Hiện nay, nhiều ý kiến đang phê bình vềcông việc dạy-học văn
trong nhà trường nhưhọc sinh ngày càng chán học văn, sợhọc văn, học
văn theo mẫu. Đồng thời học sinh còn quá nhiều sai sót vềdùng từ, diễn
đạt, chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Học
sinh học văn chỉhọc theo sựáp đặt của giáo viên .
Có thểthấy nguyên nhân chủyếu xuất phát từcách dạy của giáo
viên. Những thiếu sót đầu tiên của giáo viên nhưchưa chú trọng rèn luyện
cách đặt câu, sửdụng từ, sửa lỗi chính tảcho học sinh, chưa chú ý đến đặc
trưng thểloại khi phân tích tác phẩm văn học. Giáo viên chưa thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụcủa môn văn. Thứhai, người giáo viên dạy theo
phương pháp thuyết giảng. Lên lớp, giáo viên chỉgiảng dạy theo bài soạn,
nói thay, làmthay, cảm thụthay những cái hay cái đẹp của tác phẩm văn
chương cho học sinh. Học sinh chỉcó nhiệm vụghi chép lại, học thuộc rồi
làm bài. “Học sinh lâu nay chỉ được coi là một khách thểtiếp thụcủa giáo
viên”[21, tr.250]. Từ đó sẽdẫn đến thói quen lười suy nghĩ, lười tưduy,
thiếu sáng tạo. Có thểthấy hiện nay, giáo viên văn chưa tìm ra một phương
pháp dạy học thích hợp mặc dù trong thời gian qua Bộgiáo dục (BGD) đã
kêu gọi “đổi mới phương pháp, cải tạo phương pháp; dạy học phải phát
huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.”[Trích nghịquyết
Trung Ương lần thứ4 về“Tiếp tục đổi mới sựnghiệp giáo dục và đào tạo”]
Các nhà nghiên cứu phương pháp cũng đã nghiên cứu nhiều phương
pháp dạy học tích cực nhưdạy học nêu vấn đề, dạy theo thểloại. Tuy
nhiên vấn đề đó chỉdừng lại ởmức độlý thuyết chứchưa phải là những
thực hành cụthểcho giáo viên. Một sốgiáo viên giỏi cũng đang tìm cách
đổi mới phương pháp dạy học đểtạo hứng thú cho học sinh nhưng kết quả
cũng không cao.
Hiện nay, nhìn chung các nhà phương pháp ởcác trường sưphạm
vẫn chưa xác lập một hệthống năng lực và kĩthuật dạy học văn cho giáo
sinh. Vì vậy việc giảng dạy lý thuyết vềphương pháp dạy học văn vẫn còn
chơi vơi, chưa định hướng vào mục tiêu cụthể. Trong khiBộgiáo dục
cũng chưa có một tài liệu hoàn chỉnh, đồng bộcảvềlý thuyết lẫn thực hành
đểhướng dẫn giáo sinh sưphạm bồi dưỡng năng lực và kĩnăng dạy-học
Văn.
Từnhững thực trạng trên thì yêu cầu bức thiết đặt ra cho việc đổi
mới phương pháp và tìm ra một phương pháp dạy học văn thích hợp.
Thứnhất xuất phát từnghịquyết TW lần thứtưvề"Tiếp tục đổi mới
sựnghiệp giáo dục và đào tạo” tháng 1-1993 chỉrõ“xác định lại mục tiêu,
thiết kếlại chương trình, kếhoạch nội dung phương pháp giáo dục và đào
tạo”.
