Kể từ khi Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới kinh tế vào năm 1986, sau 25
năm, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến quan trọng đưa nước ta thoát khỏi
tình trạng khó khăn, nghèo đói, bắt đầu phát triển vượt bậc trên mọi phương diện kinh
tế, xã hội, thương mại và quan hệ quốc tế. Vị thế của Việt Nam không ngừng được củng
cố, nâng cao và ngày càng vững mạnh. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc gia
nhập WTO đã tạo những tiền đề quan trọng cho nước ta tiếp tục phát triển và hội nhập
sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
Việc mở cửa thị trường theo nghĩa vụ thành viên cũng khiến thị trường Việt Nam
chịu tác động trực tiếp từ thị trường thế giới. Điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức. Vị
thế Việt Nam tiếp tục được nâng lên trên trường quốc tế. Hội nhập đã mở ra cơ hội mở
rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sự tham gia của các
thành phần vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, các
doanh nghiệp có cơ hội phát triển mối liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài
để hình thành các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, tiếp thu chuyển giao công nghệ, nhanh
chóng làm quen với luật chơi mới và tích lũy kinh nghiệm. Mở cửa thị trường sẽ làm
cho hoạt động của các doanh nghiệp có sự thay đổi căn bản. Doanh nghiệp trở thành
động lực của nền kinh tế và trực tiếp đối đầu với các vần đề của cạnh tranh quốc tế.
Là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu tổng hợp, Công ty Cổ Phần XNK Intimex nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng cao
trên thị trường Việt Nam và Thế giới. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp mang tính chiến
lược, thay đổi cơ cấu tổ chức Công ty, hình thành Tập Đoàn để nâng cao năng lực cạnh
tranh là điều tất yếu mà Công ty đang tính đến.
94 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp chuyển đổi Công Ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Intimex thành tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới kinh tế vào năm 1986, sau 25
năm, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến quan trọng đưa nước ta thoát khỏi
tình trạng khó khăn, nghèo đói, bắt đầu phát triển vượt bậc trên mọi phương diện kinh
tế, xã hội, thương mại và quan hệ quốc tế. Vị thế của Việt Nam không ngừng được củng
cố, nâng cao và ngày càng vững mạnh. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc gia
nhập WTO đã tạo những tiền đề quan trọng cho nước ta tiếp tục phát triển và hội nhập
sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
Việc mở cửa thị trường theo nghĩa vụ thành viên cũng khiến thị trường Việt Nam
chịu tác động trực tiếp từ thị trường thế giới. Điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức. Vị
thế Việt Nam tiếp tục được nâng lên trên trường quốc tế. Hội nhập đã mở ra cơ hội mở
rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sự tham gia của các
thành phần vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, các
doanh nghiệp có cơ hội phát triển mối liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài
để hình thành các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, tiếp thu chuyển giao công nghệ, nhanh
chóng làm quen với luật chơi mới và tích lũy kinh nghiệm. Mở cửa thị trường sẽ làm
cho hoạt động của các doanh nghiệp có sự thay đổi căn bản. Doanh nghiệp trở thành
động lực của nền kinh tế và trực tiếp đối đầu với các vần đề của cạnh tranh quốc tế.
Là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu tổng hợp, Công ty Cổ Phần XNK Intimex nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng cao
trên thị trường Việt Nam và Thế giới. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp mang tính chiến
lược, thay đổi cơ cấu tổ chức Công ty, hình thành Tập Đoàn để nâng cao năng lực cạnh
tranh là điều tất yếu mà Công ty đang tính đến.
-2-
1.Tính cấp thiết của đề tài :
Công Ty Cổ Phần XNK Intimex là một công ty lớn trong lĩnh vực xuất khẩu
nông sản, luôn là một trong ba đơn vị xuất khẩu cà phê và hô tiêu lớn nhất Việt Nam.
