Quan điểm phổ thông cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung tại một thời điểm. Chúng ta có thể hiểu theo quan điểm này thì giá tăng là lạm phát. Tất nhiên là không hẳn như vậy. Chúng ta thử nghĩ xem vào dịp Tết tất cả các mặt hàng hầu như đều tăng, phải chăng đó là lạm phát. Không! Đó chỉ là biến động cung cầu tạm thời, hay nói cách khác nếu giá tăng trong thời gian ngắn thì không phải cứ coi là lạm phát, chúng ta không nên cường điệu hóa.
Nhà kinh tế học Milton Fridmen đã định nghĩa: Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và kéo dài liên tục trong một thời gian dài. Như vậy với việc hình thành lạm phát theo quan điểm này, bản chất lạm phát được thể hiện ở tính chất sự tăng giá, với một tốc độ cao và thời gian dài, đó là đặc thù riêng có của lạm phát. Định nghĩa này cũng được Keynes ủng hộ, phù hợp với mục tiêu ổn định giá cả trong thời gian dài của các NHTW.
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&
Luận văn
Đề tài: Lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay
Mục lục
DANH SÁCH NHÓM:
1. Phạm Trung Hiếu - NT - 01649.727.456
2. Phạm Trí Trung
3. Nguyễn Văn Hải
4. Phạm Bùi Việt Phương
5. Nguyễn Tiến Lâm
6. Nguyễn Hoàng Long
7. Lê Đức Hoàng
8. Lê Phương Toan
9. Hồ mậu Lượng
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm về lạm phát
Quan điểm phổ thông cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung tại một thời điểm. Chúng ta có thể hiểu theo quan điểm này thì giá tăng là lạm phát. Tất nhiên là không hẳn như vậy. Chúng ta thử nghĩ xem vào dịp Tết tất cả các mặt hàng hầu như đều tăng, phải chăng đó là lạm phát. Không! Đó chỉ là biến động cung cầu tạm thời, hay nói cách khác nếu giá tăng trong thời gian ngắn thì không phải cứ coi là lạm phát, chúng ta không nên cường điệu hóa.
Nhà kinh tế học Milton Fridmen đã định nghĩa: Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và kéo dài liên tục trong một thời gian dài. Như vậy với việc hình thành lạm phát theo quan điểm này, bản chất lạm phát được thể hiện ở tính chất sự tăng giá, với một tốc độ cao và thời gian dài, đó là đặc thù riêng có của lạm phát. Định nghĩa này cũng được Keynes ủng hộ, phù hợp với mục tiêu ổn định giá cả trong thời gian dài của các NHTW.
1.2. Các phương pháp đo lường lạm phát
1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI
CPI được sử dụng một cách phổ biến trong việc đánh giá mức lạm phát . CPI đo lường mức giá trung bình của 1 nhóm hàng hoá và dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình trong 1 giai đoạn nhất định. Chỉ số CPI được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại và giá trị tại kỳ gốc của rổ hang hoá đã được chọn theo quy định:
Ưu điểm: Cho phép so sánh sự biến động mức giá tiêu dùng theo thời gian.
Nhược điểm: Không phản ánh được sự thay đổi trong cơ cầu tiêu dùng , đồng thời cũng không phản ánh được sự thay đổi về chất lượng của hàng hoá dịch vụ.
Ở Việt Nam , CPI được tính cho toàn quốc và cho từng địa phương, chỉ số giá bình quân được thông báo hàng tháng, tổ hợp của nhiều tháng và cho cả năm và được công bố cùng chỉ số giá vàng và chỉ số đô la Mỹ.
1.2.2. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở.
Ưu điểm: Phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau.
Nhược điểm: Chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước) , không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó.
1.2.3. Chỉ số lạm phát cơ bản
Chỉ số lạm phát cơ bản có cách tính tương tự như chỉ số CPI nhưng loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng.Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đo lường lạm phát cơ bản nhưng có thể cho chúng vào 3 nhóm chính:
Nhóm phương pháp cơ học: Việc tính toán theo phương pháp này được thực hiện bằng cách loại bỏ 1 số mặt hàng khỏi rổ CPI với nguyên tắc loại bỏ những hàng hoá đặc trưng bởi những cú sốc mạnh ( có tính mùa vụ hay liên quan tới cung và giá cả không được hình thành bởi thị trường).
