Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chỉ có thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta mới tạo được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, phát huy tiềm năng của đất nước đồng thời tận dụng được vốn, công nghệ kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Từ đó, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế và đưa nền kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới
Như một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế(TTQT) bằng tín dụng chứng từ(TDCT) của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được coi là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia.
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã được NHĐT&PT Hà Nội thực hiện từ những năm 95 trở lại đây, bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định. Song bên cạnh đó, hoạt động TTQT bằng TDCT có quy mô nhỏ bé, mới mẻ và chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng. Một mặt do bản thân Ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình tác nghiệp của mình. Mặt khác, về phía khách hàng cũng chưa thực sự am hiểu hoạt động ngoại thương, nhất là trong khâu thanh toán bằng TDCT. Trên bình diện vĩ mô còn có khá nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách.
Tìm kiếm một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTQT thông qua phương thức TDCT hiện nay là một đòi hỏi cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, em chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế thông qua phương thức tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương I : Tổng quan về phương thức Tín dụng chứng từ
Chương II : Thực trạng thanh toán Tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội
Chương III : Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán bằng Tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội
Do còn nhiều hạn chế về nguồn tài liệu, trình độ, cũng như thời gian nghiên cứu nên Luận văn thực tập tốt nghiệp của em còn có nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Đức Bình, CN Trịnh Anh Đức, Phó phòng KTĐN&TTQT Trịnh Ngọc Sơn và tập thể cán bộ Phòng KTĐN&TTQT đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp của mình.
116 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế thông qua phương thức tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
H
oạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Chỉ có thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta mới tạo được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, phát huy tiềm năng của đất nước đồng thời tận dụng được vốn, công nghệ kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Từ đó, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế và đưa nền kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới
Như một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế(TTQT) bằng tín dụng chứng từ(TDCT) của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được coi là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia.
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã được NHĐT&PT Hà Nội thực hiện từ những năm 95 trở lại đây, bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định. Song bên cạnh đó, hoạt động TTQT bằng TDCT có quy mô nhỏ bé, mới mẻ và chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng. Một mặt do bản thân Ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình tác nghiệp của mình. Mặt khác, về phía khách hàng cũng chưa thực sự am hiểu hoạt động ngoại thương, nhất là trong khâu thanh toán bằng TDCT. Trên bình diện vĩ mô còn có khá nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách...
Tìm kiếm một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTQT thông qua phương thức TDCT hiện nay là một đòi hỏi cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, em chọn đề tài “ Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế thông qua phương thức tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương I : Tổng quan về phương thức Tín dụng chứng từ
Chương II : Thực trạng thanh toán Tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội
Chương III : Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán bằng Tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội
Do còn nhiều hạn chế về nguồn tài liệu, trình độ, cũng như thời gian nghiên cứu nên Luận văn thực tập tốt nghiệp của em còn có nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Đức Bình, CN Trịnh Anh Đức, Phó phòng KTĐN&TTQT Trịnh Ngọc Sơn và tập thể cán bộ Phòng KTĐN&TTQT đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp của mình.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1. Khái niệm chung phương thức tín dụng chứng từ (TDCT)
Điều 2, khoản mục a của bản “Các Qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”(Bản sửa đổi 1993, số xuất bản 500 của phòng thương mại quốc tế) gọi tắt là UCP 500 qui định:
“Tín dụng chứng từ và thư tín dụng dự phòng(dưới đây gọi là Tín dụng) có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, mà theo đó một Ngân hàng(Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng(người yêu cầu phát hành thư tín dụng) hoặc nhân danh chính mình
i)phải tiến hành việc trả tiền theo lệnh của một người thứ ba(Người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do người hưởng lợi kí phát
ii)hoặc uỷ quyền cho một Ngân hàng khác tiến hành thanh toán như thế hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu như thế
iii)hoặc uỷ quyền cho một Ngân hàng khác chiết khấu khii các chứng từ qui định được xuất trình với điều kiện Tín dụng được thực hiện đúng”
Theo định nghĩa trên thì Những nội dung chính của định nghĩa được hiểu như sau:
1.1. Hình thức của L/C
L/C là một chứng thư tồn tại dưới dạng thư, điện và điện thư hỗn hợp:
+Phát hành L/C bằng thư(By Mail): Khi công nghệ thông tin chưa phát triển, việc truyền thông tin trong phương thức tín dụng chứng từ giữa các Ngân hàng trên thế giới chủ yếu được thực hiện bằng Thư (theo mẫu của Ngân hàng) gửi bảo đảm qua Bưu điện và có xác thực bằng mẫu chữ ký và chữ ký uỷ quyền. Trong hình thức L/C bằng thư này, các bức Telex/Fax chỉ có giá trị tham khảo để cho Người hưởng lợi biết trước. Giao dịch bằng thư có ưu điểm là chi phí rẻ, nhưng mất nhiều thời gian để giao dịch và độ an toàn không cao vì có khả năng giả mạo chữ ký đăng ký.
