Trí nhớcó vai trò quan trọng đối với nhận thức của con người cũng như đối
với khảnăng học tập của học sinh. Không có khảnăng ghi nhớ, con người không thể
hoạt động một cách bình thường. Nhờtích lũy được nhiều tri thức, kinh nghiệm và
vận dụng chúng vào cuộc sống mà con người không ngừng cải tạo tựnhiên và xã hội
nhằm thoảmãn nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân. I.M. Xêtrênốp cho rằng trí
nhớlà “điều kiện cơbản của cuộc sống tâmlí” là “cơsởcủa sựphát triển tâm lí”,
“nếu không có trí nhớthì các cảm giác, tri giác của chúng ta sẽbiến mất không đểlại
dấu vết gì và do đó đẩy con người ta vĩnh viễn ởvào trạng thái của trẻsơsinh” [15,
tr.133]. Theo ông, không có trí nhớthì không có kinh nghiệm, không có bất cứmột
hoạt động có ý nghĩa nào. Sựphát triển của trí nhớnhưmột trong những nhân tố
trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức và hoạt động của con người, “trí nhớlà
một điều kiện quan trọng đểquá trình nhận thức lí tính diễn ra và làm cho quá trình
này đạt được kết quảhợp lí” [76, tr.106]. Do đó, khi nghiên cứu phải chú ý đến dung
lượng trí nhớ(DLTN) thểhiện ởkhảnăng ghinhớ, giữgìn và tái hiện lại sốlượng
thông tin khi tiếp nhận chúng. “Chỉsốkhối lượng ghi nhớcòn quan trọng ởchỗnó là
cơsở đểphát triển các quá trình tâm lí nhận thức phức tạp khác (nhưtưduy)” [33,
tr.3].
1.2
120 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------
DƯ THỐNG NHẤT
DUNG LƯỢNG TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH LỚP 6, 7
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THU MAI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Dư Thống Nhất
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DLTN: Dung lượng trí nhớ
2. ĐTB: Điểm trung bình
3. NĐC: Nhóm đối chứng
4. NTN: Nhóm thử nghiệm
5. PT: Phổ thông
6. THCS: Trung học cơ sở
7. SD: Độ lệch chuẩn (Standarizied Deviation)
8. TB: Trung bình
9. K: Khá
10. G: Giỏi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Phân bố học sinh khách thể nghiên cứu trên toàn mẫu điều
tra thực trạng ………………………………………………… 46
Bảng 3.2. Mức độ nhớ từ của học sinh lớp 6, 7 (đầu cấp THCS) trên
toàn mẫu điều tra thực trạng ………………………………… 47
Bảng 3.3. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ của mẫu điều tra thực
trạng …………………………………………………………. 47
Bảng 3.4. Khả năng nhớ từ theo lớp của mẫu điều tra thực trạng ………. 49
Bảng 3.5. Các lỗi ghi nhớ từ của học sinh theo mẫu điều tra thực trạng ... 49
Bảng 3.6. Mức độ nhớ số của học sinh lớp 6, 7 (đầu cấp THCS) trên toàn
mẫu điều tra thực trạng ……………………………………... 51
Bảng 3.7. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ số của mẫu điều tra thực
trạng ………………………………………………………….. 51
Bảng 3.8. Khả năng nhớ số theo lớp của mẫu điều tra thực trạng ………. 53
Bảng 3.9. Mức độ nhớ hình của học sinh lớp 6, 7 (đầu cấp THCS) trên toàn
mẫu điều tra thực trạng ……………………………...……… 54
Bảng 3.10. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ hình của mẫu điều tra
thực trạng …………………………………………………… 54
Bảng 3.11. Khả năng nhớ hình theo lớp của mẫu điều tra thực trạng …... 56
Bảng 3.12. Các lỗi ghi nhớ hình của học sinh theo mẫu điều tra thực trạng . 56
Bảng 3.13. Kết quả nhớ từ sau khi củng cố của học sinh theo lớp và tổng
mẫu điều tra thực trạng ……………………………………... 58
Bảng 3.14. Kết quả nhớ từ sau khi củng cố của học sinh Kinh và Khmer .. 59
Bảng 3.15. Kết quả nhớ từ sau khi củng cố của học sinh theo học lực …. 60