Nhóm phương pháp thống kê: Loại bỏ tác động của những thay đổi thái quá của giá cả ảnh hưởng tới tỷ lệ lạm phát chung. Nhóm mặt hàng bị loại trừ thay đổi theo từng tháng và phụ thuộc vào độ biến động giá cả của hàng hoá đó. Các phương pháp thống kê phổ biến nhất bao gồm pp bình quân thu gọn và pp bình quân gia quyền cộng dồn.
Phương pháp hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy trong kinh tế lượng để đưa các số liệu thực tế của các biến số vào đánh giá lạm phát cơ bản.
1.3. Nguyên ngân của lạm phát
1.3.1. Lạm phát do cầu kéo
Nguyên nhân do tổng cầu AD – tổng chi tiêu của xã hội tăng lên – vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Nói cách khác, bất kỳ lí do nào làm cho tổng cầu tăng lên đều dẫn đến lạm phát về ngắn hạn.
Giải thích bằng mô hình
AS
AD1
AD0
O
Tổng cầu phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa và dịch vụ của xã hội. Vậy các lý do làm tổng cầu tăng lên là:
Chi tiêu Chính phủ tăng: Tổng cầu tăng trực tiếp thông qua các khoản đầu tư thuộc lĩnh vực Chính phủ quản lý hoặc có thể gián tiếp thông qua các khoản chi phúc lợi xã hội tăng và kết quả là giá cả hàng hóa tăng lên. Khi nhu cầu Chính phủ tăng lên dẫn đến bội chi thì việc phát hành tiền và đi vay từ các ngân hàng thương mại để bù đắp thiếu hụt rất dễ gây ra lạm phát cao, kéo dài.
Chi tiêu hộ gia đình tăng lên: do mức thu nhập thực tế tăng lên, lãi suất giảm, do điều kiện vay tiêu dùng thuận lợi… thúc đẩy AD dịch phải => tạo áp lực lên lạm phát.
Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên: xuất phát từ việc dự đoán về triển vọng phát triển kinh tế, khả năng mở rộng thị trường, do lãi suất đầu tư giảm, điều kiện vay vốn đầu tư dễ dàng hơn…
Nhu cầu của nước ngoài: Các yếu tố như tỷ giá, giá cả hàng hóa nước ngòa so với trong nước và thu nhập bình quân của thị trường nước ngoài có những ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu hàng hóa nhập khẩu và do đó ảnh hưởng đến tổng cầu cũng như mức giá chung nội địa.
Thuế giảm:dẫn đến thu nhập của dân chúng tăng, kích thích tiêu dùng
Cung tiền tăng: Làm cho lãi suất thực giảm, kích thích đầu tư và xuất khẩu ròng, tăng cầu.
1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Đặc điểm quan trọng của lạm phát chi phí đầy là áp lực tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên cảu chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội. Do một số nguyên nhân sau:
Mức tăng tiền lương tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động (thị trường lao động khan hiếm, yêu cầu tăng lương của công đoàn, lạm phát dự tính tăng).
Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hóa tăng lên.
Do giá cả nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên.
Tăng thuế và các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
II. DIỄN BIẾN LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN NAY
1. Diễn biến lạm phát trong năm 2010
Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75%:Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 của cả nước tăng 1,98%, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả nước 2010 lên 11,75% so với năm 2009. Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%).
Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính mới của Tổng cục thống kê) thì lạm phát năm 2010 tăng 9.19% so với năm 2009.
DIỄN BIẾN TỐC ĐỘ TĂNG CPI 2010
Ta có thể thấy lạm phát tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm, mức tăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%. 3 tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, sau đó lại vượt lên trên 1% vào 4 tháng còn lại của năm. Các tháng từ tháng 9 đến tháng 11, mức tăng đều đạt mức kỉ lục của 15 năm trở lại đây.
Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%. Tiếp đó là hàng ăn (16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Các ngành Giao thông, hàng hóa & dịch vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10%. Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Chỉ số giá vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%.Về CPI của các vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%; cao hơn 1,87% của khu vực thành thị.
2. Diễn biến lạm phát 9 tháng đầu năm 2011
Tính chung từ đầu năm, lạm phát của cả nước đã tăng 15,68% so với thời điểm cuối năm 2010. So với cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng giá hiện tại đã cao hơn 23,02%. Nhìn chung lạm phát nước ta đã có xu hướng tăng đáng kể từ đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh từ tháng 1 với 1,78% so với tháng trước và đỉnh điểm mức 3,32 ở tháng 4. Thời gian tiếp theo chỉ số CPI có xu hướng giảm khi các thời điểm tháng 5, 6, 7 có giá trị lần lượt so với tháng trước là 2,21%, 1,09%, 1,17%. Đặc biệt với 2 tháng 8, 9 con số này đã giảm xuống dưới 1% hạn chế sự tăng trưởng của lạm phát.
Đỉnh cao của lạm phát 9 tháng đầu năm 2011 rơi vào tháng 4 với tỷ lệ 9,64% so với cuối năm 2010, vượt xa ngưỡng 7% mà chính phủ đặt làm mục tiêu cho cả năm vào thời điểm đó. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát đã lên tới 17,51%, cao hơn mức đỉnh lạm phát 16% mà Ngân hàng Phát triển Á châu đưa ra cho Việt Nam.Nhóm hàng và dịch vụ giao thông tăng giá mạnh, tới 6,04%.
Chỉ số giá tiêu dùng cả nước sau tháng 4 đã có xu hướng giảm xuống và tăng 2,21% trong tháng 5. Tuy tốc độ tăng có chậm lại so với tháng 4 nhưng mặt bằng giá hiện tại, so với đầu năm và cùng kỳ 2010, đã cao hơn lần lượt là 12,07% và 19,78%. Đến tháng 6 CPI tăng 1,09 so với tháng 5, nâng tổng mức lạm phát từ đầu năm đến thời điểm đó lên 13,29% và cùng kỳ năm 2010 là 20,82. Sang tháng 7 CPI tăng nhẹ có giá trị 1,17 so với tháng 6. Tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước chỉ tăng 0,93% nhờ sự giảm nhiệt đáng kể của nhóm hàng ăn – dịch vụ ăn uống. Lạm phát tăng thấp nhất kể từ đầu năm là tháng 9 với chỉ số tiêu dùng CPI tăng chỉ là 0,82 so với tháng trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đà tăng giá tại nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp giảm tốc khi chỉ tăng 0,28% trong tháng 9 (con số tương ứng của 2 tháng trước đó là 2,12% và 1,35%). Với quyền số khoảng 40% trong rổ hàng hóa tính CPI, nhóm này đã có tác động lớn đến việc kiềm chế đà tăng của chỉ số giá (tăng tổng cộng 16,63% kể từ đầu năm). Chỉ số giá ở nhóm giáo dục tăng rất mạnh, lên tới 8,62% trong tháng 9. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với mức 12% của cùng kỳ 2010. Bên cạnh bưu chính - viễn thông có xu hướng giảm khá đều trong nhiều tháng qua, giao thông là nhóm hàng thứ 2 giảm giá trong tháng này do tác động của quyết định giảm giá xăng vào cuối tháng 8. Mức giảm tại 2 nhóm này lần lượt là 0,07% và 0,24%.
Ngoài các mặt hàng nói trên, tất cả các nhóm còn lại trong rổ hàng hóa đều có xu hướng tăng nhẹ. Nhóm duy nhất tăng giá trên 1% là hàng hóa - dịch vụ khác (do có sự góp mặt của các mặt hàng trang sức, vốn chịu tác động mạnh của giá vàng).
III. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN NAY
1. Nguyên nhân khách quan
Năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011, lạm phát trong nước vẫn nối đà tăng cao của các năm trước đó. Không thể phủ nhận, lạm phát tăng cao như vậy một phần là do những nguyên nhân khách quan đến từ thị trường thế giới cũng như trong nước:
Giá nhiều loại hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu chủ chốt như xăng dầu, phôi thép, khí dầu mỏ... trên thị trường thế giới tăng cao đã tác động đến giá xăng dầu, thép xây dựng, gas, phân bón... trong nước tăng cao, điều này ảnh hưởng đến cho chi phí sản xuất, hay còn gọi là “chi phí đẩy”.
Giá vàng trên thị trường thế giới tăng đột biến cũng khiến giá vàng trong nước tăng mạnh gây tâm lý tăng giá lan tỏa sang các hàng hóa tiêu dùng khác trên thị trường.
Dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng và kéo dài (có thời kỳ cả nước có 30/63 tỉnh thành có dịch bệnh) làm giảm mạnh nguồn cung thực phẩm và gia tăng chi phí chăn nuôi. Ngoài ra, tình hình thời tiết khắc nghiệt trong một số giai đoạn cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và vì vậy ảnh hưởng đến nguồn cung nông sản thực phẩm tại một số thời điểm gây tăng giá hàng hóa.
Sức hút từ thị trường các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia) do chênh lệch giá một số mặt hàng khi trong nước thực hiện các chính sách bình ổn giá. Thời gian qua, nhiều mặt hàng, nhất là ở các mặt hàng lương thực, xăng dầu, thực phẩm như thịt lợn, thủy sản, đã bị thu gom và xuất khẩu qua biên giới cũng góp phần làm mất cân đối nguồn cung hàng hóa trong nước.
Việc điều chỉnh lương cơ bản làm chi phí sản xuất bị đẩy lên gây ra lạm phát
Tuy nhiên, nếu lập luận cho rằng đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng lạm phát cao thì hoàn toàn sai toàn sai lầm, do:
Thứ nhất, khi so sánh lạm phát của Việt Nam với lạm phát của các nền kinh tế khác, ta có số liệu ở bảng dưới:
Tính đến tháng 9 năm 2011, tốc độ tăng CPI của Việt Nam đã lên đến 16,63%, tiệm cận mục tiêu 18% đặt ra cho cả năm, cũng là cao hơn các nước khác rất nhiều. Các nước trên thế giới đều chịu tác động tiêu cực đến từ các thị trường xăng dầu hay thị trường vàng, vậy tại sao lạm phát của Việt Nam cao hơn một cách đáng xấu hổ như vậy?
Thứ hai, bão lũ, dịch bệnh đúng là có khắc nghiệt hơn trong những năm gần đây. Nhưng đây đã là những yếu tố cố hữu ở Việt Nam, năm nào cũng có, không thế vì lý do này mà lạm phát lại tăng cao đột biến như vậy.
Thứ ba, việc điều chỉnh tăng lương cơ bản cũng không phải là việc mà trong giai đoạn 2010 – 2011 mới thực hiện:
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
CPI
0,8
4,0
3,0
9,5
8,4
6,6
12,6
19,9
6,52
11,75
9,64 (4 tháng)
GDP
6,79
6,89
7,08
7,34
7,79
8,44
8,23
8,46
6,18
6,32
6,78
Lương tối thiểu
210
210
290
290
350
450
450
540
650
730
830
Có thể thấy, lương cơ bản vẫn tăng đều trong các năm từ năm 2002 đến năm 2011, vậy tại sao chỉ trong các năm từ năm 2007 trở lại đây, lạm phát mới cao lên đột biến
Từ những lý do trên, rõ ràng không thể nói những nguyên nhân khách quan là yếu tố chính làm nên tình hình lạm phát căng thẳng như hiện nay, mà nguyên nhân chính phải nằm ở những yếu tố nội tại của nền kinh tế.
2. Nguyên nhân chủ quan
Lạm phát luôn có nguyên nhân từ tiền tệ, ở Việt Nam, không khó để nhận ra chính sách tiền tệ đã có sự nới lỏng quá mức trong các giai đoạn trước đó, và hệ luỵ của nó là tỷ lệ lạm phát cao trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011.
