Giai đoạn từthếkỉX – thếkỉXIX là một thời kì đầy biến động của lịch sửnước ta.
Gắn với lịch sửthời phong kiến là nền văn học trung đại cũng có những biến động không
kém với sựphong phú vềnội dung và phương cách thểhiện. Qua văn chương, người đời sau
có thểhình dung được bối cảnh lịch sửthời ấy, từnhững câu chuyện lớn lao nhưvận mệnh
đất nước, dân tộc đến những nỗi niềm của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Từng bước
ngoặt của thời đại đến mọi ngóc ngách trong đời sống dân chúng đều được phản ánh trong
tác phẩm văn học. Đó là chất hào sảng của hào khí Đông A trong thời Lý Trần, là tiếng nói
đau thương, thống thiết cho sốkiếp của những con người nhỏbé trong xã hội thời thếkỉ
XVIII – XIX. Dù có đềcập đến nội dung nào thì xuyên suốt chặng đường trung đại, văn học
luôn thểhiện chất nhân văn. Có thểdo con người là một tếbào quan trọng nhất của xã hội.
Cho nên, cất tiếng nói đểca ngợi, đểthông cảm với con người là nội dung ta dễdàng nhận
thấy trong văn học trung đại. Đặc biệt ở đây là thân phận người phụnữ. Người phụnữngoài
cuộc sống và trong văn chương đều có một đặc điểm chung là những con người luôn phải
chịu bất công. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đềcập đến thân phận của người phụnữ
trong xã hội phong kiến. Luận văn này tiếp cận một khía cạnh khác trong đời sống của người
phụnữxưa, những con người vừa có sắc đẹp, vừa có tài năng. Và lớp n
104 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5042 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Thị Hoàng Yến
HÌNH ẢNH NGƯỜI KỸ NỮ TRONG VĂN
HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
MỞ ĐẦU
Giai đoạn từ thế kỉ X – thế kỉ XIX là một thời kì đầy biến động của lịch sử nước ta.
Gắn với lịch sử thời phong kiến là nền văn học trung đại cũng có những biến động không
kém với sự phong phú về nội dung và phương cách thể hiện. Qua văn chương, người đời sau
có thể hình dung được bối cảnh lịch sử thời ấy, từ những câu chuyện lớn lao như vận mệnh
đất nước, dân tộc đến những nỗi niềm của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Từng bước
ngoặt của thời đại đến mọi ngóc ngách trong đời sống dân chúng đều được phản ánh trong
tác phẩm văn học. Đó là chất hào sảng của hào khí Đông A trong thời Lý Trần, là tiếng nói
đau thương, thống thiết cho số kiếp của những con người nhỏ bé trong xã hội thời thế kỉ
XVIII – XIX. Dù có đề cập đến nội dung nào thì xuyên suốt chặng đường trung đại, văn học
luôn thể hiện chất nhân văn. Có thể do con người là một tế bào quan trọng nhất của xã hội.
Cho nên, cất tiếng nói để ca ngợi, để thông cảm với con người là nội dung ta dễ dàng nhận
thấy trong văn học trung đại. Đặc biệt ở đây là thân phận người phụ nữ. Người phụ nữ ngoài
cuộc sống và trong văn chương đều có một đặc điểm chung là những con người luôn phải
chịu bất công. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến thân phận của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến. Luận văn này tiếp cận một khía cạnh khác trong đời sống của người
phụ nữ xưa, những con người vừa có sắc đẹp, vừa có tài năng. Và lớp người này cũng chịu
những đau khổ do tài sắc của mình đem lại, đó là những người kỹ nữ.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Giá trị nhân văn luôn là một giá trị quan trọng trong bất cứ một nền văn học nào. Đặc
biệt nó sẽ được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn mà số phận con người bị đè nén, cuộc
sống của họ phải chịu nhiều bất công. Ta có thể thấy điều này trong văn học Phục hưng của
văn học thế giới, khi mà người dân phải sống trong “ đêm trường trung cổ”. Ở ta, giai đoạn
văn học trung đại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi xã hội phong kiến không còn sức
mạnh, giai cấp thống trị không còn là đại biểu tích cực của nhân dân thì tiếng nói ca ngợi,
bênh vực con người, nhất là những người yếu đuối, thấp bé xuất hiện.