Bảng 3.16. Kết quả nhớ số sau khi củng cố của học sinh theo lớp và tổng
mẫu điều tra thực trạng ……………………………………... 61
Bảng 3.17. Kết quả nhớ số sau khi củng cố của học sinh Kinh và Khmer .. 62
Bảng 3.18. Kết quả nhớ số sau khi củng cố của học sinh theo học lực …. 64
Bảng 3.19. Kết quả nhớ hình sau khi củng cố của học sinh theo lớp và
tổng mẫu điều tra thực trạng ………………………………... 65
Bảng 3.20. Kết quả nhớ hình sau khi củng cố của học sinh Kinh và Khmer 66
Bảng 3.21. Kết quả nhớ hình sau khi củng cố của học sinh theo học lực . 66
Bảng 3.22. Số học sinh không nhớ đủ 5 hình sau các lần củng cố …….... 67
Bảng 3.23. Hệ số tương quan giữa khả năng nhớ số, nhờ từ và nhớ hình
của mẫu nghiên cứu thực trạng ……………………………... 68
Bảng 3.24. Kiểu nhân cách của mẫu điều tra thực trạng ………………... 69
Bảng 3.25. Kiểm nghiệm Kolmogorov-Smirnov đối với câu 9 và câu 13,
câu 17 và câu 19 ……………………………………………. 70
Bảng 3.26. Phân bố học sinh của mẫu điều tra thực trạng theo trường và
kết quả học tập học kỳ I, năm học 2006-2007 ……………… 71
Bảng 3.27. Hệ số tương quan giữa khả năng nhớ từ, số, hình và điểm trắc
nghiệm kiểu nhân cách của mẫu nghiên cứu thực trạng ……. 71
Bảng 3.28. Thống kê mô tả và kiểm nghiệm T về khả năng nhớ từ, nhớ số
và nhớ hình theo dân tộc của mẫu nghiên cứu thực trạng ….. 72
Bảng 3.29. Thống kê mô tả và kiểm nghiệm T về khả năng nhớ từ, nhớ số
và nhớ hình theo lớp của mẫu nghiên cứu thực trạng ………. 73
Bảng 3.30. Thống kê mô tả và kiểm nghiệm T về khả năng nhớ từ, nhớ số
và nhớ hình theo giới tính của mẫu nghiên cứu thực trạng … 74
Bảng 3.31. Thống kê mô tả và kiểm nghiệm T về khả năng nhớ từ, số và
hình theo địa điểm học tập của mẫu nghiên cứu thực trạng… 75
Bảng 3.32. Thống kê mô tả về khả năng nhớ từ, nhớ số và nhớ hình theo
học lực của mẫu nghiên cứu thực trạng …………………….. 75
Bảng 3.33. Kiểm nghiệm ANOVA và F về khả năng nhớ từ, nhớ số và
nhớ hình theo học lực của mẫu nghiên cứu thực trạng ……... 76
Bảng 3.34. Hậu kiểm Tukey HSD so sánh mức độ nhớ từ, nhớ số và nhớ
hình theo học lực của mẫu nghiên cứu thực trạng ………….. 77
Bảng 3.35. Thống kê mô tả và kiểm nghiệm T mức độ nhớ từ, số trước
khi thử nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm … 79
Bảng 3.36. Kết quả điểm số nhớ từ, nhớ số trước khi thử nghiệm của
nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm ……………………… 79
Bảng 3.37. Kết quả thống kê mô tả mức độ nhớ từ, nhớ số sau khi thử
nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm ………… 80
Bảng 3.38. Kiểm nghiệm T về khả năng nhớ từ, nhớ số của nhóm
đối chứng và nhóm thử nghiệm …………………………….. 81
Bảng 3.39. Kiểm nghiệm Wilcoxon cặp ghép với thứ hạng ghi dấu về khả
năng nhớ từ, số của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm … 81
Bảng 3.40. Kết quả điểm số nhớ từ, nhớ số sau khi thử nghiệm của
nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm ……………………… 82
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ ………………….. 48
Biểu đồ 3.2. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ số ………………….. 52
Biểu đồ 3.3. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ hình .………………. 55
Biểu đồ 3.4. So sánh mức độ nhớ từ, nhớ số trước khi thử nghiệm giữa
nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm ……………………... 79
Biểu đồ 3.5. So sánh mức độ nhớ từ, nhớ số sau khi thử nghiệm giữa
nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm ……………………... 83
