Luận văn Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đổi mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch đã được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của đất nước và đang dần hội nhập với khu vực và thế giới. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng ngày một tăng. Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế của cả nước và có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc. Trong những năm gần đây, Du lịch Hà Nội đã đạt được những thành tựu khả quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển theo hướng bền vững, hiện đại, nâng cao vị thế của thủ đô trong khu vực và quốc tế.

doc192 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên luận văn: Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội  Nghệ thuật biểu diễn truyền thống - Múa rối nước Việt Nam PhÇn më ®Çu 1. Lý do cần nghiên cứu: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đổi mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch đã được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của đất nước và đang dần hội nhập với khu vực và thế giới. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng ngày một tăng. Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế của cả nước và có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc. Trong những năm gần đây, Du lịch Hà Nội đã đạt được những thành tựu khả quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển theo hướng bền vững, hiện đại, nâng cao vị thế của thủ đô trong khu vực và quốc tế. Xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và để khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch phong phú, thủ đô Hà Nội đã coi phát triển du lịch là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của Thủ đô. Vì vậy, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội thời kỳ 1996-2010 đã được xây dựng và phê duyệt ngay sau khi QHTT của cả nước được Chính phủ phê duyệt. Dự án Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội cũng đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2002. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội những năm vừa qua có nhiều yếu tố mới xuất hiện. Các quy hoạch kinh tế- xã hội mới được xây dựng cho vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặt ra phương hướng và nhiệm vụ mới cho định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội; đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO,...đã đặt du lịch Hà Nội trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải có những kế hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành du lịch Hà Nội, để du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực và Thế giới. Trong các định hướng phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015 của Thành uỷ Hà Nội, định hướng trọng tâm về việc phát triển triệt để lợi thế du lịch văn hoá được coi là mấu chốt để tìm ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của Thủ đô, trong đó có vấn đề phát triển các loại hình du lịch văn hoá phi vật thể. Những năm qua, du lịch Hà Nội đã tập trung khai thác các loại hình du lịch văn hoá phi vật thể, trong đó tập trung nhiều vào các vấn đề như lễ hội truyền thống, phát triển du lịch làng nghề và đặc biệt là khai thác các giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống như múa rối nước, ca trù, ả đào, chèo hay các giá trị văn hoá dân gian. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống được tạo dựng trên nền tảng văn hoá dân tộc với bề dày hàng mấy nghìn năm, trong đó có sự chắt lọc, tạo nên nét tinh tuý của nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong lòng Hà Nội. Múa rối nước là một trong những giá trị văn hoá tinh thần vô cùng quan trọng, độc đáo và có thể coi là di sản dân tộc, chỉ có ở Việt Nam mà không có ở nơi nào trên thế giới. Chính vì vậy, việc khai thác đầy đủ và hợp lý các giá trị văn hoá phi vật thể với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Hà Nội phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, đồng thời giúp bảo tồn, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó, dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc phát triển du lịch Hà Nội thông qua việc khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như múa rối nước, ca trù (ả đào), chèo, chầu văn ...., nhưng trên thực tế, qua khảo sát điều tra khách du lịch quốc tế đến du lịch tại Hà Nội, hầu hết các khách du lịch đều cho rằng, du lịch Hà Nội chưa khai thác được các lợi thế của mình đang có về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Hơn nữa, dù có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống song việc sử dụng nó để phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài múa rối nước được coi là "đỏ đèn" hàng ngày bởi sự độc đáo có một không hai thì khách du lịch đến Hà Nội gần như không biết thêm bất kỳ một loại hình nghệ thuật biểu diễn nào khác. Do đó, luận văn xin được đề cập đến khía cạnh văn hoá phi vật thể của du lịch Hà Nội nói chung và trong đó tập trung khai thác khía cạnh các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Hà Nội nói riêng để qua đó, đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp phát phát triển hợp lý, hiệu quả nhằm khai thác triệt để khía cạnh ấy trong việc quảng bá, khuếch trương cho loại hình du lịch văn hoá ở Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Những tác động của việc khai thác này trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. - Đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thông qua các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Qua đó, đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm khai thác có hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: + Nghiên cứu đối tượng chính là các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đã, đang và sẽ khai thác để phát triển du lịch Hà Nội như Múa rối nước, chèo, chầu văn, ả đào (ca trù), dân ca quan họ, nghệ thuật múa truyền thống Việt Nam ... + Nghiên cứu đối tượng khách du lịch chủ yếu là khách du lịch quốc tế thông thường, khách du lịch là người Việt Kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: - Luận văn tập trung nghiên cứu khía cạnh giá trị văn hoá của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, đặc trưng văn hoá như múa rối nước, ca trù (ả đào), chầu văn, chèo, dân ca quan họ, nghệ thuật múa âm nhạc truyền thống.... - Tiếp đến, luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm, tâm lý của đối tượng khách du lịch quốc tế (có cả khách Việt kiều), trong đó khai thác các thị trường trọng điểm có số lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn nhất như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ,... Sở dĩ luận văn xin không được đề cập đến khách du lịch nội địa bởi đa phần khách du lịch nội địa đã có hiểu biết cơ bản về các loại hình nghệ thuật truyền thống nên nhìn chung, khách du lịch nội địa không có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này trong các chương trình du lịch đến Hà Nội. Thực trạng khảo sát điều tra cho thấy khách du lịch nội địa không có nhu cầu thật sự khi đến du lịch Hà Nội về xem, tham quan, nghe các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. - Sau đó, nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, trong đó, nghiên cứu cả những vấn đề về chính sách quản lí vĩ mô, vi mô và các giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. - Nghiên cứu tác động qua lại giữa phát triển du lịch Hà Nội với phát triển, bảo tồn gìn giữ văn hoá truyền thống dân tộc ở dạng Phi vật thể. - Cuối cùng, đề xuất giải pháp hiệu quả nhằm phát triển du lịch. + Về không gian: Do giới hạn của luận văn, chủ yếu tập trung nghiên cứu trong phạm vi Thủ đô Hà Nội, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực nội thành, các điểm du lịch, các điểm biểu diễn truyền thống có nhièu khách du lịch quốc tế. + Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc khai thác các giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn từ khoảng năm 1998 đến nay và định hướng nghiên cứu đến 2015 theo mục tiêu phát triển, định hướng phát triển du lịch Hà Nội tới năm 2015. 4. Nh÷ng vÊn ®Ò míi ®­îc nghiªn cøu cña luËn v¨n: Phân tích rõ các đặc điểm của thị trường khách du lịch quốc tế trong việc hưởng thụ các giá trị văn hoá phi vật thể nói chung và các giá trị văn hoá nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói riêng. Phân tích thực trạng giá trị văn hoá phi vật thể nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Hệ thống hoá các giải pháp tổ chức khai thác thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm cả ở tầm vĩ mô và vi mô thời gian qua. Phân tích đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Chỉ ra những thách thức từ việc hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển du lịch văn hoá và tác động của nó tới việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thị trường khách du lịch quốc tế dựa trên việc khai thác phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2015. 5. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tổng hợp, khảo sát thu thập, xử lý và phân tích thông tin, số liệu. Phương pháp thống kê. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp chuyên gia. Phương pháp điều tra xã hội học. 6. C¬ së ®Ó hoµn thµnh tèt luËn v¨n: - Mong rằng, với việc học viên đã thu thập được khá nhiều tài liệu liên quan đến việc khai thác các giá trị biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch có thể góp phần hoàn thành luận văn một cách tốt nhất có thể trong khả năng của học viên. - Học viên được sự ủng hộ và giúp đỡ của thÇy gi¸o h­íng dÉn, các thầy cô giáo là giảng viên, là các giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đầu ngành trong lĩnh vực du lịch và văn hoá du lịch của Trường Đại học KHXH&NVQG. 7. Néi dung, bè côc cña luËn v¨n: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về khách du lịch, và khách du lịch quốc tế. Giá trị văn hoá của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng tổ chức khai thác hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG TẠI VIỆT NAM 1. Kh¸i niÖm, ®Æc ®iÓm kh¸ch du lÞch, kh¸ch du lÞch quèc tÕ. 1.1. Khái niệm khách du lịch Về cơ bản, khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một thời gian nhất định, sử dụng các dịch vụ du lịch và có khả năng thanh toán các khoản tiêu dùng đó. Khách du lịch không phải là những người đi học tập, đi làm việc tại điểm đến du lịch với mục đích kiếm thu nhập cho cá nhân. Như vậy, để được coi là khách du lịch thì phải đạt được các yếu tố sau: + Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, có thể rời xa hàng nghìn km nhưng cũng có thể chỉ trong một phạm vi bán kính là vài chục km. + Sử dụng các dịch vụ du lịch tại điểm đến du lịch mà khách định đến + Có khả năng thanh toán, chi trả cho các dịch vụ du lịch khách sử dụng trong chuyến du lịch. + Không mưu cầu mục đích kiếm thu nhập cho cá nhân. Có hai loại khách đi du lịch, đó là khách du lịch và khách tham quan du lịch. Với đối tượng là khách du lịch thì thông thường, thời gian lưu trú khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên là lớn hơn 1 ngày đêm (24 giờ) và bắt buộc phải ở qua đêm ở một địa điểm không phải là nhà mình. Như vậy, đối tượng khách này sẽ phải sử dụng ít nhất ba dịch vụ cơ bản trong du lịch là ăn, ngủ và dịch vụ bổ sung như vận chuyển, vé tham quan, ... Đối tượng khách này thường đi theo tour du lịch trọn gói. Với khách tham quan thì đó là đối tượng đi du lịch nhưng chỉ đi trong ngày, không ở qua đêm tại điểm du lịch không phải nơi cư trú thường xuyên của mình và như vậy là không sử dụng dịch vụ lưu trú. Đối tượng khách này thường chỉ sử dụng các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, vé tham quan. Đối tượng này cũng ít khi đi theo tour trọn gói mà thường tự tổ chức, tự thuê phương tiện vận chuyển và nhiều khi còn chuẩn bị sẵn đồ ăn uống từ nhà. Vậy, nhìn chung, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, trong đó, khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người trong một quốc gia định cư ở nước ngoài vào quốc gia đó du lịch; công dân của quốc gia đó, người nước ngoài thường trú tại đó ra nước ngoài du lịch. Như vậy, khách du lịch quốc tế sẽ được chia thành hai đối tượng cơ bản: - Khách là người nước ngoài, người trong nước định cư ở nước ngoài đi du lịch trong nước. - Khách là người trong nước, người nước ngoài định cư ở trong nước đi du lịch nước ngoài. Ở Việt Nam, khách du lịch quốc tế được định nghĩa theo Luật Du lịch Việt Nam là: Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; là người Việt Nam, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Có thể thấy, định nghĩa trong Luật Du lịch của Việt Nam đã bao trùm được cả hai đối tượng khách quốc tế cơ bản, đó là khách quốc tế In-bound (khách quốc tế chủ động hay còn gọi là khách quốc tế vào du lịch tại Việt Nam và Out-bound (khách quốc tế bị động hay còn gọi là khách quốc tế đi ra ngoài Việt Nam du lịch). Tuy vậy, ở nhiều quốc gia, đối tượng khách du lịch quốc tế đầu tiên luôn được khuyến khích phát triển tăng cả về lượng và chất. Thu nhập xã hội từ du lịch tăng cao, xuất khẩu thu ngoại tệ tại chỗ là giải pháp tốt nhất. Còn đối tượng khách thứ hai thì ít được khuyến khích bởi nếu như số lượng khách du lịch là người trong nước đi du lịch quá đông thì sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu ngoại tệ. Trong khi đó, khách du lịch nội địa cũng luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia nào. Quốc gia nào càng phát triển, dân số đông và lượng khách du lịch nội địa đi du lịch có khả năng thanh toán chi trả cao thì quốc gia đó sẽ rất phát triển du lịch nội địa. Theo Luật Du lịch Việt Nam thì khách du lịch nội địa được định nghĩa như sau: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, khách du lịch nội địa nói chung sẽ là những người công dân của một quốc gia hay những người nước ngoài đang thường trú, công tác và làm việc tại quốc gia đó, đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khách