Thứhai xuất phát từthực tiễn của nhân loại. Bước sang thếkỉXXI là
thời đại của công nghệthông tin, thời đại mà hệthống tri thức phát triển
nhưvũbão, lượng thông tin ngày càng tăng vọt mà với điều kiện vềtrí nhớ,
thời gian không cho phép con người nắm hết bằng các phương pháp học
truyền thống nữa. Nó đòi hỏi con người phải có cách nắm bắt tri thức, nắm
bắt thông tin một cách năng động và sáng tạo. Con người phải có phương
pháp tựhọc, tựnắm bắt thông tin. Điều đó cũng đòi hỏi nhà trường phải
thay đổi phương pháp dạy cũbằng một phương pháp dạy học phát huy
được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học là dạy cho học
sinh vềphương pháp nghiên cứu, phương pháp tựnắm bắt thông tin chứ
không phải dạy cho học sinh học thuộc những tri thức sẵn có.
119 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện kiều trong chương trình ngữ văn 10 năm 2006 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
NGUYEÃN THÒ BAÛO THU
Chuyeân ngaønh : Lyù luaän vaø phöông phaùp daïy hoïc moân vaên
Maõ soá : 60 14 10
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC
PGS.TS. LEÂ THU YEÁN
Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2007
LÔØI CAÛM ÔN
Vôùi tình caûm chaân thaønh, taùc giaû xin baøy toû loøng bieát ôn ñeán quyù
thaày, coâ giaùo tham gia giaûng daïy lôùp Cao hoïc Phöông phaùp Giaûng daïy
Khoùa 15, cuûa quyù thaày coâ Phoøng Khoa hoïc Coâng ngheä - Sau Ñaïi hoïc,
tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Thaønh phoá Hoà Chí Minh, laõnh ñaïo Sôû Giaùo duïc
vaø Ñaøo taïo Tieàn Giang, ñaõ taän tình giuùp ñôõ, hôïp taùc, taïo ñieàu kieän cho taùc
giaû trong quaù trình hoïc taäp vaø hoaøn thaønh luaän vaên naøy.
Cho pheùp toâi ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán PGS.TS. Leâ Thu
Yeán, ngöôøi ñaõ heát loøng giuùp ñôõ vaø höôùng daãn taän tình cho toâi trong suoát
quaù trình laøm luaän vaên toát nghieäp.
Duø ñaõ coù nhieàu coá gaéng trong quaù trình thöïc hieän, song chaéc chaén
raèng luaän vaên naøy seõ khoâng theå traùnh khoûi moät vaøi thieáu soùt. Taùc giaû raát
mong nhaän ñöôïc söï goùp yù cuûa quyù Thaày Coâ vaø caùc baïn ñoàng nghieäp.
TP.HCM, thaùng 8 naêm 2007
Taùc giaû luaän vaên
Nguyeãn Thò Baûo Thu
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhiều ý kiến đang phê bình về công việc dạy-học văn
trong nhà trường như học sinh ngày càng chán học văn, sợ học văn, học
văn theo mẫu. Đồng thời học sinh còn quá nhiều sai sót về dùng từ, diễn
đạt, chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương... Học
sinh học văn chỉ học theo sự áp đặt của giáo viên….
Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cách dạy của giáo
viên. Những thiếu sót đầu tiên của giáo viên như chưa chú trọng rèn luyện
cách đặt câu, sử dụng từ, sửa lỗi chính tả cho học sinh, chưa chú ý đến đặc
trưng thể loại khi phân tích tác phẩm văn học. Giáo viên chưa thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụ của môn văn. Thứ hai, người giáo viên dạy theo
phương pháp thuyết giảng. Lên lớp, giáo viên chỉ giảng dạy theo bài soạn,
nói thay, làm thay, cảm thụ thay những cái hay cái đẹp của tác phẩm văn
chương cho học sinh. Học sinh chỉ có nhiệm vụ ghi chép lại, học thuộc rồi
làm bài. “Học sinh lâu nay chỉ được coi là một khách thể tiếp thụ của giáo
viên”[21, tr.250]. Từ đó sẽ dẫn đến thói quen lười suy nghĩ, lười tư duy,
thiếu sáng tạo. Có thể thấy hiện nay, giáo viên văn chưa tìm ra một phương
pháp dạy học thích hợp mặc dù trong thời gian qua Bộ giáo dục (BGD) đã
kêu gọi “đổi mới phương pháp, cải tạo phương pháp; dạy học phải phát
huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh..” [Trích nghị quyết
Trung Ương lần thứ 4 về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”]
Các nhà nghiên cứu phương pháp cũng đã nghiên cứu nhiều phương
pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy theo thể loại... Tuy
nhiên vấn đề đó chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết chứ chưa phải là những
thực hành cụ thể cho giáo viên. Một số giáo viên giỏi cũng đang tìm cách
đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho học sinh nhưng kết quả
cũng không cao.
