Luận văn Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

Trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm và nghiên cứu làm thế nào với chi phí bỏ ra thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh trên thị trường các công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đang phải thử thách và đọ sức trên thị trường hàng hóa trong nước và hàng hóa ngoại nhập. Trong cuộc đấu tranh đó, tất yếu sẽ không có chỗ đứng cho những doanh nghiệp mà hàng hóa của họ kém chất lượng và không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Các chủ doanh nghiệp muốn biết sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đã đạt được kết quả thu vào hay chi ra là bao nhiêu, lãi hay lỗ. Do đó, sau khi doanh nghiệp sản xuất ra thành phẩm thì phải bán sản phẩm để thu hồi vốn tiếp tục đầu tư và sản xuất. Mà muốn sản phẩm đến được với khách hàng thì doanh nghiệp phải tìm kiếm những doanh nghiệp khác có vai trò trung gian này có chức năng thương mại dịch vụ để đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Đó là quá trình mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh.

docx68 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN “Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực. TP.Hồ Chí Minh, ngày …tháng…năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Anh LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại khoa Kế toán - Tài Chính -Ngân Hàng của trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, em đã có được nhiều kiến thức quan trọng cho nghề nghiệp tương lai của mình. Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã truyền đạt cho em những nền tảng kiến thức quý báu. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.s Phạm Thị Huyền Quyên. Cô đã chỉ ra những sai sót trong quá trình thực tập để em khắc phục, sửa chữa để Khóa Luận Tốt Nghiệp được hoàn thiện và làm nền tảng thực tế cho công việc sau này của sinh viên chúng em. Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Viglacera, cảm ơn các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tìm hiểu và tiếp cận với những kiến thức thực tế tại công ty, giúp em có cơ hội học hỏi và áp dụng những kiến thức đã học tại trường vào trong thực tế. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và gởi lời chúc sức khỏe, thành công đến tất cả. Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CK : Chiết khấu GTGT : Giá trị gia tăng HĐKD : Hoạt động kinh doanh KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh KQKD : Kết quả kinh doanh KSNB : Kiểm soát nội bộ KTQT : Kế toán quản trị KTTH : Kế toán tổng hợp QH : Quan hệ SXKD : Sản xuất kinh doanh TCKT – XNK : Tài chính kế toán – xuất nhập khẩu TCTD : Tài chính tín dụng TGĐ : Tổng giám đốc TK : Tài khoản TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt XK : Xuất khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng 16 Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 17 Sơ đồ 1.3: Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt 19 Sơ đồ 1.4 Kế toán thuế xuất khẩu 20 Sơ đồ 1.5 Trình tự kế toán giá vốn hàng bán 21 Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán Doanh thu hoạt động tài chính 25 Sơ đồ 1.7: Kế toán chi phí tài chính 26 Sơ đồ 1.8: Kế toán thu nhập khác 27 Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí khác 28 Sơ đồ 1.10 Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Viglacera HL 35 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu Tổ chức phòng TC-KT 39 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 41 Sơ đồ 2.4: Hình thức kế toán máy 42 Sơ đồ 3.1: Quy trình bán hàng 45 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm và nghiên cứu làm thế nào với chi phí bỏ ra thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh trên thị trường các công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đang phải thử thách và đọ sức trên thị trường hàng hóa trong nước và hàng hóa ngoại nhập. Trong cuộc đấu tranh đó, tất yếu sẽ không có chỗ đứng cho những doanh nghiệp mà hàng hóa của họ kém chất lượng và không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Các chủ doanh nghiệp muốn biết sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đã đạt được kết quả thu vào hay chi ra là bao nhiêu, lãi hay lỗ. Do đó, sau khi doanh nghiệp sản xuất ra thành phẩm thì phải bán sản phẩm để thu hồi vốn tiếp tục đầu tư và sản xuất. Mà muốn sản phẩm đến được với khách hàng thì doanh nghiệp phải tìm kiếm những doanh nghiệp khác có vai trò trung gian này có chức năng thương mại dịch vụ để đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Đó là quá trình mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, chúng ta phải tìm hiểu xem tổng doanh thu bán hàng hóa, gía vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Từ đó so sánh với doanh thu chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện những công việc ấy cần phải có một bộ phận chuyên môn theo dõi và phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận đó chình là kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nên tôi chọn chuyên đề “Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long để đánh giá thực trạng những ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ long, phân tích sự cần thiết khách quan phải tổ chức hạch toán kế toán trong cơ chế nói chung và tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Từ đó đưa ra những phương hướng và một số giải pháp cần thiết để hoàn thiện hơn nữa tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long trong khoảng thời gian hơn 2 tháng từ tháng 18/07/2011 đến 19/09/2011 với nội dung nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên cơ sở đó khái quát những phương hướng và nêu một số giải pháp cần thiết nhằm tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ long có hiệu quả hơn. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là kết hợp lý luận, khảo sát tư liệu các giáo trình, một số luận văn tốt nghiệp, sách báo… để tập hợp những vấn đề chung đã có, khảo sát thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long và dùng phương pháp phân tích để rút ra các kết luận và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long. Kết cấu của đề tài Trong luận văn này, tôi nghiên cứu tình hình mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh trong tháng 7/2011 tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long. Kết cấu của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Chương 2: Tổng quan về Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long Chương 3: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Chương 4: Nhận xét và kiến nghị CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Những vấn đề chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Khái niệm quá trình bán hàng Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác có ý thức và có mục đích, được lặp đi lặp lại, và không ngừng được đổi mới, hình thành quá trình tái sản xuất xã hội, gồm các giai đoạn: Sản xuất – Lưu thông – Phân phối – Tiêu dùng. Các giai đoạn này diễn ra một cách tuần tự và bán hàng (tiêu thụ) là khâu cuối cùng. Bán hàng là quá trình chuyển hóa giá trị sử dụng của sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị “tiền tệ”. Thực chất của quá trình bán hàng là quá trình tìm kiếm doanh thu để bù đắp chi phí và tạo lợi nhuận. Ý nghĩa và nhiệm vụ công tác hạch toán quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Ý nghĩa Hạch toán kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp, ghi chép các số liệu về tình hình hoạt động doanh nghiệp, qua đó cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, đầu tư hiệu quả nhất. Nhiệm vụ kế toán Tổ chức ghi chép, phản ánh và giám sát và tổng hợp số liệu. Tính toán và phản ánh chính xác kịp thời doanh thu bán hàng. Tính toán phản ánh đúng đắn giá trị hàng xuất kho và trị giá vốn hàng đã tiêu thụ. Ghi chép và phản ánh kịp thời các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại hoặc hàng bị trả lại để xác định chính xác doanh thu bán hàng thuần. Tính toán chính xác, đầy đủ và kịp thời kết quả bán hàng. Kiểm tra, chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch quá trình bán hàng. Kế toán quá trình bán hàng Phương thức bán hàng Bán hàng trong nước Bán buôn hàng hóa Hiện nay có 2 phương án bán buôn như sau: Bán hàng qua kho Có 2 phương thức giao hàng qua kho: Phương thức giao hàng tại kho: Bên bán giao hàng tại kho bên bán, người đại diện bên mua nhận hàng tại kho bên bán, ký vào hóa đơn bán hàng và nhận hàng cùng với hóa đơn dành cho bên mua. Phương thức chuyển hàng: Bên bán chuyển hàng từ kho của mình giao cho bên mua tại địa điểm do bên mua quy định đã thỏa thuận ghi trên hợp đồng. Bán hàng vận chuyển thẳng(bán hàng giao tay ba) Hàng hóa được mua đi bán lại ngay mà không qua nhập kho. Xét về đối tượng tham gia thị có ít nhất 3 đối tượng tham gia mua bán. Bên cung cấp (C) Bên mua (M) Cty thương mại (B) Mua Chuyển hàng Bán Vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Nghĩa là B mua và bán hàng phải trực tiếp thanh toán tiền hàng. Vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Nghĩa là B trở thành một tổ chức môi giới thương mại giới thiệu cho bên cung cấp (C) và bên mua (M) mua bán trực tiếp với nhau, B