Từ xưa đến nay việc đầu tư xây dựng khu nghĩa trang là một trong những truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương trong mai táng người quá cố. Hiện nay người quá cố thường được chôn cất theo các phương thức: thiên táng, địa táng, hoả táng, thuỷ táng và ướp táng tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương.
Các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia thường sử dụng cả 2 hình thức địa táng và hoả táng kết hợp lưu táng. Trong đó, ưu tiên cho hình thức hoả táng. Những nơi linh thiêng này được quy hoạch trang trọng dạng công viên có những khu tưởng niệm nguy nga, tạo cho người ở lại và người ra đi sự nhẹ nhõm, gần gũi; làm vơi bớt nỗi mất mát lớn vừa trải qua; và đây cũng là điểm hòa hợp âm dương hài hoà nhất.
Ở Việt Nam, đó là vấn đề tâm linh nên ít được mọi người quan tâm, xem xét. Hình thức thường vẫn được áp dụng là địa táng và chỉ mới một phần nhỏ người dân chấp nhận hỏa táng. Dưới hình thức địa táng, mỗi một phần mộ chiếm từ 4 đến 10m2 . Đó là còn chưa tính đến khu vực nghĩa trang của các dòng họ, thường nằm trên một diện tích rất lớn. Cũng với đó là việc xây đắp lăng mộ rất cầu kì một cách không cần thiết, gây ra một sự lãng phí không đáng có cả về tài nguyên cũng như kinh tế. Đặc biệt là các vùng nông thôn, việc chôn cất người đã mất còn ảnh hưởng tính tâm linh. Do quỹ đất còn nhiều nên hầu hết người dân vẫn chôn cất người quá cố trong vườn hoặc trong khu vực nhà mình. Chính điều này đã làm giúp cho những người đang sống có cơ hội được thăm nom chăm sóc mộ phần của người đã mất, nhưng cũng đồng thời gây ra những tác động môi trường đáng kể. Không quan tâm đến cấu trúc địa chất, cấu trúc tầng nước ngầm, đa phần huyệt được đào sâu 2 – 3m, không có biện pháp nào cách ly sự phân hủy đến môi trường. Chính vì vậy, những tác động ô nhiễm môi trường liên quan đến ô nhiễm đất, nước ngầm và nguy cơ dịch bệnh là rất đáng kể.
Từ trước tới nay, tập quán mai táng của nhân dân trên địa bàn huyện Long Điền thường mỗi dòng họ lập những nghĩa trang riêng lẽ. Tập quán này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch của địa phương trong thời kỳ đổi mới và ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng. Huyện Long Điền hiện nay chưa có nghĩa trang tập trung. Vì thế, một số vùng, dân cư mới gặp nhiều khó khăn khi có thân nhân qua đời thường phải mai táng ở các địa phương khác.
Huyện Long Điền là một huyện còn hoang sơ và thiếu sự đầu tư. Môi trường đang dần bị ảnh hưởng. Nhiệm vụ đặt ra là phải quy hoạch nghĩa trang tập trung, hạn chế những tác động môi trường của việc chôn cất ngay trong nhà, hạn chế các nghĩa trang vừa và nhỏ, hạn chế những tác động môi trường, dịch bệnh .Thực hiện đề tài “Điều tra khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh’’. Nhằm giải quyết các vấn đề trên.