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trí nhớ có vai trò quan trọng đối với nhận thức của con người cũng như đối
với khả năng học tập của học sinh. Không có khả năng ghi nhớ, con người không thể
hoạt động một cách bình thường. Nhờ tích lũy được nhiều tri thức, kinh nghiệm và
vận dụng chúng vào cuộc sống mà con người không ngừng cải tạo tự nhiên và xã hội
nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân. I.M. Xêtrênốp cho rằng trí
nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lí” là “cơ sở của sự phát triển tâm lí”,
“nếu không có trí nhớ thì các cảm giác, tri giác của chúng ta sẽ biến mất không để lại
dấu vết gì và do đó đẩy con người ta vĩnh viễn ở vào trạng thái của trẻ sơ sinh” [15,
tr.133]. Theo ông, không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có bất cứ một
hoạt động có ý nghĩa nào. Sự phát triển của trí nhớ như một trong những nhân tố
trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức và hoạt động của con người, “trí nhớ là
một điều kiện quan trọng để quá trình nhận thức lí tính diễn ra và làm cho quá trình
này đạt được kết quả hợp lí” [76, tr.106]. Do đó, khi nghiên cứu phải chú ý đến dung
lượng trí nhớ (DLTN) thể hiện ở khả năng ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện lại số lượng
thông tin khi tiếp nhận chúng. “Chỉ số khối lượng ghi nhớ còn quan trọng ở chỗ nó là
cơ sở để phát triển các quá trình tâm lí nhận thức phức tạp khác (như tư duy)” [33,
tr.3].
1.2. Xuất phát từ nguyên tắc phương pháp luận về sự thống nhất giữa nhận thức
và hoạt động của con người thì, toàn bộ các phẩm chất tâm lí và nhân cách trong đó
có trí nhớ của cá nhân được hình thành, phát triển và biểu hiện thông qua hoạt động
của họ. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS), hoạt động học tập và lĩnh hội tri
thức là một trong những hoạt động chủ đạo. Chất lượng học tập của các em trong giai
đoạn này phần lớn phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện tri thức tiếp
thu được. Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động trí nhớ của học sinh THCS có sự tiến
bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, các em học được cách ghi nhớ phù hợp với
nội dung, tính chất của tài liệu học tập do tiếp xúc với nhiều môn học và nhiều tri
thức phong phú đa dạng. Tuy nhiên, các hình thức ghi nhớ của học sinh phát triển đầy
đủ ở các mức độ khác nhau, đặc biệt đối với học sinh lớp 6, 7 (đầu cấp THCS), khi có
sự tác động củng cố tài liệu học tập.
1.3. Tìm hiểu khả năng phát triển trí nhớ của học sinh nói chung, DLTN và
những biến đổi của DLTN ở học sinh THCS nói riêng là một trong những nhiệm vụ
nghiên cứu của khoa học tâm lí-giáo dục hiện nay, vì nó là những vấn đề có liên quan
mật thiết và trực tiếp đến hiệu quả hoạt động dạy học.
1.4. Kiên Giang là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (trên 200,000
người), xếp thứ 3 về số lượng so với cả nước (sau hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng)
[63, tr.6]. Do đó, nghiên cứu DLTN cho phép phát hiện khả năng thu nhận thông tin
cũng như nắm bắt những điều kiện tâm lí thuận lợi hoặc cản trở đến quá trình ghi nhớ
không chỉ đối với học sinh dân tộc Kinh mà còn học sinh dân tộc Khmer. Vì vậy, việc
khám phá và nắm bắt các quy luật trí nhớ đang diễn ra ở học sinh sẽ giúp cho các nhà
sư phạm có cơ sở để phát triển tốt trí nhớ của các em, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở cấp THCS
hiện nay.