Hiện nay, nhìn chung các nhà phương pháp ở các trường sư phạm
vẫn chưa xác lập một hệ thống năng lực và kĩ thuật dạy học văn cho giáo
sinh. Vì vậy việc giảng dạy lý thuyết về phương pháp dạy học văn vẫn còn
chơi vơi, chưa định hướng vào mục tiêu cụ thể. Trong khi Bộ giáo dục
cũng chưa có một tài liệu hoàn chỉnh, đồng bộ cả về lý thuyết lẫn thực hành
để hướng dẫn giáo sinh sư phạm bồi dưỡng năng lực và kĩ năng dạy-học
Văn.
Từ những thực trạng trên thì yêu cầu bức thiết đặt ra cho việc đổi
mới phương pháp và tìm ra một phương pháp dạy học văn thích hợp.
Thứ nhất xuất phát từ nghị quyết TW lần thứ tư về "Tiếp tục đổi mới
sự nghiệp giáo dục và đào tạo” tháng 1-1993 chỉ rõ “xác định lại mục tiêu,
thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung phương pháp giáo dục và đào
tạo”.
Thứ hai xuất phát từ thực tiễn của nhân loại. Bước sang thế kỉ XXI là
thời đại của công nghệ thông tin, thời đại mà hệ thống tri thức phát triển
như vũ bão, lượng thông tin ngày càng tăng vọt mà với điều kiện về trí nhớ,
thời gian không cho phép con người nắm hết bằng các phương pháp học
truyền thống nữa. Nó đòi hỏi con người phải có cách nắm bắt tri thức, nắm
bắt thông tin một cách năng động và sáng tạo. Con người phải có phương
pháp tự học, tự nắm bắt thông tin. Điều đó cũng đòi hỏi nhà trường phải
thay đổi phương pháp dạy cũ bằng một phương pháp dạy học phát huy
được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học là dạy cho học
sinh về phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự nắm bắt thông tin chứ
không phải dạy cho học sinh học thuộc những tri thức sẵn có.
Thứ ba, với yêu cầu đổi mới phương pháp và đồng loạt những
nghiên cứu về phương pháp giảng dạy của nhiều nhà nghiên cứu như Phan
Trọng Luận, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Thị Hồng Hà....
giáo viên đang đứng trước những khó khăn trong việc lựa chọn cho mình
một phương pháp thích hợp và vận dụng vào công việc dạy học của mình
một cách có hiệu quả.
Để đáp ứng tất cả những yêu cầu bức thiết trên, BGD và những nhà
phương pháp phải nghiên cứu một phương pháp dạy học cụ thể về mặt lý
thuyết lẫn thực hành cho giáo viên học tập và vận dụng.
Ngay từ những năm 2002-2006 với yêu cầu đổi mới phương pháp
của BGD, những nhà khoa học nghiên cứu về chương trình, sách giáo khoa
cũng như những nhà phương pháp đã tiến hành cải cách chương trình, đổi
mới phương pháp theo từng cấp học. Mục tiêu đề ra là phải tiến hành cải
cách làm sao phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh,
đào tạo ra những người chủ tương lai thực sự của đất nước.
Đổi mới phương pháp giảng dạy ở môn Văn là sự vận dụng linh hoạt
các nguyên tắc, các thao tác giảng dạy khác nhau nhằm phát huy tối đa tinh
thần chủ động tích cực sáng tạo của học sinh giúp các em tự tìm tòi khám
phá ra chân lý thay vì cách học thụ động một chiều trước đây. Thủ tướng
Phạm Văn Đồng trong bài “Dạy Văn là quá trình rèn luyện một cách toàn
diện” có viết “Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới cho
dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất hạn
chế. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn
luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm phương pháp
vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình….”[29].
