Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyền thống.Quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Campuchia được xuất phát từ quan hệ truyềnthống lịch sử lâu đời của dân cư sinh sống ở hai bên biên giới thông qua các cửa khẩuthuộc các tỉnh: Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang. Trong những năm gần đây kim ngạchxuất nhập khẩu của hai nước Việt Nam – Campuchia liên tục tăng nhưng không lớn.Điều đó cho thấy rằng quan hệ mua bán giữa hai nước chưa thực sự tương xứng vớitiềm năng sẵn có của mình.
72 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TĂNG THÁI NGỌC
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MUA BÁN, XUẤT NHẬP
KHẨU QUA CÁC CỬA KHẨU QUỐC TẾ
TẠI AN GIANG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 năm 2006
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MUA BÁN, XUẤT NHẬP
KHẨU QUA CÁC CỬA KHẨU QUỐC TẾ
TẠI AN GIANG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: TĂNG THÁI NGỌC
Lớp ĐH3KN2. Mã số SV: DKN021219
Người hướng dẫn: LÊ PHƯƠNG DUNG
Long Xuyên, tháng 05 năm 2006
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: .............................................
Người chấm, nhận xét 1: ............................................
Người chấm, nhận xét 2:..............................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ...... tháng ...... năm .......
Lời Cảm Ơn
Qua thời gian thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp, nhờ sự giúp đỡ của Thầy Cô ở
trường và các cơ quan Ban ngành tại Tỉnh An Giang, đến nay tôi đã hoàn tất bài nguyên
cứu của mình. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình & thầy cô, các bạn sinh
viên lớp DH3KN2 trường ĐH An Giang, nhất là khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Tế
trong năm qua đã truyền đạt kiến thức quý giá cho tôi. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn Cô LÊ PHƯƠNG DUNG đã hết lòng tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực tập và cho đến khi bài viết được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan ban ngành của tỉnh
An Giang: Cục Hải Quan, Ban Quản Lý Cửa Khẩu , Bộ Đội Biên phòng, Sở Thương
Mại. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến Ông Nguyễn Văn Biên (Cục HQ An Giang), Ông
Lê Tuấn Kiệt (Chi cục HQ cửa khẩu Tịnh Biên) đã tận tình giúp đỡ và giải thích cận kẽ
mọi thắc mắc của em, nhằm giúp cho em hiểu rỏ hơn những vấn đề có liên quan đến
phạm vi nghiên cứu của mình.
An Giang, tháng 5 năm 2006
Sinh viên thực hiện
TĂNG THÁI NGỌC
MỤC LỤC
TÓM TẮT
Trang
MỤC LỤC
DANH MUC BẢNG, HÌNH ,BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
......................................................................................................................................
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
......................................................................................................................................
1
1.3. Nội dung nghiên cứu
......................................................................................................................................
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
......................................................................................................................................
2
1.5. Phạm vi nghiên cứu
......................................................................................................................................
2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số khái niệm
.......................................................................................................................................
4
2.2. Các chính sách đẩy mạnh quan hệ mua bán giữa 2 nước Việt Nam – Campuchia
.......................................................................................................................................
6
2.3. Sự cần thiết khách quan mở rộng quan hệ và phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam – Campuchia
2.3.1. Thực trạng quan hệ Việt Nam – Campuchia
.......................................................................................................................................
6
2.3.2. Lợi ích của Việt Nam trong phát triển thương mại với Campuchia
.......................................................................................................................................
7
2.3.3. Lợi ích của Campuchia trong phát triển thương mại với Việt Nam
.......................................................................................................................................
8
Chương 3. PHÂN TÍCH VỀ TÌNH HÌNH MUA BÁN, XUẤT NHẬP KHẨU QUA
CÁC CỬA KHẨU TẠI AN GIANG
3.1. Giới thiệu về các cửa khẩu quốc tế An Giang
9
3.1.1. Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên
10
3.1.2. Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương
11
3.2. Đánh giá về tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang:
3.2.1. Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên
12
a) Đánh giá chung về tình hình mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên
..............................................................................................................................