được hưởng hoa hồng và phải chịu thuế trên doanh thu hoa hồng. Bán lẻ hàng hóa Có 2 phương thức thu tiền như sau: Phương thức bán hàng thu tiền tập trung: Khách hàng tự do lựa chọn hàng hóa và thanh toán một lần khi tới hạn. Bán hàng thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng sẽ thu tiền trực tiếp từ khách, cuối ngày lập báo cáo bán hàng và đem tiền nộp cho phòng kế toán. Có 2 loại hình thức bán hàng xuất khẩu: Xuất khẩu trực tiếp: Doanh nghiệp xuất khẩu phải làm bộ chứng từ. Xuất khẩu ủy thác: Doanh nghiệp ủy thác xuất khẩu phải tiến hành các công việc sau: Ký hợp đồng ủy thác, chịu chi phí tại cửa khẩu, lập hóa đơn, đóng thuế xuất khẩu và trả phí ủy thác cho đơn vị nhận ủy thác. Kế toán doanh thu bán hàng Khái niệm doanh thu Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Đo lường doanh thu Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Cơ sở dồn tích: Doanh thu được ghi nhận vào thời điểm phát sinh Phù hợp: Doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp. Thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 4 điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế; Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Chứng từ kế toán sử dụng Hóa đơn thuế GTGT Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Phiếu thu, giấy báo Có Bảng kê hàng hóa bán ra Sổ kế toán: Sổ Cái, Sổ Chi Tiết. Tài khoản sử dụng Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ” Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD. Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5111 : Doanh thu bán hàng hóa Tài khoản 5112 : Doanh thu bán các thành phẩm Tài khoản 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 5114 : Doanh thu trợ cấp, trợ giá Tài khoản 5117 : Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư Tài khoản 5118 : Doanh thu khác. Các trường hợp không được hạch toán vào doanh thu: Trị giá hàng hóa, vật tư bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công. Số tiền thu được về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Trị giá sản phẩm, hàng hóa gởi bán đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Trị giá hàng gởi bán theo phương thức gởi bán đại lý, ký gởi (chưa xác định là tiêu thụ). Các khoản thu nhập khác không được xem là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc… Tài khoản 512 gồm 3 TK cấp 2: TK 5121 : Doanh thu bán hàng hóa TK 5122 : Doanh thu bán thành phẩm TK 5123 : Doanh thu cung cấp dịch vụ Trình tự kế toán doanh thu bán hàng TK 641 TK 911 TK 521,531,532 TK 333 TK 331,315 TK 113 TK 111,112 Doanh thu bán hàng thuần Các khoản thuế tính trừ vào doanh thu(thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT trục tiếp) TK 511,512 Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán Bán hàng thu bằng tiền Khách mua hàng trả bằng thẻ tính dụng Doanh thu được chuyển thẳng để trả nợ Các khoản tiền hoa hồng, phí ngân hàng trích từ doanh thu (Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Giá nhập kho hàng bị trả lại TK 111,131 TK 511(512) TK 521,531,532 Kết chuyển khoản giảm doanh thu Khoản CK thương mại,doanh thu hàng bán bị trả lại,khoản giảm giá hàng bán phát sinh TK 156,157 Thuế GTGT hoàn lại cho khách hàng TK 632 TK 33311 (Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán các khoản giảm trừ doanh thu) Chiết khấu thương mại Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Nguyên tắc hạch toán: Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã qui định. Chứng từ hạch toán: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng. Sổ kế toán: Sổ Cái, Sổ chi tiết. Tài khoản sử dụng: TK 521 “chiết khấu thương mại”. TK 521 : Không có số dư cuối kỳ. TK 521 : Chiết khấu thương mại có 3 tài khoản cấp 2: TK 5211 : Chiết khấu hàng hóa TK 5212 : Chiết khấu thành phẩm TK 5213 : Chiết khấu dịch vụ Sơ đồ hạch toán (Sơ đồ 1.2) Giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là giảm trừ tiền do hàng hóa kém phẩm chất. Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phản ánh vào tài khoản các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá khi đã bán và phát hành hóa đơn. Phát sinh thực tế được phản ánh bên Nợ Tài Khoản 532. Cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính được kết chuyển sang TK 511 hoặc TK 512”Doanh thu hàng bán nội bộ” Chứng từ hạch toán: Hóa đơn giá trị gia tăng. Sổ kế toán: Sổ Cái, Sổ chi tiết. Tài khoản sử dụng: TK 532 “Giảm giá hàng bán”, không ghi giảm giá vốn. Sơ đồ hạch toán (Sơ đồ 1.2) Hàng bán bị trả lại Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Hàng bán bị trả lại phải nhập kho thành phẩm, hàng hóa và xử lý theo chính sách tài chính, thuế hiện hành. Nguyên tắc hạch toán: Phát sinh thực tế được phản ánh bên Nợ Tài Khoản 531. Cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính được kết chuyển sang TK 511 hoặc TK 512”Doanh thu hàng bán nội bộ” Chứng từ hạch toán: Hóa đơn giá trị gia tăng. Sổ kế toán: Sổ Cái, Sổ chi tiết. Tài khoản sử dụng: TK 531 “hàng bán bị trả lại ”. Biên bản xác nhận hàng bị lỗi do nhân viên thị trường, bộ phận KCS ký xác nhận. Phiếu nhập kho. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất như: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá… Phương pháp tính thuế TTĐB: Giá tính thuế của hàng hóa sản xuất trong nước: Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa thuế GTGT 100% + Thuế suất thuế TTĐB% Căn cứ vào giá tính thuế TTĐB, tính thuế TTĐB phải nộp: Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB X Thuế suất thuế TTĐB % Tài khoản sử dụng TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt Doanh thu bán hàng TK 156,152,211 TK 111,112,131 TK 511 TK 3332 TK 111,112 Nộp thuế Thuế TTĐB bán hàng phải nộp Thuế TTĐB hàng nhập khẩu (Sơ đồ 1.3: Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt) Thuế xuất khẩu Phương pháp tính thuế XK: Tính theo giá FOB quy ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng (TGBQLNH) Mức thuế suất XK phải nộp (VND) = Số lượng hàng XK thực tế X Đơn giá XK X Tỷ giá BQLNH X Thuế suất thuế XK % Tài khoản sử dụng: TK 3333 – “ Thuế xuất, nhập khẩu” Thuế xuất khẩu phải nộp Nộp thuế Được miễn, giảm, trả lại thuế XK TK 111,112,131 TK 511 TK 3333 TK 111,112 Doanh thu bán hàng (Sơ đồ 1.4 Kế toán thuế xuất khẩu) Kế toán giá vốn hàng bán Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm tiêu thụ. Phương pháp tính trị giá xuất kho Theo phương pháp kê khai thường xuyên Doanh nghiệp sử dụng một trong 4 phương pháp: Phương pháp thực tế đích danh: sản phẩm, hàng hóa xuất ra thuộc lần nhập kho thì lấy giá nhập kho của lần nhập kho đó làm giá xuất. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): hàng hóa xuất ra theo giá có đầu tiên trong kho tương ứng với số lượng của nó, nếu không đủ thì lấy giá tiếp theo, theo thứ tự từ trước đến sau. Phương pháp nhập sau – xuất trước(LIFO): hàng hóa xuất ra trước tính theo giá của lần nhập sau cùng trước khi xuất tương ứng với số lượng của nó và lần lượt tính ngược lên theo thời gian nhập. Phương pháp đơn giá bình quân: vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định đơn giá bình quân (ĐGBQ) của hàng hóa, sản phẩm tồn và nhập trong kỳ để làm giá xuất kho. ĐGBQ = Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Trị giá hàng xuất trong kỳ = số lượng xuất trong kỳ x ĐGBQ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Tài khoản sử dụng Sử dụng tài khoản 632 –“ Giá vốn hàng bán” TK 632 Giá vốn của hàng đã bán Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định KQKD Sơ đồ kế toán Hàng hóa đã bán được trả lại nhập kho TK 157 Hàng gởi bán đã bán được TK 156 Gởi bán Mua xong gởi bán Kết chuyển giá vốn hàng đã bán trong kỳ TK 632 TK 331,111,… TK 911 Mua xong bán ngay Xuất kho bán trực tiếp (Sơ đồ 1.5 Trình tự kế toán giá vốn hàng bán) Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Kết quả hoạt động kinh doanh Khái niệm Kết quả kinh doanh là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán gồm: hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và kết quả kinh doanh của hoạt động khác. Lợi nhuận thuần từ HĐKD = ( Doanh thu bán hàng thuần và cung cấp dịch vụ + Doanh thu tài chính ) - ( Giá vốn hàng bán + Chi phí tài chính + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp ) Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác Nguyên tắc hạch toán Thực hiện các bút toán điều chỉnh trước khi khóa sổ: Điều chỉnh chi phí và doanh thu theo nguyên tắc phù hợp Điều chỉnh các khoản doanh thu theo nguyên tắc cơ sở dồn tích Các yếu tố cấu thành Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm doanh thu. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: A Các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại B Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại Thuế TTĐB, thuế XK, VAT Doanh thu thuần = A – B Kế toán chi phí bán hàng Khái niệm: Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao động phục vụ trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa. Yếu tố cấu thành: Tài khoản sử dụng: TK 641 – “ Chi phí bán hàng” TK 641 có 7 tài khoản cấp 2: TK 6411: Chi phí nhân viên TK 6412 : Chi phí vật liệu bao bì TK 6413 : Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415 : Chi phí bảo hành TK 6417 : Chi phí dịch vụ bảo hành TK 64
Tài liệu liên quan