Hệ thống phân phối rộng khắp, hệ thống các công ty thành viên và công ty liên kết ngày
càng tăng lên. Công ty không ngừng mở rộng ngành nghề kinh doanh, hợp tác đầu
tư….Chính điều này đòi hỏi Công ty phải có chiến lược và bước đi phù hợp trong thời
gian tới, mà việc chuyển đổi sang mô hình tập đoàn là một bước đi hợp lý. Việc chuyển
đổi sang mô hình tập đoàn kinh tế sẽ có những lợi thế sau :
Thứ nhất, Công ty được thành lập cách đây trên 5 năm từ việc cổ phần hóa chi
nhánh Công ty Intimex Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế từ lâu nhiều
người vẫn lầm tưởng Công ty cổ phần XNK Intimex là Công ty cổ phần Intimex Việt
Nam. Với việc phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Công ty cổ phần XNK Intimex cần
xây dựng cho mình một thương hiệu riêng nhằm tránh sự nhầm lẫn này.
Thứ hai, với hệ thống công ty thành viên ngày càng phát triển, việc chuyển đổi
theo mô hình tập đoàn kinh tế sẽ giúp công ty tăng cường hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi
phí, làm cho Công ty ngày càng lớn mạnh, các công ty thành viên trong tập đoàn có thể
sử dụng thương hiệu của tập đoàn. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay,
việc lựa chọn chuyển đổi theo mô hình tập đoàn kinh tế đảm bảo cho Công ty phát triển
bền vững không ngừng.
Thứ ba, với việc chuyển đổi sang mô hình tập đoàn kinh tế sẽ phát huy được lợi
thế của kinh tế quy mô lớn, khai thác một cách triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ
đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn. Đồng thời, khi chuyển đổi sang mô
hình tập đoàn kinh tế, công ty mẹ và các công ty thành viên liên kết sẽ có mối quan hệ
chặt chẽ hơn tạo điều kiện cho chúng thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát
triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty
thành viên.
Thứ tư, khi chuyển sang mô hình tập đoàn kinh tế, với cương vị tập đoàn kinh tế
nếu xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh có tiếng, sẽ là giải pháp bảo vệ sản xuất
trong nước, cạnh tranh lại với các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn của các nước khác.
-3-
Ngoài ra, còn có thể vươn ra và không ngừng mở rộng, củng cố thị trường trên thế giới,
kể cả thị trường các nước phát triển.
Thứ năm, với mô hình tập đoàn kinh tế sẽ có điều kiện đa dạng hóa về ngành
nghề kinh doanh, kết hợp với việc phát huy các ngành thế mạnh sẵn có đòi hỏi công ty
phải mở rộng sản xuất kinh doanh, cần một lượng vốn lớn để hoạt động. Chính vì thế
khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn kinh tế, công ty mẹ và các công ty con có thể dễ
dàng tiếp cận và huy động được các nguồn vốn đa dạng với chi phí hợp lý thông qua các
kênh như niêm yết và phát hành thêm cổ phần, phát hành trái phiếu, thu xếp vốn phục
vụ cho đầu tư dự án, tiếp cận với các nguồn vốn từ nước ngoài…
Thứ sáu, với định hướng trở thành một tập đoàn kinh doanh nông sản và thực
phẩm hàng đầu Việt Nam, trong đó mũi nhọn là cà phê, hồ tiêu và các loại nông sản –
thực phẩm khác, khi chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn kinh tế, Công ty sẽ có nhiều
điều kiện thuận lợi để tập hợp các công ty thành viên chuyên về cà phê thành Tổng
Công ty Cà Phê Intimex và các công ty nông sản còn lại khác để thành Tổng Công ty
Nông sản – Thực phẩm Intimex (trực thuộc Tập đoàn Intimex). Với những tổng công ty
chuyên ngành này, Tập đoàn Intimex sẽ vừa có được những “quả đấm thép” tạo ra
nguồn doanh thu lợi nhuận lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh chủ đạo của mình,
vừa đảm bảo được mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn.
Xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết đó, tác giả đã chọn đề tài :“ Giải pháp
chuyển đổi Công Ty Cổ Phần XNK Intimex thành tập đoàn kinh tế ” để làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2.Mục đích nghiên cứu :
Hệ thống hóa được những khái niệm cũng như những yếu tố để hình thành tập
đoàn kinh tế.