1.5. Nghiên cứu DLTN của học sinh THCS còn là một vấn đề có ý nghĩa ở các
mặt sau:
- Về lý luận: góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm về trí nhớ của học sinh THCS.
- Về thực tiễn: qua điều tra thực trạng và nguyên nhân cũng như thử nghiệm tác
động trong dạy học, góp phần hình thành và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh.
Từ những lí do nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài “Dung luợng trí nhớ của học
sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6 và lớp 7 ở một số trường trung
học cơ sở tỉnh Kiên Giang và biến đổi của nó khi có tác động củng cố tài liệu. Từ đó
đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng ghi nhớ ở học sinh đầu cấp trung học cơ
sở.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dung lượng trí nhớ của học sinh đầu cấp trung học cơ sở.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu thực trạng là 370 học sinh lớp 6 và lớp 7 học tại bốn
trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.
+ Trường THCS Hùng Vương: 127 học sinh (lớp 6: 70 học sinh, lớp 7: 57 học
sinh).
+ Trường THCS Long Thạnh: 77 học sinh (lớp 6: 39 học sinh, lớp 7: 38 học
sinh).
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú Hà Tiên: 78 học sinh (lớp 6: 37 học sinh, lớp
7: 41 học sinh).
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú Giồng Riềng: 88 học sinh (lớp 6: 42 học
sinh, lớp 7: 46 học sinh).
- Khách thể nghiên cứu thử nghiệm là 60 học sinh lớp 6 (nhóm đối chứng: 30 và
nhóm thử nghiệm: 30) học tại trường THCS Long Thạnh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
4.1. Dung lượng trí nhớ của học sinh có những biến đổi chưa phù hợp với tác
động củng cố tài liệu ghi nhớ.
4.2. Dung lượng trí nhớ của học sinh phụ thuộc vào dân tộc, lứa tuổi, năng lực
học tập, kiểu nhân cách, điạ điểm học tập.
4.3. Có thể nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh bằng cách dạy học theo
nhóm.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: Trí nhớ, dung
lượng trí nhớ, tác động củng cố v.v…
5.2. Điều tra thực trạng số lượng và chất lượng về dung lượng trí nhớ, tác động
của các bài tập củng cố đến dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường
trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.
5.3. Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ ở
học sinh đầu cấp trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu thực trạng của dung lượng trí nhớ
(khả năng nhớ từ, nhớ số, nhớ hình) và những biến đổi của dung lượng trí nhớ khi có
tác động củng cố tài liệu liên quan mật thiết và trực tiếp đến việc học tập của học sinh
đầu cấp trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu được tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên ở 370 học sinh dân
tộc Kinh và Khmer đang học lớp 6 và lớp 7.
6.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu
Số liệu được thu thập tại 4 trường trung học cơ sở nội và ngoại thành, thành phố
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành theo các quan điểm và cách tiếp cận như sau:
7.1.1. Quan điểm hoạt động
Nghiên cứu dung lượng trí nhớ trong điều kiện dạy học thường ngày.
7.1.2. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ về nhiều mặt: các yếu tố ảnh hưởng
đến dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6 và lớp 7, giữa các yếu tố chủ quan (kết quả
học tập, kiểu nhân cách, giới tính, lứa tuổi) và khách quan (địa điểm học tập) trực tiếp
chi phối việc dạy và học.
7.1.3. Cách tiếp cận của thuyết xử lý thông tin
Dung lượng trí nhớ được nghiên cứu trên cơ sở tiếp nhận và xử lý thông tin.
7.2. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp phân tích văn bản, tài liệu
Khái quát hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, tham khảo các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài. Phân tích một số văn bản nhằm tìm hiểu thêm vấn đề
nghiên cứu và rút kinh nghiệm.