Nhưng rõ ràng NHNN không ngây thơ khi thấy tình hình lạm phát căng thẳng mà vẫn tiếp tục “phải” bơm tiền cho nền kinh tế. Nguồn gốc sâu xa của lạm phát chính là đến từ chính sách tài khoá mở rộng của Chính phủ, mà cụ thể là sự tập trung quá nhiều vốn cho hoạt động chi tiêu công kém hiệu quả, yếu tố này cùng với sự thiếu độc lập của NHNN đã tạo sức đẩy cho mức giả cả chung của nền kinh tế. Cộng thêm nữa, sự thiếu bài bản trong chính sách điều hành nền kinh tế như: tăng giá đồng loạt nhiều hàng hoá quan trọng, phá giá tiền tệ một cách giật cục đã góp phần khuếch đại tình trạng lạm phát của Việt Nam.
2.1. Chi tiêu công và sự độc lập của NHNN
Chi tiêu công mà cụ thể là những khoản chi tiêu và đầu tư kém hiệu quả của Chính phủ thông qua các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chính là nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất: Các DNNN này không chỉ được ưu tiên trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước, mà còn được phép sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước một cách dễ dãi hoặc nhận được rất nhiều ưu tiên, trợ giúp của Nhà nước thông qua các hoạt động tín dụng cả trong và ngoài nước. Những ưu tiên về nguồn vốn và việc trả nợ này đã khiến các DNNN không còn nhạy cảm với lợi nhuận, tiết kiệm, tăng năng suất lao động. Từ đó đã dẫn tới hành vi sản xuất kinh doanh thiếu trách nhiệm, đầu tư một cách tràn lan; tới khi thua lỗ, thậm chí chỉ kêu lỗ là Nhà nước lại “bơm tiền” để giải cứu.
Trong khi những thông tin về tình hình hoạt động của các DNNN, việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước cấp hoặc ưu đãi cho vay còn quá bưng bít, thì chỉ khi các DN này rơi vào tình trạng thua lỗ quá nặng, gẫn như vô phương cứu chữa, thì thông tin mới được truyền ra, trường hợp tiêu biểu nhất có lẽ là của tổng công ty đóng tàu Việt Nam (VINASHIN) vào năm 2010.
Những khoản đầu tư thua lỗ, việc sử dụng đồng tiền một cách lãng phí khu vực kinh tế Nhà nước đã dẫn đến tình trạng mặc dù là khu vực được tập trung nhiều vốn nhất nhưng chỉ đóng góp khoảng 10% vào nguồn thu của Ngân sách Nhà nước mỗi năm, góp một phần không nhỏ cho tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên của Việt Nam:
Ngân sách không dư thừa, nhưng thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2010 để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ lại tiếp tục hùn vốn cho chi tiêu công, cho khu vực hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên nếu các DN này đi vay một cách công bằng trên thị trường tài chính, hiển nhiên theo lý luận kinh tế sẽ làm tăng cầu quỹ cho vay, đẩy lãi suất lên từ đó có ảnh hưởng tích cực đến lạm phát, nhưng ở đây lại nổi lên vấn đề về tính độc lập của NHNN. Chính sách tiền tệ của NHNN đưa ra trong các năm qua luôn gắn kèm hai mục tiêu gần chẳng thế nào thực hiện được cùng lúc: tăng trưởng kinh tế, đi đôi với kiềm chế lạm phát; thế là khi Chính phủ đánh tiếng thiếu vốn để tăng trưởng kinh tế, NHNN lại phải đi mua các trái phiếu đã bán từ hệ thống NHTM, đưa thêm tiền vào hệ thống này, việc liên tục tung tiền ra lưu thông trong khi lạm phát vẫn tăng cao là kịch bản lặp đi lặp lại trong nhiều năm trở lại đây:
Với các ưu đãi của mình, các DN thuộc khu vực kinh tế Nhà nước lại vay được vốn, vòng xoáy thiếu hiệu quả lặp lại, tiền đưa ra nhiều trong khi sản lượng chẳng tăng lên là bao thì một kết quả tất yếu là lạm phát. Như vậy có thể nói, lạm phát tăng cao trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011 là kết quả của chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian trước đó, mà một phần rất lớn lượng tiền đó là để phân bổ cho các hoạt động chi tiêu công.