Xác định được những mặt tồn tại trong quá trình thí điểm chuyển một số tổng
công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con.
Xác định được những thuận lợi, hạn chế của Công ty cổ phần XNK Intimex hiện
nay khi chưa chuyển sang mô hình tập đoàn.
-4-
Tìm được những giải pháp hữu hiệu nhằm từng bước giúp Công ty cổ phần XNK
Intimex chuyển sang mô hình tập đoàn.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần XNK Intimex
từ năm 2006 đến năm 2010 trước khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình CTM-
CTC. Từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm chuyển Công Ty Cổ Phần XNK Intimex
thành Tập Đoàn Kinh Tế.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu :
Cơ sở lý luận của luận văn là những lý thuyết về kinh tế học, các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta, Luật doanh nghiệp nhà nước(DNNN), Luật doanh nghiệp, các
văn bản pháp luật liên quan và những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về
mô hình tập đoàn kinh tế.
Luận văn áp dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Trên cơ
sở đó, luận văn xây dựng cơ chế hoạt động và giải pháp nhằm chuyển đổi Công ty cổ
phần XNK Intimex thành tập đoàn kinh tế.
5.Bố cục luận văn :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận hình thành tập đoàn kinh tế và mô hình CTM-CTC
Chương 2 : Phân tích thực trạng hoạt động tại Công ty Cổ Phần XNK Intimex.
Chương 3 : Những Giải pháp nhằm chuyển đổi Công ty Cổ Phần XNK Intimex thành
tập đoàn kinh tế.
-5-
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH
TĐKT VÀ MÔ HÌNH CTM-CTC
1.1. Khái quát về tập đoàn kinh tế
1.1.1. Khái niệm:
Các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều định nghĩa về TĐKT như sau
“TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trường khác nhau
dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành viên của chúng
ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối
cảnh thương mại” (Leff, 1978);
Còn theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CIEM thì :
"Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài
chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi
ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi
phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển."
Nhìn chung Tập đoàn kinh tế có thể được định nghĩa theo cách này hoặc cách
khác nhưng có những đặc trưng cơ bản sau:
- Giữa các thành viên trong tập đoàn có mối liên kết nhất định;
- Trong tập đoàn có một hạt nhân đóng vai trò nòng cốt;
- Tập đoàn là một liên hiệp các pháp nhân chứ không phải là một pháp nhân. Tổ
chức thành lập tập đoàn phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, tích cực giúp
đỡ nhau, tối ưu hóa tổ hợp, kết cấu hợp lý, dựa vào khoa học kỹ thuật, làm tăng sức
mạnh cho tổ chức. Vì vậy, trong cơ cấu tổ chức của tập đoàn sẽ bao gồm CTM đóng vai
trò là hạt nhân cho các CTC.
-6-
1.1.2. Các phƣơng thức hình thành tập đoàn kinh tế trên thế giới
Phương thức hình thành các tập đoàn kinh tế(TĐKT) diễn ra thông qua hai hình
thức cơ bản là phân nhánh và thâu tóm.
1.1.2.1. Phƣơng thức phân nhánh
Khi CTM phát triển mạnh về mô hình, có tiềm lực về tài chính mạnh và muốn
mở rộng phạm vi hoạt động sả006E xuất kinh doanh(SXKD) trên nhiều quốc gia để
bành trướng về quy mô hoạt động SXKD, CTM đầu tư thành lập các CTC có tư cách
pháp nhân phù hợp với ngành nghề kinh doanh của CTM.