+L/C phát hành bằng điện(By Telex, SWIFT): Sự phát triển của kĩ thuật viễn thông đã được các Ngân hàng áp dụng trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Phần lớn các L/C này được gửi đi dưới dạng điện thông thường(clair) hoặc Telex có mã khoá xác thực Testkey, còn L/C bằng thư chỉ sử dụng khi nội dung L/C quá dài hoặc có các kí tự lạ không thể chuyển tải bằng Telex và các loại điện khác. Ưu điểm của L/C phát hành bằng điện là nhanh, thời gian gửi điện và nhận điện diễn ra gần như đồng thời, nhưng chi phí khá cao. Hơn nữa, chưa khống chế hoàn toàn việc tạo ra các bức điện giả mạo trong phát hành L/C.
Sau khi Hiệp hội viễn thông Tài chính liên Ngân hàng toàn Cầu(Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication- SWIFT) được thành lập tháng 5/1973, các Ngân hàng thành viên được sử dụng một chương trình riêng trên mạng SWIFT theo đó L/C được phát hành dưới dạng mẫu điện MT700 hoặc MT701 và được mã hóa tự động và xác thực bằng Swiftkey. Việc sử dụng mạng SWIFT trong thanh toán tín dụng chứng từ có ưu điểm hơn hẳn so với các hình thức khác về mức độ an toàn, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.
+L/C phát hành hỗn hợp( cả điện và thư): L/C chính được gửi tới Ngân hàng thông báo bằng điện, còn các văn bản phụ lục đi kèm - là một bộ phận cấu thành của L/C – sẽ được gửi bằng thư cho ngân hàng thông báo để tiết kiệm chi phí.
1.2. Ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của các đối tượng
Các đối tượng yêu cầu mở L/C có thể là:
1.2.1 - Khách hàng(Người yêu cầu phát hành L/C- Applicant)
+Người yêu cầu mở L/C là Người mua(Buyer)/Người Nhập khẩu hàng hoá(Importer)
Theo Nghị định của Chính phủ số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối; Luật thương mại 1997, Nghị định 57-1998 về vấn đề xuất nhập khẩu trong thời kỳ mới của nước ta, người yêu cầu mở L/C được qui định là: “Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có giấy phép kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá phải phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu hàng năm của Nhà nước liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài
+Người yêu cầu mở L/C có thể uỷ quyền mở L/C cho một người khác, người đó là Ngân hàng thương mại ở nước người nhập khẩu nhận uỷ thác của người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài phát hành L/C Quá cảnh(Transit L/C).Cụ thể: Trong trường hợp người xuất khẩu không tin vào khả năng thanh toán của Ngân hàng phát hành L/C ở nước người nhập khẩu( Vì có chiến tranh, bạo động, đình công...) hoặc trong trường hợp nước người nhập khẩu bị cấm vận( như CuBa, Iraq, Bắc Triều Tiên,...) nên người xuất khẩu có thể uỷ quyền mở L/C ở nước ngoài.
