Luận văn Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm qua các nghiệp vụngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội góp phần vào sựtăng trưởng và phát triển của đất nước, một trong số đó là nghiệp vụbảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên mức độ đáp ứng của mảng nghiệp vụnày nhưthếnào còn phụthuộc rất nhiều vào định hướng phát triển của các ngân hàng cũng nhưsựam hiểu, tin cậy của khách hàng vềnghiệp vụnày. Là một cán bộcông tác tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thành phốHồ Chí Minh (VCB HCM) nhiều năm, với mong muốn nghiệp vụbảo lãnh tại đây ngày càng được hoàn thiện và phát triển hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, tôi quyết định chọn đềtài: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤBẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH” làm luận văn bảo vệhọc vị Thạc sĩkinh tếcủa mình.

pdf98 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -----X W----- NGUYỄN THỊ THƠM GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2007 MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Mở Đầu..................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 4 1.1. Nghiệp vụ bảo lãnh .................................................................................. 4 1.1.1. Lịch sử hình thành nghiệp vụ bảo lãnh trên thế giới:........................... 4 1.1.2. Lịch sử hình thành nghiệp vụ bảo lãnh ở Việt Nam ............................ 4 1.1.3. Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng............................................................ 5 1.1.4. Các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh......................................... 5 1.1.4.1. Người bảo lãnh – The Guarantor ......................................................... 6 1.1.4.2. Người xin bảo lãnh hay người được bảo lãnh – The Principal ............ 6 1.1.4.3. Người thụ hưởng hay Người nhận bảo lãnh – The Beneficiary:....... 6 1.2. Phân loại bảo lãnh ngân hàng .............................................................. 7 1.2.1. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh....................................... 7 1.2.2. Căn cứ vào mục đích bảo lãnh ........................................................... 10 1.2.3. Căn cứ vào điều kiện thanh toán ........................................................ 12 1.2.4. Căn cứ vào vai trò của Ngân hàng bảo lãnh....................................... 13 1.3. Những nội dung cơ bản của một thư bảo lãnh................................. 14 1.3.1. Tên, địa chỉ …của các bên tham gia .................................................. 15 1.3.2. Dẫn chiếu hợp đồng gốc..................................................................... 15 1.3.3. Số tiền bảo lãnh .................................................................................. 15 1.3.4. Các điều kiện thanh toán .................................................................... 15 1.3.5. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh .......................................................... 16 1.3.6. Địa điểm phát hành và hết hạn hiệu lực bảo lãnh .............................. 16 1.4. Công dụng của Bảo lãnh .................................................................... 17 1 1.4.1. Bảo lãnh được dùng như công cụ bảo đảm...................................... 17 1.4.2. Bảo lãnh được dùng như một công cụ tài trợ:.................................... 17 1.4.3. Bảo lãnh được dùng như công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng........ 18 1.5. Bảo lãnh độc lập và tín dụng dự phòng .............................................. 18 1.5.1 Những điểm giống nhau.................................................................... 18 1.5.2. Những điểm khác nhau ........................................................................ 19 1.6. Các điều luật về bảo lãnh và tín dụng dự phòng................................ 19 1.6.1. Những quy tắc về bảo lãnh của ICC ................................................... 19 1.6.1.1. Quy tắc Thống nhất về bảo lãnh Hợp đồng ...................................... 19 1.6.1.2 . Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu .................................. 21 1.6.1.3. Quy tắc thống nhất về bảo chứng..................................................... 22 1.6.1.4. Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ....................... 23 1.6.1.5. Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế ................................. 23 1.6.1.6. Công ước liên hiệp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng 1.6.2. Mối quan hệ giữa công ước và các quy tắc.......................................... 25 Kết luận chương 1 ............................................................................................ 27 Chương 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HỒ CHÍ MINH ................................... 