1.1.2.2. Phƣơng thức thâu tóm
Khi CTM có tiềm lực lớn về tài chính, muốn thâu tóm dần quyền lực kiểm soát
của các công ty khác thông qua các phương thức sau:
Phương thức sát nhập (Merger): Khi một hoặc nhiều công ty từ bỏ pháp nhân của mình
(gọi là công ty bán) để gia nhập vào công ty khác có điều kiện tốt hơn và sử dụng pháp
nhân của công ty này để hoạt động (gọi là công ty mua) nhằm các mục tiêu như tập
trung vốn hoạt động, giảm số lượng công ty để tập trung hỗ trợ cần thiết, tăng lợi nhuận
do giảm chi phí quản lý, tăng hiệu năng trong SXKD nhờ lợi thế về quy mô, tăng cường
khả năng cạnh tranh trên thương trường,...Công ty mua sẽ thu nhận các tài sản và công
nợ của công ty bán với một giá nhất định nào đó. Công ty sẽ trả cho chủ sở hữu của
công ty bán bằng tiền mặt hoặc bằng chứng khoán của chính công ty mua.
-7-
Sơ đồ 1.1 : Mô hình sát nhập
Phương thức hợp nhất (Unification): khi các công ty có sức mạnh ngang nhau sẽ từ bỏ
pháp nhân của mình để hình thành một pháp nhân mới nhằm thực hiện những hoạt động
của công ty hợp nhất với các mục tiêu như tập trung vốn hoạt động, giảm số lượng công
ty để tập trung hỗ trợ cần thiết, tăng lợi nhuận do giảm chi phí quản lý, tăng hiệu năng
trong sản xuất kinh doanh nhờ lợi thế về qui mô, tăng cường khả năng cạnh tranh trên
thương trường...
Sơ đồ 1.2 : Mô hình hợp nhất
Phương thức mua lại (Acquisition): việc mua lại sẽ không tạo ra một công ty mới và
diễn ra dưới hai phương thức:
- Phương thức mua lại cổ phần: công ty mua lại cổ phần của công ty bán trực
tiếp từ các cổ đông của công ty bán. Việc mua bán này không phụ thuộc vào sự đồng ý
hay không đồng ý của lãnh đạo công ty bán và thường khó dẫn đến sự sát nhập hay hợp
nhất hoàn toàn vì công ty bán vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân của mình. Quyền lợi
của công ty mua lúc này là quyền lợi của nhà đầu tư.
Công Ty X
Công Ty X
Công Ty Y
Công Ty Z
Công Ty X
Công Ty Y
-8-
- Phương thức mua lại tài sản: công ty mua lại tài sản trực tiếp từ công ty bán.
Với hình thức mua lại tài sản, công ty mua không cần thiết phải đánh giá lại nợ của
công ty bán, vì nó không phụ thuộc trách nhiệm của công ty mua.
Hình thức phổ biến của các nước trên thế giới là mua lại cổ phần. Nếu công ty
mua lại trên 50% số cổ phần của công ty bán thì quan hệ giữa hai công ty là quan hệ
CTM- CTC. CTM là công ty thu nhận, CTC là công ty bị thu nhận. Với hình thức mua
lại, các CTC không bị mất tư cách pháp nhân, sau khi mua lại, CTM và CTC cùng tồn
tại và cùng hoạt động với hai tư cách pháp nhân khác nhau, nhưng có quan hệ với nhau
về sở hữu vốn.
Công ty con
B(Công ty ẹ sở
hữu 100% vốn)
Công ty mẹ A
Công ty con
C(Công ty mẹ sở
hữu 75% vốn)
Công ty con
D(Công ty mẹ sở
hữu 51% vốn)
Sơ đồ 1.3 : Mô hình mua lại (Mô hình công ty mẹ – công ty con)
1.1.3. Các hình thức liên kết của các tập đoàn kinh tế trên thế giới
1.1.3.1. Tập đoàn kinh tế liên kết theo hàng ngang
TĐKT liên kết theo hàng ngang là TĐKT liên kết những công ty trong cùng một
ngành nhằm hạn chế sự cạnh tranh bằng thỏa thuận thống nhất về giá cả, phân chia thị
trường tiêu thụ, … Hình thức liên kết này thường dẫn đến độc quyền hạn chế cạnh
-9-
tranh, đi ngược với xu thế của cơ chế thị trường. Hình thức liên kết này thể hiện rõ nét
trong Cartel, Syndicate, Trust ...Chúng xuất hiện phổ biến ở các nước phát triển vào thế
kỷ thứ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX. Hiện nay hình thức liên kết này không
được phổ biến nữa, do nguồn vốn tập trung vào một ngành thường có rủi ro lớn và nhà
nước ngăn cấm, hạn chế vì nó tạo độc quyền, hạn chế cạnh tranh, đi ngược với một
nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường.