Phương pháp dạy đọc- hiểu đi từ khâu hướng dẫn học sinh đọc văn
bản- bám sát câu chữ văn bản để chỉ ra nội dung tư tưởng, từ khám phá ra
cái hay cái đẹp của văn bản theo ý mình. Từ đó hình thành phương pháp
đọc- hiểu các tác phẩm cùng loại. Với phương pháp dạy như vậy thì dạy
đọc- hiểu văn bản sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp, phát huy
được tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Đề tài “Dạy đọc- hiểu tác
phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong
sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007)” sẽ đi vào nghiên cứu sâu về
phương pháp dạy đó và khả năng ứng dụng vào thực tế.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi đi vào nghiên cứu những lý thuyết về
Phương pháp dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào giảng
dạy các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (2006-
2007).
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Môn văn- Tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ
thông từ rất sớm. Ban đầu các thầy giáo đã tiếp thu được những tri thức và
kinh nghiệm về thẩm văn, bình văn, học văn, dạy văn của các nhà nho tiến
bộ. Đồng thời họ là những nhà sư phạm ưu tú của các thời đại trước. Song
sự hình thành phương pháp dạy học văn với tư cách là một môn khoa học
gắn liền với sự trưởng thành của khoa sư phạm và nhà trường mới rõ nhất
là từ sau những năm 60 của thế kỉ XX.
Khi mới hình thành, ngành phương pháp giảng dạy dựa trên những
chỉ dẫn phong phú của Chủ tịch HCM, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từng
bước vững vàng trên cơ sở vận dụng phương pháp luận khoa học hiện đại,
kinh nghiệm dạy học văn trong và ngoài nước. Nhiều công trình về chuyên
ngành phương pháp dạy học văn chương trên thế giới được dịch và chuyển
dụng vào Việt Nam. Nó là cơ sở ban đầu cho ngành phương pháp giảng
dạy văn học ở Việt Nam.
Nước ta nếu tính từ năm 1950 khi cuốn Giảng văn Chinh phụ ngâm
khúc của giáo sư Đặng Thai Mai được ấn hành ở liên khu trong thời kì
kháng chiến chống Pháp đến nay, những công trình lớn nhỏ về phương
pháp dạy học văn, đặc biệt trong khoảng chục năm nay đã tăng lên một
cách rõ rệt. Những công trình đó được đánh dấu khá rõ nét bước đi lên
đáng mừng tuy còn vất vả chậm chạp của ngành phương pháp dạy học Văn
ở Việt Nam hơn một phần hai thế kỉ qua. Những công trình đó còn thiên về
ứng dụng lý luận văn học.
Phải đến cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, những công trình chuyên
ngành mới được nâng cao lên một bước về chất lượng. Nhiều chuyên luận
lần lượt ra đời như “Rèn luyện tư duy học sinh qua giờ giảng dạy văn học”
(1969) của Phan Trọng Luận; “Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể
(1970) Trần Thanh Đạm chủ biên; “Phân tích tác phẩm văn học trong nhà
trường (1977) của Phan Trọng Luận; ….. Những công trình nghiên cứu đó
bước đầu đã nghiên cứu về phương pháp theo hướng chú ý đến sự tiếp
nhận của học sinh và từng bước đi vào con đường cải tiến, hoàn thiện và
đổi mới về phương pháp.