85 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5 - Biochemical Oxygen Demand
(Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C - đo trong 5 ngày)
COD - Chemical Oxygen Demard
(Nhu cầu oxy hóa học)
SS - Suspended Solid
(Chất rắn lơ lửng)
CTCC - Công trình công cộng
DO - Ôxy hòa tan
KDC - Khu dân cư
NMN - Nhà máy nước
PCCC - Phòng cháy chữa cháy
TCVN - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
TDTT - Thể dục thể thao
UBND - Ủy Ban Nhân Dân
WHO - Tổ chức Y tế Thế giới
XD - Xây dựng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường
trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
Bảng 1.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
Bảng 1.3. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người đưa vào môi trường
Bảng 1.4. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn
Bảng 1.5. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 1.6. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 1.7. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Bảng 2.1. Phân loại độ bền vững khí quyển (passquill, 1961)
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (oC)
Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%)
Bảng 2.4. Lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Bảng 2.5. Tốc độ gió tại Trạm Vũng Tàu (m/s)
Bảng 2.6. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Vị trí các nghĩa trang vừa và nhỏ trong khu dân cư
Hình 3.2. Hiện trạng khác nhau của các nghĩa trang
Hình 4.1. Khuôn viên của một mộ phần trong nghĩa trang
Hình 4.2. Một số ngôi mộ khá khang trang trong công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên
Hình 4.3. Một góc nghĩa trang công viên Bình Dương
Hình 4.4. Một số mô hình mộ
Hình 4.5. Mô hình của bể lắng nước mưa chảy tràn
Hình 4.6. Sơ đồ công nghệ của bể tự hoại cải tiến (BASTAF)
MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN
Từ xưa đến nay việc đầu tư xây dựng khu nghĩa trang là một trong những truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương trong mai táng người quá cố. Hiện nay người quá cố thường được chôn cất theo các phương thức: thiên táng, địa táng, hoả táng, thuỷ táng và ướp táng tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương.
Các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia thường sử dụng cả 2 hình thức địa táng và hoả táng kết hợp lưu táng. Trong đó, ưu tiên cho hình thức hoả táng. Những nơi linh thiêng này được quy hoạch trang trọng dạng công viên có những khu tưởng niệm nguy nga, tạo cho người ở lại và người ra đi sự nhẹ nhõm, gần gũi; làm vơi bớt nỗi mất mát lớn vừa trải qua; và đây cũng là điểm hòa hợp âm dương hài hoà nhất.
Ở Việt Nam, đó là vấn đề tâm linh nên ít được mọi người quan tâm, xem xét. Hình thức thường vẫn được áp dụng là địa táng và chỉ mới một phần nhỏ người dân chấp nhận hỏa táng. Dưới hình thức địa táng, mỗi một phần mộ chiếm từ 4 đến 10m2 . Đó là còn chưa tính đến khu vực nghĩa trang của các dòng họ, thường nằm trên một diện tích rất lớn. Cũng với đó là việc xây đắp lăng mộ rất cầu kì một cách không cần thiết, gây ra một sự lãng phí không đáng có cả về tài nguyên cũng như kinh tế. Đặc biệt là các vùng nông thôn, việc chôn cất người đã mất còn ảnh hưởng tính tâm linh. Do quỹ đất còn nhiều nên hầu hết người dân vẫn chôn cất người quá cố trong vườn hoặc trong khu vực nhà mình. Chính điều này đã làm giúp cho những người đang sống có cơ hội được thăm nom chăm sóc mộ phần của người đã mất, nhưng cũng đồng thời gây ra những tác động môi trường đáng kể. Không quan tâm đến cấu trúc địa chất, cấu trúc tầng nước ngầm, đa phần huyệt được đào sâu 2 – 3m, không có biện pháp nào cách ly sự phân hủy đến môi trường. Chính vì vậy, những tác động ô nhiễm môi trường liên quan đến ô nhiễm đất, nước ngầm và nguy cơ dịch bệnh là rất đáng kể.
Từ trước tới nay, tập quán mai táng của nhân dân trên địa bàn huyện Long Điền thường mỗi dòng họ lập những nghĩa trang riêng lẽ. Tập quán này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch của địa phương trong thời kỳ đổi mới và ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng. Huyện Long Điền hiện nay chưa có nghĩa trang tập trung. Vì thế, một số vùng, dân cư mới gặp nhiều khó khăn khi có thân nhân qua đời thường phải mai táng ở các địa phương khác.