du lịch nội địa thường được coi là những khách du lịch có địa bàn di chuyển không lớn như khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, nếu như quốc gia nào có diện tích rộng lớn như Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nga, ấn Độ,... thì việc di chuyển trong lãnh thổ quốc gia đó sẽ là một phạm vi lớn. 1.2 Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam Từ năm 1991 đến năm 2000, khách du lịch quốc tế tăng 7,1 lần, từ 300 nghìn lượt lên 2,14 triệu lượt; khách du lịch nội địa tăng 7,5 lần, từ 1,5 triệu lượt lên 11,3 triệu lượt. Đến năm 2005, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, con số này đã đạt khoảng 3,4 triệu lượt khách quốc tế, 16,1 triệu lượt khách nội địa. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Bảng 1: Tình hình khách du lịch tại Việt Nam (giai đoạn 1995 – 2005) Đơn vị: Triệu lượt  1995  2000  2005   Tổng lượt khách  5,5  13,44  19,5   Khách quốc tế  1,35  2,14  3,4   Khách nội địa  6,85  11,3  16,1   (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Thị trường khách du lịch quốc tế ngày càng đa dạng, hiện đang phát triển tập trung là khách du lịch đến từ các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Đài Loan, Úc, Pháp, Thái Lan và Anh. b) Nguồn thu từ du lịch Theo Tổng cục du lịch, nguồn thu từ du lịch tăng đáng kể, trung bình trên 16,6%/năm: năm 1995 đạt 8.000 tỷ đồng, năm 2000 là 17.400 tỷ, năm 2003 đạt xấp xỉ 20.000 tỷ, năm 2004 đạt 26 ngàn tỷ đồng, năm 2005 đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng. (Nguồn: Tổng cục Du lịch) 1.4. Đặc điểm của khách du lịch quốc tế Khai thác thị trường khách du lịch quốc tế hoàn toàn không dễ dàng. Nhiều công ty lữ hành quốc tế có kinh nghiệm gặp không ít khó khăn và lúng túng khi tham gia vào khai thác mảng thị trường này. Nhiều công ty đã không đạt được kế quả như mong muốn. Lý do là vì mảng thị trường khách du lịch quốc tế dù đã được khai thác từ lâu, trong đó chủ yếu là mảng du lịch In-bound, nhưng mỗi thị trường lại có những đặc thù riêng của nó, tính cạnh tranh trên thị trường lại rất lớn, đòi hỏi cả ở cấp độ vĩ mô quản lý Nhà nước về du lịch và vi mô ở cấp độ doanh nghiệp có cách tiếp cận riêng. Để có được phương pháp khai thác thị trường du lịch quốc tế một cách phù hợp và có hiệu quả ta hãy cùng nhau phân tích một vài đặc điểm cơ bản của nó. Nhìn chung, khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đều khá tương đồng nhau về mặt động cơ, mục đích, nhu cầu, mong muốn đi du lịch. Cả hai đều rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình và đến một nơi khác với mong muốn được thưởng thức, thưởng lãm các danh lam thắng cảnh, các dịch vụ và các nét đặc trưng văn hoá của điểm đến. Nhưng cả hai vẫn có những đặc điểm riêng mà khách du lịch quốc tế có những đặc điểm nổi bật như sau: Về phạm vi, khoảng cách, di chuyển và lãnh thổ: - Khách du lịch quốc tế di chuyển trong một phạm vi lãnh thổ lớn, ra khỏi quốc gia mình là công dân sinh sống. - Bán kính di chuyển thường rất rộng và có khi ở mức độ toàn cầu chứ không chỉ ở mức độ khu vực, châu lục. - Các phương tiện vận chuyển trong chuyến đi du lịch sẽ rất đang dạng và hiện đại, chủ yếu là di chuyển bằng máy bay. Về đặc trưng tâm lý, sở thích, tiêu dùng của khách du lịch quốc tế: - Khách du lịch quốc tế ngoài việc thường có tâm lý đi du lịch theo mùa, vụ thì họ còn có thói quen đi du lịch trong bất kỳ thời điểm nào cho phép. Ở đây là cho phép cả về thời gian lẫn tiền bạc. Vào các dịp nghỉ hè, nghỉ đông, ngày lễ lớn của đất nước họ, khách du lịch quốc tế sẽ đi du lịch trong nước và rất nhiều người sẽ chọn cho mình các chuyến du lịch nước ngoài. - Khách nội quốc tế thích lựa chọn những loại hình du lịch đặc trưng là du lịch biển, du lịch nghỉ núi và du lịch văn hoá - tín ngưỡng – lễ hội để họ có thể khám phá một vùng đất mới thông qua phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá và cản quan của đất nước đó. - Khách du lịch quốc tế ở quốc gia có thu nhập bình quân đầu người GDP cao thì thường có khả năng chi trả cao và ngược lại. Tuy vậy, đã là khách du lịch đi du lịch quốc tế thì mức độ chi trả cũng phải đạt được tiêu chuẩn và mức độ phù hợp khi đi du lịch nước ngoài. - Khách du lịch quốc tế thường phải mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị thủ tục, giấy tờ hợp lệ để đi du lịch. Khách sẽ phải làm hộ chiếu, visa hay chuẩn bị đổi ngoại tệ, thẻ tín dụng quốc tế, hoá đơn thanh toán trả trước Voucher,..., - Khách du lịch quốc tế khi đi du lịch thường chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để đảm bảo cho chuyến du lịch của họ thành công nhất. Về
Tài liệu liên quan