1.2 Văn học trung đại Việt Nam là một giai đoạn nở rộ nhiều hình tượng nhân vật. Nổi bật
trong đó là hình ảnh người phụ nữ. Họ là những nạn nhân nhỏ bé nhất, cùng cực nhất của xã
hội. Đặc biệt trong những thân phận người phụ nữ đau khổ đó, có một bộ phận những người
kỹ nữ. Đây là một hình ảnh xuất hiện khá thường xuyên trong những tác phẩm quen thuộc
của Nguyễn Du như : "Truyện Kiều", trong một số bài thơ chữ Hán như : " Ngộ gia đệ cựu
ca cơ", "Long Thành cầm giả ca",…; trong một số truyện thuộc " Truyền kỳ mạn lục" của
Nguyễn Dữ. Khảo sát thân phận người phụ nữ dưới góc độ là người kỹ nữ sẽ cho ta hiểu hơn
về số phận của những con người tài sắc sống trong xã hội phong kiến. Người phụ nữ nói
chung là một đề tài vô tận cho văn học. Người phụ nữ tài sắc phải sống cuộc đời kỹ nữ lại là
một đề tài thú vị cho văn chương và nghiên cứu văn chương. Tìm hiểu thân phận người kỹ
nữ không những cho ta hiểu hơn về hiện thực xã hội phong kiến mà còn hiểu rõ hơn giá trị
nhân văn sâu sắc của văn học thời kỳ này.
1.3 Kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam bắt nguồn từ những đào hát, đào nương, những
con người vừa phải có sắc đẹp, vừa phải có tài. Tài ở đây là tài đánh đàn, hát xướng, ngâm
vịnh thơ. Trong quá trình nghiên cứu về hình ảnh người kỹ nữ, chúng ta sẽ phần nào có thêm
thông tin về nguồn gốc cũng như giá trị văn hóa của lối hát ả đào, hay còn gọi là hát ca trù.
Thiết nghĩ đây là một giá trị văn hóa mà chúng ta không thể bỏ qua khi nghiên cứu đề tài
này.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1 Với đề tài “Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam”, luận văn nhằm tái
hiện và phân tích hình ảnh người kỹ nữ được thể hiện trong văn chương. Hình ảnh này
dường như xuất hiện liên tục cho đến cuối thời trung đại, đặc biệt xuất hiện rất nhiều vào
cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, giai đoạn mà quyền tự do của con người được đặt lên
cấp thiết hơn bao giờ hết. Để hiểu rõ hơn về hình ảnh kỹ nữ, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích
tài năng, số phận của những con người này. Trong quá trình phân tích, chúng ta sẽ cảm nhận
được những ngóc ngách tình cảm, nội tâm, những nỗi đau và cũng không thiếu những khao
khát, tủi nhục, ê chề, đặc biệt là sức sống mãnh liệt của những thân phận yếu đuối, mỏng
manh này. Để rồi cuối cùng sẽ cho thấy rõ hơn về lịch sử xã hội và nhất là thái độ của nhà
văn đối với lớp người này.