Đáng ghi nhận như một mốc quan trọng là với nghị quyết Trung
Ương II (khoá 8) về giáo dục và khoa học công nghệ, vấn đề nội dung và
phương pháp giáo dục đã được đặc biệt lưu ý. Vấn đề đổi mới phương pháp
được đặt ra một cách chính thức trong văn kiện của Đại hội Đảng cũng như
những văn bản pháp quy của Bộ giáo dục và đào tạo (BGD & ĐT). Đổi
mới phương pháp đã trở thành vấn đề thời sự khoa học. Những bài viết lẻ
tẻ đăng trên các báo, các tạp chí về mối quan hệ giữa tác phẩm với học
sinh, hướng đổi mới hệ hình dạy học văn chương trong nhà trường phổ
thông…. đã đúc kết lại trong tài liệu bồi dưỡng chính thức cho các giáo
viên toàn quốc trong các chu kì bồi dưỡng thường xuyên.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhất là lĩnh vực nghiên
cứu phê bình văn học, những phương pháp giảng dạy truyền thống trong
nhà trường không còn thích hợp. Nên từ nghị quyết TW lần thứ tư về "
Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo tháng 1-1993 chỉ rõ xác
định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung phương pháp
giáo dục và đào tạo”. Yêu cầu phải có một phương pháp dạy học thích hợp-
Phương pháp dạy học tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo của học
sinh, lấy học sinh làm trung tâm để đào tạo ra những con người năng động
trong tương lai.
Gần đây nhất trong tiến trình đổi mới chương trình, đổi mới sách
giáo khoa, người ta đang chú trọng và từng bước áp dụng một phương pháp
dạy học mới- dạy học đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Phương pháp dạy học tích cực đó đã được áp dụng trong chương trình
giảng dạy ở Trung học cơ sở (THCS) và thu được nhiều kết quả như mong
muốn. Qua đó, phương pháp dạy học đọc- hiểu tác phẩm văn chương từng
bước khẳng định được ưu thế của mình và thay thế cho phương pháp dạy
học truyền thống trước đó.
Trong đợt thay sách chính thức Trung học phổ thông (THPT) năm
2006-2007, toàn bộ chương trình Ngữ văn được điều chỉnh một cách hợp
lý. Trên cơ sở đó, đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy cũng là
một việc làm thiết thực. Phương pháp dạy đọc- hiểu văn bản được chính
thức vận dụng vào trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn THPT.
Trong chương trình Ngữ văn THPT cũng không loại trừ Nguyễn Du
với tư cách là một tác gia lớn với và tác phẩm Truyện Kiều. Nguyễn Du là
một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam nên đã
có rất nhiều bài, nhiều công trình nghiên cứu về ông và các tác phẩm của
ông. Ở đây, chúng tôi xin nêu ra một số công trình, bài viết tiêu biểu về
Nguyễn Du và các tác phẩm của ông. Bài viết “ Nguyễn Du trong nền văn
hoá Việt Nam” của Mai Quốc Liên đã đánh giá ý nghĩa của Nguyễn Du
trong nền văn học Việt Nam: “Nguyễn Du vừa là sản phẩm của một thời
đại vừa là vượt thời đại và thuộc về mọi thời đại, chủ nghĩa nhân đạo của
ông như một ngọn đuốc chiếu sáng trong đêm đen của lịch sử loài người”.
Bài viết cũng đã nêu lên những thành tựu trong sáng tác văn chương của
Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều. Cuối bài viết tác giả kết luận
“Nguyễn Du là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ vô song, Nguyễn Du là một trái
tim lớn mà nhịp đập của nó đập cùng trái tim của hàng triệu người qua các
thế kỉ…. Nguyễn Du như là biểu tượng bất diệt của tinh hoa văn hoá Việt
Nam”. Bài viết này được in trong “Dưới góc me vườn Nguyễn Huệ” –Sở
văn hoá thông tin Nghĩa Bình-1986 và được Lê Thu Yến trích in lại trong
quyển “ Nhà văn trong nhà trường- Nguyễn Du”, Nhà xuất bản giáo dục
(Nxb GD), 2002.
Trong bài “Chân dung Nguyễn Du trong Truyện Kiều” tác giả Trần
Đình Sử đã nghiên cứu và nêu ra “Chân dung của Nguyễn Du qua ngôn
ngữ của ông, một chân dung được dệt bằng chính những từ mà ông thường
dùng và thích dùng” bài viết được in trong “ Những thế giới nghệ thuật
thơ”- Nxb GD, 1995 và Lê Thu Yến trích in trong sách vừa dẫn ở trên.