+ở Việt Nam, người yêu cầu mở L/C có thể uỷ quyền mở L/C cho các doanh nghiệp được phép nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng trong đăng ký kinh doanh phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu hàng năm của Nhà nước.
1.2.2 - Ngân hàng phát hành nhân danh chính mình mở L/C:
Ngân hàng phát hành nhân danh chính mình yêu cầu Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi L/C và cam kết sẽ hoàn trả số tiền đó cho Ngân hàng này. Mục đích của L/C này là nhằm chuyển tiền từ nơi khách hàng yêu cầu đến nơi người đó sử dụng. Dạng phổ biến của loại L/C này là L/C du lịch(Traveller’s L/C), L/C tiền mặt(Cash L/C), L/C không kèm chứng từ(Clean L/C)
Nếu L/C được Ngân hàng phát hành nhân danh chính mình với mục đích đơn thuần để chuyển tiền thì được gọi là Thư tín dụng ngân hàng(Bank’s L/C)
. Tổ chức được quyền phát hành L/C
+Theo UCP
Chỉ có các tổ chức Ngân hàng mới được phép phát hành L/C, còn các tổ chức phi Ngân hàng như Công ty tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Bảo hiểm...nếu phát hành L/C thì trái với UCP 500 và những L/C đó không có giá trị hiệu lực.
+Theo luật Việt Nam
Chỉ có các tổ chức tín dụng là Ngân hàng mới được quyền phát hành L/C do
Theo Luật các tổ chức tín dụng – 1997 qui định:
“ Tổ chức tín dụng là Ngân hàng được thực hiện...dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép...”(Điều 66)
“Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng bao gồm Công ty tài chính , Công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng khác...không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.”(Điều 20)
1.4. Người hưởng lợi L/C(Beneficiary)
+Theo UCP
Người hưởng lợi là người Bán(Seller)/Người Xuất khẩu(Exporter) được hưởng số tiền L/C nếu chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. Người hưởng lợi có quyền chuyển nhượng quyền thực hiện L/C cho một người/hoặc nhiều người khác gọi là người hưởng lợi thứ hai(trong trường hợp L/C chuyển nhượng). Hay nói cách khác người hưởng lợi có thể là một người hoặc có thể là nhiều người.
+Theo luật pháp Việt Nam
Người hưởng lợi là những doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất khẩu, uỷ thác người khác xuất khẩu hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu cho người khác những mặt hàng trong đăng ký kinh doanh phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước.
1.5. L/C là một chứng thư cam kết có điều kiện
+L/C phải là một chứng thư cam kết dưới dạng văn bản hoặc chứng từ điện tử cam kết chắc chắn trả tiền hối phiếu của người xuất khẩu kí phát(trong một số trường hợp thì có thể cam kết trả tiền hoá đơn) trong một thời gian nhất định(thời hạn hiệu lực của L/C),với điều kiện là bộ chứng từ xuất trình phải phù hợp với những điều kiện và điều khoản mà L/C qui định
+Mở L/C có điều kiện tức là người Bán phải thực hiện một số điều kiện nào đó được qui định trong hợp đồng thì người Mua mới đồng ý mở L/C qua Ngân hàng Phát hành, vì người Mua không tin chắc hoàn toàn vào khả năng thực hiện hợp đồng của người Bán.
Có 2 điều kiện có thể được sử dụng
Điều kiện về tài chính : Nghĩa là người Bán phải đặt cọc( thông thường là 5% - 10% giá trị hợp đồng) đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại một Ngân hàng được chỉ định( Số tiền đó không được sử dụng tín dụng ngân hàng)
Điều kiện về tín dụng : Tức là theo yêu cầu của người Bán, Ngân hàng của người Bán sẽ phát hành thư Bảo đảm(Letter of Guarantee – L/G) hoặc thư tín dụng dự phòng ( Stand-by L/C) cho người Mua hưởng (khoảng 5% giá trị L/C).