1.1.3.2.Tập đoàn kinh tế liên kết hàng dọc
TĐKT liên kết theo hàng dọc là TĐKT liên kết giữa các ngành trong cùng một
dây chuyền công nghệ. Cùng với sự phát triển của thị trường và nhu cầu ngày càng gia
tăng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất trong cùng ngành kinh tế – kỹ
thuật có xu hướng ngày càng gia tăng quy mô sản xuất. Vì vậy tất yếu xảy ra sự liên kết,
tập hợp của các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành. Lúc này hoạt động của các doanh
nghiệp sản xuất liên kết với nhau lại tiếp tục gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu
cầu về các đầu vào của quy trình sản xuất và việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Vì vậy, các
doanh nghiệp thương mại được liên kết chuyên đảm nhận các chức năng cung ứng sản
phẩm đầu vào và đảm nhận chức năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sự liên kết các doanh
nghiệp theo quy trình trên, hình thành TĐKT liên kết theo hàng dọc. Trên thế giới có rất
nhiều tập đoàn lớn thuộc dạng này như Concern, Conglomenrate, Cheabol…
Chúng vẫn
còn phổ biến trong giai đoạn hiện nay và bành trướng hoạt động SXKD sang hầu hết
các nước trên thế giới.
1.1.3.3.Tập đoàn kinh tế liên kết hỗn hợp
TĐKT liên kết hỗn hợp là TĐKT đa ngành liên kết các doanh nghiệp không cùng
lĩnh vực hoạt động SXKD, không cạnh tranh lẫn nhau và không cùng dây chuyền công
nghệ. Hình thức TĐKT này đang được ưa chuộng và trở thành xu hướng chính hiện
nay, có cơ cấu gồm có ngân hàng hoặc công ty tài chính, công ty thương mại và công ty
sản xuất công nghiệp. Hoạt động tài chính ngân hàng là một bộ phận rất quan trọng, nó
là hoạt động không thể tách rời trong cơ cấu kinh doanh của các TĐKT lớn.
-10-
1.1.4.Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Qua nghiên cứu về các TĐKT trên thế giới, dù tên gọi khác nhau với phương
thức hình thành và nội dung liên kết hoạt động không giống nhau, nhưng các TĐKT có
một số đặc điểm cơ bản sau:
1.1.4.1.Quy mô rất lớn về vốn, doanh thu, lao động, phạm vi hoạt động
Hầu hết các TĐKT lớn ngày nay đều là các TĐKT đa quốc gia, hoạt động SXKD
mang tính toàn cầu với mạng lưới chi nhánh rộng khắp thế giới với quy mô rất lớn về
vốn, doanh thu, lao động:
Quy mô vốn: Trong TĐKT vốn được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau, cả
trong và ngoài nước, được bảo toàn và phát triển không ngừng, đẩy nhanh quá trình tích
tụ và tập trung vốn cho tập đoàn. Xem xét quá trình phát triển của các TĐKT trên thế
giới ta thấy rằng, tích tụ vốn, đầu tư có hiệu quả và đa dạng hoá đầu tư vốn theo lãnh
thổ địa lý, ngành nghề kinh doanh là nền tảng để một doanh nghiệp không ngừng phát
triển, từ một công ty thành một TĐKT hùng mạnh. Điều căn bản nhất là TĐKT có thể
tự tạo ra vốn để hoạt động.
Doanh thu: Nhờ ưu thế về vốn, TĐKT có khả năng chi phối và cạnh tranh trên
thị trường, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, do đó đạt doanh thu lớn.
Lực lượng lao động: Lực lượng lao động trong tập đoàn không chỉ lớn về số
lượng mà còn mạnh về chất lượng, được tuyển chọn và đào tạo rất nghiêm ngặt.