28 2.1. Giới thiệu về VCB HCM....................................................................... 28 2.1.1. Lịch sử ra đời ..................................................................................... 28 2.1.2. Các giai đoạn phát triển........................................................................ 28 2.1.2.1. Giai đoạn tháo gỡ, phá rào thời kỳ trước đổi mới 1976-1989 .......... 28 2.1.2.2. Giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới: từ năm 1990- 1995.......................... 29 2.1.2.3. Những gánh nặng nợ nần và thời kỳ khó khăn nhất từ năm 1996 – 1998 2.1.2.4. Thời kỳ đổi mới toàn diện lần thứ hai - chuẩn bị hội nhập............... 30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của VCB HCM ................ 31 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại VCB HCM .......................................................... 31 2.1.3.2. Tình hình hoạt động tại VCB HCM.................................................. 33 2 2.2. Giới thiệu Phòng Bảo lãnh tại VCB HCM............................................ 38 2.2.1 Chức năng hoạt động của phòng Bảo lãnh .......................................... 38 2.2.2. Nhiệm vụ của phòng Bảo lãnh............................................................. 39 2.2.3. Mối quan hệ giữa Phòng bảo lãnh với các phòng ban khác................. 41 2.3. Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM ............................... 42 2.3.1.Đối tượng được ngân hàng bảo lãnh ....................................................... 42 2.3.2.Điều kiện xét phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng ........................... 43 2.3.3. Bảo đảm cho bảo lãnh............................................................................ 43 2.3.4. Hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh của khách hàng................................ 44 2.3.5. Quy trình phát hành thư bảo lãnh tại VCB HCM .................................. 45 2.3.5.1. Quy trình phát hành thư bảo lãnh có ký quỹ....................................... 45 2.3.5.2. Quy trình phát hành bảo lãnh được đảm bảo bằng hình thức khác.... 49 2.3.6. Quy trình phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng .................... 51 2.3.7. Nghiệp vụ thông báo thư bảo lãnh. ........................................................ 52 2.3.7.1. Trường hợp thư bảo lãnh đượpc gởi bằng điện................................... 52 2.3.7.2. Trường hợp thư bảo lãnh đượpc gởi trực tiếp..................................... 53 2.4. Phân tích kết quả hoạt động nghệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM ............... 54 2.4.1. Số lượng giao dịch bảo lãnh tại VCB HCM .......................................... 54 2.4.2. Doanh số bảo lãnh tại VCB HCM ........................................................ 54 2.4.3. Nguồn thu phí bảo lãnh.......................................................................... 56 2.5. Nhận xét về nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM ....................................... 58 2.5.1. Ưu điểm.................................................................................................. 58 2.5.2. Những tồn tại.......................................................................................... 59 2.5.2.1. Những tồn tại ở tầm vi mô .................................................................. 59 2.5.2.2. Những tồn tại ở tầm vĩ mô .................................................................. 63 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 64 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI VCB HCM ............................................................... 65 3 3.1. Xu hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM .......................... 65 3.2.Mục tiêu của các giải pháp......................................................................... 66 3.3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM. ... 67 3.3.1. Cơ cấu tổ chức lại phòng bảo lãnh......................................................... 67 3.3.2. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực phòng bảo lãnh................. 68 3.3.3. Thành lập bộ phận thẩm định riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh ................. 68 3.3.4. Thành lập một bộ phận/phòng chuyên tư vấn về luật ........................... 69 3.3.5. Xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý............................................ 69 3.3.6. Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt, hợp lý ............................... 70 3.3.7. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh........................ 71 3.3.8. Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị ngân hàng .... 71 3.3.9. Xây dựng chính sách thu hút đối tượng khách hàng là thể nhân .......... 72 3.3.10. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: ................................. 