Do đó mở L/C không điều kiện đồng nghĩa với việc Ngân hàng Phát hành mở L/C theo yêu cầu của người Mua mà không cần bất kỳ điều kiện nào từ phía người Bán ngoài việc xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo cho Ngân hàng.
1.6. Ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi
Điều đó được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, L/C là một chứng thư cam kết có điều kiện, trong đó cam kết trả tiền các hối phiếu của người hưởng lợi ký phát đòi tiền Ngân hàng( hoặc Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng trả tiền tuỳ thuộc vào qui định trong L/C) kèm theo bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với những điều kiện và điều khoản trong L/C.
Trong một số trường hợp ( theo qui định trong L/C) thì Ngân hàng có thể cam kết trả tiền căn cứ theo Hoá đơn thương mại( tức là người hưởng lợi lúc này không kí phát hối phiếu). Do Hoá đơn thương mại( Commercial Invoice) là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán. Nó thường được người Bán lập ra làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau. Nó chẳng những là một trong những hóa đơn quan trọng nhất để lập nên bộ chứng từ hoàn hảo đòi tiền Ngân hàng mà còn được dùng cho công ty bảo hiểm tính phí bảo hiểm khi mua bảo hiểm hàng hoá, cho cơ quan quản lý ngoại hối của nước Nhập khẩu để xin cấp ngoại tệ, cho hải quan để tính thuế. Bởi vậy, tuy Hoá đơn thương mại không được coi là chứng từ tài chính đòi tiền, nhưng Hoá đơn thương mại vẫn được xem xét như là căn cứ để thanh toán tiền hàng trong những trường hợp sau:
+Đối với thanh toán kì hạn(Deffered payment)
Việc L/C không yêu cầu xuất trình hối phiếu là khá phổ biến ở các Ngân hàng Châu Âu và Bắc Mỹ. Khi chứng từ mà người Bán lập ra phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C Ngân hàng Phát hành sẽ tự động thanh toán căn cứ theo trị giá ghi trên hoá đơn vào ngày đến hạn đă được xác minh mà không cần động tác chấp nhận vì không cần hối phiếu. Do đó sẽ giản tiện đi khá nhiều thủ tục hành chính
+Đối với trường hợp L/C chuyển nhượng(Tranferable L/C)
Hoá đơn thương mại do người hưởng lợi thứ hai lập có thể được Ngân hàng Chuyển nhượng L/C chấp nhận trả tiền ( trong trường hợp chiết khấu chứng từ) để sau đó thông báo cho người hưởng lợi thứ nhất thay thế hoá đơn và lúc này mới ký phát hối phiếu đòi tiền Ngân hàng Phát hành hoàn trả.
Thứ hai, Hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, muốn đòi được tiền Hối phiếu thì phải ký hậu chuyển nhượng.
Ngân hàng Phát hành mở L/C hay Ngân hàng Trả tiền(được qui định trong L/C) cam kết trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu hối phiếu trả ngay/có kỳ hạn nếu người hưởng lợi xuất trình “bộ chứng từ sạch”cho Ngân hàng. Nếu cần lấy tiền ngay người hưởng lợi có thể “bán” lại tờ hối phiếu đó cho Ngân hàng Chiết khấu(NHB). Ngân hàng này sẽ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu( Nghĩa là khách hàng sẽ chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu chưa đáo hạn cho NHB bằng cách ký hậu hối phiếu(Endorsement), để nhận được một số tiền có giá trị bằng mệnh giá hối phiếu trừ đi lợi tức chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Do vậy, khi Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, Ngân hàng sẽ khấu trừ tiền lãi ngay và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại.
Giá trị chiết khấu có thể tính theo công thức:
Tck = M x (1 - t x Lck/360) - P
Trong đó : * Tck - Giá trị chiết khấu
*M - Mệnh giá hối phiếu
*Lck - Lãi suất chiết khấu(tính theo năm)
*t - Thời hạn chiết khấu(tính theo ngày)
*P - Lệ phí chiết khấu
Ngoài ra , trong trường hợp người Mua yêu cầu mở L/C chuyển nhượng thì Ngân hàng Phát hành còn cam kết trả tiền cho một hoặc những người khác( Theo UCP 500 là những người chân thực giữ hối phiếu trong tay) gọi là người hưởng lợi thứ hai nếu người hưởng lợi thứ nhất ra lệnh cho Ngân hàng này.