7.2.2. Phương pháp bài tập trắc nghiệm
Tiến hành soạn các bài tập nhớ từ theo phương pháp của A.R. Luria, các bài tập
nhớ số theo phương pháp của A.P. Nhechaiep và các bài tập nhớ hình theo phương
pháp của T.D. Martxinkovxkaia.
Phương pháp bài tập trắc nghiệm là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận
văn.
7.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
Tiến hành trắc nghiệm kiểu nhân cách của học sinh lớp 6, 7 bằng trắc nghiệm về
kiểu nhân cách của H.J. Eysenck.
7.2.4. Phương pháp tác động thử nghiệm
Thử nghiệm phương pháp học tập theo nhóm nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ ở
học sinh đầu cấp trung học cơ sở.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Dùng các công thức thống kê để phân tích và xử lý số liệu điều tra nhằm định
lượng và định tính các kết quả nghiên cứu của đề tài.
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Đây là một trong những công trình luận văn thạc sĩ đầu tiên về dung lượng trí
nhớ và biến đổi của dung lượng trí nhớ khi có tác động củng cố tài liệu ở học sinh
đầu cấp trung học cơ sở của nước ta.
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm về trí nhớ của học sinh trung
học cơ sở.
- Kết quả thử nghiệm tác động trong dạy học, góp phần hình thành và nâng cao
khả năng ghi nhớ của học sinh.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm: phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận, kiến nghị và phụ
lục.
- Mở đầu: khái quát những vấn đề chung.
- Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở lí luận: sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái
niệm cơ bản của luận văn.
Chương 2: Nội dung, phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Từ khi tâm lí học tách khỏi triết học và trở thành một khoa học độc lập, trí nhớ
được coi như một trong những vấn đề quan trọng của đời sống tâm lí con người. Trí
nhớ được quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện:
1.1.1.1. Dưới góc độ sinh lí học thần kinh
Theo luận điểm của R. Simon và E.W. Gehring thì trí nhớ, hay “năng lực gìn
giữ các dấu vết”, là một “thuộc tính chung của vật chất” [32, tr.397]. Những khám
phá quan trọng của sinh lí học thần kinh hiện đại đã làm rõ được một vài cơ chế thầm
kín về sinh lí học thần kinh của trí nhớ: “tham gia vào việc gìn giữ các dấu vết của
hưng phấn… không chỉ của tế bào thần kinh mà của cả các glia xung quanh nó nữa”
[32, tr.400].
Theo học thuyết định khu các chức năng tâm lí thần kinh cao cấp trên vỏ não
linh hoạt và có hệ thống của A.R. Luria, trí nhớ cũng diễn ra nhờ hoạt động điều
khiển của vỏ não theo nguyên tắc hệ thống và linh hoạt. Để một quá trình trí nhớ diễn
ra thì nhiều vùng khác nhau trên vỏ não cùng tham gia điều khiển, hoạt động [33,
tr.46-47].
1.1.1.2. Trên bình diện tâm lí học
Có rất nhiều luận điểm khác nhau về trí nhớ [11, tr.15]:
Những người theo thuyết liên tưởng như D.S. Miller (1806-1873), A. Ben
(1818-1903), H. Spencer (1820-1903) xem liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất
của sự hình thành trí nhớ nói riêng và các hiện tượng tâm lí nói chung. Theo quan
điểm này, sự xuất hiện hình ảnh tâm lí trong vỏ não bao giờ cũng diễn ra đồng thời
(hoặc kế tiếp nhau) với một hiện tượng tâm lí khác. Đóng góp quan trọng nhất của
các nhà tâm lí học liên tưởng là họ đã đề cập đến vai trò của chú ý có chủ định và của
ý chí như là điều kiện để ghi nhớ.
Trong công trình nghiên cứu của H. Ebbinghaus (1885) về sự khác biệt ở hai
nhóm người học thuộc lòng máy móc và học hiểu thấu ý nghĩa, trí nhớ đã trở thành
đối tượng thực nghiệm. Nhóm các nhà nghiên cứu này còn chứng minh rằng sự giống
nhau (similarity), tương phản (contrast), sự tiếp giáp về không gian và thời gian
(cotiquity) và sự liên kết chặt chẽ (coherency) sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ.