12
b) Đánh giá tình hình mua bán qua biên giới tại CKQT Tịnh Biên
..............................................................................................................................
15
c) Đánh giá tình hình XNK tại CKQT Tịnh Biên
..............................................................................................................................
22
3.2.2. Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương
28
a) Đánh giá chung về tình hình mua bán, XNK tại CKQT Vĩnh Xương
........................................................................................................................
28
b) Đánh giá tình hình mua bán qua biên giới tại CKQT Vĩnh Xương
........................................................................................................................
30
c) Đánh giá tình hình XNK tại CKQT Vĩnh xương
........................................................................................................................
36
3.3. So Sánh hoạt động mua bán, XNK tại các CKQT Tịnh Biên và Vĩnh Xương
44
3.4. Cán cân thương mại Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu An Giang
46
3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến thương mại Việt Nam – Campuchia trong năm qua
3.5.1. Nhân tố khách quan
.............................................................................................................................................
47
3.5.2. Nhân tố phát sinh từ phía Việt Nam
.............................................................................................................................................
47
a) An ninh quốc phòng
........................................................................................................................
47
b) Thủ tục Hải quan
........................................................................................................................
48
c) Cắt giảm thuế quan
........................................................................................................................
48
d) Quan hệ thương mại
........................................................................................................................
49
Chương 4. KHÓ KHĂN - GIẢI PHÁP
4.1. Khó khăn trong quan hệ mua bán giữa Việt Nam - Campuchia
......50
4.1.1. Khó khăn chung của doanh nghiệp XNK Việt Nam
.............................................................................................................................................
50
4.1.2. Khó khăn của doanh nghiệp XNK An Giang
50
4.1.3. Khó khăn từ phía chính quyền địa phương
52
4.2. Giải pháp để mở rộng và phát triển quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia tại cửa
khẩu
quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương
53
4.2.1. Giải pháp cho doanh nghiệp
53
4.1.2. Giải pháp về CSHT
54
4.1.3. Giải pháp đẩy nhanh tốc độ đầu tư
55
4.1.4. Giải pháp về cơ chế chính sách
55
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Kim ngạch XK tại CKQT Tịnh Biên
...12
Biểu đồ 2. Kim ngạch NK tại CKQT Tịnh Biên
...13
Biểu đồ 3. Giá trị xuất biện tại CKQT Tịnh Biên
...20
Biểu đồ 4. Giá trị nhập biên tại CKQT Tịnh Biên
...21
Biểu đồ 5. Kim ngạch XK tại CKQT Tịnh Biên
...24
Biểu đồ 6. Kim ngạch XK qua các cửa khẩu
...26
Biểu đồ 7. Kim ngạch NK chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên năm 2003 – 2004
...27
Biểu đồ 8. Tổng Kim ngạch XK tại CKQT Vĩnh Xương
...29
Biểu đồ 9. Kim ngạch NK tại CKQT Vĩnh Xương
...30
