành, có tính tổng hợp, tích luỹ trên một phạm vi rộng lớn. 2 Mục tiêu: Nhận dạng, dự báo, phân tích và đánh giá các tác động môi trường của dự án, từ đó đề xuất các biện pháp (đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật cụ thể) nhằm phát huy các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường của một dự án phát triển kinh tế - xã hội cụ thể. Nhận dạng, dự báo và đánh giá tổng hợp về các hậu quả môi trường của việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình, nhằm đảm bảo, lồng ghép một cách đầy đủ các xem xét về vấn đề môi trường sớm nhất và ngang bằng với các xem xét về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình hoạch định các chiến lược, chương trình, quy hoạch/kế hoạch phát triển theo định hướng phát triển bền vững. 3 Quy trình thực hiện: ĐTM là một quá trình xem xét, đánh giá về mặt môi trường đối với một dự án phát triển đã được đề xuất cụ thể, đã được xác định. Tức là tiến hành ĐTM sau khi hình hài của một dự án phát triển đã được xác định. Sự bắt đầu và kết thúc của ĐTM rõ ràng. ĐMC được tiến hành song song với qúa trình xây dựng, hoạch định các chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình, lồng ghép một cách hữu cơ việc xem xét cân nhắc môi trường vào suốt qúa trình và ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình hoạch định chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình nhằm mục đích điều chỉnh, sửa chữa nội dung của các chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình đó theo định hướng phát triển bền vững. 4 Tính chất: ĐTM có tính chi tiết cụ thể hơn. ĐTM mang tính ứng phó đối với các tác động môi trường tiêu cực của dự án, bởi vì ĐTM được tiến hành đánh giá các tác động và đề xuất các giải pháp đáp ứng bảo vệ môi trường đối với phương án phát triển đã được lựa chọn. ĐMC có tính tổng hợp hơn. ĐMC có tính chủ động cao thể hiện ở việc: - Rà soát các phương án thay thế để lựa chọn phương án tối ưu nhất. - Phân tích, hồi cố quá khứ và dự đoán tương lai để xây dựng một loạt cac kịch bản dựa trên một tầm nhìn toàn diện, dự đoán hậu quả môi trường có thể xảy ra, để thay đổi phương án hoạch định. 5 Phương pháp đánh giá: Các phương pháp đánh giá thường áp dụng trong ĐTM là: ma trận, liệt kê, bảng kiểm tra, dự báo môi trường bằng mô hình toán học … Thường tập trung đến tác động môi trường trực tiếp của dự án, ít quan tâm đến các tác động môi trường gián tiếp, tích luỹ và tương hỗ. ĐMC nghiên cứu tất cả các tác động môi trường trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt là tác động tích luỹ và tác động tương hỗ của chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình phát triển, bởi vì đối tượng đánh giá của ĐMC có quy mô lớn, đa dạng, bao gồm rất nhiều dự án cụ thể. Phương pháp đánh giá thường được dùng là: phương pháp chuyên gia, ma trận, liệt kê, mạng và sơ đồ hệ thống, phân tích xu hướng, chồng ghép bản đồ, phương pháp GIS. 6 Chỉ thị đánh giá, so sánh: ĐTM thương xác định được các tác động môi trường có mức độ chi tiết về mặt kỹ thuật và có mức độ định lượng cao, được đánh giá so sánh với các trị số, giới hạn chỉ thị môi trường cho phép theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường và tiêu chuẩn thải chất thải (TCVN). ĐMC thường đánh giá hậu qủa môi trường ở mức độ khái quát, ở mức độ định tính và phi kỹ thuật. ĐMC thường lấy sự bền vững về mặt môi trường để làm chỉ thị đánh giá và so sánh. 7 Sản phẩm chủ yếu: Đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm nguồn thải, xử lý ô nhiễm, quản lý và quan trắc môi trường … trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn vận hành dự án để dự án đạt tiêu chuẩn môi trường. Đưa ra các định hướng có tính định hướng phát triển, điều chỉnh hoạch định chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình và lồng ghép các mục tiêu môi trường vào quá trình hoạch định chiến lược, quy hoạch/kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội , đề xuất chiến lược và quy hoạch bảo vệ mt để đảm bảo phát triển bền vững về mặt môi trường. Nguồn: Phạm Ngọc Đăng và cộng sự “Đánh giá môi trường chiến lược, phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam” 1.2. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, môi trường tỉnh Nghệ An 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33" đến 190 25" kinh độ 1020 53" đến 1050 46" kinh đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên 16.488 km2 và dân số trung bình 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64% dân số cả nước (năm 2005). Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông với chi