2.2 Luận văn góp phần cung cấp thêm một số thông tin về nguồn gốc, đặc điểm của một giá
trị văn hóa của dân tộc, đó là hát "ca trù". Đây là một vấn đề đang được bàn thảo sôi nổi
trong lĩnh vực văn hóa. Hát ca trù xuất thân từ tài ca hát của các ca nữ trong thời phong kiến
mà ta thường hay gọi là " đào nương". Trong văn học trung đại, hình ảnh các đào nương xuất
hiện với mật độ dày đặc nhất là trong những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,
Dương Khuê vào đầu thế kỷ XIX. Từ đó, hình ảnh các đào nương vừa gõ phách vừa hát
được gọi là hát "ca trù" ( còn gọi là hát ả đào). Lối hát này hiện giờ đang được xem là một
giá trị văn hóa dân tộc cần được bảo tồn. Thông qua văn chương để tìm hiểu về văn hóa dân
tộc là một việc làm cũng khá thú vị mà luận văn sẽ đề cập đến.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các tác phẩm có sự
xuất hiện hình ảnh kỹ nữ trong thời trung đại. Trong đó, luận văn sẽ tập trung vào một số tác
giả tiêu biểu như : Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương, Dương Khuê,… Ngoài ra, luận văn sẽ khảo sát một số tác phẩm xuất hiện vào thời
kỳ đầu của văn học trung đại có hình ảnh kỹ nữ như : " Việt sử tiêu án" ( Ngô Thì Sĩ), "Công
dư tiệp ký" ( Vũ Phương Đề), "Lão kỹ ngâm" ( Thái Thuận).
Về những tác phẩm của các tác giả kể trên, hiện nay có nhiều văn bản khác nhau. Ở
đây, người viết dựa vào những văn bản thuộc những công trình sau : với tác giả Nguyễn Dữ,
người viết dựa vào cuốn " Truyền kỳ mạn lục", nxb văn nghệ, 1988. Đối với tác gia Nguyễn
Du, luận văn sẽ khảo sát các văn bản trong " Tổng tập văn học Việt Nam" – tập 13 và tập 14,
nxb Khoa học Xã hội, 2000. Với tác giả Nguyễn Công Trứ, người viết tham khảo trong "
Nguyễn Công Trứ : tác giả - tác phẩm – giai thoại", nxb Đại học quốc gia TPHCM, 2002 do
Nguyễn Viết Ngoạn nghiên cứu, sưu tầm và tuyển chọn. Đối với tác giả Trần Tế Xương,
người viết chọn cuốn " Trần Tế Xương, về tác gia và tác phẩm", nxb Giáo dục, 2001. Bên
cạnh đó, để tìm hiểu các văn bản của tác giả Nguyễn Khuyến, người viết tham khảo "
Nguyễn Khuyến tác phẩm", nxb Khoa học xã hội, 1984 do Nguyễn Văn Huyền sưu tầm –
biên dịch – giới thiệu. Ngoài ra , người viết cũng tham khảo thêm một số bài hát nói trong "
Việt nam ca trù biên khảo", nxb TPHCM, 1994 của hai tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng
Huề.
Sau đây là những tác phẩm cụ thể mà luận văn sẽ đề cập:
- Lão kỹ ngâm ( Thái Thuận)
- Chuyện nàng Túy Tiêu, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị ( Truyền kỳ mạn lục –
Nguyễn Dữ)
- Truyện Kiều, Long Thành cầm giả ca, Điếu La Thành ca giả, Ngộ gia đệ cựu ca cơ,
Văn chiêu hồn ( Nguyễn Du)
- Một ngày là nghĩa, Cảnh biệt ly, Yêu hoa, Bỡn cô đầu già, ( Nguyễn Công Trứ)
- Đĩ cầu nôm, Bóng đè cô đầu ( Nguyễn Khuyến)
- Hát cô đầu, Thú cô đầu, Tết cô đầu, Chơi ả đào, Hỏi ông trời, ( Trần Tế Xương)
- Gặp đào Hồng đào Tuyết, Gặp cô đầu cũ, Tặng cô đầu Hai, Tặng cô đầu Cúc, Thăm
cô đầu ốm,…( Dương Khuê)
Tuy nhiên, để thấy được giá trị đặc sắc khi khắc họa hình ảnh người kỹ nữ trong văn
học trung đại Việt Nam, luận văn sẽ khảo sát hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại một số
nước Châu Á lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Để thực hiện được điều này,
người viết sẽ xem xét lịch sử nghề kỹ nữ ở các quốc gia kể trên. Đồng thời, cũng đi vào phân
tích một số tác phẩm, cụ thể như sau:
- Những tác phẩm của Tiết Đào ( Trung Quốc) như: Tống hữu nhân, Tặng viễn kỳ 1, 2 ;
Vọng xuân từ kỳ 1,2
- Những bài thơ của kỹ nữ Hwang Jin I ( Hàn Quốc)
- Tác phẩm “Vùng băng tuyết” ( Kawabata Yasunari), “Hồi ức của một geisha” ( Arthur
Golden), một số bài thơ haiku của Basho, Buson, Chiyo
4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Thơ văn trung đại lâu nay vẫn được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Đã có biết
bao công trình nghiên cứu, biết bao giấy mực đã đề cập đến những nội dung của văn học
trung đại. Tuy vậy, văn chương trung đại của nước ta vẫn còn đó sức hấp dẫn, bắt nguồn từ
những hình ảnh lí thú. Vì đặc trưng của thời đại, khi sức mạnh của giai cấp trống trị không
còn, đất nước trở nên rối ren. Đó là khoảng thời gian bắt đầu từ thế kỷ XVII. Ảnh hưởng bởi
lịch sử xã hội, văn chương lúc đó đã phản ánh rất nhiều về quyền tự do, quyền sống của con
người mà số phận của người phụ nữ là được các nhà thơ, nhà văn đề cập nhiều nhất. Mỗi
người phụ nữ trong mỗi tác phẩm có số phận riêng, nhưng tựu trung, đây là hình ảnh gây
nhiều thương cảm nhất. Và trong vô vàn những số phận đó, ở một khía cạnh khác là thân
phận của những người phụ nữ tài sắc, người kỹ nữ. Là phụ nữ, họ đã khổ. Khoác trên mình
những ưu ái của tạo hóa như sắc đẹp và tài năng, họ càng phải chịu số phận khốn cùng. Đó là
cuộc sống " buôn phấn bán hương", chịu mọi tủi nhục, xót xa nhưng vẫn không nguôi khao
khát về hạnh phúc, về một cuộc sống chân chính. Tuy nhiên, đề tài này không phải đến nay
mới được nhắc đến. Trong bài " Truyền kỳ mạn lục – một thành tựu của truyện ký văn học
viết bằng chữ Hán" nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đã nói về vấn đề này như sau: “ Các
truyện Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Chuyện nàng Túy Tiêu,… phản ánh quan niệm
sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc,lái buôn hãnh tiến nhưng Nguyễn Dữ có phần thông cảm với
khát vọng hạnh phúc chính đáng khi miêu tả những cặp trai gái công khai yêu nhau…” [ 25,
518]. Trước đó, Bùi Duy Tân cũng đã đề cập đến vấn đề này một cách khái quát, chưa rõ
ràng khi ông có nhắc đến việc giải phóng tình cảm của người phụ nữ trong bài viết Sự phong
phú về mặt đề tài và thể loại văn học biểu hiện những xu thế mới của xã hội Đại Việt từ
thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII như sau: “… trong thời kỳ lịch sử này, do ảnh hưởng
ngày càng gia tăng của văn hóa dân gian, chủ đề quyền sống của con người được văn học
viết bước đầu đề cập tới. Một số tác phẩm đã phần nào thể hiện yêu cầu giải phóng tình
cảm… Truyền kỳ mạn lục đã dựng nên những cảnh tượng, những nhân vật cụ thể, sinh
động… Nhưng thông qua cách miêu tả đôi lúc say sưa về tình yêu nam nữ và cách thể hiện
đôi khi táo bạo về một số quan niệm nhân sinh, nhà văn Nguyễn Dữ đã phần nào thông cảm
với khát vọng hạnh phúc chính đáng của con người” [25, 400]. Còn Nguyễn Khắc Viện
trong “Giới thiệu Truyện Kiều” có đoạn viết: “ Bên cạnh viên quan lại áp bức, tên lái buôn
đã bước ra sân khấu, người đàn bà nô lệ cũng trở thành hàng hóa; bị chủ nghĩa phong kiến
chà đạp, họ lại bị xã hội mang những mầm mống tư bản miệt thị, dìm xuống bùn đen”[53,
60]. Bàn về Truyện Kiều, Đặng Thai Mai cũng nhấn mạnh số phận của nhân vật Thúy Kiều:
“Qua tập truyện của Nguyễn Du, người ta thấy những cảnh đáng thương nhất trong xã hội
phong kiến:… cô thiếu nữ bị mua về bán đi trên thị trường thương mại. Bị đày đọa trong