Huyện Long Điền là một huyện còn hoang sơ và thiếu sự đầu tư. Môi trường đang dần bị ảnh hưởng. Nhiệm vụ đặt ra là phải quy hoạch nghĩa trang tập trung, hạn chế những tác động môi trường của việc chôn cất ngay trong nhà, hạn chế các nghĩa trang vừa và nhỏ, hạn chế những tác động môi trường, dịch bệnh .Thực hiện đề tài “Điều tra khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh’’. Nhằm giải quyết các vấn đề trên.
MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
- Điều tra, khảo sát hiện trang các khu nghĩ trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền – Tỉnh Ba Ria- Vũng Tàu
- Đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tổng quan về các hình thức mai tang.
Tổng quan về nghĩa trang và các vấn đề môi trường phát sinh từ nghĩa trang.
Tổng quan về tình hình TN-KT-XH khu vực Huyện Long Điền và các vấn đề môi trường.
Điều tra, khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền.
Đề xuất xây dựng Khu nghĩa trang tập trung hợp vệ sinh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu nhập và tổng hợp thông tin.
Phương pháp thực địa.
Phương pháp dự báo.
Phương pháp phân tích, đánh giá.
Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN
5.1 Ý nghĩa khoa học
Đưa ra một mô hình sinh thái đô thị mới mang định hướng sinh thái, trong đó các chất thải đều được tiêu hủy hợp vệ sinh, không gây ảnh hưởng đến môi trường và tạo ra một môi trường cảnh quan thân thiện hơn.
5.2 Ý nghĩa thực tế
Giải quyết được vấn đề văn hóa và môi trường của địa phương
Trở thành mô hình thực tiễn và có thể áp dụng cho nhiều địa phương khác
Thay đổi tập tục, cải tiến vấn đề môi trường địa phương
Cải tiến được thói quen tồn tại bao đời của người dân, tạo một nếp sống mới văn minh, tạo tiền đề tốt cho môi trường nông thôn
Việc quy hoạch xây dựng một mô hình Nghĩa trang tập trung hợp vệ sinh cho huyện Long Điền sẽ là bước đầu tiên qua đó có thể rút ra những bài học cần thiết trước khi có thể đưa mô hình này áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Trước mắt, nghĩa trang tập trung huyện Long Điền sẽ giải quyết được những khó khăn về quy hoạch, môi trường và có nơi an táng được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, ổn định tư tưởng thân nhân người quá cố. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng các Khu nghĩa trang tập trung huyện Long Điền thành một địa chỉ tâm linh, văn hoá, giáo dục truyền thống, tưởng niệm người đã khuất và là nơi du lịch hoà hợp âm dương là phù hợp với ý tưởng của người dân và phù hợp với văn hoá dân tộc. Đồng thời kiểm soát được các tác động tiêu cực tới môi trường đất, nước, không khí.
Đây là đề tài mới mẻ, ít được mọi người quan tâm, áp dụng nhưng rất gần gũi và thực tế. Đề tài sẽ không thề tránh khỏi những sai sót và những ý kiến chủ quan những đáng để được xem xét, triển khai đưa vào thực tế
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHĨA TRANG, CÁC HÌNH THỨC MAI TÁNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ NGHĨA TRANG
KHÁI NIỆM VỀ NGHĨA TRANG
Nghĩa trang: là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.
Nghĩa trang đô thị: Là nơi an táng thi hài, hài cốt được sử dụng cho mọi đối tượng dân cư sinh sống tại đô thị và khu vực lân cận khi có nhu cầu và được chính quyền địa phương đồng ý.
Nghĩa trang thành phần: Là nghĩa trang sử dụng một hình thức táng.
CÁC HÌNH THỨC TÁNG
Táng: Là công việc thực hiện lưu giữ thi hài, hoặc hài cốt.
Hoả táng: Là công nghệ dùng nhiệt độ cao, để thiêu đốt thi hài.
