Từ xa xưa, nghiên cứu ngôn ngữ văn chương truyền thống mới chỉ dựa trên
ngữ pháp và ngữ nghĩa, tức là đi sâu vào bình diện kết học, nghĩa học của câu chữ
trong văn bản văn học mà bỏ qua mặt dụng học khi đi vào nghiên cứu các tác phẩm
văn học. Đây là hướng đi của ngôn ngữ học cổ điển (ngôn ngữ học tiền ngữ
dụng). Hạn chế của các phương pháp nghiên cứu truyền thống này là mới chỉ
thấy được mô hình mã mà chưa thấy được mô hình suy ý, tách rời ngôn ngữ
nhân vật khỏi ngữ cảnh rộng và hẹp nên không thấy được nhiều hơn những nghĩa
nằm trên câu chữ trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một
mảng lớn nội dung tác phẩm, bao gồm các hành động ngôn ngữ (trực tiếp/gián
tiếp), nghĩa hàm ẩn, hợp phần ngữ cảnh là những nhân tố quan trọng kiến tạo
nên cuộc giao tiếp hoàn chỉnh giữa các nhân vật trong tác phẩm và giữa nhà văn
với bạn đọc. Nói một cách đơn giản, trong ngôn ngữ của nhân vật văn học và nhà
văn khi tạo nên tác phẩm văn học còn rất nhiều điều nằm ngoài câu chữ mà ngôn
ngữ học truyền thống đã bỏ qua hoặc chưa phát hiện ra. Những nội dung ngoài câu
chữ này đóng vai trò không nhỏ giúp người đọc hiểu sâu hơn nội dung tác phẩm
cũng như những điều nhà văn gửi gắm.
Nghiên cứu ngôn ngữ văn học ngày nay áp dụng những thành tựu của ngữ
dụng học để phát hiện thêm nhiều góc khuất đằng sau câu chữ. Chúng ta coi tác
phẩm văn học là một diễn ngôn, tức là sản phẩm giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc.
Trong đó bao gồm nhiều hành động ngôn ngữ giữa các nhân vật, thông qua nhiều
cuộc thoại, đoạn thoại khác nhau. Bởi vậy, cần thiết phải dùng lí thuyết hội thoại
trong ngữ dụng học nghiên cứu các cuộc thoại, đoạn thoại đó để thấy được vị thế,
tính cách, dấu ấn thời đại, xã hội cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà
văn và tư tưởng anh ta gửi gắm vào chúng. Một trong những lí thuyết quan trọng
cần sử dụng khi nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật văn học là “hành động hỏi và hồi
đáp”. Bởi lẽ, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những chuyển hóa khác
nhau mà hành động hỏi ngoài việc dùng để hỏi còn có thể thực hiện các hành động
nói khác như: hứa hẹn, giãi bày, trách móc. và người trả lời (hồi đáp) có rất nhiều2
cách hồi đáp khác nhau. Việc nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp thực sự là cần
thiết và được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm.
106 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐỨC DUY
HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG
TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐỨC DUY
HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG
TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8.22.90.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HÀ QUANG NĂNG
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Quang Năng
Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được liệt kê
trong các tài liệu tham khảo, không sao chép của người khác. Các kết luận
nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn
đề mà luận văn cần giải quyết.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Học viên
VŨ ĐỨC DUY
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 8
1.1. Lý thuyết hội thoại .................................................................................. 8
1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ ............................................................. 16
1.3. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma ............................................................................................ 21
Chương 2. HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG
TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN
KHẮC TRƯỜNG .......................................................................................... 27
2.1. Kết quả thống kê, phân loại .................................................................. 27
2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp ........................................................ 28
2.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp .......................... 45
Chương 3. HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC
PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC
TRƯỜNG ....................................................................................................... 52
3.1. Kết quả thống kê, phân loại .................................................................. 52
3.2. Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ....................................................... 53
3.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ......................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, nghiên cứu ngôn ngữ văn chương truyền thống mới chỉ dựa trên
ngữ pháp và ngữ nghĩa, tức là đi sâu vào bình diện kết học, nghĩa học của câu chữ
trong văn bản văn học mà bỏ qua mặt dụng học khi đi vào nghiên cứu các tác phẩm
văn học. Đây là hướng đi của ngôn ngữ học cổ điển (ngôn ngữ học tiền ngữ
dụng). Hạn chế của các phương pháp nghiên cứu truyền thống này là mới chỉ
thấy được mô hình mã mà chưa thấy được mô hình suy ý, tách rời ngôn ngữ
nhân vật khỏi ngữ cảnh rộng và hẹp nên không thấy được nhiều hơn những nghĩa
nằm trên câu chữ trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một
mảng lớn nội dung tác phẩm, bao gồm các hành động ngôn ngữ (trực tiếp/gián
tiếp), nghĩa hàm ẩn, hợp phần ngữ cảnh là những nhân tố quan trọng kiến tạo
nên cuộc giao tiếp hoàn chỉnh giữa các nhân vật trong tác phẩm và giữa nhà văn
với bạn đọc. Nói một cách đơn giản, trong ngôn ngữ của nhân vật văn học và nhà
văn khi tạo nên tác phẩm văn học còn rất nhiều điều nằm ngoài câu chữ mà ngôn
ngữ học truyền thống đã bỏ qua hoặc chưa phát hiện ra. Những nội dung ngoài câu
chữ này đóng vai trò không nhỏ giúp người đọc hiểu sâu hơn nội dung tác phẩm
cũng như những điều nhà văn gửi gắm.