Phạm vi hoạt động: TĐKT có phạm vi hoạt động rất rộng, không chỉ ở phạm vi
lãnh thổ một quốc gia, mà nhiều quốc gia hoặc phạm vi toàn cầu. Nhờ ưu thế về vốn,
nguồn nhân lực, áp dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại... TĐKT đã phân công
lao động trong nội bộ trên phạm vi toàn cầu. TĐKT thực hiện chiến lược cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trường quốc tế, mở rộng quy mô bằng cách thành lập chi nhánh ra nước
ngoài tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết và phân công quốc tế.
-11-
1.1.4.2.Hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực
Các tập đoàn hầu hết đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Ban đầu
các tập đoàn có thể hoạt động trong một hoặc một số ngành nghề, trong quá trình phát
triển thì chiến lược phát triển và hướng đầu tư luôn thay đổi để phù hợp với sự phát
triển của tập đoàn và môi trường kinh doanh quốc tế, nhưng mỗi ngành nghề đều có
định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập
đoàn.
Bên cạnh các đơn vị sản xuất, thường có các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo,... Ví dụ tập đoàn
Mitsubishi- là một trong những TĐKT lớn của Nhật Bản, các hoạt động kinh doanh của
nó trải rộng trên nhiều lĩnh vực như sắt thép, cơ khí đóng tàu, hoá chất và các dịch vụ
ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải,... Trong đó ngành mũi nhọn là công nghiệp
nặng và phát triển tài nguyên. Tập đoàn Petronas (Malaysia) hoạt động đa dạng trong
nhiều lĩnh vực như: thăm dò và khai thác dầu khí, lọc dầu, hoá dầu, kinh doanh thương
mại các sản phẩm dầu khí hàng hải, kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi giải
trí,… có cả học viện công nghệ, Học viện hàng hải và Trung tâm đào tạo kỹ thuật công
nghệ… Xu hướng chung là các tổ chức tài chính, ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng
ngày càng được chú ý hơn, vì đó là đòn bẩy cho sự phát triển TĐKT.
Hoạt động đa ngành đã góp phần phân tán rủi ro của các tập đoàn, bảo đảm cho
hoạt động của các tập đoàn được an toàn và hiệu quả hơn trên thương trường kinh
doanh quốc tế.
1.1.4.3.Về cơ cấu tổ chức
Đa số các tập đoàn được tổ chức theo mô hình CTM – CTC. CTM sở hữu số
lượng lớn vốn cổ phần trong các công ty con. Nó chi phối các công ty con về phương
diện tài chính, công nghệ và trên cơ sở đó chi phối về chiến lược phát triển. Công ty mẹ
thường là công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo luật công ty của nước sở
tại, có thể có vốn góp của chính phủ. Công ty con cũng thường được tổ chức dưới dạng
công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân riêng. Công ty mẹ sở hữu 100% hoặc ít nhất 50%
-12-
cổ phần có quyền biểu quyết trong Công ty con, hoặc Công ty mẹ có khả năng kiểm
soát, khống chế mặc dù không nắm trên 50% cổ phần của Công ty con.
Công ty mẹ thành lập hoặc tham gia góp vốn hay mua cổ phần của các công ty
con. Các công ty con lại đi đầu tư vào các công ty khác(gọi là công ty cháu). Phần lớn
các công ty con, công ty cháu mang họ của công ty mẹ.
1.1.4.4.Về quản lý, điều hành:
Công ty mẹ thông qua quyền lực tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của mình để
tham gia vào hội đồng quản trị của công ty con nhằm thực hiện việc điều hòa, huy động
vốn, quản lý vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản
phẩm, chiến lược đầu tư, đào tạo nhân sự... cho tập đoàn. Các chiến lược của tập đoàn
được soạn thảo từ cơ quan đầu não của CTM và thực hiện thống nhất cho các CTC. Nhờ
việc thực hiện chiến lược tổng quát như vậy mà tập đoàn vừa tạo được sức mạnh thống
nhất tập trung lại vừa tạo ra sự năng động, linh hoạt cho các công ty con trong việc lựa
chọn chiến lược phát triể