Hậu hoả táng: Là công việc thực hiện sau khi hoả táng thi hài, hài cốt.
Nước rỉ: Nước sinh ra từ huyệt mộ trong quá trình phân huỷ tự nhiên của thi hài, hài cốt.
Địa táng: Là hình thức chôn thi hài, hài cốt xuống mặt đất.
Địa hoả táng: Là hình thức chôn tro thi hài, hài cốt sau khi đã hoả táng thi hài, hài cốt.
Nhà lưu tro: Công trình kiến trúc lưu giữ tro thi hài, hài cốt sau khi hoả táng.
Hung táng: Là hình thức địa táng lần đầu thi hài (3 - 5 năm) để quá trình phân huỷ các tổ chức tế bào phần mềm cơ thể người chết xảy ra hoàn toàn.
Cát táng: Là hình thức địa táng hài cốt sau hung táng. Hài cốt sau hung táng sẽ được chuyển sang vị trí huyệt mộ khác (còn gọi là cải táng, sang cát).
Chôn một lần: Là hình thức địa táng vĩnh viễn thi hài không phải qua giai đoạn cải táng.
Lưu táng: Là hình thức táng sử dụng các chất hoá học để giữ gìn lâu dài hình hài của người đã chết.
Đa hình táng: Là dùng nhiều hình thức mai táng khác nhau (từ 2 hình thức mai táng trở lên).
Địa tĩnh: Là phần đất thuộc mộ phần xung quanh huyệt mộ.
Mộ phần: Là phần đất an táng thi hài bao gồm có huyệt mộ và phần địa tĩnh xung quanh.
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ NGHĨA TRANG
1.3.1 Các vấn đề trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng nghĩa trang
1.3.1.1 Các nguồn gây tác động
- Các nguồn gây ảnh hưởng có liên quan đến chất thải
Giai đoạn chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông trong nội bộ khu nghĩa trang, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường
trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
Stt
Các hoạt động
Nguồn gây tác động
1
Giải phóng, san lấp mặt bằng
Xe ủi san lấp mặt bằng; xe tải vận chuyển đất, đá, cát,…
2
Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống giao thông, bến bãi, kho chứa, công viên,..
Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.
3
Xây dựng hệ thống cấp thoát và xử lý nước, ...
Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.
4
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án.
Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
5
Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình
Các thùng chứa xăng dầu.
6
Sinh hoạt của công nhân tại công trường
Sinh hoạt của công nhân viên trên công trường
- Các vấn đề không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
Stt
Nguồn gây tác động
1
Quá trình giải phóng mặt bằng, tranh chấp đền bù
2
Xói mòn, bồi lắng rạch, suối khu vực dự án
3
Biến đổi vi khí hậu
4
Biến đổi đa dạng sinh học, suy thoái thảm thực vật
5
Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương
Tác động đến môi trường
Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nghĩa trang sẽ gây tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng, thu hồi đất xây dựng. Những tác động bao gồm:
Gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân trong khu vực như mất công việc làm, mất đất nông nghiệp, thay đổi nghề nghiệp.
Gia tăng các tác động xã hội như gia tăng số người hoạt động dịch vụ, gây mất trật tự an ninh tại khu vực do di dân cơ học từ những nơi khác đến làm công nhân, buôn bán, dịch vụ.
a. Không khí
(1). Nguồn gây ô nhiễm
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho nghĩa trang, chất lượng không khí bị tác động do những nguyên nhân:
Bụi phát sinh do san lấp gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực.
Bụi phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng.
Bụi than và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh và công nhân lao động.
Bức xạ nhiệt từ quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm v.v.. gây tác động mạnh đến khu vực xung quanh.
Bụi sinh ra do công tác chặt phá cây xanh, thảm thực vật gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực.
Mùi hôi phát sinh ra từ nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân.