Nghiên cứu ngôn ngữ văn học ngày nay áp dụng những thành tựu của ngữ
dụng học để phát hiện thêm nhiều góc khuất đằng sau câu chữ. Chúng ta coi tác
phẩm văn học là một diễn ngôn, tức là sản phẩm giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc.
Trong đó bao gồm nhiều hành động ngôn ngữ giữa các nhân vật, thông qua nhiều
cuộc thoại, đoạn thoại khác nhau. Bởi vậy, cần thiết phải dùng lí thuyết hội thoại
trong ngữ dụng học nghiên cứu các cuộc thoại, đoạn thoại đó để thấy được vị thế,
tính cách, dấu ấn thời đại, xã hội cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà
văn và tư tưởng anh ta gửi gắm vào chúng. Một trong những lí thuyết quan trọng
cần sử dụng khi nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật văn học là “hành động hỏi và hồi
đáp”. Bởi lẽ, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những chuyển hóa khác
nhau mà hành động hỏi ngoài việc dùng để hỏi còn có thể thực hiện các hành động
nói khác như: hứa hẹn, giãi bày, trách móc... và người trả lời (hồi đáp) có rất nhiều
2
cách hồi đáp khác nhau. Việc nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp thực sự là cần
thiết và được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm.
Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 là một nhà văn chuyên viết về thể
loại tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của
ông đó là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Đây là một cuốn tiểu
thuyết tâm lý xã hội ra đời năm 1990 được coi là một trong những tác phẩm xuất
sắc nhất của Nguyễn Khắc Trường viết về nông thôn Việt Nam. Với sự xuất hiện
của các dòng họ trong tác phẩm: họ Trịnh, họ Vũ và trên 10 nhân vật khác đã tạo
nên một bức tranh phong phú, đa dạng, mới mẻ của xã hội nông thôn những năm
đầu thế kỉ XX, các cuộc thoại, đoạn thoại diễn ra giữa các nhân vật trong truyện
với sự xuất hiện hàng loạt các hành động hỏi. Tuy nhiên, những hành động hỏi
có khi để thực hiện mục đích hỏi nhưng có khi để thực hiện mục đích khác mà
tác giả đã xây dựng để có những ẩn ý sâu xa, thể hiện tính cách từng nhân vật
trong tiểu thuyết.
Để thấy được phần nào bức tranh nông thôn Việt Nam trong những năm đầu
thế kỉ XX, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” tìm hiểu hành động hỏi
và hồi đáp với hiệu lực ở lời khác nhau trong tác phẩm để từ đó thấy được mối quan
hệ giữa những người giao tiếp trong cuộc thoại, tính cách của từng nhân vật, tài năng
của tác giả trong việc xây dựng tính cách ấy. Bởi lẽ đối với tác phẩm văn học, hành
động hỏi và hồi đáp là một trong những hành động phổ biến góp phần làm nên thành
công của tác phẩm nói chung và về mặt ngôn ngữ được lựa chọn để sử dụng trong tác
phẩm nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Những nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp
Ngữ dụng học là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, đó là nghiên cứu
việc sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp. Trong giao tiếp, câu nghi vấn là
một trong bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Kiểu câu này được sử dụng
khá phổ biến trong tiếng Việt. Ở Việt Nam từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề
hành vi ngôn ngữ nói chung và hành động hỏi, hồi đáp hỏi nói riêng đã thu hút được
3
sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu,
Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp
Khi nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp phải kể đến các công trình khoa
học của một số tác giả như: Nguyễn Thị Thìn (1994), Câu nghi vấn tiếng Việt, một
số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội.