Nghiên cứu về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông còn rất nhiều
công trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng như giáo sư Lê Trí Viễn
trong quyển “Lịch sử văn học Việt Nam-tập III”; Nguyễn Lộc trong quyển
“Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX”; Hoài
Thanh với bài viết trong quyển “Nguyễn Du- về tác gia và tác phẩm” ….
Và một số công trình nghiên cứu về nghệ thuật thơ Nguyễn Du của các tác
giả như: Hoàng Văn Hành, Phan Ngọc, Trần Đình Sử….Nhìn chung các
công trình nghiên cứu vừa nêu đã đi sâu vào nghiên cứu cặn kẽ cuộc đời,
sự nghiệp sáng tác và những thành công của đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du.
Những kết quả thu được từ việc vận dụng phương pháp dạy đọc hiểu
trong trường THCS và những tài liệu tập huấn về phương pháp dạy học
trong trường THPT sẽ là cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu luận văn này.
Những công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Du và tác phẩm của ông là
cơ sở, là tiền đề giúp cho việc nghiên cứu có liên quan đến tác gia Nguyễn
Du, Truyện Kiều và các đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
(2006-2007).
4. Giả thuyết khoa học
Dạy đọc- hiểu nếu được vận dụng một cách triệt để sẽ đáp ứng được
yêu cầu giáo dục lấy học sinh làm trung tâm và phát huy được tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh.
5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài luận văn này, trước hết chúng tôi nghiên cứu kỹ lý
thuyết đổi mới phương pháp dạy học văn theo hướng đọc-hiểu trong nhà
trường THPT. Từ đó vận dụng vào soạn giáo án một số đoạn trích Truyện
Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007) và tiến hành dạy thử
nghiệm cho lớp các lớp 10 trường THPT Tân Hiệp cũng như dự giờ trong
các lớp khác để rút kinh nghiệm.
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng
phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp từ những phương pháp
giảng dạy tích cực hiện đại cũng như phương pháp quan sát thực tế từ
những giờ dạy cụ thể để rút kinh nghiệm.
6. Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của luận văn
6.1. Mục đích
Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá những hiệu quả
của dạy học theo hướng đọc- hiểu. Đồng thời đề xuất một phương pháp dạy
học tối ưu và phù hợp với nhu cầu đổi mới.
6.2. Ý nghĩa
Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất một phương pháp dạy học tích cực phát
huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và giúp cho giáo
viên có cơ sở giảng dạy tốt tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ
văn trong nhà trường THPT.
Ý nghĩa lý luận: luận giải một cách khoa học về phương pháp dạy
học tích cực trong nhà trường phổ thông.
Ý nghĩa xã hội: góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo thế hệ học sinh
năng động sáng tạo trong thời đại mới.
7. Bố cục của luận văn
Gồm ba phần:
Mở đầu. Lí do chọn đề tài; Đối tượng phạm vi nghiên cứu; Lịch sử
vấn đề nghiên cứu; Giả thuyết khoa học; Phương pháp nghiên cứu; Mục
đích ý nghĩa của luận văn.
Chương một. Làm rõ một cách khoa học về phương pháp dạy đọc-
hiểu tác phẩm văn chương là một phương pháp phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh- phương pháp dạy tích hợp. Điểm cốt yếu của
chương là phương pháp dạy học đọc- hiểu trong nhà trường phổ thông, đi
vào nghiên cứu từng công việc cụ thể của giáo viên khi vận dụng vào giảng
dạy Tác phẩm văn chương trong chương trình THPT.
Chương hai. Đi vào nghiên cứu một cách khái quát về Truyện Kiều.