chốn thanh lâu, hy sinh cho thú tính của một hạng người ích kỷ, đi làm nô tỳ dưới một chế độ
bán nô lệ. Kiều chính là hiện thân của một giai nhân, một thiên tài bị đày đọa qua những
cảnh sống éo le, đau đớn” [ 24, 49]. Trong “Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật trong thơ
chữ Hán Nguyễn Du”, tác giả Lê Thu Yến đã đề cập cụ thể đến thân phận những người ca
nữ tài sắc nhưng số phận khắc nghiệt này như sau: “Hình tượng con người đau khổ còn là
hình ảnh những người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh. Họ dù là hạng người nào: một bà phi,
một cô hầu, một cô bé ngây thơ hay một kỹ nữ… đều được Nguyễn Du hết sức trân trọng”[
56, 68]. Cũng trong luận án này, tác giả Lê Thu Yến còn nhấn mạnh: “Nguyễn Du đặc biệt
thương cảm đối với những người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh. Tất cả họ đều là người có
tài, có sắc, nức tiếng một thời. Đó là nàng Tiểu Thanh, người ca nữ đất La Thành, người hầu
cũ của em, cô Cầm ở đất Long Thành… Thời tuổi trẻ các nàng tài sắc không thua kém ai…
nhưng rồi người ca nữ đất La Thành chết trẻ, Tiểu Thanh oan thác, người hầu cũ của em tàn
tạ, rách nát, cô Cầm tiều tụy, xác xơ… Hình ảnh ấy gây một mối thương tâm lớn lao trong
Nguyễn Du. Những con người tài hoa không dễ dàng tồn tại một cách bình yên trong cuộc
đời”[ 56, 70]. Ngoài ra, trong bài viết “ Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn
hóa”, Trần Nho Thìn đã có nhắc đến những nhân vật kỹ nữ, cô đào vào cuối thế kỷ XVIII,
đặc biệt trong những sáng tác của Nguyễn Du: “ Ông có hẳn một nhóm tác phẩm dành cho
đề tài hồng nhan bạc mệnh: ông viết về Dương Quý Phi, nàng Tiểu Thanh, về cô Cầm đất
Long Thành, người con gái đánh đàn ở La Thành, những cô gái “Liều tuổi xuân buôn
nguyệt bán hoa” và nàng Đạm Tiên, nàng Kiều. Trong sự phong phú của các nhân vật phụ
nữ tài sắc mà bất hạnh, mặc dầu có hiện diện một số gương mặt phụ nữ thuộc tầng lớp trên
như Dương Quý Phi, ta thấy có sự tập trung rõ rệt vào hình tượng người kỹ nữ, cô đào. Do
đó, câu chuyện về hồng nhan bạc mệnh của Truyện Kiều không chỉ dừng lại ở vấn đề về bất
hạnh của người đẹp nói chung mặc dù bản thân vấn đề bất hạnh của các mỹ nhân cũng là
vấn đề có căn cứ ở thực tế xã hội phong kiến. Người đẹp nói chung không phải là quan tâm
chủ yếu của Nguyễn Du mà ông nhìn nó gắn liền với những người kỹ nữ bất hạnh. Nói cách
khác, câu chuyện tài sắc ở Truyện Kiều không thể nhìn cô lập mà phải đặt trong tương quan
với vấn đề tài tình”. [45, 145]
Điểm qua những ý kiến, những bài viết ở trên, có thể thấy rõ vấn đề hình ảnh kỹ nữ
trong văn học trung đại của ta không phải chưa được nhắc đến. Tuy nhiên, những bài viết
trên chưa đề cập một cách trọn vẹn, chuyên biệt ở từng khía cạnh về nhân vật này. Trong
tình hình đó, luận văn này xin góp thêm một tiếng nói, một suy nghĩ. Những kiến giải của
những công trình nghiên cứu đi trước chính là tiền đề để người viết lựa chọn và thực hiện đề
tài này. Với thời gian và năng lực có hạn, hy vọng luận văn sẽ đưa ra được những nét mới,
hệ thống hơn về một hình ảnh khá thú vị và cũng không kém phần nhạy cảm này.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với đặc trưng của đề tài, người viết tiến hành các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Những phương pháp trên được kết hợp với các thao tác: phân loại, thống kê, phân tích,
đối chiếu so sánh. Các phương pháp này được dùng ở xuyên suốt các chương.