Luận án đã đưa ra phương pháp miêu tả một số kiểu câu nghi vấn không dùng để
hỏi; Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu
thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội. Tác giả đã dựa
vào bốn điều kiện thỏa mãn các hành vi ở lời của Searle (điều kiện mệnh đề, điều
kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản) để chỉ ra cơ sở xác định các
hành vi gián tiếp có liên quan đến hành vi hỏi do tiểu từ tình thái dứt câu biểu thị;
Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ
gián tiếp trong hội thoại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chú trọng
đến việc tìm ra cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong
hội thoại; Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa – Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án
PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội; Lê Thị Thu Hoài (2013), Ngữ nghĩa - ngữ dụng
câu hỏi tu từ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV, Đại
học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Việt Tiến (2002), Hỏi và câu hỏi theo quan điểm
dụng học, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bên cạnh đó, có một số công trình khoa học đi sâu vào nghiên cứu hành
động hỏi trong các tác phẩm văn học như: Trần Thị Quế Quyên (2014), Hành động
hỏi trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội;
Nguyễn Thị Toan (2013), Hành động hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng; Ngô Thùy Dương (2013), Hành động
hỏi của nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng, các luận văn này đã nghiên cứu hành động hỏi trong
các tác phẩm văn học cụ thể để thấy được đặc điểm và chức năng ngữ dụng của
hành động hỏi trong cách xây dựng truyện của tác giả, đồng thời khám phá thêm
một nét mới trong phong cách xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn dưới góc độ
ngôn ngữ. Nếu như các tác giả nêu trên chỉ đi vào nghiên cứu hành động hỏi trong
4
một số tác phẩm truyện ngắn thì tác giả Nguyễn Thị Dịu (2012) với đề tài Hành
động hỏi và hồi đáp hỏi trong tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc, Luận văn Thạc
sĩ, Đại học Hải Phòng và tác giả Nguyễn Thị Hằng (2013) với đề tài Hành vi hỏi và
hồi đáp hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải
Phòng lại nghiên cứu cả hành động hỏi và hồi đáp, làm rõ hơn đặc điểm các cuộc
thoại hỏi - hồi đáp hỏi, chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong việc xây dựng tính cách
nhân vật và làm rõ được đặc điểm ngữ cảnh trong từng tác phẩm cụ thể.
Tác giả Hà Thị Hồng Mai (2012) với đề tài Hành động hỏi trong ca dao của
người Việt, Luận án Tiến sĩ, Đại học Vinh, lại không đi vào tìm hiểu hành động hỏi
trong các tác phẩm văn xuôi mà đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong ca dao của
người Việt, đây là một góc mới trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nét độc đáo của văn
học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Đề tài đã làm rõ được các đặc điểm của
hành động hỏi trong ca dao trên các phương diện: hình thức, nội dung, văn hóa ứng
xử, trong đó nổi bật là phép lịch sự.
Bên cạnh đó cũng có một số bài viết liên quan đến đề tài này như: Lê Đông
(1985), Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ); Nguyễn
Chí Hoà (1993), Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác
lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 1); Lê Đông
(1994), Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng của
câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 2); Nguyễn Đăng Sửu (1998), Một vài đặc điểm
chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Kỉ yếu hội thảo Ngữ học
trẻ; Nguyễn Thị Tuyết Mai (2001), Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để
hỏi, Những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học, Viện Ngôn ngữ học.
2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường
Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường là một tiểu
thuyết mới, ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX nhưng từ khi ra đời đến nay tác
phẩm lại chiếm được vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại và để
lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Chính vì lẽ đó, tác phẩm trở thành đối tượng
nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học như:
5
Tác giả Vũ Thị Thanh (2015), Văn hóa nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa, Đại học Sư phạm 2.
Ở đề tài này, tác giả đã đi sâu vào khám phá những nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo
và đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX qua đó thấy
được tài năng tìm tòi, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.
Tác giả Trần Thị Thanh Xuân (2008), Nông thôn Việt Nam trong các tiểu
thuyết từ năm 1986 đến năm 2000, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, đã đi vào nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả như: Ma Văn
Kháng, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái,
Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường, và trong đó Mảnh đất lắm người
nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường được phân tích, đi sâu, làm rõ để thấy
được bức tranh nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Tác giả Đỗ Thị Phương Thủy (2013), Quan niệm nghệ thuật về con người
trong văn xuôi sau năm 1975 của Nguyễn Khắc Trường, Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Đà Nẵng, cũng cho chúng ta một cái nhìn mới về tác giả Nguyễn Khắc Trường
trong việc đi vào từng khía cạnh, từng phương diện để đánh giá về con người trong
một số tác phẩm văn xuôi của ông, nổi bật là tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều
ma.