(2). Đặc trưng ô nhiễm không khí
Ô nhiễm bụi đất, cát
Các loại vật liệu xây dựng cho nghĩa trang sẽ do bên cung cấp đảm nhận. Trong quá trình vận chuyển, các loại nguyên liệu có khả năng phát sinh bụi là đất, đá, cát, xi măng, gạch ngói…
Tùy theo điều kiện chất lượng đường sá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu rất phổ biến
Ô nhiễm khí thải của các phương tiện giao thông vận tải
b. Nước thải
- Nguồn gây ô nhiễm
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho nghĩa trang, chất lượng nước trong khu vực bị tác động do những nguyên nhân:
Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật.
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực nghĩa trang có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.
Diện tích cây xanh, thảm thực vật ven đường bị chặt bỏ làm tăng khả năng xói lở, tăng độ đục của nước vào mùa mưa. Ngoài ra đất đá thải có thể phá hủy thảm thực vật tại chỗ và gây thêm xói mòm.
- Đặc trưng ô nhiễm nước
Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực nghĩa trang là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa lượng lớn các khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đặc tính sinh hoạt ở đây là sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm tầng nông chưa qua giai đoạn xử lý nên khả năng lan truyền nhiễm bệnh qua chu trình thức ăn là rất lớn.
Trong quá trình xây dựng sẽ có công nhân làm việc tại khu vực dự án. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như đưa ra trong bảng 1.3
Bảng 1.3 Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người đưa vào môi trường
Stt
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người.ngày)
1
BOD5
45 – 54
2
COD (Dicromate)
72 – 102
3
Chất rắn lơ lửng (SS)
70 – 145
4
Dầu mỡ
10 – 30
5
Tổng Nitơ
6 – 12
6
Amôni
2,4 – 4,8
7
Tổng Phốt Pho
0,8 – 4,0
8
Tổng Coliform (MPN/100ml)
106 – 109
Nguồn: Tổ chức y tế thế giới - WHO
Nhận xét: nước thải sinh hoạt sẽ có nồng độ các chất ô nhiễm vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14 : 2008/BTNMT, vì vậy cần phải được xử lý trước khi thải ta môi trường.
c. Rác thải
- Nguồn gốc phát sinh: Lượng rác thải phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu bao gồm:
+ Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng nghĩa trang;
+ Các phế phẩm xây dựng như các mẩu sắt, gỗ, bao bì, ...
- Khối lượng rác thải:
Theo ước tính, mỗi cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực nghĩa trang thải ra từ 0,5 – 0,7 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt bao gồm những loại rác hữu cơ, dễ phân huỷ như thức ăn dư thừa, vỏ trái cây… và rác vô cơ như bao bì, nylon.
Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực xây dựng nghĩa trang có 50 cán bộ, công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt ước khoảng 25 - 35 kg/ngày.
Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh hoạt không nhiều nhưng nếu không có biện pháp thu gom tập trung hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân huỷ chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn nước mặt.
Lượng rác thải từ phế phẩm xây dựng sinh ra tương đối lớn, tuy nhiên nó được thu gom và tái sử dụng vào mục khác.
Các vấn đề trong giai đoạn hoạt động
Các nguồn gây tác động
a. Môi trường không khí
Bụi và khói phát sinh từ các phương tiện vận chuyển
Do hiện tại những khu vực xây dựng nghĩa trang thường nằm gần những đường lớn, đó là những đoạn đường đã được bê tông hoá nên nguồn phát sinh bụi, khói chủ yếu là từ các quá trình hoạt động của các phương tiện bốc xếp, vận chuyển vật liệu xây dựng, của các phương tiện do người thân đưa thân nhân đi an táng, thăm nom và cúng viếng khi ra vào Nghĩa trang.
Và một phần từ quá trình đốt giấy tiền, vàng mã cùng các đồ dung cá nhân của người đã khuất.