Theo các nhà tâm lí học hình thái (gestalt), việc tổ chức tài liệu để nhớ có ý
nghĩa trong quá trình ghi nhớ. Họ xem ghi nhớ là sự tạo “dấu vết” trong vỏ não, nó
phụ thuộc vào việc tổ chức tài liệu khi tri giác, và khả năng cấu trúc hóa của tài liệu.
Keller đã làm thực nghiệm với tài liệu cần nhớ. Nếu trẻ em được xếp các đối tượng
gần nhau và giống nhau thì chúng nhớ tốt hơn các đối tượng khác. Ông cho trẻ em
nhớ các từ, số, hình được nhóm thành các cặp đồng loại và khác loại. Trong tất cả các
trường hợp, các thành phần đồng loại giống nhau đã được trẻ ghi nhớ tốt hơn là khác
loại. Mặt khác, theo các nhà tâm lí học hình thái, mỗi đối tượng đều có một cấu trúc
thống nhất của các yếu tố. Đó là cơ sở để tạo nên trong vỏ não một cấu trúc tương tự
của những dấu vết, và do đó, trí nhớ được hình thành.
Đối với các nhà phân tâm học, trí nhớ hiện ra dưới hình thức không chủ định là
chính. Yếu tố thúc đẩy con người ghi nhớ chính là sự say mê. Đại diện của thuyết
phân tâm học, S. Freud cho rằng khoái cảm và say mê làm cho người lớn nhớ tốt hơn.
Các nhà tâm lí học hành vi như B.F. Skinner đã đề cập đến vai trò của sự củng
cố (reinforcement) và nhắc lại các tài liệu (kích thích) trong quá trình nhớ. Trong tâm
lí học hành vi, vấn đề học tập chiếm vị trí trung tâm, và sự giải thích không giống
nhau về quá trình học tập đã dẫn đến các quan niệm khác nhau về trí nhớ.
Một hướng khác trong nghiên cứu tâm lí học là nhấn mạnh mặt tích cực của
hoạt động nhận thức. W. Wundt đã đưa ra khái niệm “tổng giác” và vai trò của tư duy
trong các chức năng tâm lí. Trong trí nhớ, các tác giả bắt đầu nhấn mạnh sự phụ
thuộc của trí nhớ vào tính tích cực của tri giác, chú ý, ý định và nhất là tính tích cực
của tư duy trong ghi nhớ. Tính có chủ định của trí nhớ còn phụ thuộc vào sự nổ lực
của ý chí.
Theo các nhà tâm lí học Mác xít A.N. Lêônchiép, A.A. Xmianôp, P.I.
Dintrencô, Z.M. Istômina, M.N. Sacdakốp: hoạt động của con người quyết định sự
hình thành tất cả các quá trình tâm lí, trong đó có trí nhớ. Theo đó, quá trình ghi nhớ,
gìn giữ và tái hiện được quy định bởi vị trí của tài liệu đối với hoạt động của cá nhân,
những quá trình đó có hiệu quả nhất khi tài liệu trở thành mục đích của hành động.
Đặc biệt, sự ghi nhớ - giai đoạn đầu tiên của quá trình ghi nhớ, không xảy ra trong
“nháy mắt”, mà nó là kết quả của hoạt động tích cực nhất định của con người với nội
dung tài liệu cần nhớ. Như vậy, sự hình thành những mối quan hệ giữa các biểu
tượng hay không, không chỉ được quy định bởi bản thân tính chất của tài liệu cần ghi
nhớ, mà trước hết còn phụ thuộc vào việc cá nhân làm gì với tài liệu ấy và vào đặc
điểm của hoạt động.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Năm 1962-1963, Tổ Tâm lí học thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội gồm
các tác giả Phạm Minh Hạc, Đặng Xuân Hoài, Lê Văn Hồng, Bùi Đình Mỹ, Nguyễn
Đức Anh… đã tiến hành một số thực nghiệm để tìm hiểu chỉ số trí nhớ ở học sinh
Việt Nam. Kết quả ghi nhớ máy móc của học sinh từ lớp 3