Tác giả Dương Đức Thảo (2012) với đề tài Trường từ vựng - ngữ nghĩa và
việc phân tích tác phẩm văn học (qua tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”
của Nguyễn Khắc Trường), Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Hải Phòng, cho
chúng ta thấy được sự độc đáo qua việc sử dụng ngôn từ, cụ thể ở đây là trường từ
vựng - ngữ nghĩa trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, đây cũng là một
đề tài có hướng mới khi đi vào tìm hiểu những nét độc đáo trong tác phẩm này.
Điều đặc biệt, tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn
Khắc Trường còn được chuyển thể thành phim Đất và người - một bộ phim tâm lý
xã hội do Nguyễn Hữu Phần và Phạm Thanh Phong đạo diễn, ra mắt năm 2002
được đông đảo người xem đón nhận và ghi lại những dấu ấn đặc biệt, đi cùng năm
tháng.
6
Như vậy, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn
Khắc Trường đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu nhưng chưa có
một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống về đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa
những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn đi sâu nghiên cứu về đặc điểm
hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác
giả Nguyễn Khắc Trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là thông qua khảo sát hành động hỏi
và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc
Trường góp phần tìm hiểu tác phẩm dưới cái nhìn của ngôn ngữ học về vấn đề giao
tiếp trong cuộc sống của người nông dân nói chung và giao tiếp ngôn ngữ trong tác
phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma nói riêng. Từ đó, góp thêm một cái nhìn mới
trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đối với nền
văn học Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:
1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu.
2/ Hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.
3/ Khảo sát đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
4/ Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc qua hành động hỏi và hồi đáp trong tác
phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tập trung khảo sát, nghiên cứu
hành động hỏi và hồi đáp qua lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường qua cuốn Tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma, NXB Văn hóa thông tin, 2012.
7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp thống kê, khảo sát: Phương pháp này được dùng trong việc
thống kê, khảo sát tư liệu là các cuộc thoại có chứa hành động hỏi và hồi đáp trong
tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này dùng để xem xét,
nghiên cứu các cuộc thoại được sử dụng, phân tích các ví dụ để làm rõ các khái
niệm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những cứ liệu đã được phân
tích, chúng tôi xem xét tìm ra đặc điểm nổi bật của hành động hỏi và hồi đáp trong
tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề tài đi sâu nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp trong lời thoại của nhân
vật trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
– một hiện tượng văn học hiện đại dưới cái nhìn của lí thuyết ngữ dụng học kết hợp
với một số kiến thức lí luận có tính chất liên ngành. Kết quả nghiên cứu của luận
văn góp phần làm sáng rõ thêm lí thuyết hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn
học thông qua một hành động ngôn ngữ cụ thể. Qua đó, chúng tôi mong muốn góp
một cái nhìn mới trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc
Trường đối với nền văn học Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó, đây có thể là tài liệu
tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy chuyên đề ngôn ngữ văn học đương
đại Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2: Hành động hỏi trực tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
Chương 3: Hành động hỏi gián tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
8
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1 Khái niệm hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến nhất, được nhiều ngành học quan
tâm từ lâu, có nhiều quan niệm khác nhau về hội thoại. Dưới đây là quan niệm của
một số tác giả:
Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của
ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại
là khái niệm dành cho mọi hình thức hội thoại khác nhau” [12, tr. 201].
Nguyễn Thiện Giáp: “Hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Giao
tiếp hội thoại luôn luôn có sự hài hòa giữa người nói và người nghe, chẳng những
người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác
động lẫn nhau” [19, tr. 63].
Theo Hồ Lê thì “Hội thoại là hành vi thể hiện ngôn giao hai chiều, cụ thể và
xác định, làm chuyển hóa vị thế của người thụ ngôn thành vị thế của người phát
ngôn và ngược lại, đồng thời tạo ra sự liên kết hành vi phát ngôn với hành vi thụ
ngôn tạo thành một thể thống nhất” [13, tr.13].
Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng khái niệm của Đỗ Hữu Châu.
Ông đã đưa ra khái niệm “hội thoại” một cách bao quát rộng hơn, có thể áp dụng
cho nhiều loại hình ngôn ngữ. Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ
học – Tập hai Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 201, hội thoại có một
số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn ra
cuộc hội thoại. Thoại trường hội thoại có thể là công cộng hay riêng tư. Thoại
trường không phải chỉ có nghĩa không gian – thời gian tuyệt đối mà gắn với khả
năng can thiệp của những người thứ ba đối với cuộc hội thoại đang diễn ra.
Thứ hai, ở số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại – còn gọi là
đối tác hội thoại hay đối tác – thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc
hội thoại tay đôi, tay ba (trilogeue) tay tư hoặc nhiều hơn nữa (đa thoại –
9
polylogue). Nh