Khí sinh ra từ hoạt động cải táng và từ các mộ
Các chất ô nhiễm không khí trong quá trình Nghĩa trang đi vào hoạt động được sinh ra là: NH3, H2S và Photpho, CH4. Các chất khí này được phát sinh từ sự phân huỷ các Protein và các chất hữu cơ trong mộ và đặc biệt từ quá trình cải táng.
b. Môi trường nước
Nước thải sinh hoạt: thải ra từ các khu văn phòng cơ quan, khu nghỉ chân của thân nhân, người chôn cất xây dựng mộ , …
Nước thải từ các phần mộ: chủ yếu do các chất hữu cơ phân hủy từ các ngôi mộ bao gồm: chất phóng xạ, chất gây ung thư, mùi hôi thối và mỡ người chết
Nước mưa chảy tràn.
c, Môi trường đất
Trong quá trình hoạt động, những tác động, ảnh hưởng do quá trình phân hủy xác chết đến môi trường đất là rõ rệt và mạnh mẽ nhất.
d, Chất thải rắn
Trong khu vực dự án, các nguồn sinh ra chất thải rắn chủ yếu như sau:
Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên và thân nhân đến thăm: Bao gồm các loại bao bì, giấy loại, túi nylon, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát, xà bần…
Chất thải rắn từ dự án: cườm, hoa, giấy tiền, vàng mã …
Chất thải rắn nguồn gốc từ thực vật trong khu dự án: lá cây, cành cây khô …
1.3.2.2 Tác động đến môi trường
a. Môi trường không khí
Trong quá trình hoạt động, nguyên liệu (cát, đá, ximăng…) được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ. Các phương tiện vận tải này đều sử dụng chủ yếu là xăng và dầu diesel làm nhiên liệu. Như vậy, môi trường sẽ phải tiếp nhận thêm một lượng khí thải với thành phần là các chất ô nhiễm như: CO, SOx, NOx, hydrocacbon, Aldehyde, bụi. Tuy nhiên lượng khí thải này phân bố rải rác, không liên tục và khó thu gom nên rất khó trong việc kiểm soát nguồn ô nhiễm này. Ở các khu nghĩa trang, lượng xe ra vào chiếm đa số là xe gắn máy, xe ô tô chiếm số lượng ít hơn. Theo ước tính, sẽ có ít nhất khoảng 60 - 70 xe gắn máy và khoảng 5 - 7 xe ô tô ra vào khu quy hoạch trong một ngày bình thường. Các phương tiện giao thông trên sẽ thải ra lượng đáng kể khí thải với các chất ô nhiễm như bụi than, SO2, NO2, CO, THC. Đặc biệt, vào các ngày lễ tết, cùng với sự gia tăng số lượng xe ra vào khu vực, tải lượng ô nhiễm thải ra từ các phương tiện giao thông cơ giới cũng sẽ tăng gấp nhiều lần so với ngày thường.
Sự ô nhiễm không khí hầu như chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình chôn lấp - tức là sau khi chôn 10 ngày đến 1 tháng. Trong giai đọan này sự thối rữa xác chết xảy ra trong điều kiện yếm khí hoặc vi hiếu khí tạo ra các sản phẩm có độc tính cao. Khí độc dễ dàng khuếch tán vào môi trường không khí đặc biệt trong quá trình cải táng gây mùi hôi thối, ô nhiễm không khí.
Các chất khí được sinh ra từ sự phân huỷ của Protein và các chất hữu cơ là: NH3, H2S, Photpho, CH4, mercaptan và sunfit hữu cơ.
Tiếng ồn và rung động phát sinh chủ yếu từ môtơ vận hành máy móc thiết bị (chủ yếu trong quá trình trộn bê tông để xây dựng mộ).
Ngoài ra, hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong khuôn viên dự án cũng gây ra tiếng ồn nhưng nguồn ồn này phát ra không lớn và có tính gián đoạn nên ảnh hưởng không đáng kể đế