1.7-Những bên tham gia chủ yếu vào phương thức tín dụng chứng từ
+Người yêu cầu mở L/C(Applicant) là người yêu cầu phát hành hoặc thiết lập/ tu chỉnh L/C. Thông thường đây là người Mua, người Nhập khẩu
+Người hưởng lợi L/C(Beneficiary) có thể là một hoặc nhiều người hưởng lợi số tiền L/C nếu chứng từ xuất trình phù hợp với những điều kiện và điều khoản trong L/C. Thông thường người hưởng lợi là người Bán, người Xuất khẩu.
+Ngân hàng Mở/ Phát hành L/C(Opening/Issuing Bank) : là Ngân hàng được yêu cầu mở/phát hành/ thiết lập L/C và cam kết trả tiền cho người hưởng lợi L/C.
+ Ngân hàng Thông báo( Advising Bank): thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng Phát hành ở nước người hưởng lợi. Ngân hàng này xác minh tính chân thực bề ngoài của L/C và sau đó thực hiện thông báo cho người hưởng lợi rằng L/C đã được thiết lập. Trong trường hợp Ngân hàng Phát hành không có quan hệ đại lý với Ngân hàng Thông báo( theo chỉ định của người yêu cầu mở L/C) thì phải thông qua Ngân hàng thứ ba(Correspondent Bank) có quan hệ đại lý với mình tại nước người hưởng lợi để chuyển tiếp tới Ngân hàng Thông báo thông báo cho người hưởng biết L/C đã được mở.
2) Qui trình nghiệp vụ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ(TDCT)
2.1- Qui trình nghiệp vụ thanh toán theo tinh thần UCP 500
(1a)
Người
Hưởng lợi
Người yêu cầu mở L/C
Ngân hàng
Thông báo
Ngân hàng Phát hành
(3)
(4)
(7)
(8)
(9)
(5)
(2)
(6)
(1b)
(1a) Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương trong hợp đồng qui định thanh toán bằng TDCT.
(1b) Người nhập khẩu lập thủ tục đề nghị NH phục vụ mình phát hành tín dụng theo những điều kiện và điều khoản trong hợp đồng ngoại thương.
(2) NH sau khi xem xét đề nghị mở L/C, nếu chấp thuận sẽ phát hành L/C cho NH phục vụ người nhập khẩu (NHTB).
(3) NHTB thông báo L/C cho người xuất khẩu
(4) Người xuất khẩu sau khi xem xét ràng buộc trong L/C phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, sẽ tiến hành giao hàng nếu không sẽ đề nghị NHTB thực hiện việc tu chỉnh.
(5) Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu trong L/C, xuất trình chứng từ với NH phục vụ mình.
(6) NHTB chuyển chứng từ đòi tiền NHPH
(7) NHPH trả ngay hoặc ký chấp nhận (nếu trả sau) cho người hưởng lợi qua NHTB.
(8) NHPH chuyển chứng từ cho người mua (nếu người mua chấp nhận thanh toán)
(9) Người mua kiểm tra chứng từ nếu phù hợp thì trả tiền ngay hoặc ký chấp nhận trả tiền để lấy bộ chứng từ đi lấy hàng.
(3)
Người
Hưởng lợi
Người yêu cầu mở L/C
Ngân hàng Thông báo (NHCK)
Ngân hàng Phát hành
(4)
(7)
(8)
(9)
(6)
(2)
(6)
(1b)
(5)
(1a)
2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C theo tập quán của NH các nước TBCN phát triển.
(1a) Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương trong hợp đồng qui định thanh toán bằng TDCT.
(1b) Người nhập khẩu lập thủ tục đề nghị NH phục vụ mình phát hành tín dụng theo những điều kiện và điều khoản trong hợp đồng ngoại thương.