73 3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước........................................................ 73 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 76 Kết luận ............................................................................................................ 77 Tài liệu tham khảo Phụ lục 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Diễn biến huy động vốn giai đoạn 1996 – 2005........................................ 33 Bảng 2.2 Bảng số liệu về diễn biến cơ cấu nguồn vốn của VCB HCM .................. 34 Bảng 2.3 Bảng thay đổi cơ cấu cho vay ................................................................... 35 Bảng 2.4 Sự tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm ..........................................35 Bảng 2.5 Bảng thống kê thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB HCM36 Bảng 2.6. Bảng thống kê lợi nhuận trước thuế và nộp thuế VAT..............................37 BẢNG 2.7. Số lượng giao dịch bảo lãnh tại VCB HCM.......................................... 54 BẢNG 2.8. Doanh số bảo lãnh của VCB HCM giai đoạn 2003-2005 ..................... 54 BẢNG 2.9. So sánh doanh số bảo lãnh của VCB HCM với toàn hệ thống.............. 56 BẢNG 2.10. Nguồn thu phí bảo lãnh tại VCB HCM ............................................... 57 BẢNG 2.11. So sánh tổng phí bảo lãnh với tổng phí dịch vụ tại VCB HCM ......... 57 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CAR : Capital Adequacy Ratio (Hệ số an toàn vốn) NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước NSNN: Ngân sách nhà nước NHNT: Ngân hàng Ngoại thương TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TMCP: Thương mại cổ phần TT : thanh toán VCB : Vietcombank VCB HCM: Vietcombank Hồ Chí Minh VCB TW: Vietcombank Trung ương 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua các nghiệp vụ ngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước, một trong số đó là nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên mức độ đáp ứng của mảng nghiệp vụ này như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển của các ngân hàng cũng như sự am hiểu, tin cậy của khách hàng về nghiệp vụ này. Là một cán bộ công tác tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VCB HCM) nhiều năm, với mong muốn nghiệp vụ bảo lãnh tại đây ngày càng được hoàn thiện và phát triển hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, tôi quyết định chọn đề tài: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm luận văn bảo vệ học vị Thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Nắm vững cơ sở lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. - Nghiên cứu về việc áp dụng các luật trong nước và quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ bảo lãnh, luật áp dụng cho bảo lãnh, thực trạng của nghiệp vụ bảo lãnh, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM, đồng thời đề tài cũng thực hiện khảo sát nghiệp vụ này tại các ngân hàng trên địa bàn TP HCM. Về 7 luật áp dụng cho nghiệp vụ bảo lãnh, đề tài đề cập đến các luật quốc tế, các văn bản pháp luật ở Việt Nam trước đây và hiện nay. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm đưa hoạt động bảo lãnh tại VCB HCM phát triển một cách hiệu quả, an toàn. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp suy luận logic. - Sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn. - Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp khách hàng, các chuyên gia ngân hàng trên địa bàn TP HCM. 5. Tính thực tiễn của đề tài: Bất cứ một nghiệp vụ ngân hàng nào dù đã hình thành và phát triển từ lâu nhưng bao giờ cũng tồn tại những hạn chế nhất định, những hạn chế này có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cũng vậy. Do vậy, nghiên cứu về thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM để hiểu rõ thực trạng, đánh giá thuận lợi, khó khăn để từ đó có những giải pháp thiết thực và phù hợp với thực trạng hiện tại, góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM là một vấn đề cần thiết, mang tính thực tiễn cao. Ngoài ra, các giải pháp đề xuất hoàn toàn có thể được xem xét, áp dụng cho các ngân hàng trong giao dịch bảo lãnh. Những kiến nghị đối với VCB HCM, cũng như các cơ quan có thẩm quyền là những phản ánh xuất phát từ tình hình thực tế tại VCB HCM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. 6. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm: 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM. 8 Đây là đề tài khá mới mẻ bởi nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa được khai thác hết các tiềm năng vốn có của nó. Hiện nay, trong nước chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, các tài liệu tham khảo về nghiệp vụ này rất hiếm, chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài, chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Các bản dịch tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng Anh. Ngoài ra, việc áp dụng giữa lý thuyết và thực hành về nghiệp vụ bảo lãnh ở các ngân hàng còn rất khác nhau. Do vậy tác giả gặp không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đề tài khó tránh khỏi những khuyếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, bạn bè và những cá nhân tập thể có quan tâm đến lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng nhằm giúp tác giả được tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. Nghiệp vụ bảo lãnh: 1.1.1. Lịch sử hình thành nghiệp vụ bảo lãnh trên thế giới: Nghiệp vụ bảo lãnh có từ thời kỳ trung cổ tại Hy Lạp, ban đầu rất sơ khai, thông qua những giao dịch trong quan hệ cá nhân với cá nhân rất đời thường. Sau đó, nghiệp vụ bảo lãnh mới chính thức có mặt trong giao dịch quốc tế và nhu cầu ngày càng tăng. Chính vì vậy, các quốc gia Tây Âu và Hoa Kỳ đã phát triển loại hình giao dịch này vào khuôn phép luật pháp. Từ đây, nghiệp vụ bảo lãnh được áp dụng trên thị trường nội địa Hoa Kỳ vào giữa những năm 60 và sau đó nó được “Quốc tế hóa” như là giải pháp hiệu quả bảo đảm cho nền thương mại và tài chính thế giới phát triển vào đầu thập kỷ tiếp theo. Ngày nay, nghiệp vụ bảo lãnh thực sự đã trở thành công cụ thông dụng nhất nhằm đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính trong các giao dịch ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bảo lãnh không chỉ được sử dụng trong mọi lĩnh vực các nước phương Tây mà còn rất phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như vùng Trung Đông, Đông Nam Á, Bắc Phi. Ngay tại các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa trước đây như Đông Đức, Tiệp khắc, Ba Lan, Nam Tư… đều sử dụng bảo lãnh như là phương tiện bảo đảm trong giao dịch kinh tế và dân sự. 1.1.2. Lịch sử hình thành nghiệp vụ bảo lãnh ở Việt Nam: Nghiệp vụ bảo lãnh được áp dụng tại Việt Nam từ cuối thập kỷ 80, trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Thời kỳ đó, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp quốc doanh tại Ngân hàng không được bảo đảm bằng tài sản tăng lên, cả hai bên vận dụng bảo lãnh của phía thứ ba nhằm khai thông ách tắc trong thể chế tín dụng. Do sự “tự phát” đó nên tính chất của bảo lãnh lúc bấy giờ bị sai lệch: Bảo lãnh không dựa trên cơ sở pháp lý về khả năng tài chính mà dựa vào uy tín, vị thế của Người bảo lãnh. Hợp đồng tín dụng có thể được bảo lãnh bởi cơ quan quản lý các cấp như Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện, tỉnh, hoặc thậm chí bởi các cơ quan của Đảng, tổ 10 chức quần chúng như: Mặt trận, Đoàn thanh niên… Do vậy, bảo lãnh luôn là hình thức nhằm giúp Ngân hàng hợp lý hóa khoản vay. Kết cục là không ít trường hợp Người bảo lãnh không bao giờ có thể trả thay cho doanh nghiệp vay nợ, để rồi các bên đưa nhau ra tòa. Điều này cũng dễ hiểu đối với một nước có tốc độ phát triển kinh tế thị trường nhanh hơn tốc độ hoàn thiện hệ thống pháp luật như Việt Nam. Những năm gần đây, các Luật và văn bản dưới luật của nước ta đều đề cập đến bảo lãnh nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý cho loại hình giao dịch này, đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của giao lưu quốc tế. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam đã bước đầu khai phá một hành lang cho một loại hình giao dịch mới. 1.1.3. Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu theo nhiều góc độ khác nhau: - Xét về góc độ học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức “Tín dụng chữ ký – Signature Credit”, là hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn của các ngân hàng. - Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (khoản 12, Điều 20) quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay”. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm phòng ngừa những tổn thất cho Người thụ hưởng bảo lãnh do có sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan. Cho dù cách tiếp cận có khác nhau song nhìn chung các quan điểm đều thống nhất ở một điểm là: Bảo lãnh ngân hàng là một loại hình tín dụng của ngân hàng. 1.1.4. Các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh: Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất 3 bên tham gia là: Người bảo lãnh, Người xin bảo lãnh và Người thụ hưởng bảo lãnh. 11 1.1.4.1. Người bảo lãnh – The Guarantor Là người phát hành thư bảo lãnh, thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính, gọi chung là ngân hàng. Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng có uy tín, có khả năng tài chính, được bên thụ hưởng chấp nhận. Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh (trong trường hợp phát hành bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh, một ngân hàng phục vụ Người thụ hưởng (trong trường hợp bảo lãnh gián tiếp). 1.1.4.2. Người xin bảo lãnh hay người được bảo lãnh – The Principal: Là người yêu cầu được ngân hàng bảo lãnh. Người xin bảo lãnh có thể là: - Người xuất khẩu (trong trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng). - Người nhập khẩu (trong trường hợp bảo lãnh
Tài liệu liên quan