2.2. Khả năng điều hành nền kinh tế
Chính sách tài khoá mở rộng là nguyên nhân chính làm nảy sinh lạm phát, nhưng để có được mức lạm phát cao như trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011, một phần trách nhiệm thuộc về chính sách điều hành nền kinh tế một cách thiếu bài bản của Chính phủ, cụ thể gồm:
Liên tục phá giá đồng tiền Việt.
Tăng gíá đồng loạt và đột ngột 2 hàng hoá quan trọng là điện và xăng dầu.
+ Phá giá tiền tệ đột ngột
Tính từ thời điểm năm 2010 đến nay, NHNN đã có tổng cộng 3 lần phá giá đồng VND, trong đó lần phá giá vào tháng 2/2011 là có mức điều chỉnh sốc nhất, khi điều chỉnh giảm giá VND tới 9.3%
Thời gian
Tỷ giá USD/VND trước khi phá giá
Tỷ giá USD/VND sau khi phá giá
Biên độ giao dịch
Tỷ lệ % VND bị phá giá
11/2/2010
17.941
18.544
+/-3%
3,36%
18/8/2010
18.544
18.932
+/- 3%
2,09%
11/2/2011
18.932
20.693
+/- 1%
9,3%
Nhìn chung, nguyên nhân của các lần phá giá đều đến từ việc giữ cố định tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong một thời gian dài, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do liên tục lên cao, đến khi chênh lệch giữa 2 thị trường đã lên tới mức cao thì NHNN mới điều chỉnh giảm giá một cách đột ngột. Việc điều chỉnh tỷ giá một cách bất ngờ như trên đã có ảnh hưởng rất tiêu cực đến mức giá cả nền kinh tế, đặc biệt với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, việc giảm giá đồng tiền làm chi phí đầu vào tăng lên đáng kể, kết quả là tình trạng lạm phát leo thang do chi phí đẩy như thời gian vừa qua.
+ Điều chỉnh tăng giá đồng loạt điện và xăng dầu
Điện và xăng dầu là 2 yếu tố đầu vào quan trọng đối với bất kì ngành sản xuất nào, việc điều chỉnh giá 2 mặt hàng này đòi hỏi phải xem xét dẫn thận trọng và có một thời gian tách biệt nhất định để tránh ảnh hưởng đến mức giá cả chung. Trong năm 2010 và 2011, cả 2 mặt hàng này đều được điều chỉnh tăng giá nhiều lần:
Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh, giá điện thì “đến hẹn lại lên”, đặc biệt, trong quý I năm 2011, cả điện và xăng dầu đều tăng giá rất mạnh. Lý do mà EVN hay PVG đưa ra trong mỗi lần tăng giá đều là để bù lỗ cho việc phải bán với giá thấp. Nhưng một điều dễ nhận thấy là trong khi PVG là độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu, thì EVN cũng gần như một mình một sân trên thị trường điện, nếu đã độc quyền như vậy thì làm sao có thể thua lỗ được? Trong khi việc lỗ lãi vẫn còn mập mờ thì hậu quả tăng giá đã thấy rõ , việc tăng giá đồng loạt trong tháng 3 đã dẫn tới hậu quả ngay sau đó là mức lạm phát cao ngất ngưởng trong tháng 4 năm 2011.
IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ ĐƯA RA
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh kiềm chế lạm phát là ưu tiên số 1 hiện nay, ưu tiên nhất quán của Chính phủ, kiềm chế được lạm phát sẽ mang lại hiệu quả cho đời sống, cho tăng trưởng, cho ổn định kinh tế vĩ mô, cho phát triển bền vững…
Đường biểu diễn chỉ số CPI 6 tháng như một trò chơi lao dốc, bò lên chậm chạp ở sườn bên này nhưng lại cắm đầu lao dốc rất nhanh