Biểu đồ 10. Giá trị xuất biên tại CKQT Vĩnh Xương
...31
Biểu đồ 11. Giá trị nhập biên tại CKQT Vĩnh Xương
...34
Biểu đồ 12. Kim ngạch XK chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương
...38
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Xe chở phế liệu đến vựa tại Xuân Tô
...14
Hình 2. Thồ hàng sang Campuchia
...15
Hình 3. Xe cải tiến chuẩn bị chở hàng qua CKQT tịnh Biên
...16
Hình 4. Một góc chợ CKQT Tịnh Biên
...21
Hình 5. Trạm kiểm soát CKQT Tịnh Biên
...24
Hình 6. Người dân Campuchi đng chở lúa qua CKQT Vĩnh Xương
...35
Hình 7. Tàu chở hàng đang chờ làm thủ tục XK tại CKQT Vĩnh Xương
...38
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên
...12
Bảng 2. Số lượng trái cây bán sang Campuchia tại vựa
...16
Bảng 3. Số lượng trái cây Thái bán tại vựa
...17
Bảng 4. Số lượng lúa thu mua tại vựa lúa 21
...17
Bảng 5. Số lượng lúa từ Campuchia chở đến nhà máy Mai Thành
...18
Bảng 6. Số lượng sạp kinh doanh tại chợ
...18
Bảng 7. Lượng người và xe đến tham quan mua sắm tại chợ Tịnh Biên
...18
Bảng 8. Tình hình mua bán tại CKQT Tịnh Biên
...19
Bảng 9. Lương hàng xuất qua biên giới tại CKQT Tịnh Biên
...19
Bảng 10. Một số hàng hóa nhập khẩu biên giới tại CKQT Tịnh Biên
...20
Bảng 11. Một số mặt hàng xuất chính ngạch tại tại CKQT Tịnh Biên
...23
Bảng 12. Một số doanh nghiệp XK sang CKQT Tịnh Biên
...23
Bảng 13. Số lượng xi măng nhà máy ACIFA xuất sang Campuchia
...25
Bảng 14. Mặt hàng NK chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên
...26
Bảng 15. Số lượng gỗ NK tại CKQT Tịnh Biên
...27
Bảng 16. Kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Vĩnh Xương
...28
Bảng 17. Hộ sản xuất kinh doanh tại CKQT Vĩnh Xương
...30
Bảng 18. Hiện trạng mạng lưới chợ tại các khu vực tỉnh An Giang
...33
Bảng 19. Xuất nhập cảnh vùng biên giới tại CKQT Vĩnh Xương
...36
Bảng 20. Số lượng xi măng nhà máy ACIFA xuất sang Campuchia
...36
Bảng 21. Lượng hàng hóa xuất chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương
...37
Bảng 22. Một số doanh nghiệp XK qua CKQT Vĩnh Xương
...37
Bảng 23. Loại hình XK chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương
...38
Bảng 24. Trọng lượng hàng hóa quá cảnh tại CKQT Vĩnh Xương
...39
Bảng 25. Doanh nghiệp XK bách hóa tại An Giang năm 2005
...40
Bảng 26. Lượng hàng NK tại CKQT Vĩnh Xương
...41
Bảng 27. Các loại hình NK tại CKQT Vĩnh Xương
...41
Bảng 28. Hàng đăng ký nơi khác thực nhập qua các cửa khẩu Vĩnh Xương
...42
Bảng 29. So sánh sự khác nhau trong hoạt động mua bán, XNK …
...44
Bảng 30. Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Campuchia tại cửa khẩu An giang
...46
Bảng 31. Giá nhập khẩu tại Việt Nam bình quân một số mặt hàng chủ yếu
...47
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XNK: Xuất nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
BQL: Ban quản lý cửa khẩu
HQ: Hải quan
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
CKQT: Cửa khẩu quốc tế
CKQG: Cửa khẩu quốc gia
CSHT: Cơ sở hạ tầng
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
BVTV: Bảo vệ thực vật
SX, KD: Sản xuất kinh doanh
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyền thống.
Quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Campuchia được xuất phát từ quan hệ truyền
thống lịch sử lâu đời của dân cư sinh sống ở hai bên biên giới thông qua các cửa khẩu
thuộc các tỉnh: Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang. Trong những năm gần đây kim ngạch
xuất nhập khẩu của hai nước Việt Nam – Campuchia liên tục tăng nhưng không lớn.