Đầu tiên là thống kê các đối tượng. tiếp theo là phân loại một cách hợp lý. Sau đó, ở
từng loại, người viết khảo sát ở những khía cạnh khác nhau. Sau khi khảo sát, sẽ phân tích
từng đối tượng, tổng hợp lại để rút ra những luận điểm quan trọng. Trong quá trình thực
hiện, khi khảo sát, phân tích, người viết sẽ dùng phương pháp so sánh, đối chiếu theo từng
phương diện của tác phẩm để làm rõ nội dung cần đề cập. Trong quá trình sử dụng những
phương pháp để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp so sánh và phân tích là chủ
yếu, vì đây là yêu cầu tất yếu của đề tài. Vì chỉ khi phân tích, đối chiếu cuộc đời, tình cảnh
của mỗi nhân vật mới có thể phát hiện và làm nổi bật những nét đặc trưng của hình tượng kỹ
nữ trong thơ văn trung đại nước ta.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Phần thứ nhất: Mở đầu
Phần thứ hai: Nội dung
Chương I: Đôi nét về nhân vật kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam
I. Khái niệm “Kỹ nữ”
II. Thời đại
III. Sự xuất hiện của nhân vật kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam
Chương II: Những đặc điểm của người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam
I.Vẻ đẹp hình thể và tài năng
1. Vẻ đẹp mê hoặc
2. Tài hoa hơn người
II. Số phận bi thảm
III. Nét đẹp tâm hồn của người kỹ nữ
1. Khát vọng về cuộc sống và tình yêu
2. Ý thức vươn lên, thoát khỏi kiếp đoạn trường
3. Cô đầu và nét đẹp của những mối tình tài tử - giai nhân
IV. Cô đầu và những biểu hiện tha hóa vào cuối thế kỷ XIX
Chương III: Hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam và kỹ nữ trong thơ văn một số
nước Châu Á
I. Hình ảnh kỹ nữ trong thơ văn một số nước Châu Á
1. Kỹ nữ ở Trung Quốc
1.1. Nguồn gốc
1.2. Phát triển
1.3. Đặc điểm
1.4. Hình ảnh kỹ nữ trong văn học Trung Quốc
2. Kisaeng ở Hàn Quốc
2.1. Nguồn gốc và phát triển
2.2. Đặc điểm
2.3. Hình ảnh Kisaeng trong văn học Hàn Quốc
3. Geisha ở Nhật Bản
3.1. Tên gọi
3.2. Nguồn gốc
3.3. Đặc điểm
3.4. Hình ảnh geisha trong văn học Nhật Bản
II. Những điểm tương đồng và dị biệt giữa hình ảnh kỹ nữ trong văn học Việt Nam và
các nước Châu Á
1. Điểm tương đồng
2. Điểm dị biệt
Chương 1 : ĐÔI NÉT VỀ NHÂN VẬT KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM “KỸ NỮ”
Nhìn từ lịch sử phát triển của nghề kỹ nữ và từ từ nguyên, ta có các cách giải thích
sau:
- Chữ “kỹ” (nữ + chi)1: + Gái đẹp
+ Người phụ nữ làm nghề ca hát
+ Tục gọi gái đĩ
- Chữ “kỹ” ( thủ + chi )2:+ Tài năng, có nghề
+ Thợ giỏi
- Chữ “kỹ” ( nhân + chi)3: +Có nghề, có tài năng
( Dùng như chữ kỹ )
+ Nữ nhạc công, con hát
Thời cổ, cùng với các chữ “kỹ” (nhân + chi ), “kỹ” (thủ + chi ) là để chỉ những nữ
nhạc công, con hát có tài năng, tài nghệ cao. Qua đây, chúng ta thấy một điều rằng “kỹ nữ”
ban đầu không phải là loại phụ nữ làm nghề bán thân mà vốn là những người hát, ca múa,
mang tính chất nghệ thuật.