Luận văn nêu một cách khái quát các bước dạy Truyện Kiều theo hướng
đọc- hiểu và những điểm cần chú ý khi vận dụng phương pháp dạy đọc-
hiểu vào các đoạn trích Truyện Kiều. Luận văn cũng đánh giá lại hướng
giảng dạy Truyện Kiều từ trước đến nay trong nhà trường.
Chương ba. Mô tả lại tiến trình thực nghiệm và dựa vào kết quả thực
nghiệm để bước đầu đánh giá lại khả năng ứng dụng của phương pháp dạy
học đọc- hiểu và tính khả thi của đề tài luận văn.
Kết Luận. Bước đầu khẳng định khả năng ứng dụng của phương
pháp dạy học đọc-hiểu vào trong dạy học tác phẩm văn chương trong
trường phổ thông và một số đề xuất.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.Một số hình ảnh để làm nền cho các Slile trong giáo án dạy
các đoạn trích Truyện Kiều.
Chương 1
DẠY ĐỌC- HIỂU TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
LÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG
SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
1.1. Dạy đọc- hiểu là một phương pháp dạy học theo hướng tích hợp
1.1.1. Đọc hiểu là một hình thức quan trọng của tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn bản văn học là một quá trình tiếp thu lĩnh hội một đối
tượng nghệ thuật. Tiếp nhận văn học đồng nghĩa với năng lực đọc hiểu
những gì đã đọc thông qua ngôn từ và những gì có ý nghĩa nhân sinh thẩm
mỹ trong tác phẩm văn chương. Nguyên lý chú giải theo Gađamelà “phải
cố gắng hiểu tất cả những gì có thể hiểu được”. Khi đọc tác phẩm văn
chương, người tiếp nhận không thể với tới hiện thực tiếp nhận ở dạng
nguyên thủy được mà chỉ có thể hiểu được qua thế giới nghệ thuật được
sắp đặt, tổ chức bằng ngôn ngữ và trong ngôn ngữ. Theo Gađame con
người sống trong ngôn ngữ và không thể bước ra ngoài dù là một phút giây
nào.
Tác phẩm văn học là một đối tượng nhận thức đặc thù vì nó là sản
phẩm tinh thần đặc biệt. Muốn chiếm lĩnh, tiếp nhận không thể vận dụng
những năng lực hoạt động nhận thức chung mà cần đến những năng lực đặc
thù qua hình tượng thẩm mỹ vốn là một hình tượng nhận thức phát triển ở
mức cao hơn những hoạt động nhận thức bằng lý luận. Tác phẩm văn học
là một sáng tạo tinh thần của cá nhân người nghệ sĩ. Nó không phải là một
vật thể thẩm mỹ cụ thể mà là một tồn tại phi vật thể thông báo qua hình
tượng thẩm mỹ được vật chất hoá bằng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nghệ
thuật. Tác phẩm văn học nào cũng nhằm mục đích thông báo tình cảm thẩm
mỹ. Nhà văn gửi đến cho người đọc nhiều xúc động mãnh liệt nhất về cuộc
sống, con người dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ. Nội dung đó nó
được thể hiện qua hình tượng thẩm mỹ được hệ thống hoá qua hệ thống
ngôn ngữ nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Nó là một đặc trưng riêng
trong sáng tác văn học và trong tiếp nhận văn học. Tiếp nhận chính là tìm
hiểu những tình cảm thẩm mỹ bằng hình tượng thẩm mỹ qua hệ thống ngôn
ngữ. Đây là một qui trình khép kín của tác phẩm văn học từ sáng tác đến
bạn đọc và ngược lại.
Từ qui trình tác động của tác phẩm văn học đối với bạn đọc, chúng ta
nhận thấy qui trình tiếp nhận văn bản tác phẩm cũng là một quá trình. Đó
chính là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những giá trị mà văn bản tác phẩm văn
học mang đến cho người đọc. Nó đòi hỏi người đọc phải có những năng lực
cụ thể. Quá trình đó diễn ra theo một chiều duy nhất đó đọc văn và tri giác
ngôn ngữ. “Tiếp nhận văn học là một quá trình