(2) NH sau khi xem xét đề nghị mở L/C, nếu chấp thuận sẽ phát hành L/C cho NH phục vụ người nhập khẩu (NHTB).
(3) NHTB thông báo L/C cho người xuất khẩu
(4) Người xuất khẩu sau khi xem xét ràng buộc trong L/C phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, sẽ tiến hành giao hàng nếu không sẽ đề nghị NHTB thực hiện việc tu chỉnh.
(5) Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu trong L/C, xuất trình chứng từ với NH phục vụ mình.
(6) NHCK / NHTB trả tiền ngay cho người bán
NHCK/NHTB chuyển chứng từ đòi tiền NHPH
(7) NHPH kiểm tra chứng từ, nếu hoàn hảo sẽ tiến hành trả tiền cho NHCK / NHTB.
(8) NHPH trả chứng từ cho người nhập khẩu để đòi tiền.
(9) Người mua kiểm tra chứng từ nếu hoàn hảo thì tiến hành trả tiền cho NHPH để lấy bộ chứng từ đã nhận hàng.
2.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C theo tập quán NHTM Việt nam
(3)
Người
Hưởng lợi
Người yêu cầu mở L/C
Ngân hàng thông báo
Ngân hàng Phát hành
(4)
(8)
(6)
(9)
(8)
(2)
(5)
(1b)
(5)
(1a)
(7)
(8)
(1a) Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương trong hợp đồng qui định thanh toán bằng TDCT.
(1b) Người nhập khẩu lập thủ tục đề nghị NH phục vụ mình phát hành tín dụng theo những điều kiện và điều khoản trong hợp đồng ngoại thương.
(2) NHPH sau khi xem xét đề nghị mở L/C, nếu chấp thuận sẽ phát hành L/C cho NH phục vụ người nhập khẩu (NHTB).
(3) NHTB thông báo L/C cho người xuất khẩu
(4) Người xuất khẩu sau khi xem xét ràng buộc trong L/C phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, sẽ tiến hành giao hàng nếu không sẽ đề nghị NHTB thực hiện việc tu chỉnh.
(5) Người xuất khẩu tập hợp chứng từ theo yêu cầu trong L/C, xuất trình chứng từ với NH phục vụ mình.
(6) NHPH kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp thông báo cho người nhập khẩu
(7)Người Mua kiểm tra lần nữa nếu chứng từ hoàn hảo thì thanh toán ngay hoặc ký chấp nhận thanh toán.
(8) NHPH đồng thời chấp nhận thanh toán/ hoặc trả tiền ngay cho NHTB và đòi tiền người Mua.
(9) Người mua hoàn trả tiền cho NHPH để lấy bộ chứng từ đã nhận hàng.
Tóm lại: Qua nghiên cứu 3 qui trình trên tuy chúng không khác gì so với qui định của UCP 500 nhưng có thể thấy rằng sự khác nhau cơ bản là mức độ phát triển của các nền kinh tế là khác biệt nên việc áp dụng qui trình nào cũng đều có mặt mạnh, mặt yếu của nó. Nhìn chung Qui trình 2 so với qui trình 1, tạo điều kiện cho người bán thu hồi vốn nhanh hơn( qua chiết khấu chứng từ hàng xuất). Qui trình 3 so với qui trình 1 Bảo vệ quyền lợi của người Mua thể hiện qua khâu Ngân hàng và khách hàng hợp tác trong việc cùng nhau kiểm tra chứng từ. Qui trình 3 so với qui trình 2 phức tạp và kém hiệu quả hơn.
3. Phương thức TDCT dưới tác động của thông lệ quốc tế và luật pháp quốc gia
Khi tiến hành các giao dịch quốc tế bằng L/C , các bên đều phải tôn trọng luật pháp, thông lệ và tập quán quốc gia của mình và của đối tác. Song điều đó nhiều khi lại gây trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế, bởi vì mỗi quốc gia có một thể chế chính trị khác nhau,