Qua thời gian, càng về sau, cách hiểu về từ kỹ nữ càng rời xa so với ý nghĩa đầu tiên
của nó. Các từ điển thông dụng ở nước ta thường đưa ra khái niệm về kỹ nữ và các từ gần
nghĩa như như ca nữ, ca kỹ, ví như:
o Kỹ: người con gái đẹp, đào hát, gái làm nghề mại dâm.4
o Kỹ nữ: người con gái làm nghề ca hát và mại dâm trong chế độ cũ.5
o Kỹ nữ: người con gái làm nghề mại dâm.6
o Kỹ nữ: gái hành nghề tại các thanh lâu, kỹ viện.7
o Ca kỹ: người phụ nữ sống bằng nghề ca hát và mại dâm trong xã hội cũ.8
o Ca kỹ: những người con gái làm nghề ca hát, có khi cả nghề mại dâm trong xã hội cũ.9
1 Từ điển Hán Việt, Nguyễn Tôn Nhan, NXB Từ điển Bách Khoa, 2003, trang 190
2 Từ điển Hán Việt, Nguyễn Tôn Nhan, NXB Từ điển Bách Khoa, 2003, trang 325
3 Từ điển Hán Việt, Nguyễn Tôn Nhan, NXB Từ điển Bách Khoa, 2003, trang 28
4 Từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT, 2005, trang 1095
5 Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb TpHCM, 2000, trang 980
6 Đại từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT, 1999, trang 934
7 Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb TpHCM, 2002, trang 638
8 Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb TpHCM, 2002, trang 87
9 Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2006, trang 144
o Ca kỹ: người phụ nữ làm nghề ca hát.10
o Ca nhi: người phụ nữ làm nghề ca hát trong xã hội cũ.11
Với những ý nghĩa mà các từ điển Việt Nam giải thích về ca kỹ, ca nhi, kỹ nữ thì có
thể hiểu ca nhi, ca nữ chỉ những người làm nghề ca hát, mua vui trong xã hội cũ, còn ca kỹ ,
kỹ nữ là những người phụ nữ đem thân xác để bán lấy tiền. So với ý nghĩa ban đầu thì càng
về sau, khái niệm kỹ nữ càng gần với việc bán dâm. Một tên gọi khác của kỹ nữ là “ thị kỹ”
(kỹ nữ ở thành thị), là những người đem bán thân xác của mình đánh đổi lấy tiền của khách
làng chơi.
Điều này xuất phát từ Trung Quốc. Nó được manh nha từ thời Đường Tống, định hình
trong thời Minh Thanh [39, 12]. Sự phát triển của nghề kỹ nữ ở Trung Quốc trải qua ba giai
đoạn:
Giai đoạn bán nghề là chủ yếu: từ Hạ Thương đến Ngụy Tấn nam bắc triều.
Giai đoạn coi trọng nhan sắc lẫn tài nghệ: t