Điều đó cho thấy rằng quan hệ mua bán giữa hai nước chưa thực sự tương xứng với
tiềm năng sẵn có của mình. Đặc biệt khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO thì quan hệ
mua bán trao đổi giữa hai bên sẽ trở thành một mối gắn kết không thể thiếu. Đó là lý do
mà tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu quốc tế tại
An Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này nhằm tìm hiểu về hoạt động mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam –
Campuchia qua hai cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và Vĩnh Xương thông qua con đường:
chính ngạch và mua bán biên giới (tiểu ngạch). Trên cơ sở đó tìm ra những khó khăn và
hạn chế trong việc thúc đẩy quan hệ mua bán XNK giữa hai nước Việt Nam –
Campuchia. Đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát
triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Campuchia thông qua hai cửa khẩu
quốc tế này, biến kinh tế cửa khẩu tại An Giang trở thành cửa ngỏ quan trọng để có thể
đẩy mạnh hàng hóa qua lại biên giới.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
–Tìm hiểu hoạt động XNK tại cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương theo 2 con
đường chính ngạch và tiểu ngạch.
+ Kim ngạch mua bán, XNK qua các năm.
+ Các mặt hàng mua bán, XNK tại cửa khẩu.
+ Nguyên nhân tăng giảm.
+ Dẫn chứng một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh có hoạt động mua bán,
XNK tại cửa khẩu.
+ Nhận định kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại hai
cửa trong những năm tiếp theo.
+ Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu của An
Giang.
• Tăng giảm.
• Nguyên nhân.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
1
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
+ Nhân tố chính tác động đến quan hệ mua bán giữa Việt Nam – Campuchia
trong năm qua.
• Thủ tục Hải quan.
• Lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN/CEPT.
• Quan hệ thương mại.
–Khó khăn và hạn chế trong việc mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại
cửa khẩu.
+ Khó khăn từ phía doanh nghiệp XNK.
+ Khó khăn từ phía chính quyền địa phương.
–Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ
mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia tại hai cửa khẩu quốc tế:
Tịnh Biên và Vĩnh Xương.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
–Các số liệu nhằm phục vụ cho đề tài này được thu thập từ các nguồn: Sở Thương
Mại An Giang, Chi cục Hải Quan, Trạm kiểm soát Biên Phòng, Ban quản lý cửa
khẩu tại các cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương.
–Phương pháp sử dụng: Thu thập, thống kê & phân tích các số liệu tại các cửa khẩu
qua các năm gần đây.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
–Đánh giá tình hình mua bán XNK giữa Việt Nam – Campuchia qua cửa khẩu quốc
tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương.
+ Kim ngạch XNK chính ngạch và mua bán XNK biên giới (tiểu ngạch).
+ Một số mặt hàng XNK chủ yếu tại cửa khẩu.
+ Số liệu phân tích trong khoảng thời gian
▫ Cửa khẩu Vĩnh Xương: năm 2004 – 2005
▫ Cửa khẩu Tịnh Biên: năm 2003 - 2005
+ Dẫn chứng 1 số doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động XNK tại cửa khẩu
trong tỉnh An Giang.
+ Nhận định kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại hai
cửa trong những năm 2006 – 2008
+ Nhân tố tác động đến quan hệ mua bán giữa Việt Nam – Campuchia trong
năm qua.
• Thủ tục Hải Quan.
• Lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN/CEPT.
• Quan hệ thương mại trong những năm gần đây.
− Khó khăn và hạn chế trong việc mua bán XNK tại 2 cửa khẩu quốc tế: Tịnh
Biên, Vĩnh Xương:
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
2
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
+ Khó khăn từ phía doanh nghiệp XNK trong tỉnh An Giang.
+ Khó khăn từ phía chính quyền địa phương.
• Cơ sở hạ tầng.
• Tốc độ đầu tư.
− Giải pháp mở rộng và phát triển quan hệ mua bán, XNK tại cửa khẩu quốc tế
Tịnh Biên và Vĩnh Xương.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
3
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Khu vực biên giới
Bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên
giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Cư dân biên giới bao gồm
Công dân Việt Nam hoặc Campuchia có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới.
Mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới
–Chủ thể được mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới: công dân có hộ
khẩu thường trú tại các huyện tiếp giáp biên giới.
–Cửa khẩu, địa điểm mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới: Cửa khẩu
thành lập do thỏa thuận giữa Việt Nam và nước khác, cửa khẩu do Chính Phủ Việt
Nam cho phép thành lập, đường mòn được xác định giữa tỉnh và nước có chung
biên giới qui định.
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
–Chủ thể được xuất nhập khẩu qua hàng hoá qua biên giới: Doanh nghiệp, đơn vị có
đăng ký, thành lập theo Luật pháp Việt Nam; Hộ kinh doanh thuộc các tỉnh tiếp
giáp biên giới có đăng ký kinh doanh.
–Cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới: Cửa khẩu thành lập do thỏa
thuận giữa Việt Nam và nước khác, cửa khẩu và điểm thông quan do Chính Phủ
Việt Nam cho phép thành lập, cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt
Nam với tỉnh của nước bạn thỏa thuận mở và được Bộ Thương Mại.
Xuất nhập cảnh người và phương tiện khi xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới
a. Người và phương tiện của Việt Nam
–Cho phép phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới đi qua các cửa
khẩu để sang nước có chung biên giới giao, nhận hàng hóa theo quy định của nước
đó.
–Chủ hàng Việt Nam hoặc người được ủy quyền, người điều khiển phương tiện vận
tải hàng hóa và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hóa Việt Nam
được phép đi qua các cửa khẩu để sang nước có chung biên giới giao, nhận hàng
hóa bằng hộ chiếu, số thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành
biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
b. Người và phương tiện của nước có chung biên giới
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
4
Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang
–Cho phép phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới đi qua các cửa
khẩu để vào các điểm giao, nhận hàng hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam quy định tại khu vực biên giới.
–Chủ hàng nước làng giềng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, người điều khiển
phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hóa nước có chung
biên giới được theo phương tiện vận tải hàng hóa đi qua các cửa khẩu để vào các
điểm giao, nhận hàng hóa bằng hộ chiếu, số thuyền viên, chứng minh thư biên giới
hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp.
–Trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa và các đối tượng nêu trên có nhu cầu
vào các địa điểm khác ngoài khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu để giao,
nhận hàng hóa thì phải thực hiện theo các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và
các văn bản thỏa thuận khác đã ký kết giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải đường bộ.
–Phương tiện và người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa của chủ thể kinh
doanh của nước có chung biên giới khi ra vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ
trong khu kinh tế cửa khẩu để vận chuyển hàng hóa được miễn thị thực nhập cảnh,
xuất cảnh Việt Nam và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành tại cửa khẩu; khi có nhu cầu đi khỏi phạm vi chợ biên giới, chợ
cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu để vào sâu trong nội địa Việt Nam thì
phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo
các quy định của luật Việt Nam.
c. Thủ tục Hải quan
− Đối với hàng hoá nhập khẩu biên giới (nhập tiểu ngạch); hàng hoá đưa vào chợ
biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:
+ Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc các loại hình trên, chủ hàng hoá khai báo trên
mẫu tờ khai hàng hoá nhập khẩu (HQ/2002-NK), các chứng từ khác của bộ hồ
sơ hải quan và thủ tục hải quan thực hiện như qui định đối với hàng hoá, nhập
khẩu theo hợp đồng mua bán, trừ vận tải đơn. Riêng đối với hộ kinh doanh tại
chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thì hồ sơ đơn giản
hơn, chỉ phải nộp Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá hoặc thông báo
miễn kiểm tra do cơ quan kiểm tra nha nươc vê chât lương câp (đối vơi hang hoá
phải kiểm tra chât lương) va Giây đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch câp
(đối với hàng hoá phải kiểm dịch).
+ Mọi hàng hoá nhập khẩu của